thấm thoắt thoi đưa, ngày vui ngắn chẳng tày gang, nhoáng một cái đã thấy hết 10 ngày công tác chẳng bù những lần trước với tôi sao mà nó lâu thế không biết, hành trang chúng tôi thu dược là nụ cười hồn nhiên của những em bé vùng cao, là cái xiết chặt tay của những bà mẹ, những người chị dân tộc là những kiến nghị tha thiết mà dân chúng tin tưởng gửi gắm nơi chúng tôi và là cả những cánh rừng bạt ngàn hay những cây mắc cọp trĩu đen, những nóc nhà đơn xơ mà ấm áp những bản sắc dân tộc đặc trưng riêng có. Hẹn gặp nhé Tây Bắc!
Ngày chia tay, tỉnh có tổ chức liên hoan tiến đoàn, không hiểu sao mà Uy nhanh chóng chiếm ngay được một chỗ gần Thuỳ, thế là cuối cùng cái anh chàng này cũng được gần mục tiêu một lần. Tôi và Nhi lại được dịp buôn chuyện, đồ ăn bày sẵn ra bàn, văn nghệ, văn gừng đủ cả, mọi người rất rôm rả, gần gũi và khá bịn rịn khi chia tay. Rồi chúng tôi sẽ lại ai về chỗ nấy, lại bị cuốn đi bởi những công việc thường nhật, nhưng trong chúng tôi dư âm về những ngày tháng tình nguyện, đầy nhiệt huyết này sẽ chẳng bao giờ phai nhòa.
Tôi đang nghẹn ngào cảm xúc thì lãnh đạo tỉnh dõng dạc :
– Kính thưa các vị khách quý, để cảm ơn tấm lòng của các vị đã công tâm làm việc trong mười ngày qua, chúng tôi xin được mời các vị dùng một món đặc sản dân tộc.
Nói rồi, ông khẽ vẫy tay, nhà bếp lập tức mang ra mấy cái nồi nóng hổi, mặt tôi tái mét và chỉ kịp nghe ông nói “Thắng cố!” thì tôi đã ba chân bốn cẳng chạy nháo nhào ra khỏi phòng ăn, tạm biệt cả bàn tiệc mà không một lời tạ từ. Nhi nhìn theo tôi bụm miệng cười còn Thuỳ thì ngơ ngác và cũng mặc kệ Uy, vội vã đi theo tôi. Thuỳ đuổi kịp tôi khi tôi gần về đến phòng, thấy Thuỳ gọi tôi tưởng cô ấy gọi tôi lại ăn, tôi sợ quá cứ cắm đầu đi, không dám nhìn lại. Thuỳ nắm tay tôi :
– Sao thế Lam?
Tôi quay lại nhìn Thuỳ với con mắt hoang vắng :
– Thắng cố! Thuỳ ơi, thắng cố!
Thuỳ cười ầm ỹ, cười chảy nước mắt, gập cả người lại mà cười, cái bản mặt tôi lúc ấy cứ ngây ra như chúa Tàu nghe kèn. Thuỳ ráng mãi mới nhịn được, lắc lắc tay tôi :
– Chỉ còn tối nay ở đây nữa thôi, mình đi chơi và ăn gì làm Lam không sợ nhé?
Tôi gật đầu, sự háo hức quay trở lại :
– Ừ, không say không về, overnight nhé!
Cứ như thế chúng tôi lang thang đến hết nơi này đến nơi khác của cái thị trấn nhỏ bé đã mờ đi vì hơi sương, Thuỳ tắt máy điện thoại để bạn trai khỏi quấy rầy chúng tôi, tôi thấy hơi ngài ngại vì điều đó nhưng rồi mặc kệ tất cả, chúng tôi sẽ cháy hết mình trong đêm nay ở đây.
