ọi Thuỳ là một đứa con bất hiếu, làm ông xấu mặt với Bảo, xấu mặt với thông gia. Ông già cay nghiệt ấy chẳng thể biết được chàng rể tài hoa đã thượng cẳng chân, hạ cẳng tay với đứa con gái ngọc ngà của mình. Ông gọi điện cho Thuỳ và sỉ vả Thuỳ một trận, ông để ngoài tai và không đếm xỉa đến những lời giải thích từ Thùy ông nói nếu Thùy không quay về với Bảo, ông sẽ cắt đứt mọi trợ giúp tài chính cho Thuỳ, ông sẽ từ cô. Chưa hả dạ, ông cấm cửa Thuỳ về nhà, phòng mạch của ông, ông cũng sang tên cho người khác, nhất quyết ông sẽ không cho Thùy một đồng cắc nào, ông và Bảo càng như thế càng làm Thuỳ thêm chán chồng.
Tôi đang sống trong những ngày tràn ngập hạnh phúc, một thứ hạnh phúc như trong mơ. Chúng tôi sống với nhau như một đôi vợ chồng trẻ, những khó khăn không làm chúng tôi chùn bước, tôi đã tìm được con đường riêng để thực hiện những ước vọng của bản thân. Tôi lăn lóc và tìm được một mối giao báo khá ngon ăn, mối hàng này là của Uy nhưng hắn ta xấu chơi nên khách hàng huỷ hợp đồng, tôi mừng lắm nhưng có một điều là Toà báo yêu cầu tôi phải có vốn thế chấp để lấy báo ra, số tiền gấp cả 20 lần tháng lương của tôi, biết đào đâu ra bây giờ khi mà tiền chi tiêu của chúng tôi cũng còn phải dè xẻn lắm. Đấy là họ nói vì ưu đãi tôi là đồng nghiệp nên để giá thấp nhất rồi đấy. Hỏi vay Nhi thì tôi không muốn, nó sắp sinh con, không thể vay được mà vay người thân của tôi thì không bao giờ, tôi không muốn Thuỳ biết điều này nhưng tôi đau đầu vì cái vụ này quá.
Ngay cả Thuỳ bây giờ cũng khó khăn như tôi, Bảo biết Thuỳ bỏ đến ở với tôi nhưng anh ta không biết quan hệ giữa hai chúng tôi. Bảo dùng vị trí của mình để gây áp lực với sếp của Thuỳ, Thuỳ ít được giao cho các ca mổ hơn, hầu như chỉ là bác sỹ trực, Thuỳ gần như là cái bóng của chính mình. Với khối tài sản của Bảo, xe ô tô thì Bảo bán ngay vì sợ Thùy đòi chia tài sản còn nhà thì Bảo thay toàn bộ hệ thống khoá để Thuỳ không thể về lấy những vật dụng cá nhân của mình. Bảo đang muốn chặn tất cả các con đường sống của Thuỳ để Thuỳ phải nghĩ lại và quay về với anh, anh ta lý luận thế.
Không biết phải xoay xoả thế nào, tôi ngẫm nghĩ mãi rồi tôi kiên quyết đi về phía chiếc tủ nhỏ, tôi mở nó lấy ra cái khoản tiền tôi dành dụm định mừng tuổi mẹ đầu Xuân, tôi cầm lấy nó và lại tư lự sau cùng tôi quyết định không tặng mẹ nữa, thôi thì bên tình bên hiếu đành nhắm mắt cho bên tình nặng hơn, đành phải một lần làm đứa con bất hiếu vì cái mục tiêu trường kỳ kháng chiến của mình. Tôi cứ tự dỗ mình là còn rất nhiều cơ hội trước mắt để tôi thể hiện tình yêu của mình với mẹ thế nên…lần này thì… Ấy thế nhưng chừng ấy vẫn còn chưa đủ, Toà báo đòi đủ số tiền chứ không cho ứng trước 2/3 như tôi xin xỏ. Bí quá, tôi nghĩ đến phương án cuối cùng, tôi nhìn đến cái máy ảnh và cái laptop của mình, đắn đo lắm vì tôi thương chúng như thương bản thân mình vậy, những vật dụng gắn bó với tôi, phục vụ cho công việc của tôi nhưng lúc này không gì quan trọng bằng tương lai của tôi và Thuỳ nữa. Tôi nhắm mắt, tặc lưỡi xách nó ra cửa hiệu mà không dám nhìn lại chúng, họ trả khá hời, thế là tôi giải quyết được một khâu khúc mắc.
