1; Kẻ tù tình nguyện.
– Tình tuyệt.
Chuông báo hết giờ chơi, Dung kết luận:
– Nhưng con gái bao giờ cũng nhẹ dạ hơn con trai các bạn ạ.
– Chứng minh?
– Các bạn biết cây bút Paker của mình rồi chứ, đã một lần nó nằm trong cặp của ông con trai hàng xóm nhà mình đấy. Gọi là để mừng bạn giã từ vườn trẻ bước vào lớp một, con bé biết mình rất quý cây bút nên đã “mượn đỡ” của chị đem tặng bạn.
– Ghê thiệt, lớn lên cô gái này dám lăn cột nhà mình đem tặng “người dưng khác họ” chứ không phải chơi đâu.
Câu chuyện đọng lại trong lòng mỗi người một cách riêng. Với Uyên, nó còn theo mãi về đến nhà, cùng với hình ảnh người con trai mơ hồ, lãng đãng khi gần khi xa.
Và Uyên hiểu mình có một trái tim, trái tim đang ngân nga trong tuổi mười bảy.
Buổi chiều ngồi mãi ở cửa sổ nhìn xuống sân trước nhà, Khôi bỗng nhớ tới câu ca dao một lần thầy Hiển đã như “cho” riêng mình:
“Vẳng nghe chim vịt kêu chiều
Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau.”
Kỳ lạ, khi nhớ tới mẹ là Khôi lại nhớ ngay tới thầy Hiển. Một hình ảnh xa rồi và một hình ảnh đã vĩnh viễn mất hút. Song cả hai hình ảnh, người thầy và người mẹ luôn đậm nét trong nỗi nhớ của Khôi.
Lúc ấy Việt tới. Vừa gặp Khôi, Việt đã hỏi ngay:
– Chiều qua cậu đi đâu vậy?
– À, Khôi ngập ngừng… tớ đi chữa răng!
– Hết lúc sao chọn lúc hẹn đi chữa răng!
Khôi cười cười, hỏi bạn:
– Vui không?
– Vui hết ý luôn.
– Cậu biết nhảy từ hồi nào vậy?
– Cần gì, cứ nhảy “búa xua”, miễn đừng đạp vào chân con gái là được.
– Nhỏ Hằng với nhỏ Ngà chắc nhảy giỏi lắm phải không?
– Cũng như mình thôi. Đèn mờ, nhạc giật, ai cũng nhảy “búa xua” hơi đâu mà đếm nhịp đúng sai cho mệt. Tuần tới chắc còn vui hơn nữa, có ban nhạc sống và ca sĩ thành phố biểu diễn.
– Tuần nào cũng có?
– Nhà văn hóa phường đang chiêu sinh mở lớp “Dạ vũ hồng” dạy “khiêu vũ quốc tế căn bản”. Mi ghi tên không?
– Mình con nít bày đặt học chi?
– Trẻ như bọn mình nhảy mới đẹp, thầy nói thế.
– Thầy nào?
– Thầy Tuấn.
– Tuấn nào?
– Tuấn – tài-tử, anh em bà con nhỏ Hằng được giao phụ trách lớp đêm Nhà văn hóa phường. Công nhận tay này nhảy đẹp và ca nhạc ngoại cũng hết sẩy luôn. Nhỏ Hằng nói hôm nào cho tao mượn mấy cuốn Abba mới nhất. Dạo này tao chỉ thích nghe và hát nhạc ngoại.
– Thế thì chịu khó học ngoại ngữ đi.
-Cần gì, nghe riết rồi hát y chang. Mi tưởng cứ hát nhạc ngoại là phải giỏi ngoại ngữ chắc.
– Hát mà không biết mình hát gì, nghe mà không hiểu người hát chị Rồi cũng bày đặt lắc lư, cau có, ủ ê, phẫn nô… y hệt những con rốt trong phim hoạt hình…
– Ta không ngờ mi lạc hậu thế. Mi phải biết âm nhạc không có biên giới, không có thời gian và không gian. Cứ như mi thì một ngàn năm sau cũng không vươn lên nổi.
– Vươn lên nổi cái gì?
– Đỉnh cao thời đại.
– Tao căm ghét cái thứ chưa học lóm được thì chê là “lai căng, mất gốc” đến khi học lóm được rồi thì tự khen là “văn minh, tiên tiến”.
– Mi nói đó là cái gì?
– Cái dốt!
Việt bĩu môi khinh khỉnh:
– Mi nói y hệt thầy Hiển. Liệu mi có học giỏi được bằng thầy Hiển để rồi đi đạp xích lô không?