Chúng tôi quậy tưng bừng, quậy tới bến cho tới chừng quá nửa đêm mới trở về phòng, người bảo vệ khách sạn choàng tỉnh khi thấy tôi khẽ thúc cùi trỏ vào cánh cửa, tôi chìa ra cho ông 2 củ khoai nướng nóng hổi kèm theo một nụ cười tươi như hoa hướng dương, ông cười và vẫy tay ra hiệu cho chúng tôi vào. Đêm ấy, chúng tôi hàn huyên cho tới gần sáng, chúng tôi nói cho nhau nghe về những ngày tháng sinh viên của mình, về những kỷ niệm của tuổi thơ, của gia đình và bè bạn, chúng tôi cởi mở, không giấu nhau điều gì, nhờ vậy mà tôi biết được cuối năm nay Thuỳ sẽ cưới anh bạn trai đã gắn bó gần 4 năm của mình. Tôi âm thầm cầu chúc cho Thuỳ được hạnh phúc khi bước vào con đường gia đình mà người phụ nữ phải hy sinh nhiều hơn cho những gì họ nhận được. Còn tôi, tôi sẽ ra sao sau chuyến đi này, tôi sẽ tiếp tục đơn thương độc mã đi trên con đường mà tôi đã lựa chọn hay tôi sẽ vướng phải lưới tình của một anh chàng nào đó rồi dừng cái ước mơ, cái hoài bão lớn lao của mình lại để chăm sóc cho một ông chồng và vài đứa con cho đến khi ngoảnh lại tôi đã thấy tóc mình lốm đốm trắng từ bao giờ. Tôi sợ hãi, trùm chăn kín đầu để xua đi cái ý nghĩ đáng sợ đang len lỏi trong tim. Thuỳ đã ngủ rồi, không biết trong mơ cố ấy có gặp mẹ mình? Mẹ Thuỳ mất từ cách đây 2 năm, kể từ ngày đó ba cô ấy dồn hết tình yêu thương còn lại cho cô ấy. Ba Thuỳ là một giáo sư đầu ngành về phẫu thuật chỉnh hình, ông có phòng mạch riêng và hiện giờ Thuỳ đang kế nghiệp cái phòng mạch đó. Ba Thuỳ kiếm được rất nhiều tiền nhờ tài năng của ông và vì thế mà ông chẳng tiếc con gái cưng điều gì, ngay cả chiếc xe hơi đắt tiền Thuỳ đang lái cũng là của ông tặng cô khi cô tròn 25 tuổi. Dù sao thì Thuỳ vẫn cứ là một tiểu thư, một kiểu cành vàng lá ngọc mà những người như tôi ít khi dám kết bạn thân thiết.
Sáng hôm sau, chúng tôi dậy sớm và thực hiện hành trình trở về, ai cũng uể oải vì mệt, háo hức vì sắp được về nhà, riêng tôi còn kèm theo cảm giác luyến tiếc gì đó thật kỳ lạ. Bỗng tôi thấy cồm cộm nơi túi quần, tôi móc ra viên sỏi mà mấy hôm trước tôi đã nhặt ở dòng suối, cũng không còn nhớ là mình cất nó vào đây nữa, tôi đưa nó lên ngắm nghía và bằng một động tác trân trọng nhất tôi chìa nó cho Thuỳ :
– Tặng bác sỹ!
Thuỳ thích lắm, cô ấy còn ngắm nghía nó hồi lâu rồi mới cất vào túi xách tay :
– Cảm ơn Lam! Mình sẽ mãi là bạn tốt nhé!
Tôi cảm động gật đầu vì không nghĩ Thuỳ sẽ còn nhớ đến tôi sau chuyến công tác này.
*
* *
Trở về sau đợt công tác dài ngày, tôi nhảy ba bước một lên cái bậc tam cấp rồi ôm chầm lấy mẹ mà hôn hít, mẹ tôi thấy tôi cũng mừng vô hạn, tay bà vẫn còn đầy bọt nước rửa chén, bà âu yếm mắng tôi :
– Mày cứ như trẻ con ấy, xê ra cho mẹ rửa nốt đống bát.
– Vâng! Thế ba con và bác Dũng đâu rồi ạ?
– Đang trong phòng xem tivi đó con.
