làm bài toán dở dang. Uyên chống cằm nhìn ra ngoài trời nghĩ vẩn vơ.
Bất chợt chuông cửa reo, Uyên chưa kịp đoán xem ai thì Chuyên đã tung người ra khỏi phòng, lát sau con bé “tóm gọn” một nhân vật lôi vào.
– Thế mà mình cứ tưởng Vũ hứa lèo lần nữa thì đừng bao giờ nhìn mặt nhau.
Có thể lầm nhân vật là một chú nhóc ưa phá chuông cửa nếu Chuyên không kịp thời lên tiếng. Trắng trẻo, tóc húi cao, cặp kính dày: đó là Vũđa-Ua như có lần Chuyên đã từng nhắc tới. Nhưng Uyên không thể tưởng tượng ra nổi con bé lại có một người bạn nhẹ ký đúng mức đến thế.
Vũ ngoan ngoãn để mặc bạn dùng chiếc khăn lớn lau tóc tai mặt mũi cho khô trước khi được ấn xuống một chiếc ghế mời an vị.
– Chờ Chuyên một lát nhé.
Lát sau Chuyên trở lại bên bạn với bốn năm hũ da ua bày ra trên bàn.
Thì ra thế. Mấy bữa nay Chuyên đã có sáng kiến với hộp sữa đặc mở ra bị mẹ chệ Cô bé pha pha chế chế, ngâm nước nóng, đung nước sôi rồi đặt vô tủ lạnh dặn đừng có ai đụng tới cho đến khi kịp chua.
Cười thầm, đúng phép lịch sự Uyên không nên can dự vào chuyện người khác, mặc dù… lòng nhân đạo của Uyên đòi phải đàn áp dùm cái lạnh đang đe dọa một người mới từ mưa bước vào. Đã thế Chuyên lại còn mở cái quạt mạnh hết cỡ “để cho bạn mau khô quần áo”. Tội nghiệp Vũ da-Ua vẫn không dám mở một lời trước sự săn sóc sốt sắng của bạn.
– Vũ ăn đi. Vũ phải ăn hết mấy hũ này đó. Da-Ua chính tay Chuyên làm chứ không phải đi mua đâu. Da-Ua chợ lạt nhách không ngon bằng da-Ua mình làm, Vũ cứ thử coi.
Vũ đang lúng túng trước những cuốn vở kéo từ bụng áo sơ-mi ra đã bị người bạn lấy quyền… chị bắt thưởng thức ngay món da-Ua bằng chiếc thìa nhỏ đưa đến miệng.
Nhìn cũng vui vui. Uyên quay đi vờ như không biết gì. Và rất nhẹ nhàng, Uyên rời khỏi phòng. Bạn bè tự nhiên vẫn là điều thích thú. Tại sao khi lớn lên người ta cứ đánh mất dần những ngây ngô, đơn sơ đáng quý. Để cứ phải khép nép, giữ kẽ, nhìn nhau vướng vít khiến những tình bạn khác phái trở nên nặng nề, không lối thoát.
Trời còn mưa nhỏ hạt nhưng Uyên lại muốn mình ra khỏi nhà lúc
này. Mẹ hỏi, đang mưa đi đâu vậy? Con đi mua cái này một chút. Trả lời vậy, rồi Uyên tìm cái áo mưa khoác vào người.
Tại sao khi không mình lại dở chứng vậy nhỉ? Dù sao đi trong màn mưa mỏng với cái lạnh vây quanh cũng có cái cảm giác lạ.
