n đi ngắm nghía mấy thứ đồ.
– Ừm, không sao, có phải ai cũng được đợi Thuỳ đâu.
– Chính xác. Thuỳ tự tin nói.
– Lam có việc ngang qua đây, tranh thủ ghé thăm Thuỳ với ba, khách không mời mà đến có phiền không?
– Ngược lại, Thuỳ rất vui, cũng định mời Lam đến nhà nhiều lần nhưng còn ngại Lam bận túi bụi, hôm nay thật vinh hạnh.
Rồi Thuỳ nhì sâu vào mắt tôi hỏi :
– Lam có chuyện phải không?
Tôi đớ người
người trước sự tinh tế của Thuỳ, cô ấy như đọc được tâm can tôi, tôi đành thú thật câu chuyện quyền lực của bản thân tôi, tôi ngoan ngoãn kể cho cô ấy nghe không sót một chi tiết nào, không thể hiểu nổi tôi nữa, trước Thuỳ tôi không muốn giấu giếm điều gì, từ trước đến nay chưa có ai làm cho tôi thành thật tâm sự thế này, kể cả mẹ. Thuỳ im lặng lắng nghe tôi, đợi cho tôi nói hết những gì tôi thầm giữ, Thuỳ mới nhẹ nhàng :
– Lam là người thông minh, năng động, sếp Lam không nhầm người đâu, Lam cũng đừng từ chối vì đây là cơ hội để Lam khẳng định mình, làm một người lãnh đạo tốt không những thể hiện được trách nhiệm của bản thân mà còn giúp những đồng nghiệp khác vững vàng hơn. Thuỳ tin ở Lam, tin ở năng lực và lương tâm của Lam, cố lên, Thuỳ luôn ủng hộ.
Tôi hoàn tâm tâm phục khẩu phục trước những phân tích đầy tính khoa học và chín chắn của Thuỳ, đúng là so với Thuỳ tôi còn phải học nhiều, cứ tưởng Thuỳ ít quan tâm đến nhân tình thế thái nhưng những lời nói này của Thuỳ đã chứng minh rằng tôi sai lầm.
Tôi nhìn đồng hồ, cũng không còn sớm và tôi thấy mình sẽ là kẻ vô duyên khi cứ ở lỳ mãi đây, làm phiền Thuỳ thế đã đủ, tôi không biết nói gì ngoài câu cảm ơn Thuỳ về những gì Thuỳ nói với tôi và cả về sự chịu khó lắng nghe tôi của Thuỳ.
7 giờ tối, tôi mệt nhọc dắt chiếc xe lách qua cửa vào nhà, khác với thường ngày tôi chỉ im lìm, không nói gì, không hài hước và tếu táo pha trò trêu mẹ, mẹ thấy tôi với bộ mặt tiu nghỉu như bánh tráng nhúng nước tưởng tôi ốm nên xăng xái lại đẩy chiếc xe cho tôi:
– Mẹ đã nói con bao nhiêu lần rồi, ra đường nắng như thế này khẩu trang, găng tay đâu mà không đeo đầy đủ vào, mày đã xoang quanh năm lại còn không biết giữ gìn, mệt quá rồi phải không?
Tôi nhìn mẹ nhoẻn miệng cười :
– Con có đeo mà mẹ, cả nhà ăn cơm chưa ạ?
– Nào đã ai dám ăn, bố mày bảo chờ mày thêm tí nữa mà.
Nghe nói vậy tôi cuống cuồng dựng xe rồi không kịp tắm táp tôi vào thẳng nhà nơi có 2 ông bố đang ngồi chờ tôi bên mâm cơm đầy ắp những món mà tôi thích, hôm nay là sinh nhật mẹ. Tôi sững người khi nhớ ra điều đó, vẻ mặt ngượng ngùng của tôi làm mẹ cười và nói :
– Con về thế này là mẹ vui rồi, ngồi xuống đi con.
