ại tai Thỏ?
– Lơ mơ là xoắn tai liền. Năm ngoái ông ấy xoắn rách tai một đứa cơ mà.
– Lý do?
– Thầy đi qua không chào lại còn hí lên.
– Vô lý
– Mày quên thầy hiệu phó mình tên Ngọ à?
– Đáng đời, biết hí mà không biết phi nước đại, chậm chân rách tai là phải.
– Chạy đi đâu mà thoát, họa chăng có trốn khỏi trường. Mày phải biết, chuyện gì ở đâu trong trường này lại không tới tai thầy Hiệu phó.
– Thế chuyện tao và thằng Việt bị gọi lên văn phòng đứa nào đi báo cáo?
– Còn phải hỏi.
– Bọn con gái phải không?
– Không đời nào.
– Chẳng lẽ thằng Thọ?
– Còn phải hỏi.
– Thằng hèn, a dua rồi còn lén lút đi chọt.
– Mày dám đụng tới nó không?
– Cứ để đó, tao không tha đâu. Thà rằng nó thẳng thắn phê bình tao chấp nhận.
Khôi hậm hực đi tìm Việt ngaỵ Việt đang bị Ngà và Hằng bao vây xỉa xói gì đó. Khôi toan nhào vào cứu bồ nhưng liếc thấy có cả Uyên gần đấy, tự dưng Khôi lảng đi.
– Các cậu hẹn lèo làm tụi này ngóng dài cổ?
– Con gái cổ dài càng đẹp chứ sao.
– Đừng có rủa tụi này làm con cò phải đứng một chân. Trả lời đi, cớ “siu” gặp tui hẹn lát nữa tới rồi lại lặn
luôn?
– Làm ế rổ bánh xèo của người ta.
– Tội nghiệp con Ngà suýt bội thực.
– Thế ngày mai còn bánh xèo không, các bạn?
– Còn khuya.
– Tiếc thật, tại Khôi hết.
– Tại sao lại tại Khôi?
– Đã gần tới nhà Hằng rồi tự dưng hắn lại đổi ý nhất định quay về.
– Phải hỏi tội tay này mới được.
– Dám coi thường lời hẹn của con gái.
Hằng mím môi, Ngà trừng mắt. Uyên xem vào:
– Thôi, tha cho hắn đi, các chị. Có hằn thù chi nhau thì bữa nào hẹn giải quyết trên bàn ping-pong.
Ngà reo lên:
– Phải đấy. Ngay chiều naỵ Yêu cầu Việt giữ lời hứa… lượm banh cho tới đến khi nào tôi thắng Việt.
– Hứa thì giữ chứ sợ chi ai.
Buổi chiều tại tụ điểm bóng bàn của chú Thuyên từ 3 giờ đã đông đủ Hằng, Ngà, và Uyên. Việt tới có một mình.
– Còn Khôi đâu?
– Báo cáo vắng mặt không lý do.
Rất nhanh Uyên nghĩ tới bài toán và những lời của thầy Luận.
Bài toán của Khôi sẽ xong và đầy đủ. Còn bài toán của mình? Cũng sẽ như của Ngà của Hằng của Việt hay phần đông các bạn khác trong lớp, chỉ xong một nửa – Còn một nửa kia nó ở đâu? Ở trong sợ thông minh hay sự chăm chỉ? Nhưng chắc chắn nó không bao giờ nằm trong sự lười biếng.
Có rất nhiều điều người ta mong muốn nhưng chẳng phải thường nó ở trong tầm taỵ Có một điều người ta chẳng muốn nghĩ tới mà lúc nào nó cũng chực chờ ngay bên: Đó là sự biếng nhác. Nó chọn những càn gần cái dễ. Nó đặt tên cho bao công việc sẽ làm ở ngày mai nhưng không bao giờ làm xong. Nó đổ thừa cho người này việc nọ, lúc đó chuyện kia.
– Nếu không quyết tâm sẽ không bao giờ làm được việc gì cháu ạ.
Chú Thuyên r
rít một hơi thuốc dài từ cái “pip” lâu nay đã nằm chung vào khuôn mặt người đàn ông tóc bạc như cước mỗi lần Uyên nghĩ tới. Dù có khó hay không, cái “píp” ấy vẫn nằm ở khóe môi ông như một trang sức.
– Thời bằng cháu, chú cũng mộng nhiều thứ lắm chứ. Rốt cuộc rồi cũng chẳng đâu ra đâu cả. Vừa vì ham vui, vừa vì không biết đặt cho mình một hướng nào nhất định.
– Chú không đổ thừa cho cái số lận đận nữa à?
– Đổ thừa cho cái số với cái thời cũng chỉ là một cách nói an ủi thôi, cháu ạ. Chỉ vì thiếu quyết tâm nên cái lười nó nuốt chửng tất cả. Cháu đã bao giờ nghĩ tới tương lai chưa?
