g. Bắt tội Việt lại phải đi nhặt banh ở một điểm rơi không bao giờ có trên sách vở. Các bạn thích thú cười nghiêng ngả. Hằng bảo: Thôi, đừng phát ngôn nữa Ngà. Ngà cãi: Thôi sao được, mi có thấy trái nào đối phương cũng hết đường đỡ không, mình chơi độc lắm chứ. – Việt ơi, bạn bị hợm nhỏ Ngà rồi, buông vợt chịu thua sớm đi khỏi phải nhặt banh đỡ mệt.
Uyên bảo vậy, Ngà không chịu:
– Việt đừng nghe xúi dại, bạn có đồng ý là chơi với tôi vui không?
Có lẽ vui thật. Việt đưa cánh tay áo lên gạt những hạt mồ hôi trên trán và sãn sàng nhặt những trái banh ở địa chỉ xa hơn.
Mải theo dỏi cuộc đọ sức (không đọ tài), các bạn không để ý Khôi đã lẩn đâu mất trong đám đông. Nhìn ra cửa Uyên thấy Khôi đang đứng ở đấy, gác chân lên một chiếc xe đạp, cái đầu tóc dài của hắn rũ xuống.
– Tưởng Khôi về rồi?
Hơi lúng túng khi ngửng lên thấy Uyên, Khôi vội đứng thẳng người.
– Còn chờ Việt nữa chứ.
– Mới có bàn trống sao Khôi không vào chơi?
– Bọn này mới tập chơi, chơi chán lắm.
Chợt Uyên nhận ra có những tàn thuốc lả tả dưới chân Khôi tự lúc nào làm cô ta giật mình. Cái anh chàng này đã tập hút thuốc bao lâu rồi nhỉ, thật không ngờ. Không thể chấp nhận nổi những ngón tay cầm bút thường ngày lại có những lúc kẹp điếu thuốc, đáng kinh tởm. Không chừng hắn còn biết nốc rượu và đánh lộn nữa. Tất cả những trò đùa nghịch ngợm trong lớp của Khôi có phải nằm trong một chuỗi những điều có thể ấy? Và có phải vì một lần nặng tiếng của Uyên mà từ đó Khôi thường hay tránh chạm mặt Uyên? Tất cả những điều ấy có một cái gì như sự quyến rũ đối với tính tò mò con gái, Uyên muốn tự mình hiểu rõ.
– Hình như các bạn đang gọi Uyên kìa.
– Khôi không vào cứu bồ, để con Ngà nó quần Việt bò ra mất.
Việt trật cúc áo ngực, mồ hôi vã ra trán, bết lấy tóc. Tiếng thở lẫn với tiếng cười:
– Ngà chơi bóng bàn mà tạt như cầu lông ấy, ai mà đỡ cho nổi.
Khôi gom lại những cây vợt, vui vẻ:
– Ai thắng?
Hằng tuyên bố với trái banh đưa lên cao:
– Ai cũng thắng cả, chỉ có trái banh là thua, dập banh rồi.
Những người bạn chia tay nhau bên xe nước mía, còn hẹn những cuộc đụng độ sau. Việt hứa sẽ chịu khó lượm banh tiếp cho đến khi Ngà… đập hết chục mười hai trái banh. Còn Uyên thì nghĩ tới một cái kéo cho mái tóc bù xù của Khôi trên đường về, lúc mỗi người ngoái lại chỉ còn thấy lưng áo nhau.
Ngà xích lại gần Uyên:
– Đôi khi nhìn nghiêng thấy mi đẹp thật đấy Uyên ạ.
– Thôi đừng tán nhảm nữa, không làm bài ngồi yên để người khác làm.
– Ta không hiểu cái tên ngu xuẩn ngốc nghếch nào đã bày ra cái môn toán rắc rối mù học xong rồi chẳng để làm gì cả.
-…
– Theo ta thì nên dẹp cái môn toán trừu tượng vô bổ này đi. Ít ra là với bọn con gái, nó chỉ sớm làm mình phai tàn sắc đẹp. Mi đồng ý không?
– Nhỏ thôi, thầy nhìn kìa.
Có tiếng râm ran hỏi nhau nho nhỏ truyền lan khắp lớp lúc bài toán đã bước sang phần khó hơn. Khi thầy bước ra ngoài hành lang thì tiếng ồn vượt khỏi các bàn và nhảy tràn qua các bàn khác:
– Hỏi cái máy vi tính Vỹ xem nó có đáp số chưa?
Vỹ ngồi bàn trên cùng. Vì mắt kém nên xin được ngồi sát bảng nhìn cho rõ, cô bé vẫn cắm cúi như muốn dán lấy tờ giấy trên bàn. Mai ngồi bên cạnh quay lại tuyên bố:
– Đã xong nhưng máy vi tính còn đang kiểm lại lần chót, kết quả sẽ thông báo sau.
