ng già sửa xe bên đường đánh dấu hai lỗ xì bằng hai đầu que cắm vào.
Uyên hất mái tóc lên nhìn Khôi, cười:
– Khôi tài quá.
– Tài gì?
– Nói trúng y boong.
– Tưởng gì.
– Tương lai Khôi đi vá xe được.
Khôi nhìn thẳng vào đôi mắt trêu chọc của Uyên, không muốn thua sự thách thức nào đó.
– Đẹp chai như tôi mà lại đi ngồi đầu đường vá xe được à.
– Được chứ. Càng đắt khách các cô.
– Chẳng lẽ xẹp vỏ từ quận 1 lại dắt ra ngoại ô mà vá.
– Biết đâu đấy. Không xẹp vỏ, người ta cũng tự ý xì, rồi dắt xe đòi ông thợ vá chơi.
Uyên nói và nghiêng đầu dấu tiếng cười sau những ngón taỵ Khôi đẩy một cái thùng đạn chứa đồ nghề của ông thợ tới chỗ Uyên:
– Chờ ép được hai miếng và còn lâu, Uyên ngồi đây nè.
Uyên dãy nảy:
– Đừng xúi dại về phải giặt quần áo đầy dầu xe.
– Kê cuốn sách lên.
Khôi đưa cho Uyên một cuốn sách, Uyên cầm lấy định đặt xuống rồi lại thôi:
– Ai lại ngồi lên chữ nghĩa, các ông nhà văn nhà báo kiện chết.
Khôi nhìn những cái ghế thấp của một xe nước gần đấy, gợi ý:
– Để tôi mời Uyên một chỗ ngồi khác vậy.
– Ít ra cũng phải như thế chứ. Uyên đang khát muốn chết đây nè.
Hai người ngồi xuống bên chiếc ghế bàn kê sát chiếc xe nước sinh tố.
Khôi hỏi:
– Uyên uống gì?
Uyên nhìn thẳng Khôi, cười bằng mắt tinh.
– Khôi kiểm lại túi tiền của mình đi.
Khôi cũng ném ra một cái nhìn thẳng không kém dữ dội trước khi đảo mắt một lược tấm kính đầy màu sắc những thứ trái cây xếp trong đó: mãng cầu, đu đủ, cà chua, rau má, cam, chanh…
– Nếu Uyên có sức uống mỗi thứ một ly tôi cũng dư sức bao.
Uyên đỡ tay dưới má, vẫn đôi mắt ấy nhìn bạn:
– Mắt Khôi cận chỉ thấy có thế thôi à? Uyên còn nhìn thấy ở cả kia kìa: hủ tíu mì, bánh bao, bò viên, hột vịt lộn bún ốc, bún bò… Chà, chiều thứ quá… một ly nước rau má đi bác.
– Hai ly.
Hai ly nước màu xanh đầy ấp, mát rượi. Khôi uống ực một hơi hết phân nửa, còn Uyên thì nhâm nhi với cái muỗng nhỏ cùng với câu chuyện.
– Khôi biết không, năm ngoái bọn mình là vua ăn quà. Nhóm mình bốn đứa, hễ tụ nhau lại là thế nào cũng nghĩ ra một món ăn, và mỗi đứa đều sẵn sàng giới thiệu một “địa chỉ đáng tin cậy”, “hợp túi tiền”. Bởi thế khi bọn mình xáp lại có cái tật là phải kiểm điểm cái túi tiền của nhau trước đã.
– Có phải Hằng và Ngà?
– Còn Ái nữa, tiếc là nhỏ chuyển trường rồi.
– Uyên với Ngà có vẻ thân thiết quá nhỉ?
Uyên khua chiếc muỗng vào thành ly:
– Tự dưng dạo này thấy… Uyên ngập ngừng, cũng như Việt với Khôi ấy mà, phải không?
– Con trai bọn mình khác.
