đây những biện pháp kỷ luật của thầy Giám thị hết sức gắt gao. Tùy những trường hợp được nhắc nhở đích danh trên loa hàng tuần, lời cảnh cáo còn được gởi về tới tận gia đình và trường hợp nào cũng có trừ vào điểm đạo đức cuối năm. Niên học bắt đầu được ba tháng đã có năm trường hợp đuổi cảnh cáo mười lăm ngày và hai trường hợp đuổi học vĩnh viễn. Mười Điều Kỷ Luật là một bài học mà bất kỳ học sinh lớp nào trong trường cũng phải thuộc nằm lòng và được thầy Giám thị kiểm tra bất chợt ngay tại cổng khi thấy cần nhắc nhở đối với học sinh nào. Bất kể nam hay nữ hình phạt nhẹ nhất cũng là ghi tên vào sổ đen và ngày hôm sau nạp “Mười điều kỷ luật” chét phạt mười lần.
Nhìn nét mặt hí hửng của thằng Thọ khi Việt bị gọi lên văn phòng, Khôi đã nóng mặt muốn “bộp” cho nó vài cái. Chính nó chứ chẳng phải ai đã chơi cái trò “tung hỏa mù” để các bạn chú tâm vào Việt, còn nó tìm cách bịt những tai tiếng xấu đang nhắm vào mình. Từ văn phòng giám thị trở về, mặt Việt đỏ bừng bừng chẳng nhìn ai, lẳng lặng ngồi lại chỗ. Chuyện gì thế? Các bạn hỏi đi hỏi lại Việt cũng chỉ lắc đầu. Mãi đến lúc về Việt mới chỉ nói với Khôi, sau khi đã bị bạn khích bác đủ điều:
– Dù tao ham vui hay học kém vài ba môn nhưng thực sự tao cũng không bao giờ muốn bị đuổi học. Tao khuyên mày hãy quên đi chuyện hiềm thù với bọn thằng Thọ. Nó là một đứa hèn, thiếu thẳng thắn lại ưa ton hót đặt điều. Mày không thể tưởng tượng được những chuyện đùa nghịch lớn bé gì ở trong lớp mình cũng được ghi lại đầy đủ trong cuốn sổ bìa đen, ngoại trừ những hành vi bỉ ổi của thằng Thọ. Tao đã bị buộc tội là cố tình gây mất đoàn kết với bạn bè, khinh thường ban giám hiệu, quan hệ nam nữ bất chính. Điểm nào cũng nằm trong Mười điều kỷ luật cả. Cảnh cáo thư về gia đình, tái phạm sẽ bị đuổi học tạm thời hay vĩnh viễn tùy mức độ. Điều này không nhẹ nhàng với tao chút nào hết.
Sau lần cảnh cáo ấy Khôi thấy Việt như đã bị mãi mòn phần nào những góc cạnh sống động của các giờ học trong lớp hay cả ngoài sân trường. Đặc biệt là Việt đã bỏ hẳn thái độ đối nghịch với Thọ, một điều mà Khôi không thuận một chút nào hết.
– Uyên thấy Việt cũng có lý của Việt, nhưng trong chuyện này mình thấy thế nào ấy.
Uyên bày tỏ với Khôi, khi hai bạn có ý đợi nhau cùng ra khỏi lớp. Khôi đứng khựng lại ở những bậc thang nhìn Uyên:
– Bạn mà cũng sợ thằng Thọ à?
– Chính Uyên đã can Việt đừng gây với Thọ nhưng lại thấy trong việc này nó dở làm sao ấy.
– Tôi hiểu bạn rồi, Khôi bước nhanh xuống những bậc thang – Tôi nhớ năm còn học thầy Hiển, đã một lần thầy nói: Nếu sợ một vấn đề gì thì hãy can đảm nhìn thẳng vào vấn đề đó, nếu không mình chỉ là một thằng hèn.
Nói rồi Khôi bước vội ra chỗ để xe. Uyên còn đứng ở sân:
– Khôi đợi tôi với chứ.
Khôi đã dắt xe ra:
– Hôm nay Uyên không đi xe à?
Uyên cười hóm hỉnh:
– Nếu không có xe tôi cũng chẳng nhờ đến bạn làm tài xế đâu.
Khôi hơi nóng tai – Uyên đã dắt xe cùng Khôi song song ra phía cổng.
Giờ tan học đã sau chừng mười lăm phút, cổng trường bắt đầu thưa. Nhưng Uyên vẫn cố tình muốn thật chậm, thật thong thả. Uyên dắt xe từng bước, từng bước đi bên Khôi chuyện trò tự nhiên.