Một chút lãng mạn trong mưa. Uyên nghĩ tới cái tựa của một truyện ngắn, người nữ cô đơn trong một thành phố ồn ào ấy có bao giờ là mình, đi tìm một cái gì mong manh, sương khói. Cứ đi tìm mà không bao giờ hẹn, cứ mong đợi nhưng lại sợ nó đến bất ngờ. Mỗi người nữ chứa chất vạn điều mâu thuẫn khi lớn lên, cũng như vui và buồn hay lẫn lộn. Đội mưa đi đâu thế, cô bé? Có tiếng lào xào vọng ra tự quán cà phê ở góc đường. Mưa thế không sợ ướt mất trái tim sao. Uyên vẫn cuối đầu bước đi. Quán xá và những ông con trai thật vô tích sự. Uyên nghĩ tới Khôi, cùng lướt nhớ đến Văn và cảnh tượng trưa nay ở cổng trường. Như thế nghĩa là sao nhỉ? Mình đã đùa với trái tim Văn hay mình đã đùa với chính trái tim mình? Dù sao thì mình cũng hiểu rằng để có được một tình bạn thật khó, và để xác định ranh giới của một tình bạn còn khó hơn. Những chuyện yêu đương trong sân trường có lẽ là thường tình, bao giờ cũng vậy. Chỉ để thơm tho sách vở, như một người viết văn nào đã nói, tình yêu ở tuổi học trò có phải như một vết mực lở. Rồi sẽ nhòa, sẽ qua đi khi những cuốn vở khép lại?
Uyên nghĩ lan man cho đến khi trở về đến cổng nhà, thì trời đã tối và cơn mưa đã dứt hạt tự lúc nào. Em còn phần chị mấy hũ da-Ua ở trong tủ ấy. Chuyên nói và nhìn chị đăm đăm. Uyên không nói gì, giũ áo và giũ tóc đẫm nước. Cái bà này dạo này hay dở chứng, lúc nào cũng như có ai hớp mất hồn. Mặc Chuyên lẩm bẩm, Uyên đi thẳng về phòng mình và rúc trong chăn với nỗi buồn dâng lên vô cớ.
Chuyện thầy Hiển mất làm xôn xao cả trường. Nhất là những lớp thầy đã từng dạy, học trò nhốn nháo đòi nghỉ để đưa đám thầy.
Khởi đầu từ bác Năm gácđan. Được tin thầy Hiển mất từ phòng giám hiệu lan ra, ông vội vã lên lớp tìm con, tay vắt sẵn một giải tang trắng. Thế là tin thầy Hiển mất lan nhanh khắp các lớp, dù đang giờ học.
Khôi nhìn sang Uyên, vẻ mặt bàng hoàng đau đớn. Khôi đứng lên:
– Thưa cô cho phép chúng em đi đưa thầy.
Cô giáo văn xua tay:
– Các em cứ bình tĩnh, chờ chỉ thị của Ban giám hiệu.
Ở lớp bên, thầy Hiệu phó đã kịp thời có mặt để giữ trật tự.
– Tôi yêu cầu ông Năm ra khỏi lớp. Việc ông là dưới cổng chứ không phải ở đây. Chuyện gì đã có nhà trường lo.
Ông Năm sầm nét mặt đi ra nhưng vẫn còn đứng ở cửa lớp chờ con. Thầy Hiệu phó nói với cả lớp học đang ồn, giận dữ:
– Tôi xin nhắc lại, những trò nào vô kỷ luật sẽ bị đuổi, khỏi cần ra hội đồng kỷ luật. Việc thầy Hiển mất đã có ban giám hiệu tổ chức. Vả lại thầy Hiển nghỉ dạy, nhà trường chỉ cử một số thầy và một số em đi phúng điếu là đủ rồi. Chúng ta không được phép lãng phí việc học chung toàn trường.
Một trò mạnh dạn đứng lên:
– Thưa thầy, nhưng thầy Hiển đã từng là phụ trách chính lớp em.
– Chính hay phụ gì cũng như vậy, thầy Hiệu phó dứt khoát, thầy Hiển đã nghỉ dạy.
Tiếng ồn nhỏ râm ran khắp lớp. Khắp lớp những trò đã từng học thầy Hiển đều biếu tỏ thái độ rõ rệt. Riêng một số như Thọ thì dửng dưng như không. Nó ghé sát tai một bạn nói nhỏ:
– Ông Hiển chết là hết. Ba tao không ưa gì ổng. Nói ổng là trí thức thời thượng, ưa phản kháng dỏm. Bỏ dạy đi đạp xe cũng là phản kháng dỏm.