Tôi bẽn lẽn ngồi xuống cạnh mẹ như khách của gia đình, nhìn mẹ luôn tay gắp thức ăn cho mình lòng tôi se thắt, tôi tự hỏi bản thân tôi có xứng đáng với mẹ không khi đến ngày sinh của mẹ mà tôi còn không nhớ được, năm nay tôi mới 26 tuổi, sau 10 năm nữa thì tôi sẽ còn tệ đến thế nào. Miếng cơm trong miệng tôi cứ mằn mặn và nghẹn ngào không sao nuốt nổi, “nước mắt chảy xuôi, cá chuối đắm đuối vì con”, mẹ cứ lầm lũi hy sinh cho tôi hết cả tuổi thanh xuân của mình chỉ để mong tôi khôn lớn thành người chứ không hề đòi hỏi gì ở tôi cả. Cái đạo làm con tôi chưa thực hiện vẹn toàn, cứ mải mê với công việc, bạn bè mà một thoáng lơ là tôi quên mất mẹ. Tối ấy tôi tắt điện thoại, chăm chỉ dọn dẹp và phụ giúp mẹ công việc lau chùi, dọn rửa, vẻ mặt mẹ ngời sáng niềm vui. Mẹ con tôi lại lôi đủ thứ chuyện ra để phiếm, để bàn tán, mẹ cứ thở dài vì cậu Hoàng của tôi càng ngày càng đổ đốn, chẳng chịu làm ăn mà chỉ lo đua đòi, vợ con thì bỏ bê, động một tí là đánh chửi vợ. Mẹ thở vắn than dài :
– Đời phụ nữ sao mà cực thế, như hạt mưa sa, sa xuống giếng ngọc thì là hạt ngọc chứ nhu cô Cúc vợ chú Hoàng thì như bông hoa nhài cắm bãi cứt trâu, chú mày thật nhưng mẹ lên án cái thói côn đồ của chú ấy.
Tôi nghe mẹ nói thế thì được thể biện minh :
– Đấy, mẹ thấy chưa, đấy cũng là lý do mà con không thích đàn ông, con chẳng muốn ràng buộc đời mình, mệt lắm.
Mẹ tôi lại phân tích :
– Con nói thế cũng không đúng, con gái nó có lứa có thì, trai khôn dựng vợ, gái lớn gả chồng, trăm ngàn năm nay vẫn vậy, đời có người tốt, có người xấu chứ có phải ai cũng xấu hết cả đâu.
– Nhưng đến ngay như chú Hoàng có ăn học hẳn hoi còn thế thì mẹ bảo còn tin được ai.
Mẹ chép miệng :
– Thì thế mới phải chọn lựa cho kỹ, cho khéo. Con chẳng phải học đâu xa, học ngay bác sỹ Thuỳ ấy, mà con này thế bao giờ thì bác sỹ Thuỳ cưới ?
Tôi ngạc nhiên, dừng tay và hỏi :
– Sao mẹ hỏi thế, làm sao con biết được?
– Mẹ thấy con dạo này có vẻ thân với người ta nên mẹ hỏi thôi, gớm, nó dịu dàng và thuỳ mỵ thế chứ cứ như mày ấy à…
Mẹ bỏ lửng câu nói cùng với cái chép miệng. Đúng là sau lần đến thăm bác Dũng, Thuỳ cũng có qua nhà tôi thêm 2, 3 lần nên mẹ tôi đoán biết được chúng tôi đã kết bạn với nhau, mẹ tôi có vẻ vui vì điều đó.
– Hình như cuối năm ạ, mà thôi, chuyện riêng của người ta con không hay để ý đâu, mẹ biết tính con mà.
– Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng, con không để ý nhưng ở gần người ta con cũng nên học hỏi, ba mẹ già rồi có mỗi mày thôi, giờ mày còn trẻ cứ lang thang suốt thế được chứ vài tuổi nữa bạn bè nó con cái đầy đủ cũng chạnh lòng chứ con, với lại sau này có tuổi mà cứ một mình lủi thủi cũng tủi thân, tủi phận lắm con ạ. Trẻ khỏe đã đành chứ lúc ba mẹ cũng già rồi mày cậy nhờ ai, ốm đau ra đấy…tủi lắm con!
– Mẹ lo xa quá, đến đâu hay đến đó, con mới có hơn hai chục tuổi đầu, vội gì đâu.