– Hình như chưa chú ạ.
– Có đấy mà chưa định hình rõ được. Hướng nghiệp học đường chỉ là hình vẽ nhưng cánh cửa mà cuộc sống thực sự mới là bàn tay để đẩy những cánh cửa đó ra cho ta thấy có gì quyến rũ mình ở hướng ấy.
Uyên ngập ngừng, cúi xuống:
– Cháu nói chú đừng cười nhé… hồi nhỏ cấp 1 cháu mê làm cô giáo lắm. Một người hiểu biết được nhiều kẻ mến phục là một hình ảnh đẹp đối với cháu suốt một thời gian dài.
– Nhưng không được dài lắm phải không cháu?
Người chú cười. Uyên mạnh dạn:
– Cho đến bây giờ thì cháu biết đó chỉ là hình ảnh xa vời. Vì thú thực với chú là cháu học dốt quá.
– Có thực là cháu dốt không?
– Cháu thấy mình kém hơn nhiều bạn khác.
– Thường là môn Toán và môn Ngoại ngữ dễ nhận ra trình độ của mình nhất. Nếu đuối ở môn nào thì cháu nên đặc biệt trau dồi thêm ở môn đó. Điều cần nhất là đừng bao giờ nản chí. Cái khó đối với một số người trở thành quyến rũ muốn chinh phục bằng được, nhưng phần đông là buông xuôi tệ hại, cháu ạ. Điều đáng nói là bây giờ cháu có còn nuôi mộng là cô giáo?
– Cháu vẫn mê hình ảnh ấy.
– Còn mê thì còn mệt. Có mệt thì có thành công. Hạnh phúc cho những ai còn có gì để say mê đeo đuổi. Chứ như chú bây giờ nè, chả còn cái gì làm chú say mê nữa, tất nhiên trở thành người bỏ đi.
Chú Thuyên cười ha hả, thoải mái. Chợt nhận ra Uyên đang nặng trĩu tư lự, ông đánh thức cô bé bằng cái tẩu thuốc gõ lên đầu:
– Thôi đi chơi tiếp với các bạn đi cháu, không nên ưu tư quá đáng. À, hình như trong nhóm cháu hôm nay vắng mất một tay phải không?
Khi vắng Khôi làm Uyên nhớ ngay tới bài toán và lời dặn của thầy Luận. Uyên muốn bỏ về ngay lập tức lúc ấy. Nhưng không thể thế được, những cái miệng của Ngà và Hằng đâu dễ tha thứ. Nó sẽ phát ầm lên rằng Khôi thế này, Uyên thế nọ. Kỳ chết được. Uyên phải bấm bụng ở lại. Chơi với Hằng được hết một “xéc” banh, Uyên chán bỏ ra tìm chú Thuyên nói chuyện.
Bây giờ các bạn đã buông vợt. Ngà mát mẻ khỏe mạnh trong chiếc áo thun rộng và “soóc” trắng đúng điệu thể thao, tươi cười bên Hằng bước ra.
– Trông Ngà như một kiện tướng bóng bàn.
Uyên nói. Hằng sửa lại:
– Một kiện tướng bóng dưới gầm bàn mới đúng.
Ngà nhìn sang Việt:
– Huấn luyện viên, ngài nỡ để khán giả xỉ vả gà nhà thế sao?
Việt lau mồ hôi trán, nhận định:
– Ngà chơi có khá hơn nhưng vẫn cái lối xử dụng sức mạnh cả cánh tay, có ngày chẳng thấy banh đâu mà nhặt.
Ngà tung cái khăn tay rút từ túi mình cho Việt:
– Huấn kuyện viên kiêm nhặt banh viên, ngài nên nghĩ rằng có ngày ngài sẽ hãnh diện đứng bên tôi đấy.
Cả bọn cười vui vẻ. Khi ra tới cửa, Uyên khẽ nói vào tai bạn:
– Ngà ơi, mi làm ơn cài bớt cái nút áo cổ lại, bọn con trai đang nhìn mi kìa.
Ngà đẩy bạn ra, nói to:
– Nóng quá, để cho mát mẻ một tí có chết chóc ai đâu mà lo.
Uyên cảm thấy tự nhiên mình xa bạn, hơn một cái đẩy tay.
Giờ tan học Uyên như nghe có tiếng ai gọi mình giữa sân. Nhưng không phải, Ngà và Hằng đã về trước rồi với các bạn. Những cảnh áo trắng ùa ra khỏi cổng rồi túa ra các ngả đường như một đàn chim. Trong nắng trưa, những cánh chim làm như trắng hơn, trong hơn và rộn rả hơn trong bầu trời thênh thang mà Uyên đứng nhìn từ hành lang trên cao. Không chen chúc
– Lơ mơ là xoắn tai liền. Năm ngoái ông ấy xoắn rách tai một đứa cơ mà.