Không bình tĩnh nổi, bác Năm gác dan xông vào lớp nắm tay đứa con lôi ra:
– Nghĩa, mày đi ra theo tao.
Đứa con trai tên Nghĩa mau mắn ra theo bố. Xổ tung chiếc khăn tang trước lớp, ông Năm quấn lên đầu cho con. Giọng rắn rỏi, ông dằn từng tiếng oang oang trong khắp lớp như cốt để cho mọi người cùng nghe:
– Một chữ mày học cũng mang ơn thầy. Thầy mày chết cũng như cha mày chết, mày phải đi đưa cho trọn lễ nghĩa.
Thầy Hiệu phó nóng mặt, lớn tiếng quát:
– Một lần nữa tôi yêu cầu ông Năm xuống nhà ngaỵ Ông không có nhiệm vụ gì ở đây cả.
Ông Năm càng to tiếng hơn:
– Tôi chỉ làm nhiệm vụ dạy dỗ con tôi cho nó biết Lễ Nghĩa. Ở thời đại nào, văn minh tiên tiến tới đâu, học hành tới cái gì gì đi nữa thì Lễ Nghĩa cũng phải học trước.
Các lớp bị kích động bởi lời thức tỉnh của người gác dan già. Bấy lâu nay cứ tưởng một phiến đá sắp đóng rêu trước cổng trường là bác, nào ngờ trong tim vẫn ủ sâu một ngọn lửa tình người nóng bỏng. Bác Năm khiến mọi người xúc động. Và càng xúc động hơn nữa với mảnh tang trắng quấn ngang trán đứa con bác dắt theo dọc các hành lang lầu trên lầu dưới. Không ai bảo ai, những học trò cũ của thầy Hiển ùa theo, mặc cho nhiều điều đe dọa kỷ luật có thể bị thi hành nặng nhất.
Khôi, Việt cùng Uyên, Ngà và các bạn khác cũng bỏ học đi theo bác Năm. Đám tang thầy Hiển với đám học trò cũ đầy xúc động. Ai cũng nghĩ bác Năm sẽ vật vã, khóc lóc kể lể nhiều bên linh cửu người quá cố nhưng tuyệt nhiên không.
Bất chợt chuông cửa reo, Uyên chưa kịp đoán xem ai thì Chuyên đã tung người ra khỏi phòng, lát sau con bé “tóm gọn” một nhân vật lôi vào.
– Thế mà mình cứ tưởng Vũ hứa lèo lần nữa thì đừng bao giờ nhìn mặt nhau.
Có thể lầm nhân vật là một chú nhóc ưa phá chuông cửa nếu Chuyên không kịp thời lên tiếng. Trắng trẻo, tóc húi cao, cặp kính dày: đó là Vũđa-Ua như có lần Chuyên đã từng nhắc tới. Nhưng Uyên không thể tưởng tượng ra nổi con bé lại có một người bạn nhẹ ký đúng mức đến thế.
Vũ ngoan ngoãn để mặc bạn dùng chiếc khăn lớn lau tóc tai mặt mũi cho khô trước khi được ấn xuống một chiếc ghế mời an vị.
– Chờ Chuyên một lát nhé.
Lát sau Chuyên trở lại bên bạn với bốn năm hũ da ua bày ra trên bàn.
Thì ra thế. Mấy bữa nay Chuyên đã có sáng kiến với hộp sữa đặc mở ra bị mẹ chệ Cô bé pha pha chế chế, ngâm nước nóng, đung nước sôi rồi đặt vô tủ lạnh dặn đừng có ai đụng tới cho đến khi kịp chua.
Cười thầm, đúng phép lịch sự Uyên không nên can dự vào chuyện người khác, mặc dù… lòng nhân đạo của Uyên đòi phải đàn áp dùm cái lạnh đang đe dọa một người mới từ mưa bước vào. Đã thế Chuyên lại còn mở cái quạt mạnh hết cỡ “để cho bạn mau khô quần áo”. Tội nghiệp Vũ da-Ua vẫn không dám mở một lời trước sự săn sóc sốt sắng của bạn.