– Ừ, năm nay mình cũng thấy khác. Năm ngoái còn lớp mười, bọn mình con gái con trai ưa rủ nhau đi sinh hoạt chung dễ dàng, thoải mái. Lên lớp mười một, mình thấy mất cái không khí ấy, thật đáng tiếc.
Có một khoảng không tĩnh lặng giữa hai mép bàn. Hai bạn không nhìn nhau. Một lúc, Uyên nói:
– Năm ngoái còn thầy Hiển phụ trách lớp mình ưa tổ chức picnic ngoài trời vui lắm cợ Khôi có học thầy Hiển không nhỉ?
– Dạy văn và ngoại ngữ chứ gì?
– Hoàn cảnh thầy thật đáng buồn…
Khôi hồi hộp, lo lắng hỏi:
– Phải dạo này thầy đi đạp xe?
– Nghỉ rồi. Nghe đâu thầy phải đi bệnh viện Phạm Ngọc Thạch mấy lần.
– Sao Uyên biết?
– Nhỏ An bạn mình gần khu thầy ở.
– Từ hồi thầy nghỉ dạy đến giờ, Uyên có gặp thầy lần nào chưa?
– Một lần duy nhất. Dạo ấy thầy còn đạp xe. Mình và An ngồi ở nhà chờ tới tối mịt mới nghe thấy tiếng xích lô lịch kịch vào ngõ. Thấy bọn mình, thầy nhận ra ngay và đọc rõ tên từng đứa.
– Trông thầy chắc buồn lắm nhỉ?
– Không trái lại là đằng khác. Thầy rất vui vẻ thoải mái. Thầy bảo hồi đi dạy thì ngày nào chả đạp xe mấy cuốc từ Bà Chiểu qua quận Ba, có khác hơn là một chút nắng mưa. Nói thì nói thế chứ bọn mình thấy thầy nổi gân guốc và đen sạm hẳn đi.
– Thầy có nói gì với Uyên không?
– Thầy bảo, trước sau gì cũng có ngày thầy trở lại trường thôi. Mấy đời nhà thầy đều đi dạy cả mà, đâu dễ gì bỏ nghiệp được. Có điều bây giờ hoàn cảnh nhà thầy khó khăn quá, các con đông, hai vợ chồng cùng đi dạy cả thì lấy đâu cho tươm tất. Sẵn có chiếc xích lô của ông bạn “đi bảo lãnh” bỏ lại, thầy “nhặt” về sửa sơ chạy kiếm sống. Kể ra có vất vả nhưng mức sống gia đình vì thế cũng đỡ hơn.
– Uyên có nhận thấy thầy bất mãn điều gì?
– Hoàn toàn không, Uyên thấy thầy rất lạc quan. Thầy rút dưới đệm xe ra cuốn sách và mấy tờ báo mới đưa cho bọn mình xem. Thầy vẫn đọc khi rảnh rỗi.
Khôi xoay cái ly đã cạn trong đôi lòng bàn tay, như có một ý nghĩ nào đó phân vân, rồi nói:
– Khôi nghĩ với khả năng thầy mình có thể kiếm được việc gì đó khá hơn.
– Uyên cũng nghĩ thế. Nhưng thầy có nói với mình rất thực tế, xét cho cùng thì trên đời này đâu có hiếm gì những trường hợp nghịch lý. Có điều mình phải biết vươn lên.
Khôi bẻ bão tay:
– Mình muốn đi thăm thầy quá, Uyên ạ.
– Uyên cũng muốn thế nhưng thầy dặn rồi.
– Thầy dặn sao?
– Không nên đến nhà thầy nữa.
– Sao lại thế nhỉ?
Uyên ngập ngừng, nói nhỏ:
– Có lẽ thầy không thích một điều gì đó, như là một gợi buồn nhắc nhớ, Uyên nghĩ vậy.
Ngọn lửa chờn vờn nơi góc vá xe đã tắt, người thợ đang thu dọn đồ nghề vào cái hộp sắt cố ý khua tiếng động lớn cho khách chú ý đã xong công việc. Khôi trả tiền nước rồi cùng Uyên đứng dậy.
