o cậu có thể trở thành biên kịch. Cậu sẽ viết gì về tình yêu?
– Có gì khó đâu. Chỉ cần viết những thứ trái với thực tế là thành phim rồi. Chẳng phải các cậu xem phim cũng để tận hưởng mấy thứ đó sao.
Linh An giọng điệu chua chát.
– May mà thế giới này còn “mấy người tận hưởng mấy thứ đó” nên cậu mới có thể viết “phim” mà kiếm tiền.
Đan Nguyên quay sang nhìn Diệp Anh, khẽ khàng hỏi.
– Vậy cậu định làm gì với số tiền kiếm được?
– Không biết nữa.
Đan Nguyên nhìn Diệp Anh đầy hi vọng.
– Chúng ta có nên đi du lịch không?
Cả ba yên lặng, nhắm mắt, tưởng tượng mình đang nằm dài trên bờ biển đầy nắng và vùi chân trong cát. Nơi đó, mọi mệt mỏi ưu phiền đều tan biến.
Cả buổi sáng, họ nằm dài, trò chuyện. Những câu chuyện như kéo dài vô tận. Buổi trưa, họ ngủ một giấc tới xẩm tối, rồi kết thúc một ngày bằng một bữa nhậu với gà rán và bia. Khi đã ngấm hơi men, họ trải chiếu nằm dài ngoài ban công thay vì nằm gọn trên giường như những cô gái có nền nếp. Họ ngước nhìn bầu trời nhưng dường như họ chẳng thực sự nhìn vào đâu cả.
Diệp Anh quay sang hỏi Đan Nguyên, giọng điệu ngờ vực.
– Có chắc là khách sạn chứ không phải nhà nghỉ chứ?
– Cậu nghĩ mẹ mình sắp đặt buổi hẹn đó mà chưa biết chắc sao?
Linh An đưa tay giật lấy gối trên đầu Diệp Anh, vẻ mặt bình thản nói:
– Vậy thì kết hôn đi. Bọn mình nhất định làm cho cậu một bữa tiệc từ giã cuộc sống độc thân hoành tráng.
– Mình đã biết anh ta là người thế nào đâu mà kết hôn.
Diệp Anh ngồi dậy, dùng tay kéo tóc Linh An cho tới khi cô tự nâng đầu mình dậy. Cô lấy lại chiếc gối vốn là của mình, lặng lẽ nằm xuống.
– Sao lại không biết. Anh ta giảm béo vì cậu, đấy là tất cả.
Linh An nằm sát vào Đan Nguyên, kéo tay cô rồi gối đầu lên.
– Phải đấy. Lần trước mình phải ăn cà rốt một tháng để giảm một kí, vậy mà đã cảm thấy như sắp mất mạng đến nơi. Đằng này anh ta giảm những 20 kí. Vậy là có thể chết đến mấy lần vì cậu rồi còn gì. Người đàn ông như thế không đáng kết hôn sao?
– Các cậu muốn bán mình chỉ vì cái khách sạn đó sao?
Diệp Anh nhắm mắt, nhếch mép cười khểnh.
– Cậu định giá mình hơi cao rồi. Hôm trước mình có nhìn thấy khách sạn đó. Chẳng phải ở cạnh quán cà phê chúng ta hay tới sao? Có bán một xe tải chở đầy cậu cũng không mua được khách sạn đó đâu.
Linh An xoay người qua bên, thở dài. Cô cảm thấy mí mắt đang trĩu xuống.
– Thôi đừng nói nữa. Mình buồn ngủ rồi.
– Đúng. Đừng nói nữa. Ngủ đi. Mình phải mơ một giấc mơ đẹp. Mơ một đám cưới hoành tráng trên tầng thượng của khách sạn. Còn cậu, cũng mơ tới một buổi độc tấu piano ở đó đi. Ước mơ chẳng mấy chốc mà thành thật.