– Lo xa khỏi phải lo gần, mày cứ bình chân như vại chứ mẹ sốt ruột lắm.
– Thôi được rồi, mẹ đừng lo, tình cảm là do duyên số, nay con quan niệm như vậy chứ biết đâu năm sau, tháng sau con gặp ai đó ” cái duyên cái số nó vồ lấy nhau” con lại chả cưới vội cưới vàng ấy à, không khéo lúc ấy mẹ lại sợ mất con gái quá ấy chứ.
– Bố mày nữa chứ, chỉ giỏi bao biện thôi.
– Mẹ này, hay tối nay mẹ con mình đi dạo đi, lâu quá rồi con không đi ra hồ.
– Ừ, để lát nữa mẹ pha trà cho ba mày và bác Dũng uống đã rồi mẹ con mình đi.
Nghe vậy tôi le te :
– Để con pha giúp mẹ cho nhanh.
Mẹ nhìn theo cái dáng lẻo khẻo của tôi và cười âu yếm, một đứa trẻ sẽ chẳng bao giờ lớn trong mắt mẹ. 26 năm qua với 9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau, mỗi một ngày trôi qua là tình thương đong đầy thêm trong tim mẹ. Ba mẹ tôi hiếm muộn chỉ được mỗi mình tôi nên cái tình mẫu tử hay phụ tử tôi đều độc chiếm toàn phần. Ba nghiêm khắc và ít nói bao nhiêu thì mẹ bao dung và dễ tính bấy nhiêu. Mỗi người mỗi khác nhưng tựu trung lại vẫn là một tình thương bao la dành cho tôi. Ngày tôi thi Đại học, ngày tôi bước vào cái ngưỡng cửa của cuộc đời cả ba và mẹ tôi đều kiên nhẫn đội nắng chờ tôi trong cái nóng có đến hơn 40 độ ngoài trời. Trong phòng thi tôi căng thẳng bao nhiêu thì ở ngoài đường ba mẹ tôi lo lắng bấy nhiêu, cái lo lắng thể hiện trên những nếp nhăn nơi k
– Ừm, không sao, có phải ai cũng được đợi Thuỳ đâu.
– Chính xác. Thuỳ tự tin nói.
– Lam có việc ngang qua đây, tranh thủ ghé thăm Thuỳ với ba, khách không mời mà đến có phiền không?
– Ngược lại, Thuỳ rất vui, cũng định mời Lam đến nhà nhiều lần nhưng còn ngại Lam bận túi bụi, hôm nay thật vinh hạnh.
Rồi Thuỳ nhì sâu vào mắt tôi hỏi :
– Lam có chuyện phải không?
Tôi đớ người
người trước sự tinh tế của Thuỳ, cô ấy như đọc được tâm can tôi, tôi đành thú thật câu chuyện quyền lực của bản thân tôi, tôi ngoan ngoãn kể cho cô ấy nghe không sót một chi tiết nào, không thể hiểu nổi tôi nữa, trước Thuỳ tôi không muốn giấu giếm điều gì, từ trước đến nay chưa có ai làm cho tôi thành thật tâm sự thế này, kể cả mẹ. Thuỳ im lặng lắng nghe tôi, đợi cho tôi nói hết những gì tôi thầm giữ, Thuỳ mới nhẹ nhàng :
– Lam là người thông minh, năng động, sếp Lam không nhầm người đâu, Lam cũng đừng từ chối vì đây là cơ hội để Lam khẳng định mình, làm một người lãnh đạo tốt không những thể hiện được trách nhiệm của bản thân mà còn giúp những đồng nghiệp khác vững vàng hơn. Thuỳ tin ở Lam, tin ở năng lực và lương tâm của Lam, cố lên, Thuỳ luôn ủng hộ.
Tôi hoàn tâm tâm phục khẩu phục trước những phân tích đầy tính khoa học và chín chắn của Thuỳ, đúng là so với Thuỳ tôi còn phải học nhiều, cứ tưởng Thuỳ ít quan tâm đến nhân tình thế thái nhưng những lời nói này của Thuỳ đã chứng minh rằng tôi sai lầm.