– Lý do?
– Thầy đi qua không chào lại còn hí lên.
– Vô lý
– Mày quên thầy hiệu phó mình tên Ngọ à?
– Đáng đời, biết hí mà không biết phi nước đại, chậm chân rách tai là phải.
– Chạy đi đâu mà thoát, họa chăng có trốn khỏi trường. Mày phải biết, chuyện gì ở đâu trong trường này lại không tới tai thầy Hiệu phó.
– Thế chuyện tao và thằng Việt bị gọi lên văn phòng đứa nào đi báo cáo?
– Còn phải hỏi.
– Bọn con gái phải không?
– Không đời nào.
– Chẳng lẽ thằng Thọ?
– Còn phải hỏi.
– Thằng hèn, a dua rồi còn lén lút đi chọt.
– Mày dám đụng tới nó không?
– Cứ để đó, tao không tha đâu. Thà rằng nó thẳng thắn phê bình tao chấp nhận.
Khôi hậm hực đi tìm Việt ngaỵ Việt đang bị Ngà và Hằng bao vây xỉa xói gì đó. Khôi toan nhào vào cứu bồ nhưng liếc thấy có cả Uyên gần đấy, tự dưng Khôi lảng đi.
– Các cậu hẹn lèo làm tụi này ngóng dài cổ?
– Con gái cổ dài càng đẹp chứ sao.
– Đừng có rủa tụi này làm con cò phải đứng một chân. Trả lời đi, cớ “siu” gặp tui hẹn lát nữa tới rồi lại lặn
luôn?
– Làm ế rổ bánh xèo của người ta.
– Tội nghiệp con Ngà suýt bội thực.
– Thế ngày mai còn bánh xèo không, các bạn?
– Còn khuya.
– Tiếc thật, tại Khôi hết.
– Tại sao lại tại Khôi?
– Đã gần tới nhà Hằng rồi tự dưng hắn lại đổi ý nhất định quay về.
– Phải hỏi tội tay này mới được.
– Dám coi thường lời hẹn của con gái.
Hằng mím môi, Ngà trừng mắt. Uyên xem vào:
– Thôi, tha cho hắn đi, các chị. Có hằn thù chi nhau thì bữa nào hẹn giải quyết trên bàn ping-pong.
Ngà reo lên:
– Phải đấy. Ngay chiều naỵ Yêu cầu Việt giữ lời hứa… lượm banh cho tới đến khi nào tôi thắng Việt.
– Hứa thì giữ chứ sợ chi ai.
Buổi chiều tại tụ điểm bóng bàn của chú Thuyên từ 3 giờ đã đông đủ Hằng, Ngà, và Uyên. Việt tới có một mình.
– Còn Khôi đâu?
– Báo cáo vắng mặt không lý do.
Rất nhanh Uyên nghĩ tới bài toán và những lời của thầy Luận.
Bài toán của Khôi sẽ xong và đầy đủ. Còn bài toán của mình? Cũng sẽ như của Ngà của Hằng của Việt hay phần đông các bạn khác trong lớp, chỉ xong một nửa – Còn một nửa kia nó ở đâu? Ở trong sợ thông minh hay sự chăm chỉ? Nhưng chắc chắn nó không bao giờ nằm trong sự lười biếng.
Có rất nhiều điều người ta mong muốn nhưng chẳng phải thường nó ở trong tầm taỵ Có một điều người ta chẳng muốn nghĩ tới mà lúc nào nó cũng chực chờ ngay bên: Đó là sự biếng nhác. Nó chọn những càn gần cái dễ. Nó đặt tên cho bao công việc sẽ làm ở ngày mai nhưng không bao giờ làm xong. Nó đổ thừa cho người này việc nọ, lúc đó chuyện kia.
– Nếu không quyết tâm sẽ không bao giờ làm được việc gì cháu ạ.
Chú Thuyên r
rít một hơi thuốc dài từ cái “pip” lâu nay đã nằm chung vào khuôn mặt người đàn ông tóc bạc như cước mỗi lần Uyên nghĩ tới. Dù có khó hay không, cái “píp” ấy vẫn nằm ở khóe môi ông như một trang sức.
– Thời bằng cháu, chú cũng mộng nhiều thứ lắm chứ. Rốt cuộc rồi cũng chẳng đâu ra đâu cả. Vừa vì ham vui, vừa vì không biết đặt cho mình một hướng nào nhất định.
– Chú không đổ thừa cho cái số lận đận nữa à?
– Đổ thừa cho cái số với cái thời cũng chỉ là một cách nói an ủi thôi, cháu ạ. Chỉ vì thiếu quyết tâm nên cái lười nó nuốt chửng tất cả. Cháu đã bao giờ nghĩ tới tương lai chưa?