– Có bao giờ Khôi thấy trường mình tuyệt đẹp không? Những tàng cây to kia kìa, dễ chừng phải gấp đôi, gấp ba tuổi bọn mình là ít.
-…
– Uyên cứ lấy làm tiếc tại sao người ta không trồng thật nhiều những cây phượng ở trong sân trường. Phượng là hoa học trò mà lại… Uyên nhớ có nhiều bài thơ đã viết thế đấy. Khôi biết tại sao không?
-…
– Có lẽ vì phượng nở đúng vào mùa hè. Mà đối với học trò thì chỉ có mùa hè và mùa khai trường.
– Khôi đang nghĩ gì vậy?
– Hình như có ai đang đợi Uyên ở cổng trường kìa.
– Làm gì có.
Uyên không nhìn lại, dấu nụ cười nhỏ khi cả hai đã dắt xe băng qua đường.
– Có đấy.
Khôi hất đầu về phía sau và ngồi lên xe:
– Thôi, Khôi về trước nhé.
Uyên cũng đã ngồi lên xe, cố giữ tự nhiên như không:
– Chẳng lẽ Khôi không thích nói chuyện với Uyên?
Cả hai đạp xe song song bên nhau với sự thân thiện cố tình của Uyên.
– Uyên cứ nghĩ đến khi phải rời trường,
chắc là buồn lắm.
– Ít ra cũng hơn một năm nữa mới tới phiên mình.
– Cũng có thể là vài ba năm nữa đối với Uyên.
-… ?
– Nếu Uyên phải ở lại lớp liền liền.
– Làm gì có chuyện đó.
– Học dốt như Uyên có thể lắm chứ.
– Tại Uyên khiêm tốn đấy thôi.
– Thế Khôi không biết điểm toán của Uyên bao nhiêu à?
– Đâu phải riêng gì Uyên.
– Nghĩ thế mà cũng nói được. Khôi nè, sắp qua học kỳ 2 rồi mình lo quá.
– Uyên nghĩ tới một nhóm học tập, Khôi cho ý kiến đi.
– Cũng vui thôi.
– Sao lại vui thôi. Mình cho là nghiêm chỉnh đấy.
Những vòng bánh xe lăn đều. Khôi nói sau một đoạn đường.
– Hồi còn dạy thầy Hiển cũng khuyến khích mình như thế đấy. Nhưng rồi thật dở.
– Sao lại dở?
– Các nhóm học tập chỉ là cái cớ cho bạn bè tiêu phí thời giờ. Các bạn nhỏ thì rủ nhau đi chơi còn các bạn lớn thì… thì…
– Thì sao?
– Tự dưng cứ đổ ngang ra yêu nhau, giận hờn lung tung chẳng ra làm sao cả.
Uyên mỉm cười với lối diễn tả của Khôi nhưng Khôi không để ý.
– Thầy Hiển nói phần đông chúng ta chưa biết chơi bạn bè.
Thôi cười, Uyên ngập ngừng:
– Đúng vậy Khôi à, phần đông chúng ta chưa biết chơi bạn bè.
Và tự để mình tụt lại sau Khôi một vòng bánh xe, Uyên khẽ quay lại phía sau: Không còn ai đợi ở cổng, không có ai đi theo. Trong nhiều ý nghĩ lộn xộn tự dưng Uyên cảm thấy buồn buồn.
Trong trò chơi này, ai là người thắng, ai là kẻ thua nhỉ?
Gần đến một ngã tư chia tay nhau mỗi người về một ngã, Uyên nói:
– Dù sao Khôi cũng không muốn tránh mặt Uyên nữa chứ?
Hơi lúng túng bởi câu hỏi đội ngột, Khôi trả lời:
– Đừng nghĩ vậy.
– Thấy đấy, có một dạo Uyên biết Khôi căm ghét bọn mình.
– Không phải vậy đâu, Uyên.
– Nhưng thật sự có lúc bọn mình coi Khôi với Việt cũng không khác gì bọn thằng Thọ trong lớp mình bây giờ.
Thấy bạn yên lặng, Uyên nói nhanh trước ngã rẽ:
– Khôi biết nhà Uyên rồi đấy, chiều nào rảnh Khôi cứ ghé chơi, không ai bắt Khôi phải làm toán giùm đâu mà sợ.
Thật tự nhiên Uyên nói, nhưng về đến nhà Uyên mới nhận ra sự bạo dạn của mình có thể là hơi quá đáng. Có thể nào Khôi hiểu lầm mình? Có thể nào không phải là Khôi mà là Văn, cái anh chàng vẫn đóng đợi ở cổng trường từ bao lâu naỵ Ừ, mà tại sao không phải là Văn nhỉ? Thật là khó để kiếm chuyện gì để nói. Chẳng lẽ lại cứ chuyện những cuốn vở chưa được giặt giũ sạch sẽ. Rất tiếc. Không sao cả. Rất tiếc. Và rồi, hãy quên chuyện đó đi. Cụt ngủn, vô duyên. Hết chuyện.