Tôi nhìn đồng hồ, cũng không còn sớm và tôi thấy mình sẽ là kẻ vô duyên khi cứ ở lỳ mãi đây, làm phiền Thuỳ thế đã đủ, tôi không biết nói gì ngoài câu cảm ơn Thuỳ về những gì Thuỳ nói với tôi và cả về sự chịu khó lắng nghe tôi của Thuỳ.
7 giờ tối, tôi mệt nhọc dắt chiếc xe lách qua cửa vào nhà, khác với thường ngày tôi chỉ im lìm, không nói gì, không hài hước và tếu táo pha trò trêu mẹ, mẹ thấy tôi với bộ mặt tiu nghỉu như bánh tráng nhúng nước tưởng tôi ốm nên xăng xái lại đẩy chiếc xe cho tôi:
– Mẹ đã nói con bao nhiêu lần rồi, ra đường nắng như thế này khẩu trang, găng tay đâu mà không đeo đầy đủ vào, mày đã xoang quanh năm lại còn không biết giữ gìn, mệt quá rồi phải không?
Tôi nhìn mẹ nhoẻn miệng cười :
– Con có đeo mà mẹ, cả nhà ăn cơm chưa ạ?
– Nào đã ai dám ăn, bố mày bảo chờ mày thêm tí nữa mà.
Nghe nói vậy tôi cuống cuồng dựng xe rồi không kịp tắm táp tôi vào thẳng nhà nơi có 2 ông bố đang ngồi chờ tôi bên mâm cơm đầy ắp những món mà tôi thích, hôm nay là sinh nhật mẹ. Tôi sững người khi nhớ ra điều đó, vẻ mặt ngượng ngùng của tôi làm mẹ cười và nói :
– Con về thế này là mẹ vui rồi, ngồi xuống đi con.
Tôi bẽn lẽn ngồi xuống cạnh mẹ như khách của gia đình, nhìn mẹ luôn tay gắp thức ăn cho mình lòng tôi se thắt, tôi tự hỏi bản thân tôi có xứng đáng với mẹ không khi đến ngày sinh của mẹ mà tôi còn không nhớ được, năm nay tôi mới 26 tuổi, sau 10 năm nữa thì tôi sẽ còn tệ đến thế nào. Miếng cơm trong miệng tôi cứ mằn mặn và nghẹn ngào không sao nuốt nổi, “nước mắt chảy xuôi, cá chuối đắm đuối vì con”, mẹ cứ lầm lũi hy sinh cho tôi hết cả tuổi thanh xuân của mình chỉ để mong tôi khôn lớn thành người chứ không hề đòi hỏi gì ở tôi cả. Cái đạo làm con tôi chưa thực hiện vẹn toàn, cứ mải mê với công việc, bạn bè mà một thoáng lơ là tôi quên mất mẹ. Tối ấy tôi tắt điện thoại, chăm chỉ dọn dẹp và phụ giúp mẹ công việc lau chùi, dọn rửa, vẻ mặt mẹ ngời sáng niềm vui. Mẹ con tôi lại lôi đủ thứ chuyện ra để phiếm, để bàn tán, mẹ cứ thở dài vì cậu Hoàng của tôi càng ngày càng đổ đốn, chẳng chịu làm ăn mà chỉ lo đua đòi, vợ con thì bỏ bê, động một tí là đánh chửi vợ. Mẹ thở vắn than dài :
– Đời phụ nữ sao mà cực thế, như hạt mưa sa, sa xuống giếng ngọc thì là hạt ngọc chứ nhu cô Cúc vợ chú Hoàng thì như bông hoa nhài cắm bãi cứt trâu, chú mày thật nhưng mẹ lên án cái thói côn đồ của chú ấy.
Tôi nghe mẹ nói thế thì được thể biện minh :
– Đấy, mẹ thấy chưa, đấy cũng là lý do mà con không thích đàn ông, con chẳng muốn ràng buộc đời mình, mệt lắm.
Mẹ tôi lại phân tích :
– Con nói thế cũng không đúng, con gái nó có lứa có thì, trai khôn dựng vợ, gái lớn gả chồng, trăm ngàn năm nay vẫn vậy, đời có người tốt, có người xấu chứ có phải ai cũng xấu hết cả đâu.
