Hành trình tình yêu - Truyện Teen - thichdoctruyen.yn.lt
Insane

Hành trình tình yêu (xem 3636)

Hành trình tình yêu

ô ấy không quen đi công tác ở địa bàn này. Chúng tôi băng qua một con suối nhỏ, nước chảy róc rách, trong vắt, nhìn thấy từng viên đá cuội, thứ nước mát mẻ và trong lành từ đầu nguồn chảy xuống. Tôi tháo giầy, buộc làm một và vắt lên cổ, xắn quần nắm chặt tay Nhi lội qua con suối, nước ve vãn dưới chân chúng tôi. Con suối trông hiền hoà và đẹp làm vậy nhưng vào mùa lũ nó có thể cuốn phăng những gì mà nó đi qua, từ nhà cửa, ruộng vườn thậm chí là cả những con người tội nghiệp. Qua làn nước trong vắt, tôi thấy một viên sỏi có màu sắc rất lạ, nó ánh lên vẻ màu hồng nổi lên trên những vân trắng vằn vện, tôi cúi xuống thò tay nhấc nó lên, cũng chẳng biết để làm gì nhưng tôi vẫn chùi khô nó và bỏ vào túi quần jean làm kỷ niệm. Bóng nắng đã lên đến đỉnh đầu, gay gắt như thiêu cháy da chúng tôi, điểm này cao quá nên bức xạ mặt trời diễn ra khá mạnh, tôi khát khô cổ vội mở chai nước tu ừng ực. Nhi mồ hôi mướt mao, hổn hển bảo tôi :
– Chắc trưa nay không về được Lam à, xa lắm mà lại nắng nữa, ở lại ăn trưa rồi chiều về.
Tôi lấy tay che mắt, ngước nhìn lên bầu trời, há mồm để thở và bảo:
– Uhm, nắng thế này đi lại cũng mệt đấy nhưng mày có mang theo đồ ăn không?
– Có, chờ mày thì chết đói. Tôi gật gù, cảm ơn cái tính cẩn thận của Nhi.
Xế trưa thì chúng tôi đến nơi, đó là một bản người…nhỏ gồm độ hơn chục nóc nhà xơ xài. Cái đói đã xa nhưng cái nghèo thì vẫn còn đó. Những mái nhà lợp ngói đã thẫm nâu qua các mùa mưa cứ trống tuềnh trống toàng trong cái nắng, cái gió vùng cao. Tôi rút máy ảnh chụp lại những cái khốn khó, Nhi thì hý hoáy viết lách, ghi chép. Chẳng nhà nào có người lớn ở nhà, họ đi làm ruộng hoặc vào thị trấn mua đồ, chỉ có những đứa trẻ giương đôi mắt to tròn nhìn chúng tôi tò mò.
Tập quán sinh hoạt của người dân tộc còn nhiều thứ để bàn lắm, cũng còn phải mất một thời gian dài nữa may ra mởi cải cách được những suy nghĩ của họ, những tập quán cổ hủ đã ăn sâu vào đời sống và tiềm thức của hết lớp này đến
đến lớp khác, qua từng thế hệ. Chúng tôi cứ lúi húi làm việc mà quên cả thời gian cho đến khi tiếng một người đàn ông dân tộc cất lên chúng tôi mới giật mình dừng lại :
– Nhà báo hả? Lại lên viết bài hả?
Tôi quay ra nhìn người đàn ông có bộ râu trắng, ông già độ 70 tuổi, da dẻ hồng hào khoẻ mạnh đúng chất người miền núi.
– Tao là trưởng thôn ở đây, các nhà báo về nhà tao nghỉ ngơi ăn cho cái bụng đỡ đói đã nhé.
Bản chất của người dân tộc là vậy, nhiệt tình chân chất, thật thà và luôn sống hết mình. Chúng tôi đi theo con người có uy quyền cả về tinh thần lẫn luật pháp về ngôi nhà của ông. Một ngôi nhà nằm giữa những ngôi nhà khác. Ông trưởng bản đãi chúng tôi những món ăn mà đảm bảo người Kinh chúng tôi sẽ sợ đến già nhưng với họ, phải là khách quý lắm họ mới mời. Thắng cố, ôi cố thắng! Nhi không chịu được chạy ra ngay sau nhà còn tôi trợn mắt nuốt ực một cái, bụng dạ như lộn tùng phèo cả lên. Nuốt xong miếng thắng cố, tôi lo lắng lắm, không biết tối nay tôi có phải ôm cái toilet không đây. Sau bữa trưa, chúng tôi lại lên đường sau khi đã được ông trưởng bản cẩn thận chỉ dẫn cho một số vấn đề cơ bản. Tôi và Nhi vẫn còn một số nội dung chưa viết nữa, đã gần 2 giờ rồi, nắng đang ở thời điểm gay gắt nhất, tôi mải làm mà quên bẵng đi cô bạn cùng phòng. Cái điện thoại nặng chịch trong túi tôi bỗng nhắc tôi nhớ ra điều đó, một tin nhắn và hai cuộc gọi nhỡ, toàn là số của Thùy. Thuỳ không thấy tôi trong cả buổi sáng và trưa cũng không thấy đâu, cô ấy sợ tôi gặp vấn đề gì với cái tính nết khác người của tôi. Tôi mỉm cười định gọi lại nhưng nghĩ sợ làm phiền cô ấy trong giờ làm việc nên tôi rút lại, chỉ gởi tin nhắn cho Thuỳ. Tôi dạm bước đi thì chuông điện thoại lại đổ liên tục, bực mình quá, Nhi đã có vẻ nhăn nhó vì phải chờ tôi. Tôi cáu kỉnh chẳng buồn nhìn màn hình :