Dãy bàn con trai lộn xộn hơn, Thọ nhoài người lên bàn trên:
– Ê Khôi, xong rồi ưu tiên cho tao phô-tô-cóp-pi hai mắt trước đấy nhé.
Việt quay lại:
– Còn khuya, muốn gì phải thông qua tao trước đã.
– Ê Khôi, bữa nay mày không nhặt được cái gì rơi trong lớp nữa sao?
– Câm cái mồm lại. Người khôn của khó, ai dại mà đánh rơi mãi cho mày lượm.
Thầy Luận bước vào lớp gợi sự chú ý yên lặng bằng tiếng cây thước dài gõ xuống bàn liên tục:
– Đủ rồi. Bây giờ tôi hỏi xem có em nào muốn nạp bài không?
– Thưa thầy khó quá.
– Thầy để kỳ sau đi, thầy.
– Yên lặng tôi hỏi rồi đưa tay lên. Những em nào đã làm hết phần đầu?
Hầu như cả lớp đưa tay lên.
– Những em nào làm hết phần hai?
Một nửa lớp.
– Có ai đã làm xong cả ba phần?
Lác đác vài ba cánh tay đưa lên nhưng không được thẳng lắm, ý chừng vẫn không chắc là mình đúng.
Thầy kết luận:
– Tôi đã biết qua trình độ các em. Bài kiểm này các em cứ mang về nhà làm tiếp. Như thế các em được quyền tham khảo lại các bài học, có thì giờ để bàn bạc nhóm với nhau nếu thấy cần. Giờ toán kỳ tới tôi sẽ chọn bất chợt một bài của em nào đã làm để kiểm tra trên bảng. Các em nhớ chứ?
Trên bàn đầu có trò đứng dậy:
– Thưa thầy nếu xong có thể nộp ngay bây giờ được không ạ?
Thầy Luận tròn mắt:
– Em à? Cứ nạp cho thầy!
Mai bẽn lẽn:
– Thưa thầy không phải em mà là bạn Vỹ.
– Còn em trai, có em nào?
Các bạn đổ mắt về Khôi và Tùng. Khôi và Tùng có thể đã xong nhưng vẫn còn ở trên giấy nháp.
– Thế là thua nữ nhi cả nhé.
Thầy Luận đến tận bàn nhận bài kiểm của Vỹ, vui vẻ tiếp:
– Mới đầu thế kỷ 20 chỉ lác đác các nữ danh nhân mà trong thế kỷ này vai trò lãnh đạo số 1 trong các quốc gia phụ nữ không phải là hiếm. Cứ cái đà này sang đến thế kỷ 21 vai trò lãnh đạo thế giới sẽ về tay phụ nữ hết mất thôi.
Một trò nam lên tiếng:
– Thưa thầy có phải vì thế mà từ trước tới nay các đầu bếp nổi tiếng thế giới vẫn chỉ là các ông?
– Một an ủi không lấy gì đáng hãnh diện.
– Thưa thầy nếu chỉ theo kịp được thì cũng đâu có gì hãnh diện.
Một trò nữ lớn tiếng:
– Thế đàn ông con trai có bao giờ mang bầu và sanh đẻ được không?
Câu hỏi không lời giải đáp. Cả lớp ồn lên cùng với tiếng chuông báo hiệu giờ chơi.
Một tướng nhảy lên bàn, cừng xổ:
– Bạn nào vừa đặt câu hỏi ấy?
– Ai không trả lời được thì hỏi ai làm gì.
Bọn con gái át giọng. Kẻ đứng trên bàn la to hơn:
– Tôi muốn mời bạn ấy ghi tên tham dự Olympic môn cử tạ.
Đợi cho tiếng ồn đắc thắng của phái khỏe lắng bớt, phái yếu có kẻ lên tiếng:
– Năm nay thành phố không tổ chức thi Hoa hậu nữa mà tổ chức thi… Bướm hậu, nếu bạn nào chưa ghi tên thì nên đi ghi tên mau kẻo trễ.
Kẻ được mời ghi tên dự thi Bướm hậu đang… đậu trên bàn vội bay ra ngoài hành lang và lẫn vào trong đám đông những hoa những bướm đang tung tăng tràn sân nắng, đầy tiếng cười.
Giữa sân tiếng thầy hiệu phó vang lên trong chiếc loa phóng thanh nhắc nhở học sinh về 10 Điều kỷ luật của trường đồng thời phát động phong trào thi đua giữ gìn kỷ luật giữa các lớp. Giọng thầy rắn rỏi, dứt khoát như những nhát búa thúc vào đầu đinh:
-… Sẽ không có một học sinh nào vô kỷ luật trong trường tạ Trường ta nhất định phải là một trường điểm, đi đầu trong vấn đề kỷ luật.