Những ngày đầu tôi trực tiếp đi đưa báo để tiết kiệm chi phí, sáng tôi dậy từ 5 giờ chăm chỉ như một con ong, tôi nói dối Thuỳ là vì tôi có một số phóng sự cần lấy tư liệu nên phải đi sớm, Thùy tưởng thật nên cũng dậy sớm tất bật lo đồ ăn thức uống và vật dụng cho tôi. Tôi cất cái ba lô của mình khá kỹ không muốn để Thùy biết sự thực là trong đó chỉ còn có giấy báo thay cho máy ảnh, tôi không muốn Thùy phải lo lắng hay áy náy. Xe máy của tôi, tôi dạy Thuỳ cách sử dụng và nhường nó cho Thuỳ đi, còn tôi sắm một cái xe đạp cà tàng với lý do đi gọi là tập thể dục, về sau này khi tôi thuê được một người đưa báo thì tôi lại chở Thuỳ đi làm bằng cái xe cổ lỗ ấy.
Phải khẳng định rằng tình yêu là một phương thuốc kỳ diệu khiến những công việc tưởng chừng như không thể bỗng trở nên đơn giản và có thể thực hiện được. Tôi cứ tự hỏi về khả năng làm kinh tế của tôi đến đâu nhưng nhờ có Thùy tôi thấy năng lực của tôi khá ổn. Có những buổi sáng đi đưa báo, mưa phùn lất phất, rét cắt da, cắt thịt và chỉ bần cùng bất đắc dỹ người ta mới mò ra đường trong cái thời tiết khắc nghiệt như thế này nhưng tôi thì vẫn hăm hở trong màn mưa, trong cái lạnh tê tái ấy hồng hộc phóng đến Tòa soạn lấy báo, nụ cười chưa bao giờ tắt trên môi tôi vì tôi nghĩ đến Thùy. Những ngày này có lẽ là những ngày đáng nhớ nhất trong đời tôi. Kỳ lạ thay tôi chẳng hề thấy mệt cho dù giờ lao động của tôi kéo dài gần 11 giờ đồng hồ trong ngày. Cùng với cái xe cà tàng, tôi tự tin tiến tới tương lai với một thái độ hăm hở mà không thế lực nào cản nổi. Đích đến của tôi là sự vui vẻ và an nhàn của Thùy. Sáng ra tôi tự tin vì có Thùy để tối đến lại háo hức trở về căn phòng nhỏ nay trở nên ấm áp và hạnh phúc vì tôi biết ở nơi đó đang có một người ngóng chờ tôi.
Cuộc sống êm ả trôi qua như thế khiến tôi chẳng thể tính được những gì diễn ra tiếp theo tôi cứ ngỡ có lẽ mọi việc đã thật sự an bài với tôi.
Bẵng đi một thời gian, một hôm, sau khi ăn tối, Thuỳ pha trà và nằm gối đầu lên đùi tôi xem ti vi bỗng Thùy nói với tôi :
– Lam này! Mai Thuỳ muốn về thăm ba.
Tôi hơi khựng lại, về thăm ba là lẽ đương nhiên và tôi chẳng có lý do gì để ngăn cản điều đó nhưng tôi có linh cảm Thuỳ đang dấu tôi điều gì, tôi gặng hỏi :
– Thuỳ về thăm ba hay còn có việc gì nữa không?