Tôi chạy ào vào như một cơn gió, bác Dũng thấy tôi đã rối rít :
– Con về rồi à?
Còn ba tôi thì chỉ im lìm, nhìn tôi và gật đầu chào, ba tôi là vậy, rất ít nói không chỉ với riêng tôi nhưng tình thương của ông thì không ai sánh được, có điều ông chẳng bao giờ nói ra điều đó. Tôi hăng hái mở ba lô lôi ra từng thứ quà cho mọi người, bác Dũng cầm món quà của tôi và bảo :
– Dìu bác lên phòng nào con.
Tôi vội chạy lại cho bác vịn vai, vừa ra đến cửa bác đã hỏi tôi :
– Bác sỹ Thuỳ có khoẻ không con?
– Rất khoẻ bác ạ, chỉ thiếu voi để vật thôi ạ.
– Nghe mẹ mày nói mày bắt nạt người ta.
– Xì! Bác tin mẹ cháu hả, ngược lại thì có, cháu chăm bẵm cô ấy đến nơi đến chốn mà, dù gì cũng là ân nhân của gia đình ta.
Bác tôi gật gù ra chiều tin tưởng vào cái điều tôi vừa nói lắm. Tôi không nói với bác về những gì chúng tôi cùng trải qua với nhau ở đây, qua kỳ công tác đặc biệt ấn tượng này nhưng nhìn vẻ mặt tôi, chừng ấy thôi cũng đủ để bác nhận ra tâm trạng tôi thế nào. Bác Dũng của tôi sống hiền lành chất phác nhưng hiếm khi tôi thấy ông thể hiện tình cảm của mình với ai rõ ràng như với Thuỳ. Bác tôi trước làm kỹ sư cơ khí, có xưởng sửa chữa xe hơi riêng nhưng một người hiền lành thì rất khó để bon chen trong cái xã hội hiện đại với tốc độ sống nhanh đến chóng mặt thế này. Thế nên bác tôi mệt mỏi và sang tên cái xưởng đầy tâm huyết ấy sang cho một người bạn của bác. Bạn bè tôi nhất là Nhi vẫn nói với tôi hãy cứ ngoan ngoãn với bác để rồi bao nhiêu của nả ông sẽ di chúc lại hết cho tôi. Tôi cười như ma làm, tôi chưa hề một lần mảy may nghĩ đến điều đó mà trong tôi chỉ đơn giản chỉ là một tình cảm chân thành d
Ngày chia tay, tỉnh có tổ chức liên hoan tiến đoàn, không hiểu sao mà Uy nhanh chóng chiếm ngay được một chỗ gần Thuỳ, thế là cuối cùng cái anh chàng này cũng được gần mục tiêu một lần. Tôi và Nhi lại được dịp buôn chuyện, đồ ăn bày sẵn ra bàn, văn nghệ, văn gừng đủ cả, mọi người rất rôm rả, gần gũi và khá bịn rịn khi chia tay. Rồi chúng tôi sẽ lại ai về chỗ nấy, lại bị cuốn đi bởi những công việc thường nhật, nhưng trong chúng tôi dư âm về những ngày tháng tình nguyện, đầy nhiệt huyết này sẽ chẳng bao giờ phai nhòa.
Tôi đang nghẹn ngào cảm xúc thì lãnh đạo tỉnh dõng dạc :
– Kính thưa các vị khách quý, để cảm ơn tấm lòng của các vị đã công tâm làm việc trong mười ngày qua, chúng tôi xin được mời các vị dùng một món đặc sản dân tộc.
Nói rồi, ông khẽ vẫy tay, nhà bếp lập tức mang ra mấy cái nồi nóng hổi, mặt tôi tái mét và chỉ kịp nghe ông nói “Thắng cố!” thì tôi đã ba chân bốn cẳng chạy nháo nhào ra khỏi phòng ăn, tạm biệt cả bàn tiệc mà không một lời tạ từ. Nhi nhìn theo tôi bụm miệng cười còn Thuỳ thì ngơ ngác và cũng mặc kệ Uy, vội vã đi theo tôi. Thuỳ đuổi kịp tôi khi tôi gần về đến phòng, thấy Thuỳ gọi tôi tưởng cô ấy gọi tôi lại ăn, tôi sợ quá cứ cắm đầu đi, không dám nhìn lại. Thuỳ nắm tay tôi :
– Sao thế Lam?