– Kỳ này ba thằng Thọ được bầu làm hiệu phó, cả trường mình sẽ là tai thỏ hết mày ơi.
– Sao l
Uyên bảo vậy, Ngà không chịu:
– Việt đừng nghe xúi dại, bạn có đồng ý là chơi với tôi vui không?
Có lẽ vui thật. Việt đưa cánh tay áo lên gạt những hạt mồ hôi trên trán và sãn sàng nhặt những trái banh ở địa chỉ xa hơn.
Mải theo dỏi cuộc đọ sức (không đọ tài), các bạn không để ý Khôi đã lẩn đâu mất trong đám đông. Nhìn ra cửa Uyên thấy Khôi đang đứng ở đấy, gác chân lên một chiếc xe đạp, cái đầu tóc dài của hắn rũ xuống.
– Tưởng Khôi về rồi?
Hơi lúng túng khi ngửng lên thấy Uyên, Khôi vội đứng thẳng người.
– Còn chờ Việt nữa chứ.
– Mới có bàn trống sao Khôi không vào chơi?
– Bọn này mới tập chơi, chơi chán lắm.
Chợt Uyên nhận ra có những tàn thuốc lả tả dưới chân Khôi tự lúc nào làm cô ta giật mình. Cái anh chàng này đã tập hút thuốc bao lâu rồi nhỉ, thật không ngờ. Không thể chấp nhận nổi những ngón tay cầm bút thường ngày lại có những lúc kẹp điếu thuốc, đáng kinh tởm. Không chừng hắn còn biết nốc rượu và đánh lộn nữa. Tất cả những trò đùa nghịch ngợm trong lớp của Khôi có phải nằm trong một chuỗi những điều có thể ấy? Và có phải vì một lần nặng tiếng của Uyên mà từ đó Khôi thường hay tránh chạm mặt Uyên? Tất cả những điều ấy có một cái gì như sự quyến rũ đối với tính tò mò con gái, Uyên muốn tự mình hiểu rõ.
– Hình như các bạn đang gọi Uyên kìa.
– Khôi không vào cứu bồ, để con Ngà nó quần Việt bò ra mất.
Việt trật cúc áo ngực, mồ hôi vã ra trán, bết lấy tóc. Tiếng thở lẫn với tiếng cười:
– Ngà chơi bóng bàn mà tạt như cầu lông ấy, ai mà đỡ cho nổi.
Khôi gom lại những cây vợt, vui vẻ:
– Ai thắng?
Hằng tuyên bố với trái banh đưa lên cao:
– Ai cũng thắng cả, chỉ có trái banh là thua, dập banh rồi.
Những người bạn chia tay nhau bên xe nước mía, còn hẹn những cuộc đụng độ sau. Việt hứa sẽ chịu khó lượm banh tiếp cho đến khi Ngà… đập hết chục mười hai trái banh. Còn Uyên thì nghĩ tới một cái kéo cho mái tóc bù xù của Khôi trên đường về, lúc mỗi người ngoái lại chỉ còn thấy lưng áo nhau.
Ngà xích lại gần Uyên:
– Đôi khi nhìn nghiêng thấy mi đẹp thật đấy Uyên ạ.
– Thôi đừng tán nhảm nữa, không làm bài ngồi yên để người khác làm.
– Ta không hiểu cái tên ngu xuẩn ngốc nghếch nào đã bày ra cái môn toán rắc rối mù học xong rồi chẳng để làm gì cả.
-…
– Theo ta thì nên dẹp cái môn toán trừu tượng vô bổ này đi. Ít ra là với bọn con gái, nó chỉ sớm làm mình phai tàn sắc đẹp. Mi đồng ý không?
– Nhỏ thôi, thầy nhìn kìa.
Có tiếng râm ran hỏi nhau nho nhỏ truyền lan khắp lớp lúc bài toán đã bước sang phần khó hơn. Khi thầy bước ra ngoài hành lang thì tiếng ồn vượt khỏi các bàn và nhảy tràn qua các bàn khác:
– Hỏi cái máy vi tính Vỹ xem nó có đáp số chưa?
Vỹ ngồi bàn trên cùng. Vì mắt kém nên xin được ngồi sát bảng nhìn cho rõ, cô bé vẫn cắm cúi như muốn dán lấy tờ giấy trên bàn. Mai ngồi bên cạnh quay lại tuyên bố:
– Đã xong nhưng máy vi tính còn đang kiểm lại lần chót, kết quả sẽ thông báo sau.
Dãy bàn con trai lộn xộn hơn, Thọ nhoài người lên bàn trên:
– Ê Khôi, xong rồi ưu tiên cho tao phô-tô-cóp-pi hai mắt trước đấy nhé.