Đan Nguyên cố đẩy đầu Linh An ra khói cánh tay mình nhưng xem ra cô đã lập tức chìm vào giấc ngủ.
– Sao cậu nói cậu không muốn kết hôn. Đã vậy còn mơ tới đám cưới hoành tráng làm gì?, Đan Nguyên tò mò hỏi Diệp Anh.
– Có một bộ phim mình từng xem trước đây. Nhân vật nữ được tổ chức đám cưới trên tầng thượng của một tòa nhà trải đầy hoa hồng. Số hoa hồng đó chắc đáng giá một tòa nhà. Có được đám cưới hoành tráng như vậy, sao không cưới chứ?
– Ai cũng được sao?
– Tất nhiên, ai cũng được.
Diệp Anh xoay người qua bên, nhớ về đám cưới của An Nhiên. Đám cưới được tổ chức trong sân vườn nhà chú rể. Quả thật đep và thanh nhã. Cô dâu bước tới, mọi người đều nâng li chúc mừng. Đám cưới là dịp để người ta nói lời chúc phúc nhưng cô nửa lời cũng không thể thốt ra. Chỉ biết nghĩ trong đầu lời chúc chính bản thân mình có được một đám cưới hoành tráng hơn cô ta.
Lòng tự trọng của cô xem ra đã bị tổn thương không ít.
Chương 9: hạnh phúc
Thứ 2 – Tháng 11: Cả thành phố trở thành ốc đảo chỉ sau một đêm. Ngập trong nước, người ta bỗng chốc thấy cuộc sống bon chen thường nhật trở nên thú vị. Những thứ như thau, chậu, hộp xốp trở thành phương tiện di chuyển hữu hiệu. Trong khi xe máy thay vì chở người lại được người người nối nhau, lặng lẽ dắt về nhà.
Diệp Anh khoác lên mình chiếc chăn mỏng, tận hưởng tách cà phê mới pha. Nhìn xuống đường, cô thích thú tìm kiếm dấu hiệu của vỉa hè. Cô đã không thể chứng kiến cảnh tượng có một không hai này nếu mới sớm không bị Linh An đánh thức bằng một tiếng hét thất thanh.
– Dậy đi! Dậy mà xem! Cả thành phố đang chìm trong nước.
Diệp Anh mắt nhắm mắt mở tới bên cửa sổ, sững sờ trước những gì thiên nhiên tạo ra chỉ sau một đêm.
Khi cô đang tưởng tượng mung lung thì có tiếng ai đó gọi cửa. Vừa đẩy cửa bước ra, bà tổ trường đã kéo cô, dáng vẻ rất gấp gáp. Cô thảng thốt:
– Bà. Bà định đi đâu ạ?
– Ô hay con bé này! Đi siêu thị chứ còn đi đâu.
Rồi bà gọi vọng lên tầng trên.
– Ông kia! Tôi bảo ông nhanh lên cơ mà! Làm gì mà lề mề như con rùa thế.
Tức thì ông tổ trường người vẫn còn mặc nguyên áo may ô, quần đùi lập cập chạy xuống.
– Bà từ từ xem nào! Siêu thị chứ có phải chợ cóc đâu mà làm sao đôi ba phút đã hết hàng được.
Diệp Anh không thể ngắt lời bà tổ trường, chỉ biết đứng yên nghe ngóng để đoán biết lí do tại sao cô và hai ông bà lại phải đi siêu thị từ lúc sáng sớm, trong khi trời vẫn đang mưa lớn. Bà tổ trường, một tay rút chìa khóa khóa cửa nhà Diệp Anh lại, một tay đánh mạnh vào vai ông tổ trường.
– Ông không biết gì thì đừng có nói. Ngập thế này chợ có họp đâu mà mua được thức ăn. Ông có biết quanh đây có mấy chục cái khu tập thể không? Họ chả tới siêu thị thì đi đâu mua đồ. Ai cũng như ông thì đến cọng rau cũng chẳng có mà ăn.