Bây giờ Uyên mới để ý, ngạc nhiên hỏi:
– Xe Khôi đâu?
– Mình đi xe buýt.
Uyên đẩy tay lái xe cho Khôi:
– Vậy thì bạn làm tái xế cho tôi đi.
Khôi không nắm lấy tay xe ngay:
– Thôi để mình…
– Giờ này làm gì còn xe buýt.
– Mình ngại…
Khôi ngần ngừ, Uyên dứt khoát:
– Bạn thật lạ. Con gái người ta không ngại thì thôi chứ. Mình là bạn cùng lớp với nhau đi chung xe thì có gì là lạ. Ai biểu đi đứng còn ôm nhau cười đùa ngả ngớn làm chị Bạn là bạn. Bạn gái, bạn trai chơi với nhau đừng vương vấn chi cả, tỉnh như không xem ai nói gì được mình.
Uyên nói thẳng một hơi, như ý nghĩ đã có sẵn tự bao giờ. Nói thì nói thế chứ, khi ngồi sau lưng một bạn khác phái, dù Uyên có cố tự nhiên đến đâu, cũng không khỏi có những ngượng ngập, xôn xao khó diễn tả. Có gì đâu. Tự dưng Uyên nghĩ tới Văn, tới người con trai theo mình những buổi tan trường. Đã lâu rồi, anh ta vẫn còn giữ với mình khoảng cách ở đằng sau. Không biết nói gì, anh ta và mình bỗng thấy vương vướng khi chạm mắt nhau. Có một cái gì đó, tất nhiên không phải là một tình bạn, khiến sự im lặng giữa hai người có một chiều sâu thăm thẳm. Có gì đâu! Có gì đâu!… Uyên thầm nhắc nhủ mình vậy.
Và sực nhớ tới lời trêu chọc của An: “Khi tìm cách chối nghĩa là đã bắt đầu dấu hiệu của
Uyên hất mái tóc lên nhìn Khôi, cười:
– Khôi tài quá.
– Tài gì?
– Nói trúng y boong.
– Tưởng gì.
– Tương lai Khôi đi vá xe được.
Khôi nhìn thẳng vào đôi mắt trêu chọc của Uyên, không muốn thua sự thách thức nào đó.
– Đẹp chai như tôi mà lại đi ngồi đầu đường vá xe được à.
– Được chứ. Càng đắt khách các cô.
– Chẳng lẽ xẹp vỏ từ quận 1 lại dắt ra ngoại ô mà vá.
– Biết đâu đấy. Không xẹp vỏ, người ta cũng tự ý xì, rồi dắt xe đòi ông thợ vá chơi.
Uyên nói và nghiêng đầu dấu tiếng cười sau những ngón taỵ Khôi đẩy một cái thùng đạn chứa đồ nghề của ông thợ tới chỗ Uyên:
– Chờ ép được hai miếng và còn lâu, Uyên ngồi đây nè.
Uyên dãy nảy:
– Đừng xúi dại về phải giặt quần áo đầy dầu xe.
– Kê cuốn sách lên.
Khôi đưa cho Uyên một cuốn sách, Uyên cầm lấy định đặt xuống rồi lại thôi:
– Ai lại ngồi lên chữ nghĩa, các ông nhà văn nhà báo kiện chết.
Khôi nhìn những cái ghế thấp của một xe nước gần đấy, gợi ý:
– Để tôi mời Uyên một chỗ ngồi khác vậy.
– Ít ra cũng phải như thế chứ. Uyên đang khát muốn chết đây nè.
Hai người ngồi xuống bên chiếc ghế bàn kê sát chiếc xe nước sinh tố.
Khôi hỏi:
– Uyên uống gì?
Uyên nhìn thẳng Khôi, cười bằng mắt tinh.
– Khôi kiểm lại túi tiền của mình đi.