– Nhưng đến ngay như chú Hoàng có ăn học hẳn hoi còn thế thì mẹ bảo còn tin được ai.
Mẹ chép miệng :
– Thì thế mới phải chọn lựa cho kỹ, cho khéo. Con chẳng phải học đâu xa, học ngay bác sỹ Thuỳ ấy, mà con này thế bao giờ thì bác sỹ Thuỳ cưới ?
Tôi ngạc nhiên, dừng tay và hỏi :
– Sao mẹ hỏi thế, làm sao con biết được?
– Mẹ thấy con dạo này có vẻ thân với người ta nên mẹ hỏi thôi, gớm, nó dịu dàng và thuỳ mỵ thế chứ cứ như mày ấy à…
Mẹ bỏ lửng câu nói cùng với cái chép miệng. Đúng là sau lần đến thăm bác Dũng, Thuỳ cũng có qua nhà tôi thêm 2, 3 lần nên mẹ tôi đoán biết được chúng tôi đã kết bạn với nhau, mẹ tôi có vẻ vui vì điều đó.
– Hình như cuối năm ạ, mà thôi, chuyện riêng của người ta con không hay để ý đâu, mẹ biết tính con mà.
– Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng, con không để ý nhưng ở gần người ta con cũng nên học hỏi, ba mẹ già rồi có mỗi mày thôi, giờ mày còn trẻ cứ lang thang suốt thế được chứ vài tuổi nữa bạn bè nó con cái đầy đủ cũng chạnh lòng chứ con, với lại sau này có tuổi mà cứ một mình lủi thủi cũng tủi thân, tủi phận lắm con ạ. Trẻ khỏe đã đành chứ lúc ba mẹ cũng già rồi mày cậy nhờ ai, ốm đau ra đấy…tủi lắm con!
– Mẹ lo xa quá, đến đâu hay đến đó, con mới có hơn hai chục tuổi đầu, vội gì đâu.
– Lo xa khỏi phải lo gần, mày cứ bình chân như vại chứ mẹ sốt ruột lắm.
– Thôi được rồi, mẹ đừng lo, tình cảm là do duyên số, nay con quan niệm như vậy chứ biết đâu năm sau, tháng sau con gặp ai đó ” cái duyên cái số nó vồ lấy nhau” con lại chả cưới vội cưới vàng ấy à, không khéo lúc ấy mẹ lại sợ mất con gái quá ấy chứ.
– Bố mày nữa chứ, chỉ giỏi bao biện thôi.
– Mẹ này, hay tối nay mẹ con mình đi dạo đi, lâu quá rồi con không đi ra hồ.
– Ừ, để lát nữa mẹ pha trà cho ba mày và bác Dũng uống đã rồi mẹ con mình đi.
Nghe vậy tôi le te :
– Để con pha giúp mẹ cho nhanh.
Mẹ nhìn theo cái dáng lẻo khẻo của tôi và cười âu yếm, một đứa trẻ sẽ chẳng bao giờ lớn trong mắt mẹ. 26 năm qua với 9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau, mỗi một ngày trôi qua là tình thương đong đầy thêm trong tim mẹ. Ba mẹ tôi hiếm muộn chỉ được mỗi mình tôi nên cái tình mẫu tử hay phụ tử tôi đều độc chiếm toàn phần. Ba nghiêm khắc và ít nói bao nhiêu thì mẹ bao dung và dễ tính bấy nhiêu. Mỗi người mỗi khác nhưng tựu trung lại vẫn là một tình thương bao la dành cho tôi. Ngày tôi thi Đại học, ngày tôi bước vào cái ngưỡng cửa của cuộc đời cả ba và mẹ tôi đều kiên nhẫn đội nắng chờ tôi trong cái nóng có đến hơn 40 độ ngoài trời. Trong phòng thi tôi căng thẳng bao nhiêu thì ở ngoài đường ba mẹ tôi lo lắng bấy nhiêu, cái lo lắng thể hiện trên những nếp nhăn nơi k