Việt quay lại:
– Còn khuya, muốn gì phải thông qua tao trước đã.
– Ê Khôi, bữa nay mày không nhặt được cái gì rơi trong lớp nữa sao?
– Câm cái mồm lại. Người khôn của khó, ai dại mà đánh rơi mãi cho mày lượm.
Thầy Luận bước vào lớp gợi sự chú ý yên lặng bằng tiếng cây thước dài gõ xuống bàn liên tục:
– Đủ rồi. Bây giờ tôi hỏi xem có em nào muốn nạp bài không?
– Thưa thầy khó quá.
– Thầy để kỳ sau đi, thầy.
– Yên lặng tôi hỏi rồi đưa tay lên. Những em nào đã làm hết phần đầu?
Hầu như cả lớp đưa tay lên.
– Những em nào làm hết phần hai?
Một nửa lớp.
– Có ai đã làm xong cả ba phần?
Lác đác vài ba cánh tay đưa lên nhưng không được thẳng lắm, ý chừng vẫn không chắc là mình đúng.
Thầy kết luận:
– Tôi đã biết qua trình độ các em. Bài kiểm này các em cứ mang về nhà làm tiếp. Như thế các em được quyền tham khảo lại các bài học, có thì giờ để bàn bạc nhóm với nhau nếu thấy cần. Giờ toán kỳ tới tôi sẽ chọn bất chợt một bài của em nào đã làm để kiểm tra trên bảng. Các em nhớ chứ?
Trên bàn đầu có trò đứng dậy:
– Thưa thầy nếu xong có thể nộp ngay bây giờ được không ạ?
Thầy Luận tròn mắt:
– Em à? Cứ nạp cho thầy!
Mai bẽn lẽn:
– Thưa thầy không phải em mà là bạn Vỹ.
– Còn em trai, có em nào?
Các bạn đổ mắt về Khôi và Tùng. Khôi và Tùng có thể đã xong nhưng vẫn còn ở trên giấy nháp.
– Thế là thua nữ nhi cả nhé.
Thầy Luận đến tận bàn nhận bài kiểm của Vỹ, vui vẻ tiếp:
– Mới đầu thế kỷ 20 chỉ lác đác các nữ danh nhân mà trong thế kỷ này vai trò lãnh đạo số 1 trong các quốc gia phụ nữ không phải là hiếm. Cứ cái đà này sang đến thế kỷ 21 vai trò lãnh đạo thế giới sẽ về tay phụ nữ hết mất thôi.
Một trò nam lên tiếng:
– Thưa thầy có phải vì thế mà từ trước tới nay các đầu bếp nổi tiếng thế giới vẫn chỉ là các ông?
– Một an ủi không lấy gì đáng hãnh diện.
– Thưa thầy nếu chỉ theo kịp được thì cũng đâu có gì hãnh diện.
Một trò nữ lớn tiếng:
– Thế đàn ông con trai có bao giờ mang bầu và sanh đẻ được không?
Câu hỏi không lời giải đáp. Cả lớp ồn lên cùng với tiếng chuông báo hiệu giờ chơi.
Một tướng nhảy lên bàn, cừng xổ:
– Bạn nào vừa đặt câu hỏi ấy?
– Ai không trả lời được thì hỏi ai làm gì.
Bọn con gái át giọng. Kẻ đứng trên bàn la to hơn:
– Tôi muốn mời bạn ấy ghi tên tham dự Olympic môn cử tạ.
Đợi cho tiếng ồn đắc thắng của phái khỏe lắng bớt, phái yếu có kẻ lên tiếng:
– Năm nay thành phố không tổ chức thi Hoa hậu nữa mà tổ chức thi… Bướm hậu, nếu bạn nào chưa ghi tên thì nên đi ghi tên mau kẻo trễ.
Kẻ được mời ghi tên dự thi Bướm hậu đang… đậu trên bàn vội bay ra ngoài hành lang và lẫn vào trong đám đông những hoa những bướm đang tung tăng tràn sân nắng, đầy tiếng cười.
Giữa sân tiếng thầy hiệu phó vang lên trong chiếc loa phóng thanh nhắc nhở học sinh về 10 Điều kỷ luật của trường đồng thời phát động phong trào thi đua giữ gìn kỷ luật giữa các lớp. Giọng thầy rắn rỏi, dứt khoát như những nhát búa thúc vào đầu đinh:
-… Sẽ không có một học sinh nào vô kỷ luật trong trường tạ Trường ta nhất định phải là một trường điểm, đi đầu trong vấn đề kỷ luật.
– Kỳ này ba thằng Thọ được bầu làm hiệu phó, cả trường mình sẽ là tai thỏ hết mày ơi.
– Sao l