Câu nói của Việt như một hòn than nóng bất chợt rơi dính vào lòng bàn tay, Khôi sững người, chưa kịp buốt đau, hỏi Việt dồn dập:
– Thầy Hiển mà đi đạp xích lô à, đứa nào nói vậy?
– Cần gì đứa nào nói, chính mắt tớ thấy. Không tin, mi cứ ra bến xe khách Hàng Xanh mà kiểm chứng.
Dạy văn và ngoại ngữ, thầy Hiển là một trong những giáo viên xuất sắc của trường. Thầy có thể nói liên tiếp hàng giờ mà học trò vẫn say mê nghe, bất cứ về vấn đề gì trong môn học hay bên lề môn học. Thầy thuộc tục ngữ ca dao và lúc nào thú vị cũng có thể “nhặt lên” đem vào câu nói dễ dàng nhẹ nhàng như hái cái lá, cái hoa hay cầm cát bút, cuốn vở ở ngay quanh mình. Khi thầy lên lớp, học trò luôn có cái cảm giác hào hứng như đang cầm trên tay một tờ báo mới và muốn lật coi nhanh tất cả mọi trang. Trong thầy chất chứa nhiều thứ, như là những thức ăn vừa miệng, mà tuổi học trò đang khao khát. Nhất là khi đề cập đến cách xã giao, ứng xử trong đời sống (đâu có nằm trong môn học nào) thầy vẫn không dấu được nỗi thèm muốn được thấy thế hệ “những cô cậu đàng hoàng chững chạc”…
“… – Tại sao lại cứ phải nhìn vào cái túi người tả Tại sao lại cứ thích dán con mắt lên thân hình người tả Chỉ có cách ăn nói, cư xử mới định hình được con người. Và giá trị Ở đâu? Ở trí thức con người tích lũy và đem ra sử dụng nó… “
Thầy đã từng bị Ban Giám hiệu phê bình là đi “ngoài giáo trình” nhiều quá. Song những điều thầy nói đâu có thừa. Chẳng phải là quá cần thiết đối với học trò khi thầy có cả một kho những “danh nhân thế giới” mà giờ học nào thầy cũng không quên “mời” một ngài đứng ra làm gương cho học trò của mình soi bóng tương lai.
“… Thế giới có cả một kho báu là các danh nhân, chúng ta không biết tới thì làm sao mơ tưởng đến “giàu có” ở tương lai. Trước chúng ta đã từng có những người mang cánh thì tại sao đến nay chúng ta lại chấp nhận lết trên mặt đất. Phải học tập được cách bay của những người đi trước và chúng ta sẽ bay cao và bay xa hơn họ. Muốn như thế… “
Không ai nghi ngờ về khả năng hiểu biết của thầy Hiển, đôi tròng kính quá dày và cả một gian nhà sách báo các loại của thầy cũng nói lên pphần nào điều ấy. Vài bằng cấp ngoại ngữ thêm khẳng định trình độ nhận thức của thầy không thể ở mức tầm thường. Cũng không ai muốn xác định lại khả năng sư phạm và tinh thần trách nhiệm của thầy, vì thầy hiếm khi bỏ lỡ giờ nếu không nói là rất mực đều đặn. Giờ của thầy lại không nhất thiết nằm trong chừng mực của hai tiếng chuông báo hiệu đầu giờ và cuối giờ. Thầy vẫn thường “ăn gian” mười phút giờ chơi mà học sinh tình nguyện thích thú, nếu điều thầy nói còn dở dang. Cuối năm tỷ số không đủ điểm trong môn thầy dạy phải thi lại rất ít.
Có lần thầy Hiệu trưởng tâm sự với một vài giáo viên trường:
– Nếu thầy Hiển được bầu là giáo viên tiên tiến tôi sẽ không phản đối gì. Nhưng nếu đề nghị thì không bao giờ là tôi.
Mười năm liền điều ấy không bao giờ xảy ra với thầy Hiển và hình như thầy cũng không cho đó là quan trọng lắm. Hết tiết dạy, có khi đã quá giờ, thầy không thường trà nước trên phòng giáo vụ nên thầy có vẻ cô đơn lạc lõng trong các sinh hoạt của trường. Trừ ra những buổi họp định kỳ đòi hỏi phải có mặt, người ta mới thấy rõ thầy không lẫn vào trong đám học sinh, đứng bên các đồng nghiệp. Người gác dan già nửa đùa nửa thật nói với thầy:
– Có thể thầy dư chất để dạy học nhưng hình như lại thiếu vắng một cái gì đó kh
– Tình tuyệt.