Buổi chiều Uyên đang loay hoay nơi bàn học với cái compas thì trời đổ mưa. Cơn mưa bất chợt
Nhìn nét mặt hí hửng của thằng Thọ khi Việt bị gọi lên văn phòng, Khôi đã nóng mặt muốn “bộp” cho nó vài cái. Chính nó chứ chẳng phải ai đã chơi cái trò “tung hỏa mù” để các bạn chú tâm vào Việt, còn nó tìm cách bịt những tai tiếng xấu đang nhắm vào mình. Từ văn phòng giám thị trở về, mặt Việt đỏ bừng bừng chẳng nhìn ai, lẳng lặng ngồi lại chỗ. Chuyện gì thế? Các bạn hỏi đi hỏi lại Việt cũng chỉ lắc đầu. Mãi đến lúc về Việt mới chỉ nói với Khôi, sau khi đã bị bạn khích bác đủ điều:
– Dù tao ham vui hay học kém vài ba môn nhưng thực sự tao cũng không bao giờ muốn bị đuổi học. Tao khuyên mày hãy quên đi chuyện hiềm thù với bọn thằng Thọ. Nó là một đứa hèn, thiếu thẳng thắn lại ưa ton hót đặt điều. Mày không thể tưởng tượng được những chuyện đùa nghịch lớn bé gì ở trong lớp mình cũng được ghi lại đầy đủ trong cuốn sổ bìa đen, ngoại trừ những hành vi bỉ ổi của thằng Thọ. Tao đã bị buộc tội là cố tình gây mất đoàn kết với bạn bè, khinh thường ban giám hiệu, quan hệ nam nữ bất chính. Điểm nào cũng nằm trong Mười điều kỷ luật cả. Cảnh cáo thư về gia đình, tái phạm sẽ bị đuổi học tạm thời hay vĩnh viễn tùy mức độ. Điều này không nhẹ nhàng với tao chút nào hết.
Sau lần cảnh cáo ấy Khôi thấy Việt như đã bị mãi mòn phần nào những góc cạnh sống động của các giờ học trong lớp hay cả ngoài sân trường. Đặc biệt là Việt đã bỏ hẳn thái độ đối nghịch với Thọ, một điều mà Khôi không thuận một chút nào hết.
– Uyên thấy Việt cũng có lý của Việt, nhưng trong chuyện này mình thấy thế nào ấy.
Uyên bày tỏ với Khôi, khi hai bạn có ý đợi nhau cùng ra khỏi lớp. Khôi đứng khựng lại ở những bậc thang nhìn Uyên:
– Bạn mà cũng sợ thằng Thọ à?
– Chính Uyên đã can Việt đừng gây với Thọ nhưng lại thấy trong việc này nó dở làm sao ấy.
– Tôi hiểu bạn rồi, Khôi bước nhanh xuống những bậc thang – Tôi nhớ năm còn học thầy Hiển, đã một lần thầy nói: Nếu sợ một vấn đề gì thì hãy can đảm nhìn thẳng vào vấn đề đó, nếu không mình chỉ là một thằng hèn.
Nói rồi Khôi bước vội ra chỗ để xe. Uyên còn đứng ở sân:
– Khôi đợi tôi với chứ.
Khôi đã dắt xe ra:
– Hôm nay Uyên không đi xe à?
Uyên cười hóm hỉnh:
– Nếu không có xe tôi cũng chẳng nhờ đến bạn làm tài xế đâu.
Khôi hơi nóng tai – Uyên đã dắt xe cùng Khôi song song ra phía cổng.
Giờ tan học đã sau chừng mười lăm phút, cổng trường bắt đầu thưa. Nhưng Uyên vẫn cố tình muốn thật chậm, thật thong thả. Uyên dắt xe từng bước, từng bước đi bên Khôi chuyện trò tự nhiên.
– Có bao giờ Khôi thấy trường mình tuyệt đẹp không? Những tàng cây to kia kìa, dễ chừng phải gấp đôi, gấp ba tuổi bọn mình là ít.
-…
– Uyên cứ lấy làm tiếc tại sao người ta không trồng thật nhiều những cây phượng ở trong sân trường. Phượng là hoa học trò mà lại… Uyên nhớ có nhiều bài thơ đã viết thế đấy. Khôi biết tại sao không?
