rời cho, không ai quyết được. Bác gái sau khi sinh Lam thì không thể sinh nở được nữa, mọi hy vọng có con trai của bác tan thành mây khói mà để lấy một người khác thì bác không thể, không thể làm trái đạo đức vì bác thương bác gái nhiều lắm. Sau này nhìn Lam bụ bẫm và ngoan ngoãn, bác thấy mình được an ủi nhiều và lúc này bác cũng chẳng phân biệt trai gái gì nữa, con nào cũng được, miễn là nó ngoan. Cuộc sống cứ thế trôi đi, khi Lam lớn hai bác cứ hy vọng nó sẽ thành gia thất với một đứa con trai nào đó…chẳng ai ngờ niềm hy vọng cuối cùng của bác lại tan nốt. Thế đấy, có lẽ là số phận phải không, chỉ có số phận mới khéo léo sắp đặt mọi chuyện, thế nên bác cứ tự hỏi con người ta có nên sống mà dằn vặt lẫn nhau không hay nên chăng là quên đi và chấp nhận? Cũng không dễ dàng gì nhưng bác chỉ có mình Lam, mất nó là bác sẽ mất tất cả, cha mẹ sinh con, Trời sinh tính, lớp trẻ có suy nghĩ riêng, Lam nó kiên quyết chọn, bác phải chịu, không đánh đập hay nhục mạ được, lúc trước các cụ làm thế con cái sợ, giờ bác tỏ thái độ là nó đã ra khỏi nhà trước khi bác đuổi rồi. Đây có lẽ là kết quả vô cùng đau khổ cho tất cả chúng ta, những người yêu thương Lam, mọi việc hay dở bây giờ là ở các con, con hãy giữ tâm lý ổn định để ngày mai vượt qua thử thách, dù thế nào chúng ta vẫn luôn bên con.
Nói xong ông từ từ đứng dậy, vỗ nhẹ lên vai Thuỳ như động viên cô, Thuỳ cứ ngồi yên lặng nghe ba Lam nói, cô cảm phục một người đàn ông giàu lòng vị tha và trắc ẩn hơn cô tưởng rất nhiều. Những gì cô vừa nghe từ ba Lam càng làm cô thêm nghị lực và quyết tâm cho ca phẫu thuật chiều mai, Lam không phải của riêng cô mà là của tất cả những người tốt bên cô.
Quả thực, không thể lý giải nổi vì sao cô yêu Lam, cô không mong đợi, không hy vọng mà mọi thứ diễn ra như đã có sự sắp đặt sẵn, cho đến bây giờ nếu ba cô hỏi cô cô sẽ sẵn sàng nói với ông rằng cô không hề hối hận và rằng cô hạnh phúc khi có Lam. Cuộc đời còn dài lắm, dài đủ để thử thách sức chịu đựng của mỗi con người nhưng Lam đã cho cô niềm tin về một tương lai, một câu chuyện hoàn toàn nghiêm túc và lâu dài. Lam đã làm rất nhiều vì tình yêu của hai đứa và vì riêng Thùy, đây là lúc để Thùy đáp trả tình yêu của Lam. Thùy đứng dậy, bước về phòng mình, tự tin cho ca mổ ngày mai.
*
* *
Mồ hôi chảy thành dòng trên khuôn mặt Thùy, chân Thùy đã run lên, mấy giờ đồng hồ căng thẳng, cẳng chân Lam nát bấy, vừa ghép xương Thùy vừa phải khéo léo không để những mảng da thịt thêm rách nát, từng thao tác không những đòi hỏi phải chính xác mà còn sao cho thật nhẹ nhàng, chỉ còn một chút nữa thôi là xong. Phong đứng cạnh không dời mắt khỏi Thùy, anh khâm phục ý chí và nghị lực của đồng nghiệp. Ngoài tinh thần trách nhiệm và ý thức lương y như từ mẫu ra anh cảm nhận rõ ràng tình thương yêu mà Thùy dành cho người bệnh đang nằm kia, đôi mắt Thùy âu yếm khi nhìn cô ấy, cử chỉ dịu dàng khi vuốt mái tóc cô ấy dường như đã cho Phong hiểu điều gì đó, nó giống như cái nhìn của vợ anh dành cho anh mỗi khi anh mệt mỏi. Anh thấy cảm động và có lẽ đứng trước cái ranh giới của sự khỏe mạnh và tật nguyền mong manh như thế này làm cho con người ta cảm thông và dễ tha thứ hơn cả. Thái độ của Thùy khiến anh không thể không mủi lòng, anh đã thực hiện rất nhiều ca phức tạp, đau đớn nhưng éo le như thế này thì anh chưa gặp bao giờ. Anh cũng xăng xái và nhiệt tình chẳng kém Thùy, anh muốn giúp Thùy, muốn giúp cả người bệnh nhân kia, có lẽ anh sẽ nhận được câu trả lời rõ ràng và cụ thể hơn từ phía Thùy sau này cũng nên. Mà cũng chẳng sao, Thùy có cuộc sống của một người trưởng thành, mọi thứ thuộc về Thùy, do Thùy quyết định, miễn sao Thùy vẫn sống tốt và hoàn thành tốt công việc, thế là ổn, anh hay ai đi chăng nữa cũng không có quyền can thiệp vào cuộc sống của Thùy. Nghĩ vậy anh nhìn Thùy như động viên nữ bác sỹ trẻ tài năng.