– Hôm nay mưa không họp thì mai tạnh lại họp chứ có gì. Nhà mình vẫn còn thức ăn đấy thôi.
– Ông là ông trời à mà biết mai mưa hay tạnh? Kể cả mai có tạnh thì đống nước đấy đến bao giờ thoát hết.
– Bà nói cũng phải.
– Phải trái gì. Ông đi mau lên đi.
Vừa nói, bà vừa kéo hai người một già một trẻ bước vội qua các bậc thang. Xuống tới gầm cầu thang, bà phát cho mỗi người một cái áo mưa và một tờ giấy ghi rõ những thứ cần mua.
Siêu thị nhỏ đầu phố đông người tới. Họ gấp gáp, lặng lẽ, chú tâm chọn mua những đồ thiết yếu như thịt và rau. Diệp Anh cẩn trọng lựa đủ đồ theo danh sách bà tổ trưởng đưa rồi nhanh nhẹn bước đến quầy tính tiền. Bà và ông tổ trưởng đã ở đó từ lúc nào. Bà tổ trưởng mau mồm mau miệng kéo tay cô qua trước hai người phụ nữ khác.
– Cho cháu nó qua! Nó đi cùng với tôi!
Bà xếp đồ vào 3 túi khác nhau rồi chia ra để 3 người xách, nhanh nhẹn và chuyên nghiệp chẳng khác gì nhân viên siêu thị. Trên đường về, bà rảo chân bước trước, không thôi hối thúc hai người ở phía sau.
– Hai ông cháu mau cái chân lên! Đàn ông với thanh niên gì mà thua một bà già.
Ông hụt hơi gọi với theo:
– Bà nhìn đường vào mà đi, cẩn thận ngã xuống cống đấy.
Bà quay lại quát khiến Diệp Anh cũng phải giật mình.
– Ông sống ở đây đến bạc cả đầu mà không biết chỗ nào có cống, chỗ nào không à?
Ông cười trừ, từ tốn đáp lại.
– Bà nói cũng phải.
– Ph
– Có gì khó đâu. Chỉ cần viết những thứ trái với thực tế là thành phim rồi. Chẳng phải các cậu xem phim cũng để tận hưởng mấy thứ đó sao.
Linh An giọng điệu chua chát.
– May mà thế giới này còn “mấy người tận hưởng mấy thứ đó” nên cậu mới có thể viết “phim” mà kiếm tiền.
Đan Nguyên quay sang nhìn Diệp Anh, khẽ khàng hỏi.
– Vậy cậu định làm gì với số tiền kiếm được?
– Không biết nữa.
Đan Nguyên nhìn Diệp Anh đầy hi vọng.
– Chúng ta có nên đi du lịch không?
Cả ba yên lặng, nhắm mắt, tưởng tượng mình đang nằm dài trên bờ biển đầy nắng và vùi chân trong cát. Nơi đó, mọi mệt mỏi ưu phiền đều tan biến.
Cả buổi sáng, họ nằm dài, trò chuyện. Những câu chuyện như kéo dài vô tận. Buổi trưa, họ ngủ một giấc tới xẩm tối, rồi kết thúc một ngày bằng một bữa nhậu với gà rán và bia. Khi đã ngấm hơi men, họ trải chiếu nằm dài ngoài ban công thay vì nằm gọn trên giường như những cô gái có nền nếp. Họ ngước nhìn bầu trời nhưng dường như họ chẳng thực sự nhìn vào đâu cả.
Diệp Anh quay sang hỏi Đan Nguyên, giọng điệu ngờ vực.
– Có chắc là khách sạn chứ không phải nhà nghỉ chứ?
– Cậu nghĩ mẹ mình sắp đặt buổi hẹn đó mà chưa biết chắc sao?
Linh An đưa tay giật lấy gối trên đầu Diệp Anh, vẻ mặt bình thản nói:
– Vậy thì kết hôn đi. Bọn mình nhất định làm cho cậu một bữa tiệc từ giã cuộc sống độc thân hoành tráng.