Khôi cũng ném ra một cái nhìn thẳng không kém dữ dội trước khi đảo mắt một lược tấm kính đầy màu sắc những thứ trái cây xếp trong đó: mãng cầu, đu đủ, cà chua, rau má, cam, chanh…
– Nếu Uyên có sức uống mỗi thứ một ly tôi cũng dư sức bao.
Uyên đỡ tay dưới má, vẫn đôi mắt ấy nhìn bạn:
– Mắt Khôi cận chỉ thấy có thế thôi à? Uyên còn nhìn thấy ở cả kia kìa: hủ tíu mì, bánh bao, bò viên, hột vịt lộn bún ốc, bún bò… Chà, chiều thứ quá… một ly nước rau má đi bác.
– Hai ly.
Hai ly nước màu xanh đầy ấp, mát rượi. Khôi uống ực một hơi hết phân nửa, còn Uyên thì nhâm nhi với cái muỗng nhỏ cùng với câu chuyện.
– Khôi biết không, năm ngoái bọn mình là vua ăn quà. Nhóm mình bốn đứa, hễ tụ nhau lại là thế nào cũng nghĩ ra một món ăn, và mỗi đứa đều sẵn sàng giới thiệu một “địa chỉ đáng tin cậy”, “hợp túi tiền”. Bởi thế khi bọn mình xáp lại có cái tật là phải kiểm điểm cái túi tiền của nhau trước đã.
– Có phải Hằng và Ngà?
– Còn Ái nữa, tiếc là nhỏ chuyển trường rồi.
– Uyên với Ngà có vẻ thân thiết quá nhỉ?
Uyên khua chiếc muỗng vào thành ly:
– Tự dưng dạo này thấy… Uyên ngập ngừng, cũng như Việt với Khôi ấy mà, phải không?
– Con trai bọn mình khác.
– Ừ, năm nay mình cũng thấy khác. Năm ngoái còn lớp mười, bọn mình con gái con trai ưa rủ nhau đi sinh hoạt chung dễ dàng, thoải mái. Lên lớp mười một, mình thấy mất cái không khí ấy, thật đáng tiếc.
Có một khoảng không tĩnh lặng giữa hai mép bàn. Hai bạn không nhìn nhau. Một lúc, Uyên nói:
– Năm ngoái còn thầy Hiển phụ trách lớp mình ưa tổ chức picnic ngoài trời vui lắm cợ Khôi có học thầy Hiển không nhỉ?
– Dạy văn và ngoại ngữ chứ gì?
– Hoàn cảnh thầy thật đáng buồn…
Khôi hồi hộp, lo lắng hỏi:
– Phải dạo này thầy đi đạp xe?
– Nghỉ rồi. Nghe đâu thầy phải đi bệnh viện Phạm Ngọc Thạch mấy lần.
– Sao Uyên biết?
– Nhỏ An bạn mình gần khu thầy ở.
– Từ hồi thầy nghỉ dạy đến giờ, Uyên có gặp thầy lần nào chưa?
– Một lần duy nhất. Dạo ấy thầy còn đạp xe. Mình và An ngồi ở nhà chờ tới tối mịt mới nghe thấy tiếng xích lô lịch kịch vào ngõ. Thấy bọn mình, thầy nhận ra ngay và đọc rõ tên từng đứa.
– Trông thầy chắc buồn lắm nhỉ?
– Không trái lại là đằng khác. Thầy rất vui vẻ thoải mái. Thầy bảo hồi đi dạy thì ngày nào chả đạp xe mấy cuốc từ Bà Chiểu qua quận Ba, có khác hơn là một chút nắng mưa. Nói thì nói thế chứ bọn mình thấy thầy nổi gân guốc và đen sạm hẳn đi.
– Thầy có nói gì với Uyên không?