Khi Thùy kết thúc ca mổ, trời đã nhá nhem tối, bóng tối như đang bao phủ lấy Thùy, mắt cô mờ đi, cô nhìn Lam rồi cứ thế cô lả dần đi vì kiệt sức, Phong phải dìu vội cô ra phòng riêng nằm nghỉ.
Thùy chỉ thức giấc khi có ai đó đang nhỏ vài giọt nước cam lên môi cô, cô khẽ nhấp những giọt nước mát ngọt ấy, mắt cô hé mở, mọi thứ như đang hoa lên, cô lim dim mắt, mẹ Lam vội vàng lấy tay che bớt ánh đèn trong phòng cho Thùy đỡ chói mắt, bà nhẹ nhàng nâng Thùy ngồi dậy :
– Con ăn một chút nhé, nhịn từ trưa rồi còn gì!
Thùy khẽ lắc đầu, gân cốt cô đang rã rời, cô ngồi tựa lưng vào tường nhìn mẹ Lam đi về phía cuối phòng, ba lui cui đổ thứ gì đó màu đùng đục vào chiếc bát sứ rồi bà cẩn thận mang lại cho Thùy :
– Ăn một chút canh sâm bác ninh đi con, ăn đi mà lấy sức, trông con xanh xao quá!
Thùy đỡ lấy bát canh từ tay bà nhưng còn chưa ăn, cô hỏi :
– Lam tỉnh chưa bác?
– Chưa con ạ!
Thùy đưa mắt nhìn đồng hồ, mới có hơn một tiếng đồng hồ, cũng còn phải gần tiếng nữa thuốc tan may ra Lam mới tỉnh, cô định đứng dậy sang xem Lam thế nào nhưng mẹ Lam không cho :
– Con ăn một chút rồi nghỉ đi đã, lát sang thăm Lam cũng được.
– Con sốt ruột lắm!
– Có sao đâu, mọi người đưa Lam ra nằm ở phòng hậu phẫu rồi, cậu Phong bảo con tài lắm, ca mổ rất thành công, phần còn lại là của Lam nữa thôi, nó phải tự rèn luyện để mau đi lại được.
Thùy khẽ gật đầu, trông bộ dạng Thùy mẹ Lam thương Thùy quá, bà bước lại gần rồi ngồi kế bên cô, bà đưa những ngón tay dịu dàng vuốt mái tóc cô như người mẹ hiền hậu rồi bà ôm cô vào lòng, bà hôn lêm mái tóc mượt mà của cô, bà dỗ dành :
– Đừng buồn nữa con, mọi chuyện đã qua rồi!
Thùy ôm chầm lấy bà và cô khóc, sự dịu dàng của bà làm Thùy nhớ đến mẹ mình, đã lâu rồi cô không còn được mẹ ôm giờ đây cô sung sướng khi dường như cô đã tìm lại được người mẹ của mình. Thùy thổn thức :
– Mẹ đừng giận chúng con nhé!
Mẹ Lam cũng đã nước mắt lưng tròng, bà nghẹn ngào :
– Không, mẹ không giận gì các con cả, mẹ thương các con nhiều lắm!
Hai người phụ nữ, hai thế hệ, hai quan điểm, nhưng chung một tình yêu thương đối với Lam, cả hai đều rất rộng lượng, không ích kỷ, không ghen ghét và lầm lẫn tình yêu của Lam dành cho mỗi người.
Ba Lam đứng ngoài cửa, ông đã trông thấy tất cả, ông tựa người vào tường và thở dài chẳng ai chống lại được định mệnh, định mệnh cho ông đứa con và gắn cho nó một cuộc sống, nó lớn lên và đi đúng con đường đó cho dù ông đã hướng nó để nó rẽ phải như tất cả những người khác nhưng nó không chọn và với con đường mới nó vẫn vững vàng, như vậy là nó đúng và ông chẳng còn cớ gì để trách cứ nó cả. Ông hắng giọng rồi bước vào phòng, lấy giọng thật tự nhiên ông nói :
– Cả nhà vào thăm Lam thôi, con nó tỉnh rồi.