– A lô !
– Thuỳ làm Lam khó chịu hả?
Ối Trời ! Chết tôi rồi, cái tính nóng nảy của tôi làm hại tôi, tôi vội vã đổi giọng :
– À, không không với Thuỳ thì không bao giờ?
– Lam đi làm cả ngày sao không báo cho Thuỳ, làm Thuỳ lo quá, cứ tưởng cọp tha mất Lam rồi.
– Xin lỗi nhé, Lam sơ ý.
– Chiều mấy giờ Lam về?
– Trễ lắm, khoảng 6 giờ tối. Có chuyện gì không Thuỳ?
– Không, Lam đi cẩn thận, nhớ về sớm, có gì mai lại đi, đừng có uống nước suối nhé.
Tôi gật gật đầu, Thuỳ thấy tôi im lặng lại hỏi :
– Sao không nói gì?
– Ơ, Lam gật đầu rồi mà.
– Trời ạ! Thuỳ kêu lên. Thôi Lam đi đi, Thuỳ cũng tiếp tục đây, may mắn nhé Lam.
Tôi tự hỏi sao Thuỳ lại kêu Trời, ông ấy có tội tình gì đâu mà hễ cứ có chuyện gì dù to dù nhỏ con người cũng cứ lôi ông ấy ra mà réo, nếu dưới đất sao thì trên trời thế có lẽ ông Trời cũng hắt xì đến cả tỷ lẩn rồi, à mà có lẽ đúng thế thật cho nên VN mới hay ngập lụt.
Nhi vùng vằng đã bỏ đi trước, tôi phải lếch thếch kéo theo cái ba lô theo sau. Tại mình cả, giờ kêu ai mà Nhi cũng lạ, tôi có thể kệ nó điện thoại cho thằng cha nửa đàn ông nửa con trẻ của nó thế mà tôi nói chuyện với bạn có tí nó cũng bực mình, ô hay thế ra bây giờ tôi là cái bung sung của mọi người hả. Hay thật! Chúng tôi lang thang trong cái bản nhỏ khoảng gần 2 giờ đồng hồ, còn nhiều cái để viết quá, khoảng cách giữa nông thôn và thành thị theo quan điểm của các bác lãnh đạo vẫn cứ ra rả trong các bản báo cáo là đã được thu hẹp lại nhưng thực tế thì tôi thấy nó ngày càng xa. Trong khi HN nhan nhản AudiQ5, Lexus hay BMW X6… thì ở đây người ta vẫn lọc cọc cái xe thồ như từ thời cha ông ta còn thồ gạo vào chiến trường. Nhà nào sang lắm mới có xe Wave Trung quốc còn không thì loại Minsk là được chuộng hơn cả.
Phụ nữ thì chẳng hiểu thế nào là cái khái niệm chăm sóc sức khoẻ sinh sản, cứ sòn sòn hai năm một đứa, đẻ cho hết trứng thì thôi.
Trẻ em một số còn chưa được đến trường, phần vì đường xá xa xôi phần vì cái nếp nghĩ còn chưa cải tiến được cho dù những tình nguyện viên cũng đã làm hết sức mình. Tất cả còn quá mới, quá lạ, làm thế nào và làm trong bao lâu để những người dân nơi đây theo kịp miền xuôi là câu hỏi đau đáu trong tôi sau mỗi chuyến đi đến đây. Nhi không nói gì với tôi nhưng tôi biết nó cũng đang suy nghĩ như tôi. Chúng tôi đi công tác khắp nơi nhưng rất ít khi qua tỉnh để đóng dấu vào bộ hồ sơ công vụ hay giấy đi đường vì tôi không thích một vài anh lãnh đạo ở đấy cho dù việc đó có khiến tôi thiệt thòi về tài chính khi không được thanh toán các khoản công tác phí nhưng tôi cũng chẳng lấy đó làm tiếc rẻ. Mấy tay đó có lần tôi đã đưa bài lên báo nhưng chú Thái đọc xong, lắc đầu bảo :
– Cháu viết thật, viết đúng nhưng không thể đăng được.
Tôi hiểu chú đang nghĩ gì, nhiều khi là những lý do nhạy cảm mà tôi không được viết ra sự thật. Việc đó có cấp trên xử lý còn tôi vẫn cứ phải tạm thời chấp nhận những viếc trái khoáy trong mỗi chuyến đi.
Từ sau khi đất nước đổi mới, chuyển sang kinh tế thị trường mọi thứ thay đổi và hiện đại ghê lắm nhưng theo đó, ba mẹ tôi đã phải rào giậu lại căn nhà mình rồi sau nữa là xây bằng

Chia sẻ để wap ngày càng phát triển bạn nhé :)
1 Chuyên mục chính
Truyện Đề Xuất
Lão hàng xóm đáng ghét

Làm dâu – Phần 5

Đứa bé bỏ nhà đi và cái kết 20 năm sau

Zalo với cô hàng xóm và cú lừa kinh hoàng đêm cuối tuần

Bí mật cô người yêu ngoan hiền bị phanh phui trong ngày ra mắt