– Vũ ăn đi. Vũ phải ăn hết mấy hũ này đó. Da-Ua chính tay Chuyên làm chứ không phải đi mua đâu. Da-Ua chợ lạt nhách không ngon bằng da-Ua mình làm, Vũ cứ thử coi.
Vũ đang lúng túng trước những cuốn vở kéo từ bụng áo sơ-mi ra đã bị người bạn lấy quyền… chị bắt thưởng thức ngay món da-Ua bằng chiếc thìa nhỏ đưa đến miệng.
Nhìn cũng vui vui. Uyên quay đi vờ như không biết gì. Và rất nhẹ nhàng, Uyên rời khỏi phòng. Bạn bè tự nhiên vẫn là điều thích thú. Tại sao khi lớn lên người ta cứ đánh mất dần những ngây ngô, đơn sơ đáng quý. Để cứ phải khép nép, giữ kẽ, nhìn nhau vướng vít khiến những tình bạn khác phái trở nên nặng nề, không lối thoát.
Trời còn mưa nhỏ hạt nhưng Uyên lại muốn mình ra khỏi nhà lúc
này. Mẹ hỏi, đang mưa đi đâu vậy? Con đi mua cái này một chút. Trả lời vậy, rồi Uyên tìm cái áo mưa khoác vào người.
Tại sao khi không mình lại dở chứng vậy nhỉ? Dù sao đi trong màn mưa mỏng với cái lạnh vây quanh cũng có cái cảm giác lạ.
Một chút lãng mạn trong mưa. Uyên nghĩ tới cái tựa của một truyện ngắn, người nữ cô đơn trong một thành phố ồn ào ấy có bao giờ là mình, đi tìm một cái gì mong manh, sương khói. Cứ đi tìm mà không bao giờ hẹn, cứ mong đợi nhưng lại sợ nó đến bất ngờ. Mỗi người nữ chứa chất vạn điều mâu thuẫn khi lớn lên, cũng như vui và buồn hay lẫn lộn. Đội mưa đi đâu thế, cô bé? Có tiếng lào xào vọng ra tự quán cà phê ở góc đường. Mưa thế không sợ ướt mất trái tim sao. Uyên vẫn cuối đầu bước đi. Quán xá và những ông con trai thật vô tích sự. Uyên nghĩ tới Khôi, cùng lướt nhớ đến Văn và cảnh tượng trưa nay ở cổng trường. Như thế nghĩa là sao nhỉ? Mình đã đùa với trái tim Văn hay mình đã đùa với chính trái tim mình? Dù sao thì mình cũng hiểu rằng để có được một tình bạn thật khó, và để xác định ranh giới của một tình bạn còn khó hơn. Những chuyện yêu đương trong sân trường có lẽ là thường tình, bao giờ cũng vậy. Chỉ để thơm tho sách vở, như một người viết văn nào đã nói, tình yêu ở tuổi học trò có phải như một vết mực lở. Rồi sẽ nhòa, sẽ qua đi khi những cuốn vở khép lại?
Uyên nghĩ lan man cho đến khi trở về đến cổng nhà, thì trời đã tối và cơn mưa đã dứt hạt tự lúc nào. Em còn phần chị mấy hũ da-Ua ở trong tủ ấy. Chuyên nói và nhìn chị đăm đăm. Uyên không nói gì, giũ áo và giũ tóc đẫm nước. Cái bà này dạo này hay dở chứng, lúc nào cũng như có ai hớp mất hồn. Mặc Chuyên lẩm bẩm, Uyên đi thẳng về phòng mình và rúc trong chăn với nỗi buồn dâng lên vô cớ.
Chuyện thầy Hiển mất làm xôn xao cả trường. Nhất là những lớp thầy đã từng dạy, học trò nhốn nháo đòi nghỉ để đưa đám thầy.
Khởi đầu từ bác Năm gácđan. Được tin thầy Hiển mất từ phòng giám hiệu lan ra, ông vội vã lên lớp tìm con, tay vắt sẵn một giải tang trắng. Thế là tin thầy Hiển mất lan nhanh khắp các lớp, dù đang giờ học.