Chuông báo hết giờ chơi, Dung kết luận:
– Nhưng con gái bao giờ cũng nhẹ dạ hơn con trai các bạn ạ.
– Chứng minh?
– Các bạn biết cây bút Paker của mình rồi chứ, đã một lần nó nằm trong cặp của ông con trai hàng xóm nhà mình đấy. Gọi là để mừng bạn giã từ vườn trẻ bước vào lớp một, con bé biết mình rất quý cây bút nên đã “mượn đỡ” của chị đem tặng bạn.
– Ghê thiệt, lớn lên cô gái này dám lăn cột nhà mình đem tặng “người dưng khác họ” chứ không phải chơi đâu.
Câu chuyện đọng lại trong lòng mỗi người một cách riêng. Với Uyên, nó còn theo mãi về đến nhà, cùng với hình ảnh người con trai mơ hồ, lãng đãng khi gần khi xa.
Và Uyên hiểu mình có một trái tim, trái tim đang ngân nga trong tuổi mười bảy.
Buổi chiều ngồi mãi ở cửa sổ nhìn xuống sân trước nhà, Khôi bỗng nhớ tới câu ca dao một lần thầy Hiển đã như “cho” riêng mình:
“Vẳng nghe chim vịt kêu chiều
Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau.”
Kỳ lạ, khi nhớ tới mẹ là Khôi lại nhớ ngay tới thầy Hiển. Một hình ảnh xa rồi và một hình ảnh đã vĩnh viễn mất hút. Song cả hai hình ảnh, người thầy và người mẹ luôn đậm nét trong nỗi nhớ của Khôi.
Lúc ấy Việt tới. Vừa gặp Khôi, Việt đã hỏi ngay:
– Chiều qua cậu đi đâu vậy?
– À, Khôi ngập ngừng… tớ đi chữa răng!
– Hết lúc sao chọn lúc hẹn đi chữa răng!
Khôi cười cười, hỏi bạn:
– Vui không?
– Vui hết ý luôn.
– Cậu biết nhảy từ hồi nào vậy?
– Cần gì, cứ nhảy “búa xua”, miễn đừng đạp vào chân con gái là được.
– Nhỏ Hằng với nhỏ Ngà chắc nhảy giỏi lắm phải không?
– Cũng như mình thôi. Đèn mờ, nhạc giật, ai cũng nhảy “búa xua” hơi đâu mà đếm nhịp đúng sai cho mệt. Tuần tới chắc còn vui hơn nữa, có ban nhạc sống và ca sĩ thành phố biểu diễn.
– Tuần nào cũng có?
– Nhà văn hóa phường đang chiêu sinh mở lớp “Dạ vũ hồng” dạy “khiêu vũ quốc tế căn bản”. Mi ghi tên không?
– Mình con nít bày đặt học chi?
– Trẻ như bọn mình nhảy mới đẹp, thầy nói thế.
– Thầy nào?
– Thầy Tuấn.
– Tuấn nào?
– Tuấn – tài-tử, anh em bà con nhỏ Hằng được giao phụ trách lớp đêm Nhà văn hóa phường. Công nhận tay này nhảy đẹp và ca nhạc ngoại cũng hết sẩy luôn. Nhỏ Hằng nói hôm nào cho tao mượn mấy cuốn Abba mới nhất. Dạo này tao chỉ thích nghe và hát nhạc ngoại.
– Thế thì chịu khó học ngoại ngữ đi.
-Cần gì, nghe riết rồi hát y chang. Mi tưởng cứ hát nhạc ngoại là phải giỏi ngoại ngữ chắc.
– Hát mà không biết mình hát gì, nghe mà không hiểu người hát chị Rồi cũng bày đặt lắc lư, cau có, ủ ê, phẫn nô… y hệt những con rốt trong phim hoạt hình…
– Ta không ngờ mi lạc hậu thế. Mi phải biết âm nhạc không có biên giới, không có thời gian và không gian. Cứ như mi thì một ngàn năm sau cũng không vươn lên nổi.
– Vươn lên nổi cái gì?
– Đỉnh cao thời đại.
– Tao căm ghét cái thứ chưa học lóm được thì chê là “lai căng, mất gốc” đến khi học lóm được rồi thì tự khen là “văn minh, tiên tiến”.
– Mi nói đó là cái gì?
– Cái dốt!
Việt bĩu môi khinh khỉnh:
– Mi nói y hệt thầy Hiển. Liệu mi có học giỏi được bằng thầy Hiển để rồi đi đạp xích lô không?