Tôi quay lại nhìn Thuỳ với con mắt hoang vắng :
– Thắng cố! Thuỳ ơi, thắng cố!
Thuỳ cười ầm ỹ, cười chảy nước mắt, gập cả người lại mà cười, cái bản mặt tôi lúc ấy cứ ngây ra như chúa Tàu nghe kèn. Thuỳ ráng mãi mới nhịn được, lắc lắc tay tôi :
– Chỉ còn tối nay ở đây nữa thôi, mình đi chơi và ăn gì làm Lam không sợ nhé?
Tôi gật đầu, sự háo hức quay trở lại :
– Ừ, không say không về, overnight nhé!
Cứ như thế chúng tôi lang thang đến hết nơi này đến nơi khác của cái thị trấn nhỏ bé đã mờ đi vì hơi sương, Thuỳ tắt máy điện thoại để bạn trai khỏi quấy rầy chúng tôi, tôi thấy hơi ngài ngại vì điều đó nhưng rồi mặc kệ tất cả, chúng tôi sẽ cháy hết mình trong đêm nay ở đây.
Chúng tôi quậy tưng bừng, quậy tới bến cho tới chừng quá nửa đêm mới trở về phòng, người bảo vệ khách sạn choàng tỉnh khi thấy tôi khẽ thúc cùi trỏ vào cánh cửa, tôi chìa ra cho ông 2 củ khoai nướng nóng hổi kèm theo một nụ cười tươi như hoa hướng dương, ông cười và vẫy tay ra hiệu cho chúng tôi vào. Đêm ấy, chúng tôi hàn huyên cho tới gần sáng, chúng tôi nói cho nhau nghe về những ngày tháng sinh viên của mình, về những kỷ niệm của tuổi thơ, của gia đình và bè bạn, chúng tôi cởi mở, không giấu nhau điều gì, nhờ vậy mà tôi biết được cuối năm nay Thuỳ sẽ cưới anh bạn trai đã gắn bó gần 4 năm của mình. Tôi âm thầm cầu chúc cho Thuỳ được hạnh phúc khi bước vào con đường gia đình mà người phụ nữ phải hy sinh nhiều hơn cho những gì họ nhận được. Còn tôi, tôi sẽ ra sao sau chuyến đi này, tôi sẽ tiếp tục đơn thương độc mã đi trên con đường mà tôi đã lựa chọn hay tôi sẽ vướng phải lưới tình của một anh chàng nào đó rồi dừng cái ước mơ, cái hoài bão lớn lao của mình lại để chăm sóc cho một ông chồng và vài đứa con cho đến khi ngoảnh lại tôi đã thấy tóc mình lốm đốm trắng từ bao giờ. Tôi sợ hãi, trùm chăn kín đầu để xua đi cái ý nghĩ đáng sợ đang len lỏi trong tim. Thuỳ đã ngủ rồi, không biết trong mơ cố ấy có gặp mẹ mình? Mẹ Thuỳ mất từ cách đây 2 năm, kể từ ngày đó ba cô ấy dồn hết tình yêu thương còn lại cho cô ấy. Ba Thuỳ là một giáo sư đầu ngành về phẫu thuật chỉnh hình, ông có phòng mạch riêng và hiện giờ Thuỳ đang kế nghiệp cái phòng mạch đó. Ba Thuỳ kiếm được rất nhiều tiền nhờ tài năng của ông và vì thế mà ông chẳng tiếc con gái cưng điều gì, ngay cả chiếc xe hơi đắt tiền Thuỳ đang lái cũng là của ông tặng cô khi cô tròn 25 tuổi. Dù sao thì Thuỳ vẫn cứ là một tiểu thư, một kiểu cành vàng lá ngọc mà những người như tôi ít khi dám kết bạn thân thiết.