Khôi nhìn sang Uyên, vẻ mặt bàng hoàng đau đớn. Khôi đứng lên:
– Thưa cô cho phép chúng em đi đưa thầy.
Cô giáo văn xua tay:
– Các em cứ bình tĩnh, chờ chỉ thị của Ban giám hiệu.
Ở lớp bên, thầy Hiệu phó đã kịp thời có mặt để giữ trật tự.
– Tôi yêu cầu ông Năm ra khỏi lớp. Việc ông là dưới cổng chứ không phải ở đây. Chuyện gì đã có nhà trường lo.
Ông Năm sầm nét mặt đi ra nhưng vẫn còn đứng ở cửa lớp chờ con. Thầy Hiệu phó nói với cả lớp học đang ồn, giận dữ:
– Tôi xin nhắc lại, những trò nào vô kỷ luật sẽ bị đuổi, khỏi cần ra hội đồng kỷ luật. Việc thầy Hiển mất đã có ban giám hiệu tổ chức. Vả lại thầy Hiển nghỉ dạy, nhà trường chỉ cử một số thầy và một số em đi phúng điếu là đủ rồi. Chúng ta không được phép lãng phí việc học chung toàn trường.
Một trò mạnh dạn đứng lên:
– Thưa thầy, nhưng thầy Hiển đã từng là phụ trách chính lớp em.
– Chính hay phụ gì cũng như vậy, thầy Hiệu phó dứt khoát, thầy Hiển đã nghỉ dạy.
Tiếng ồn nhỏ râm ran khắp lớp. Khắp lớp những trò đã từng học thầy Hiển đều biếu tỏ thái độ rõ rệt. Riêng một số như Thọ thì dửng dưng như không. Nó ghé sát tai một bạn nói nhỏ:
– Ông Hiển chết là hết. Ba tao không ưa gì ổng. Nói ổng là trí thức thời thượng, ưa phản kháng dỏm. Bỏ dạy đi đạp xe cũng là phản kháng dỏm.
Không bình tĩnh nổi, bác Năm gác dan xông vào lớp nắm tay đứa con lôi ra:
– Nghĩa, mày đi ra theo tao.
Đứa con trai tên Nghĩa mau mắn ra theo bố. Xổ tung chiếc khăn tang trước lớp, ông Năm quấn lên đầu cho con. Giọng rắn rỏi, ông dằn từng tiếng oang oang trong khắp lớp như cốt để cho mọi người cùng nghe:
– Một chữ mày học cũng mang ơn thầy. Thầy mày chết cũng như cha mày chết, mày phải đi đưa cho trọn lễ nghĩa.
Thầy Hiệu phó nóng mặt, lớn tiếng quát:
– Một lần nữa tôi yêu cầu ông Năm xuống nhà ngaỵ Ông không có nhiệm vụ gì ở đây cả.
Ông Năm càng to tiếng hơn:
– Tôi chỉ làm nhiệm vụ dạy dỗ con tôi cho nó biết Lễ Nghĩa. Ở thời đại nào, văn minh tiên tiến tới đâu, học hành tới cái gì gì đi nữa thì Lễ Nghĩa cũng phải học trước.
Các lớp bị kích động bởi lời thức tỉnh của người gác dan già. Bấy lâu nay cứ tưởng một phiến đá sắp đóng rêu trước cổng trường là bác, nào ngờ trong tim vẫn ủ sâu một ngọn lửa tình người nóng bỏng. Bác Năm khiến mọi người xúc động. Và càng xúc động hơn nữa với mảnh tang trắng quấn ngang trán đứa con bác dắt theo dọc các hành lang lầu trên lầu dưới. Không ai bảo ai, những học trò cũ của thầy Hiển ùa theo, mặc cho nhiều điều đe dọa kỷ luật có thể bị thi hành nặng nhất.
Khôi, Việt cùng Uyên, Ngà và các bạn khác cũng bỏ học đi theo bác Năm. Đám tang thầy Hiển với đám học trò cũ đầy xúc động. Ai cũng nghĩ bác Năm sẽ vật vã, khóc lóc kể lể nhiều bên linh cửu người quá cố nhưng tuyệt nhiên không.