Thùy và mẹ Lam cuống cuồng bước xuống giường, ba chân bốn cẳng chạy thẳng sang phòng Lam.
*
* *
Tôi lờ đờ mở mắt, cái nhìn mệt mỏi, mắt tôi như vẫn còn có lớp sương mù phủ đầy, đã hai ngày nay tôi mê man, không tỉnh. Tôi nhìn quanh nhà, thẫn thờ, lơ mơ, dấu hiệu thuốc mê vẫn chưa tan, đôi môi tôi khô ráp, tôi nhìn khắp lượt, bóng những người thân vẫn còn nhòe nhoẹt, rồi tôi thấy Thùy, đôi mắt
Nói xong ông từ từ đứng dậy, vỗ nhẹ lên vai Thuỳ như động viên cô, Thuỳ cứ ngồi yên lặng nghe ba Lam nói, cô cảm phục một người đàn ông giàu lòng vị tha và trắc ẩn hơn cô tưởng rất nhiều. Những gì cô vừa nghe từ ba Lam càng làm cô thêm nghị lực và quyết tâm cho ca phẫu thuật chiều mai, Lam không phải của riêng cô mà là của tất cả những người tốt bên cô.
Quả thực, không thể lý giải nổi vì sao cô yêu Lam, cô không mong đợi, không hy vọng mà mọi thứ diễn ra như đã có sự sắp đặt sẵn, cho đến bây giờ nếu ba cô hỏi cô cô sẽ sẵn sàng nói với ông rằng cô không hề hối hận và rằng cô hạnh phúc khi có Lam. Cuộc đời còn dài lắm, dài đủ để thử thách sức chịu đựng của mỗi con người nhưng Lam đã cho cô niềm tin về một tương lai, một câu chuyện hoàn toàn nghiêm túc và lâu dài. Lam đã làm rất nhiều vì tình yêu của hai đứa và vì riêng Thùy, đây là lúc để Thùy đáp trả tình yêu của Lam. Thùy đứng dậy, bước về phòng mình, tự tin cho ca mổ ngày mai.
*
* *
Mồ hôi chảy thành dòng trên khuôn mặt Thùy, chân Thùy đã run lên, mấy giờ đồng hồ căng thẳng, cẳng chân Lam nát bấy, vừa ghép xương Thùy vừa phải khéo léo không để những mảng da thịt thêm rách nát, từng thao tác không những đòi hỏi phải chính xác mà còn sao cho thật nhẹ nhàng, chỉ còn một chút nữa thôi là xong. Phong đứng cạnh không dời mắt khỏi Thùy, anh khâm phục ý chí và nghị lực của đồng nghiệp. Ngoài tinh thần trách nhiệm và ý thức lương y như từ mẫu ra anh cảm nhận rõ ràng tình thương yêu mà Thùy dành cho người bệnh đang nằm kia, đôi mắt Thùy âu yếm khi nhìn cô ấy, cử chỉ dịu dàng khi vuốt mái tóc cô ấy dường như đã cho Phong hiểu điều gì đó, nó giống như cái nhìn của vợ anh dành cho anh mỗi khi anh mệt mỏi. Anh thấy cảm động và có lẽ đứng trước cái ranh giới của sự khỏe mạnh và tật nguyền mong manh như thế này làm cho con người ta cảm thông và dễ tha thứ hơn cả. Thái độ của Thùy khiến anh không thể không mủi lòng, anh đã thực hiện rất nhiều ca phức tạp, đau đớn nhưng éo le như thế này thì anh chưa gặp bao giờ. Anh cũng xăng xái và nhiệt tình chẳng kém Thùy, anh muốn giúp Thùy, muốn giúp cả người bệnh nhân kia, có lẽ anh sẽ nhận được câu trả lời rõ ràng và cụ thể hơn từ phía Thùy sau này cũng nên. Mà cũng chẳng sao, Thùy có cuộc sống của một người trưởng thành, mọi thứ thuộc về Thùy, do Thùy quyết định, miễn sao Thùy vẫn sống tốt và hoàn thành tốt công việc, thế là ổn, anh hay ai đi chăng nữa cũng không có quyền can thiệp vào cuộc sống của Thùy. Nghĩ vậy anh nhìn Thùy như động viên nữ bác sỹ trẻ tài năng.