Thuỳ im lặng một lúc rồi nói :
– Thật ra là Bảo hẹn Thuỳ ra nói chuyện để giải quyết chuyện gia đình.
Tôi im lặng không nói gì, Thuỳ biết tôi không muốn Thuỳ gặp lại Bảo nhưng nếu không gặp thì giải quyết thế nào được nên Thuỳ tiếp tục thuyết phục tôi :
– Lam đừng lo, lần này Thuỳ chỉ muốn kết thúc sao cho êm thấm thôi.
– Thế nhỡ hắn lại đánh Thuỳ nữa thì sao?
– Lam đừng lo, Bảo là một kẻ tinh quái, giữa đám đông anh ta sẽ chẳng dám làm gì đâu, sự nghiệp của Bảo đang lên như diều gặp gió, anh ta không dại gì để mất nó đâu.
– Thế để Lam đi cùng Thuỳ!
Thuỳ lắc đầu nguầy nguậy :
– Không cần đâu, Thuỳ tự giải quyết được mà, Lam còn phải đi làm.
Tôi lưỡng lự nhưng rất cuộc vẫn gật đầu đồng ý để Thuỳ đi. Tôi tin Thuỳ, tin rằng tình yêu của chúng tôi sẽ giúp Thùy có những quyết sách hợp lý để giải quyết ổn thỏa chuyện riêng.
Thuỳ gặp Bảo ở một quán cafe nhỏ, gần 4 tháng Thuỳ không gặp lại Bảo, anh đã được thăng chức và không còn làm cùng cơ quan Thuỳ nữa. Anh nhỏ nhẹ chào Thuỳ :
– Em ngồi đi!
Thùy lẳng lặng ngồi xuống, Thuỳ không nhìn mặt Bảo và hỏi :
– Anh định giải quyết chuyện của chúng ta như thế nào?
– Anh muốn em quay về.
Thuỳ cười và nói :
– Không đâu anh!
– Em đừng quyết định vội vàng thế, 4 tháng qua chẳng lẽ em không nghĩ gì sao, anh thấy cô đơn lắm.
– Anh thiếu gì tiền, lấy đâu chẳng được vợ, anh vẫn nói thế mà.
– Em biết lời nói của những kẻ trong lúc nóng giận mà, không gì bằng vợ cả con cột.
– Anh không xấu hổ à, anh ép em đủ đường để em không
Tôi đang sống trong những ngày tràn ngập hạnh phúc, một thứ hạnh phúc như trong mơ. Chúng tôi sống với nhau như một đôi vợ chồng trẻ, những khó khăn không làm chúng tôi chùn bước, tôi đã tìm được con đường riêng để thực hiện những ước vọng của bản thân. Tôi lăn lóc và tìm được một mối giao báo khá ngon ăn, mối hàng này là của Uy nhưng hắn ta xấu chơi nên khách hàng huỷ hợp đồng, tôi mừng lắm nhưng có một điều là Toà báo yêu cầu tôi phải có vốn thế chấp để lấy báo ra, số tiền gấp cả 20 lần tháng lương của tôi, biết đào đâu ra bây giờ khi mà tiền chi tiêu của chúng tôi cũng còn phải dè xẻn lắm. Đấy là họ nói vì ưu đãi tôi là đồng nghiệp nên để giá thấp nhất rồi đấy. Hỏi vay Nhi thì tôi không muốn, nó sắp sinh con, không thể vay được mà vay người thân của tôi thì không bao giờ, tôi không muốn Thuỳ biết điều này nhưng tôi đau đầu vì cái vụ này quá.