-…
– Có lẽ vì phượng nở đúng vào mùa hè. Mà đối với học trò thì chỉ có mùa hè và mùa khai trường.
– Khôi đang nghĩ gì vậy?
– Hình như có ai đang đợi Uyên ở cổng trường kìa.
– Làm gì có.
Uyên không nhìn lại, dấu nụ cười nhỏ khi cả hai đã dắt xe băng qua đường.
– Có đấy.
Khôi hất đầu về phía sau và ngồi lên xe:
– Thôi, Khôi về trước nhé.
Uyên cũng đã ngồi lên xe, cố giữ tự nhiên như không:
– Chẳng lẽ Khôi không thích nói chuyện với Uyên?
Cả hai đạp xe song song bên nhau với sự thân thiện cố tình của Uyên.
– Uyên cứ nghĩ đến khi phải rời trường,
chắc là buồn lắm.
– Ít ra cũng hơn một năm nữa mới tới phiên mình.
– Cũng có thể là vài ba năm nữa đối với Uyên.
-… ?
– Nếu Uyên phải ở lại lớp liền liền.
– Làm gì có chuyện đó.
– Học dốt như Uyên có thể lắm chứ.
– Tại Uyên khiêm tốn đấy thôi.
– Thế Khôi không biết điểm toán của Uyên bao nhiêu à?
– Đâu phải riêng gì Uyên.
– Nghĩ thế mà cũng nói được. Khôi nè, sắp qua học kỳ 2 rồi mình lo quá.
– Uyên nghĩ tới một nhóm học tập, Khôi cho ý kiến đi.
– Cũng vui thôi.
– Sao lại vui thôi. Mình cho là nghiêm chỉnh đấy.
Những vòng bánh xe lăn đều. Khôi nói sau một đoạn đường.
– Hồi còn dạy thầy Hiển cũng khuyến khích mình như thế đấy. Nhưng rồi thật dở.
– Sao lại dở?
– Các nhóm học tập chỉ là cái cớ cho bạn bè tiêu phí thời giờ. Các bạn nhỏ thì rủ nhau đi chơi còn các bạn lớn thì… thì…
– Thì sao?
– Tự dưng cứ đổ ngang ra yêu nhau, giận hờn lung tung chẳng ra làm sao cả.
Uyên mỉm cười với lối diễn tả của Khôi nhưng Khôi không để ý.
– Thầy Hiển nói phần đông chúng ta chưa biết chơi bạn bè.
Thôi cười, Uyên ngập ngừng:
– Đúng vậy Khôi à, phần đông chúng ta chưa biết chơi bạn bè.
Và tự để mình tụt lại sau Khôi một vòng bánh xe, Uyên khẽ quay lại phía sau: Không còn ai đợi ở cổng, không có ai đi theo. Trong nhiều ý nghĩ lộn xộn tự dưng Uyên cảm thấy buồn buồn.
Trong trò chơi này, ai là người thắng, ai là kẻ thua nhỉ?
Gần đến một ngã tư chia tay nhau mỗi người về một ngã, Uyên nói:
– Dù sao Khôi cũng không muốn tránh mặt Uyên nữa chứ?
Hơi lúng túng bởi câu hỏi đội ngột, Khôi trả lời:
– Đừng nghĩ vậy.
– Thấy đấy, có một dạo Uyên biết Khôi căm ghét bọn mình.
– Không phải vậy đâu, Uyên.
– Nhưng thật sự có lúc bọn mình coi Khôi với Việt cũng không khác gì bọn thằng Thọ trong lớp mình bây giờ.
Thấy bạn yên lặng, Uyên nói nhanh trước ngã rẽ:
– Khôi biết nhà Uyên rồi đấy, chiều nào rảnh Khôi cứ ghé chơi, không ai bắt Khôi phải làm toán giùm đâu mà sợ.
Thật tự nhiên Uyên nói, nhưng về đến nhà Uyên mới nhận ra sự bạo dạn của mình có thể là hơi quá đáng. Có thể nào Khôi hiểu lầm mình? Có thể nào không phải là Khôi mà là Văn, cái anh chàng vẫn đóng đợi ở cổng trường từ bao lâu naỵ Ừ, mà tại sao không phải là Văn nhỉ? Thật là khó để kiếm chuyện gì để nói. Chẳng lẽ lại cứ chuyện những cuốn vở chưa được giặt giũ sạch sẽ. Rất tiếc. Không sao cả. Rất tiếc. Và rồi, hãy quên chuyện đó đi. Cụt ngủn, vô duyên. Hết chuyện.
Buổi chiều Uyên đang loay hoay nơi bàn học với cái compas thì trời đổ mưa. Cơn mưa bất chợt