– Mình đã biết anh ta là người thế nào đâu mà kết hôn.
Diệp Anh ngồi dậy, dùng tay kéo tóc Linh An cho tới khi cô tự nâng đầu mình dậy. Cô lấy lại chiếc gối vốn là của mình, lặng lẽ nằm xuống.
– Sao lại không biết. Anh ta giảm béo vì cậu, đấy là tất cả.
Linh An nằm sát vào Đan Nguyên, kéo tay cô rồi gối đầu lên.
– Phải đấy. Lần trước mình phải ăn cà rốt một tháng để giảm một kí, vậy mà đã cảm thấy như sắp mất mạng đến nơi. Đằng này anh ta giảm những 20 kí. Vậy là có thể chết đến mấy lần vì cậu rồi còn gì. Người đàn ông như thế không đáng kết hôn sao?
– Các cậu muốn bán mình chỉ vì cái khách sạn đó sao?
Diệp Anh nhắm mắt, nhếch mép cười khểnh.
– Cậu định giá mình hơi cao rồi. Hôm trước mình có nhìn thấy khách sạn đó. Chẳng phải ở cạnh quán cà phê chúng ta hay tới sao? Có bán một xe tải chở đầy cậu cũng không mua được khách sạn đó đâu.
Linh An xoay người qua bên, thở dài. Cô cảm thấy mí mắt đang trĩu xuống.
– Thôi đừng nói nữa. Mình buồn ngủ rồi.
– Đúng. Đừng nói nữa. Ngủ đi. Mình phải mơ một giấc mơ đẹp. Mơ một đám cưới hoành tráng trên tầng thượng của khách sạn. Còn cậu, cũng mơ tới một buổi độc tấu piano ở đó đi. Ước mơ chẳng mấy chốc mà thành thật.
Đan Nguyên cố đẩy đầu Linh An ra khói cánh tay mình nhưng xem ra cô đã lập tức chìm vào giấc ngủ.
– Sao cậu nói cậu không muốn kết hôn. Đã vậy còn mơ tới đám cưới hoành tráng làm gì?, Đan Nguyên tò mò hỏi Diệp Anh.
– Có một bộ phim mình từng xem trước đây. Nhân vật nữ được tổ chức đám cưới trên tầng thượng của một tòa nhà trải đầy hoa hồng. Số hoa hồng đó chắc đáng giá một tòa nhà. Có được đám cưới hoành tráng như vậy, sao không cưới chứ?
– Ai cũng được sao?
– Tất nhiên, ai cũng được.
Diệp Anh xoay người qua bên, nhớ về đám cưới của An Nhiên. Đám cưới được tổ chức trong sân vườn nhà chú rể. Quả thật đep và thanh nhã. Cô dâu bước tới, mọi người đều nâng li chúc mừng. Đám cưới là dịp để người ta nói lời chúc phúc nhưng cô nửa lời cũng không thể thốt ra. Chỉ biết nghĩ trong đầu lời chúc chính bản thân mình có được một đám cưới hoành tráng hơn cô ta.
Lòng tự trọng của cô xem ra đã bị tổn thương không ít.
Chương 9: hạnh phúc
Thứ 2 – Tháng 11: Cả thành phố trở thành ốc đảo chỉ sau một đêm. Ngập trong nước, người ta bỗng chốc thấy cuộc sống bon chen thường nhật trở nên thú vị. Những thứ như thau, chậu, hộp xốp trở thành phương tiện di chuyển hữu hiệu. Trong khi xe máy thay vì chở người lại được người người nối nhau, lặng lẽ dắt về nhà.
Diệp Anh khoác lên mình chiếc chăn mỏng, tận hưởng tách cà phê mới pha. Nhìn xuống đường, cô thích thú tìm kiếm dấu hiệu của vỉa hè. Cô đã không thể chứng kiến cảnh tượng có một không hai này nếu mới sớm không bị Linh An đánh thức bằng một tiếng hét thất thanh.