– Thầy bảo, trước sau gì cũng có ngày thầy trở lại trường thôi. Mấy đời nhà thầy đều đi dạy cả mà, đâu dễ gì bỏ nghiệp được. Có điều bây giờ hoàn cảnh nhà thầy khó khăn quá, các con đông, hai vợ chồng cùng đi dạy cả thì lấy đâu cho tươm tất. Sẵn có chiếc xích lô của ông bạn “đi bảo lãnh” bỏ lại, thầy “nhặt” về sửa sơ chạy kiếm sống. Kể ra có vất vả nhưng mức sống gia đình vì thế cũng đỡ hơn.
– Uyên có nhận thấy thầy bất mãn điều gì?
– Hoàn toàn không, Uyên thấy thầy rất lạc quan. Thầy rút dưới đệm xe ra cuốn sách và mấy tờ báo mới đưa cho bọn mình xem. Thầy vẫn đọc khi rảnh rỗi.
Khôi xoay cái ly đã cạn trong đôi lòng bàn tay, như có một ý nghĩ nào đó phân vân, rồi nói:
– Khôi nghĩ với khả năng thầy mình có thể kiếm được việc gì đó khá hơn.
– Uyên cũng nghĩ thế. Nhưng thầy có nói với mình rất thực tế, xét cho cùng thì trên đời này đâu có hiếm gì những trường hợp nghịch lý. Có điều mình phải biết vươn lên.
Khôi bẻ bão tay:
– Mình muốn đi thăm thầy quá, Uyên ạ.
– Uyên cũng muốn thế nhưng thầy dặn rồi.
– Thầy dặn sao?
– Không nên đến nhà thầy nữa.
– Sao lại thế nhỉ?
Uyên ngập ngừng, nói nhỏ:
– Có lẽ thầy không thích một điều gì đó, như là một gợi buồn nhắc nhớ, Uyên nghĩ vậy.
Ngọn lửa chờn vờn nơi góc vá xe đã tắt, người thợ đang thu dọn đồ nghề vào cái hộp sắt cố ý khua tiếng động lớn cho khách chú ý đã xong công việc. Khôi trả tiền nước rồi cùng Uyên đứng dậy.
Bây giờ Uyên mới để ý, ngạc nhiên hỏi:
– Xe Khôi đâu?
– Mình đi xe buýt.
Uyên đẩy tay lái xe cho Khôi:
– Vậy thì bạn làm tái xế cho tôi đi.
Khôi không nắm lấy tay xe ngay:
– Thôi để mình…
– Giờ này làm gì còn xe buýt.
– Mình ngại…
Khôi ngần ngừ, Uyên dứt khoát:
– Bạn thật lạ. Con gái người ta không ngại thì thôi chứ. Mình là bạn cùng lớp với nhau đi chung xe thì có gì là lạ. Ai biểu đi đứng còn ôm nhau cười đùa ngả ngớn làm chị Bạn là bạn. Bạn gái, bạn trai chơi với nhau đừng vương vấn chi cả, tỉnh như không xem ai nói gì được mình.
Uyên nói thẳng một hơi, như ý nghĩ đã có sẵn tự bao giờ. Nói thì nói thế chứ, khi ngồi sau lưng một bạn khác phái, dù Uyên có cố tự nhiên đến đâu, cũng không khỏi có những ngượng ngập, xôn xao khó diễn tả. Có gì đâu. Tự dưng Uyên nghĩ tới Văn, tới người con trai theo mình những buổi tan trường. Đã lâu rồi, anh ta vẫn còn giữ với mình khoảng cách ở đằng sau. Không biết nói gì, anh ta và mình bỗng thấy vương vướng khi chạm mắt nhau. Có một cái gì đó, tất nhiên không phải là một tình bạn, khiến sự im lặng giữa hai người có một chiều sâu thăm thẳm. Có gì đâu! Có gì đâu!… Uyên thầm nhắc nhủ mình vậy.
Và sực nhớ tới lời trêu chọc của An: “Khi tìm cách chối nghĩa là đã bắt đầu dấu hiệu của