Sáng hôm sau, chúng tôi dậy sớm và thực hiện hành trình trở về, ai cũng uể oải vì mệt, háo hức vì sắp được về nhà, riêng tôi còn kèm theo cảm giác luyến tiếc gì đó thật kỳ lạ. Bỗng tôi thấy cồm cộm nơi túi quần, tôi móc ra viên sỏi mà mấy hôm trước tôi đã nhặt ở dòng suối, cũng không còn nhớ là mình cất nó vào đây nữa, tôi đưa nó lên ngắm nghía và bằng một động tác trân trọng nhất tôi chìa nó cho Thuỳ :
– Tặng bác sỹ!
Thuỳ thích lắm, cô ấy còn ngắm nghía nó hồi lâu rồi mới cất vào túi xách tay :
– Cảm ơn Lam! Mình sẽ mãi là bạn tốt nhé!
Tôi cảm động gật đầu vì không nghĩ Thuỳ sẽ còn nhớ đến tôi sau chuyến công tác này.
*
* *
Trở về sau đợt công tác dài ngày, tôi nhảy ba bước một lên cái bậc tam cấp rồi ôm chầm lấy mẹ mà hôn hít, mẹ tôi thấy tôi cũng mừng vô hạn, tay bà vẫn còn đầy bọt nước rửa chén, bà âu yếm mắng tôi :
– Mày cứ như trẻ con ấy, xê ra cho mẹ rửa nốt đống bát.
– Vâng! Thế ba con và bác Dũng đâu rồi ạ?
– Đang trong phòng xem tivi đó con.
Tôi chạy ào vào như một cơn gió, bác Dũng thấy tôi đã rối rít :
– Con về rồi à?
Còn ba tôi thì chỉ im lìm, nhìn tôi và gật đầu chào, ba tôi là vậy, rất ít nói không chỉ với riêng tôi nhưng tình thương của ông thì không ai sánh được, có điều ông chẳng bao giờ nói ra điều đó. Tôi hăng hái mở ba lô lôi ra từng thứ quà cho mọi người, bác Dũng cầm món quà của tôi và bảo :
– Dìu bác lên phòng nào con.
Tôi vội chạy lại cho bác vịn vai, vừa ra đến cửa bác đã hỏi tôi :
– Bác sỹ Thuỳ có khoẻ không con?
– Rất khoẻ bác ạ, chỉ thiếu voi để vật thôi ạ.
– Nghe mẹ mày nói mày bắt nạt người ta.
– Xì! Bác tin mẹ cháu hả, ngược lại thì có, cháu chăm bẵm cô ấy đến nơi đến chốn mà, dù gì cũng là ân nhân của gia đình ta.
Bác tôi gật gù ra chiều tin tưởng vào cái điều tôi vừa nói lắm. Tôi không nói với bác về những gì chúng tôi cùng trải qua với nhau ở đây, qua kỳ công tác đặc biệt ấn tượng này nhưng nhìn vẻ mặt tôi, chừng ấy thôi cũng đủ để bác nhận ra tâm trạng tôi thế nào. Bác Dũng của tôi sống hiền lành chất phác nhưng hiếm khi tôi thấy ông thể hiện tình cảm của mình với ai rõ ràng như với Thuỳ. Bác tôi trước làm kỹ sư cơ khí, có xưởng sửa chữa xe hơi riêng nhưng một người hiền lành thì rất khó để bon chen trong cái xã hội hiện đại với tốc độ sống nhanh đến chóng mặt thế này. Thế nên bác tôi mệt mỏi và sang tên cái xưởng đầy tâm huyết ấy sang cho một người bạn của bác. Bạn bè tôi nhất là Nhi vẫn nói với tôi hãy cứ ngoan ngoãn với bác để rồi bao nhiêu của nả ông sẽ di chúc lại hết cho tôi. Tôi cười như ma làm, tôi chưa hề một lần mảy may nghĩ đến điều đó mà trong tôi chỉ đơn giản chỉ là một tình cảm chân thành d