Ngay cả Thuỳ bây giờ cũng khó khăn như tôi, Bảo biết Thuỳ bỏ đến ở với tôi nhưng anh ta không biết quan hệ giữa hai chúng tôi. Bảo dùng vị trí của mình để gây áp lực với sếp của Thuỳ, Thuỳ ít được giao cho các ca mổ hơn, hầu như chỉ là bác sỹ trực, Thuỳ gần như là cái bóng của chính mình. Với khối tài sản của Bảo, xe ô tô thì Bảo bán ngay vì sợ Thùy đòi chia tài sản còn nhà thì Bảo thay toàn bộ hệ thống khoá để Thuỳ không thể về lấy những vật dụng cá nhân của mình. Bảo đang muốn chặn tất cả các con đường sống của Thuỳ để Thuỳ phải nghĩ lại và quay về với anh, anh ta lý luận thế.
Không biết phải xoay xoả thế nào, tôi ngẫm nghĩ mãi rồi tôi kiên quyết đi về phía chiếc tủ nhỏ, tôi mở nó lấy ra cái khoản tiền tôi dành dụm định mừng tuổi mẹ đầu Xuân, tôi cầm lấy nó và lại tư lự sau cùng tôi quyết định không tặng mẹ nữa, thôi thì bên tình bên hiếu đành nhắm mắt cho bên tình nặng hơn, đành phải một lần làm đứa con bất hiếu vì cái mục tiêu trường kỳ kháng chiến của mình. Tôi cứ tự dỗ mình là còn rất nhiều cơ hội trước mắt để tôi thể hiện tình yêu của mình với mẹ thế nên…lần này thì… Ấy thế nhưng chừng ấy vẫn còn chưa đủ, Toà báo đòi đủ số tiền chứ không cho ứng trước 2/3 như tôi xin xỏ. Bí quá, tôi nghĩ đến phương án cuối cùng, tôi nhìn đến cái máy ảnh và cái laptop của mình, đắn đo lắm vì tôi thương chúng như thương bản thân mình vậy, những vật dụng gắn bó với tôi, phục vụ cho công việc của tôi nhưng lúc này không gì quan trọng bằng tương lai của tôi và Thuỳ nữa. Tôi nhắm mắt, tặc lưỡi xách nó ra cửa hiệu mà không dám nhìn lại chúng, họ trả khá hời, thế là tôi giải quyết được một khâu khúc mắc.
Những ngày đầu tôi trực tiếp đi đưa báo để tiết kiệm chi phí, sáng tôi dậy từ 5 giờ chăm chỉ như một con ong, tôi nói dối Thuỳ là vì tôi có một số phóng sự cần lấy tư liệu nên phải đi sớm, Thùy tưởng thật nên cũng dậy sớm tất bật lo đồ ăn thức uống và vật dụng cho tôi. Tôi cất cái ba lô của mình khá kỹ không muốn để Thùy biết sự thực là trong đó chỉ còn có giấy báo thay cho máy ảnh, tôi không muốn Thùy phải lo lắng hay áy náy. Xe máy của tôi, tôi dạy Thuỳ cách sử dụng và nhường nó cho Thuỳ đi, còn tôi sắm một cái xe đạp cà tàng với lý do đi gọi là tập thể dục, về sau này khi tôi thuê được một người đưa báo thì tôi lại chở Thuỳ đi làm bằng cái xe cổ lỗ ấy.
Phải khẳng định rằng tình yêu là một phương thuốc kỳ diệu khiến những công việc tưởng chừng như không thể bỗng trở nên đơn giản và có thể thực hiện được. Tôi cứ tự hỏi về khả năng làm kinh tế của tôi đến đâu nhưng nhờ có Thùy tôi thấy năng lực của tôi khá ổn. Có những buổi sáng đi đưa báo, mưa phùn lất phất, rét cắt da, cắt thịt và chỉ bần cùng bất đắc dỹ người ta mới mò ra đường trong cái thời tiết khắc nghiệt như thế này nhưng tôi thì vẫn hăm hở trong màn mưa, trong cái lạnh tê tái ấy hồng hộc phóng đến Tòa soạn lấy báo, nụ cười chưa bao giờ tắt trên môi tôi vì tôi nghĩ đến Thùy. Những ngày này có lẽ là những ngày đáng nhớ nhất trong đời tôi. Kỳ lạ thay tôi chẳng hề thấy mệt cho dù giờ lao động của tôi kéo dài gần 11 giờ đồng hồ trong ngày. Cùng với cái xe cà tàng, tôi tự tin tiến tới tương lai với một thái độ hăm hở mà không thế lực nào cản nổi. Đích đến của tôi là sự vui vẻ và an nhàn của Thùy. Sáng ra tôi tự tin vì có Thùy để tối đến lại háo hức trở về căn phòng nhỏ nay trở nên ấm áp và hạnh phúc vì tôi biết ở nơi đó đang có một người ngóng chờ tôi.