Khi Thùy kết thúc ca mổ, trời đã nhá nhem tối, bóng tối như đang bao phủ lấy Thùy, mắt cô mờ đi, cô nhìn Lam rồi cứ thế cô lả dần đi vì kiệt sức, Phong phải dìu vội cô ra phòng riêng nằm nghỉ.
Thùy chỉ thức giấc khi có ai đó đang nhỏ vài giọt nước cam lên môi cô, cô khẽ nhấp những giọt nước mát ngọt ấy, mắt cô hé mở, mọi thứ như đang hoa lên, cô lim dim mắt, mẹ Lam vội vàng lấy tay che bớt ánh đèn trong phòng cho Thùy đỡ chói mắt, bà nhẹ nhàng nâng Thùy ngồi dậy :
– Con ăn một chút nhé, nhịn từ trưa rồi còn gì!
Thùy khẽ lắc đầu, gân cốt cô đang rã rời, cô ngồi tựa lưng vào tường nhìn mẹ Lam đi về phía cuối phòng, ba lui cui đổ thứ gì đó màu đùng đục vào chiếc bát sứ rồi bà cẩn thận mang lại cho Thùy :
– Ăn một chút canh sâm bác ninh đi con, ăn đi mà lấy sức, trông con xanh xao quá!
Thùy đỡ lấy bát canh từ tay bà nhưng còn chưa ăn, cô hỏi :
– Lam tỉnh chưa bác?
– Chưa con ạ!
Thùy đưa mắt nhìn đồng hồ, mới có hơn một tiếng đồng hồ, cũng còn phải gần tiếng nữa thuốc tan may ra Lam mới tỉnh, cô định đứng dậy sang xem Lam thế nào nhưng mẹ Lam không cho :
– Con ăn một chút rồi nghỉ đi đã, lát sang thăm Lam cũng được.
– Con sốt ruột lắm!
– Có sao đâu, mọi người đưa Lam ra nằm ở phòng hậu phẫu rồi, cậu Phong bảo con tài lắm, ca mổ rất thành công, phần còn lại là của Lam nữa thôi, nó phải tự rèn luyện để mau đi lại được.
Thùy khẽ gật đầu, trông bộ dạng Thùy mẹ Lam thương Thùy quá, bà bước lại gần rồi ngồi kế bên cô, bà đưa những ngón tay dịu dàng vuốt mái tóc cô như người mẹ hiền hậu rồi bà ôm cô vào lòng, bà hôn lêm mái tóc mượt mà của cô, bà dỗ dành :
– Đừng buồn nữa con, mọi chuyện đã qua rồi!
Thùy ôm chầm lấy bà và cô khóc, sự dịu dàng của bà làm Thùy nhớ đến mẹ mình, đã lâu rồi cô không còn được mẹ ôm giờ đây cô sung sướng khi dường như cô đã tìm lại được người mẹ của mình. Thùy thổn thức :
– Mẹ đừng giận chúng con nhé!
Mẹ Lam cũng đã nước mắt lưng tròng, bà nghẹn ngào :
– Không, mẹ không giận gì các con cả, mẹ thương các con nhiều lắm!
Hai người phụ nữ, hai thế hệ, hai quan điểm, nhưng chung một tình yêu thương đối với Lam, cả hai đều rất rộng lượng, không ích kỷ, không ghen ghét và lầm lẫn tình yêu của Lam dành cho mỗi người.
Ba Lam đứng ngoài cửa, ông đã trông thấy tất cả, ông tựa người vào tường và thở dài chẳng ai chống lại được định mệnh, định mệnh cho ông đứa con và gắn cho nó một cuộc sống, nó lớn lên và đi đúng con đường đó cho dù ông đã hướng nó để nó rẽ phải như tất cả những người khác nhưng nó không chọn và với con đường mới nó vẫn vững vàng, như vậy là nó đúng và ông chẳng còn cớ gì để trách cứ nó cả. Ông hắng giọng rồi bước vào phòng, lấy giọng thật tự nhiên ông nói :
– Cả nhà vào thăm Lam thôi, con nó tỉnh rồi.
Thùy và mẹ Lam cuống cuồng bước xuống giường, ba chân bốn cẳng chạy thẳng sang phòng Lam.
*
* *
Tôi lờ đờ mở mắt, cái nhìn mệt mỏi, mắt tôi như vẫn còn có lớp sương mù phủ đầy, đã hai ngày nay tôi mê man, không tỉnh. Tôi nhìn quanh nhà, thẫn thờ, lơ mơ, dấu hiệu thuốc mê vẫn chưa tan, đôi môi tôi khô ráp, tôi nhìn khắp lượt, bóng những người thân vẫn còn nhòe nhoẹt, rồi tôi thấy Thùy, đôi mắt