– Dậy đi! Dậy mà xem! Cả thành phố đang chìm trong nước.
Diệp Anh mắt nhắm mắt mở tới bên cửa sổ, sững sờ trước những gì thiên nhiên tạo ra chỉ sau một đêm.
Khi cô đang tưởng tượng mung lung thì có tiếng ai đó gọi cửa. Vừa đẩy cửa bước ra, bà tổ trường đã kéo cô, dáng vẻ rất gấp gáp. Cô thảng thốt:
– Bà. Bà định đi đâu ạ?
– Ô hay con bé này! Đi siêu thị chứ còn đi đâu.
Rồi bà gọi vọng lên tầng trên.
– Ông kia! Tôi bảo ông nhanh lên cơ mà! Làm gì mà lề mề như con rùa thế.
Tức thì ông tổ trường người vẫn còn mặc nguyên áo may ô, quần đùi lập cập chạy xuống.
– Bà từ từ xem nào! Siêu thị chứ có phải chợ cóc đâu mà làm sao đôi ba phút đã hết hàng được.
Diệp Anh không thể ngắt lời bà tổ trường, chỉ biết đứng yên nghe ngóng để đoán biết lí do tại sao cô và hai ông bà lại phải đi siêu thị từ lúc sáng sớm, trong khi trời vẫn đang mưa lớn. Bà tổ trường, một tay rút chìa khóa khóa cửa nhà Diệp Anh lại, một tay đánh mạnh vào vai ông tổ trường.
– Ông không biết gì thì đừng có nói. Ngập thế này chợ có họp đâu mà mua được thức ăn. Ông có biết quanh đây có mấy chục cái khu tập thể không? Họ chả tới siêu thị thì đi đâu mua đồ. Ai cũng như ông thì đến cọng rau cũng chẳng có mà ăn.
– Hôm nay mưa không họp thì mai tạnh lại họp chứ có gì. Nhà mình vẫn còn thức ăn đấy thôi.
– Ông là ông trời à mà biết mai mưa hay tạnh? Kể cả mai có tạnh thì đống nước đấy đến bao giờ thoát hết.
– Bà nói cũng phải.
– Phải trái gì. Ông đi mau lên đi.
Vừa nói, bà vừa kéo hai người một già một trẻ bước vội qua các bậc thang. Xuống tới gầm cầu thang, bà phát cho mỗi người một cái áo mưa và một tờ giấy ghi rõ những thứ cần mua.
Siêu thị nhỏ đầu phố đông người tới. Họ gấp gáp, lặng lẽ, chú tâm chọn mua những đồ thiết yếu như thịt và rau. Diệp Anh cẩn trọng lựa đủ đồ theo danh sách bà tổ trưởng đưa rồi nhanh nhẹn bước đến quầy tính tiền. Bà và ông tổ trưởng đã ở đó từ lúc nào. Bà tổ trưởng mau mồm mau miệng kéo tay cô qua trước hai người phụ nữ khác.
– Cho cháu nó qua! Nó đi cùng với tôi!
Bà xếp đồ vào 3 túi khác nhau rồi chia ra để 3 người xách, nhanh nhẹn và chuyên nghiệp chẳng khác gì nhân viên siêu thị. Trên đường về, bà rảo chân bước trước, không thôi hối thúc hai người ở phía sau.
– Hai ông cháu mau cái chân lên! Đàn ông với thanh niên gì mà thua một bà già.
Ông hụt hơi gọi với theo:
– Bà nhìn đường vào mà đi, cẩn thận ngã xuống cống đấy.
Bà quay lại quát khiến Diệp Anh cũng phải giật mình.
– Ông sống ở đây đến bạc cả đầu mà không biết chỗ nào có cống, chỗ nào không à?
Ông cười trừ, từ tốn đáp lại.
– Bà nói cũng phải.
– Ph