Câu nói của Việt như một hòn than nóng bất chợt rơi dính vào lòng bàn tay, Khôi sững người, chưa kịp buốt đau, hỏi Việt dồn dập:
– Thầy Hiển mà đi đạp xích lô à, đứa nào nói vậy?
– Cần gì đứa nào nói, chính mắt tớ thấy. Không tin, mi cứ ra bến xe khách Hàng Xanh mà kiểm chứng.
Dạy văn và ngoại ngữ, thầy Hiển là một trong những giáo viên xuất sắc của trường. Thầy có thể nói liên tiếp hàng giờ mà học trò vẫn say mê nghe, bất cứ về vấn đề gì trong môn học hay bên lề môn học. Thầy thuộc tục ngữ ca dao và lúc nào thú vị cũng có thể “nhặt lên” đem vào câu nói dễ dàng nhẹ nhàng như hái cái lá, cái hoa hay cầm cát bút, cuốn vở ở ngay quanh mình. Khi thầy lên lớp, học trò luôn có cái cảm giác hào hứng như đang cầm trên tay một tờ báo mới và muốn lật coi nhanh tất cả mọi trang. Trong thầy chất chứa nhiều thứ, như là những thức ăn vừa miệng, mà tuổi học trò đang khao khát. Nhất là khi đề cập đến cách xã giao, ứng xử trong đời sống (đâu có nằm trong môn học nào) thầy vẫn không dấu được nỗi thèm muốn được thấy thế hệ “những cô cậu đàng hoàng chững chạc”…
“… – Tại sao lại cứ phải nhìn vào cái túi người tả Tại sao lại cứ thích dán con mắt lên thân hình người tả Chỉ có cách ăn nói, cư xử mới định hình được con người. Và giá trị Ở đâu? Ở trí thức con người tích lũy và đem ra sử dụng nó… “
Thầy đã từng bị Ban Giám hiệu phê bình là đi “ngoài giáo trình” nhiều quá. Song những điều thầy nói đâu có thừa. Chẳng phải là quá cần thiết đối với học trò khi thầy có cả một kho những “danh nhân thế giới” mà giờ học nào thầy cũng không quên “mời” một ngài đứng ra làm gương cho học trò của mình soi bóng tương lai.
“… Thế giới có cả một kho báu là các danh nhân, chúng ta không biết tới thì làm sao mơ tưởng đến “giàu có” ở tương lai. Trước chúng ta đã từng có những người mang cánh thì tại sao đến nay chúng ta lại chấp nhận lết trên mặt đất. Phải học tập được cách bay của những người đi trước và chúng ta sẽ bay cao và bay xa hơn họ. Muốn như thế… “
Không ai nghi ngờ về khả năng hiểu biết của thầy Hiển, đôi tròng kính quá dày và cả một gian nhà sách báo các loại của thầy cũng nói lên pphần nào điều ấy. Vài bằng cấp ngoại ngữ thêm khẳng định trình độ nhận thức của thầy không thể ở mức tầm thường. Cũng không ai muốn xác định lại khả năng sư phạm và tinh thần trách nhiệm của thầy, vì thầy hiếm khi bỏ lỡ giờ nếu không nói là rất mực đều đặn. Giờ của thầy lại không nhất thiết nằm trong chừng mực của hai tiếng chuông báo hiệu đầu giờ và cuối giờ. Thầy vẫn thường “ăn gian” mười phút giờ chơi mà học sinh tình nguyện thích thú, nếu điều thầy nói còn dở dang. Cuối năm tỷ số không đủ điểm trong môn thầy dạy phải thi lại rất ít.
Có lần thầy Hiệu trưởng tâm sự với một vài giáo viên trường:
– Nếu thầy Hiển được bầu là giáo viên tiên tiến tôi sẽ không phản đối gì. Nhưng nếu đề nghị thì không bao giờ là tôi.
Mười năm liền điều ấy không bao giờ xảy ra với thầy Hiển và hình như thầy cũng không cho đó là quan trọng lắm. Hết tiết dạy, có khi đã quá giờ, thầy không thường trà nước trên phòng giáo vụ nên thầy có vẻ cô đơn lạc lõng trong các sinh hoạt của trường. Trừ ra những buổi họp định kỳ đòi hỏi phải có mặt, người ta mới thấy rõ thầy không lẫn vào trong đám học sinh, đứng bên các đồng nghiệp. Người gác dan già nửa đùa nửa thật nói với thầy:
– Có thể thầy dư chất để dạy học nhưng hình như lại thiếu vắng một cái gì đó kh