Cuộc sống êm ả trôi qua như thế khiến tôi chẳng thể tính được những gì diễn ra tiếp theo tôi cứ ngỡ có lẽ mọi việc đã thật sự an bài với tôi.
Bẵng đi một thời gian, một hôm, sau khi ăn tối, Thuỳ pha trà và nằm gối đầu lên đùi tôi xem ti vi bỗng Thùy nói với tôi :
– Lam này! Mai Thuỳ muốn về thăm ba.
Tôi hơi khựng lại, về thăm ba là lẽ đương nhiên và tôi chẳng có lý do gì để ngăn cản điều đó nhưng tôi có linh cảm Thuỳ đang dấu tôi điều gì, tôi gặng hỏi :
– Thuỳ về thăm ba hay còn có việc gì nữa không?
Thuỳ im lặng một lúc rồi nói :
– Thật ra là Bảo hẹn Thuỳ ra nói chuyện để giải quyết chuyện gia đình.
Tôi im lặng không nói gì, Thuỳ biết tôi không muốn Thuỳ gặp lại Bảo nhưng nếu không gặp thì giải quyết thế nào được nên Thuỳ tiếp tục thuyết phục tôi :
– Lam đừng lo, lần này Thuỳ chỉ muốn kết thúc sao cho êm thấm thôi.
– Thế nhỡ hắn lại đánh Thuỳ nữa thì sao?
– Lam đừng lo, Bảo là một kẻ tinh quái, giữa đám đông anh ta sẽ chẳng dám làm gì đâu, sự nghiệp của Bảo đang lên như diều gặp gió, anh ta không dại gì để mất nó đâu.
– Thế để Lam đi cùng Thuỳ!
Thuỳ lắc đầu nguầy nguậy :
– Không cần đâu, Thuỳ tự giải quyết được mà, Lam còn phải đi làm.
Tôi lưỡng lự nhưng rất cuộc vẫn gật đầu đồng ý để Thuỳ đi. Tôi tin Thuỳ, tin rằng tình yêu của chúng tôi sẽ giúp Thùy có những quyết sách hợp lý để giải quyết ổn thỏa chuyện riêng.
Thuỳ gặp Bảo ở một quán cafe nhỏ, gần 4 tháng Thuỳ không gặp lại Bảo, anh đã được thăng chức và không còn làm cùng cơ quan Thuỳ nữa. Anh nhỏ nhẹ chào Thuỳ :
– Em ngồi đi!
Thùy lẳng lặng ngồi xuống, Thuỳ không nhìn mặt Bảo và hỏi :
– Anh định giải quyết chuyện của chúng ta như thế nào?
– Anh muốn em quay về.
Thuỳ cười và nói :
– Không đâu anh!
– Em đừng quyết định vội vàng thế, 4 tháng qua chẳng lẽ em không nghĩ gì sao, anh thấy cô đơn lắm.
– Anh thiếu gì tiền, lấy đâu chẳng được vợ, anh vẫn nói thế mà.
– Em biết lời nói của những kẻ trong lúc nóng giận mà, không gì bằng vợ cả con cột.
– Anh không xấu hổ à, anh ép em đủ đường để em không