– Hình như chưa chú ạ.
– Có đấy mà chưa định hình rõ được. Hướng nghiệp học đường chỉ là hình vẽ nhưng cánh cửa mà cuộc sống thực sự mới là bàn tay để đẩy những cánh cửa đó ra cho ta thấy có gì quyến rũ mình ở hướng ấy.
Uyên ngập ngừng, cúi xuống:
– Cháu nói chú đừng cười nhé… hồi nhỏ cấp 1 cháu mê làm cô giáo lắm. Một người hiểu biết được nhiều kẻ mến phục là một hình ảnh đẹp đối với cháu suốt một thời gian dài.
– Nhưng không được dài lắm phải không cháu?
Người chú cười. Uyên mạnh dạn:
– Cho đến bây giờ thì cháu biết đó chỉ là hình ảnh xa vời. Vì thú thực với chú là cháu học dốt quá.
– Có thực là cháu dốt không?
– Cháu thấy mình kém hơn nhiều bạn khác.
– Thường là môn Toán và môn Ngoại ngữ dễ nhận ra trình độ của mình nhất. Nếu đuối ở môn nào thì cháu nên đặc biệt trau dồi thêm ở môn đó. Điều cần nhất là đừng bao giờ nản chí. Cái khó đối với một số người trở thành quyến rũ muốn chinh phục bằng được, nhưng phần đông là buông xuôi tệ hại, cháu ạ. Điều đáng nói là bây giờ cháu có còn nuôi mộng là cô giáo?
– Cháu vẫn mê hình ảnh ấy.
– Còn mê thì còn mệt. Có mệt thì có thành công. Hạnh phúc cho những ai còn có gì để say mê đeo đuổi. Chứ như chú bây giờ nè, chả còn cái gì làm chú say mê nữa, tất nhiên trở thành người bỏ đi.
Chú Thuyên cười ha hả, thoải mái. Chợt nhận ra Uyên đang nặng trĩu tư lự, ông đánh thức cô bé bằng cái tẩu thuốc gõ lên đầu:
– Thôi đi chơi tiếp với các bạn đi cháu, không nên ưu tư quá đáng. À, hình như trong nhóm cháu hôm nay vắng mất một tay phải không?
Khi vắng Khôi làm Uyên nhớ ngay tới bài toán và lời dặn của thầy Luận. Uyên muốn bỏ về ngay lập tức lúc ấy. Nhưng không thể thế được, những cái miệng của Ngà và Hằng đâu dễ tha thứ. Nó sẽ phát ầm lên rằng Khôi thế này, Uyên thế nọ. Kỳ chết được. Uyên phải bấm bụng ở lại. Chơi với Hằng được hết một “xéc” banh, Uyên chán bỏ ra tìm chú Thuyên nói chuyện.
Bây giờ các bạn đã buông vợt. Ngà mát mẻ khỏe mạnh trong chiếc áo thun rộng và “soóc” trắng đúng điệu thể thao, tươi cười bên Hằng bước ra.
– Trông Ngà như một kiện tướng bóng bàn.
Uyên nói. Hằng sửa lại:
– Một kiện tướng bóng dưới gầm bàn mới đúng.
Ngà nhìn sang Việt:
– Huấn luyện viên, ngài nỡ để khán giả xỉ vả gà nhà thế sao?
Việt lau mồ hôi trán, nhận định:
– Ngà chơi có khá hơn nhưng vẫn cái lối xử dụng sức mạnh cả cánh tay, có ngày chẳng thấy banh đâu mà nhặt.
Ngà tung cái khăn tay rút từ túi mình cho Việt:
– Huấn kuyện viên kiêm nhặt banh viên, ngài nên nghĩ rằng có ngày ngài sẽ hãnh diện đứng bên tôi đấy.
Cả bọn cười vui vẻ. Khi ra tới cửa, Uyên khẽ nói vào tai bạn:
– Ngà ơi, mi làm ơn cài bớt cái nút áo cổ lại, bọn con trai đang nhìn mi kìa.
Ngà đẩy bạn ra, nói to:
– Nóng quá, để cho mát mẻ một tí có chết chóc ai đâu mà lo.
Uyên cảm thấy tự nhiên mình xa bạn, hơn một cái đẩy tay.
Giờ tan học Uyên như nghe có tiếng ai gọi mình giữa sân. Nhưng không phải, Ngà và Hằng đã về trước rồi với các bạn. Những cảnh áo trắng ùa ra khỏi cổng rồi túa ra các ngả đường như một đàn chim. Trong nắng trưa, những cánh chim làm như trắng hơn, trong hơn và rộn rả hơn trong bầu trời thênh thang mà Uyên đứng nhìn từ hành lang trên cao. Không chen chúc