cặp mắt đăm đăm nhìn người đối diện với nét ma quái dị thường. Bà Đào sai con quét những mảnh vỡ và mang tấm hình về nhà. Buổi lễ bị gián đoạn một lúc và vị linh mục lại tiếp tục hành lễ không có sự hiện diện của bức hình. Kể từ phút đó, người ta thấy bà Đào không còn vẻ lăng xăng, chào người này, mời người kia như trước đó nữa. Nét vui gượng gạo không che lấp được nét đăm chiêu trên khuôn mặt bà. Hai vợ chồng Vân có lẽ là hai người duy nhất trong buổi lễ – không, có lẽ là hai trong ba người duy nhất trong buổi lễ – hiểu được ý nghĩa của sự kiện bức hình đổ ụp xuống; cái người thứ ba kia có lẽ không ai khác hơn là bà Đào. Vân và Thanh trao đổi với nhau cái nhìn hiểu biết. Qua sự việc vừa xảy ra, sự bực tức của người quá cố dường như đã trở thành cơn thịnh nộ vọng về từ thế giới bên kia, ngay trong buổi lễ mà đáng lẽ phải mang về sự an bình cho linh hồn ông. Sau hôm đó sự yên ổn thường lệ trở về với gia đình Vân. Ngày rồi tháng trôi qua, dường như ông ta đã hài lòng vì đã bày tỏ những gì cần bày tỏ và hơn thế nữa, có thể nói, ông ta đã chia xẻ được với vợ chồng Vân những gì cần chia xẻ và ông ta không muốn làm phiền gia đình Vân nữa làm gì. Ông đã làm cho vợ chồng Vân hiểu một cách rõ ràng ông không bằng lòng việc hai người tiếp xúc với bà Đào vợ ông dù việc đó không do hai người chủ động. Nhưng vì lý do gì thì hai vợ chồng Vân vẫn chưa biết và có lẽ không cần biết. Có đến nửa năm vợ chồng Vân không còn chứng kiến những hiện tượng lạ và gần như không còn nghĩ đến những gì xảy ra trước đây khi mới dọn vô căn nhà. Một chiều cuối tuần êm ả, Vân đang tưới các khóm hoa sau nhà thì bà Đào đến bên cánh cổng sắt vui vẻ chào hỏi. Đã từ lâu Vân vẫn dùng cổng sau làm lối ra vào thường xuyên; nàng rất ít khi mở cửa chính mặt tiền của căn nhà. Mỗi khi đi đâu về, nàng đậu xe trong driveway rồi mở cánh cổng sắt bên hông nhà và vô nhà bằng cửa patio. Gia đình nàng, bố mẹ anh em và các khách quen đều dùng cửa này vì vậy Vân không ngạc nhiên khi bà Đào cũng đến bằng lối này. Đã lâu lắm Vân không có dịp nói chuyện với bà Đào; những giao dịch hiếm hoi chỉ cần nói qua điện thoại; việc trả tiền thuê nhà Vân chỉ cần bỏ phong bì vào thùng thơ nhà bà. Đôi khi bà ta cũng có ghé sang nhưng Vân đều tìm lý do để khỏi phải nói chuyện lâu và không bao giờ tỏ ý mời ba ta vô nhà. Vào thời gian đó nàng cũng đã biết rằng các con của bà Đào không dọn vô ở chung với bà, như bà đã nói. Việc con bà dọn vào ở chung là cái lý do mà bà đã đưa ra lúc ban đầu để không cho Vân thuê căn nhà ba phòng ngủ phía trước. Những tháng sau đó Vân càng thấy những nhận xét của mình về con người bà Đào càng đúng. Có một lần đi chợ Việt Nam, tình cờ đi ngang cửa tiệm chụp hình do bà và con bà làm chủ, Vân mục kích thái độ hống hách, coi rẻ người thua kém mình của bà và con trai bà trong cách đối xử với một người đàn bà đồng hương giúp việc cho họ. Vân nhận thấy rằng bà ta là hạng nhà giàu mới, đến từ một gia đình thiếu căn bản giáo dục. Vì vậy, Vân càng có thêm lý do để không ưa và lạnh nhạt với bà ta dù bà ta chưa làm gì bất nhã đối với Vân ngoài việc lật lọng lúc ban đầu. Bẵng đi nhiều tháng bây giờ là lần đầu tiên nàng và bà ta mới đích thân nói chuyện. Nàng đáp lại câu chào của bà bằng một câu xã giao. Không để Vân đợi lâu, bà Đào nói lý do sang nhà Vân: - Em đang trồng hoa trong khoảnh vườn phía trước và muốn sang hỏi chị về một số loại hoa chị đã trồng mà em thấy rất đẹp. Nếu bà Đào đến hỏi nàng vào sáu tháng trước có lẽ nàng sẽ tìm cách thoái thác để khỏi phải tiếp bà nhưng thời gian qua đi, sự thiếu cảm tình với bà Đào cũng nhạt đi và những lúc sau này các hiện tượng lạ kia không xảy ra nữa; nàng cảm thấy yên tâm hơn và cho rằng buổi lễ trăm ngày nửa năm trước có lẽ đã đem lại sự yên ổn lâu nay. Vân mở cửa hàng rào: - Chị vào chơi; tôi đưa chị lại xem bồn hoa rồi nói chuyện luôn thể. Nói chuyện về trồng hoa xong, Vân mời bà Đào ngồi xuống nơi chiếc bàn patio vừa uống café vừa nói chuyện. Khung cảnh mát mẻ dễ chịu của buổi chiều và thái độ bớt lạnh nhạt của Vân càng như khuyến khích bà cởi mở tâm sự cùng Vân nhiều hơn nữa so với những lần trao đổi miễn cưỡng trước đây. Vân hơi mỉm cười nhớ đến cái mỹ danh “Sống Vì Kỷ Niệm” nàng đặt cho bà Đào khi bà ta mở đầu: - Em là người sống vì kỷ niệm chị ạ. Anh ấy rất thương vợ thương con, chỉ lo làm ăn gây dựng sự nghiệp cho gia đình, không quan tâm nhiều đến việc giải trí, tuy rằng trong những năm anh ấy còn khoẻ, gia đình không phải là không đi chơi đây đó. Em quí những kỷ niệm đó lắm. Đến khi anh ấy bị bệnh, việc đi du lịch gần như không có. Căn bệnh của anh ấy là bệnh kinh niên về thận, phải dùng máy lọc thường xuyên nhưng cả trong thời gian đó, anh ấy cũng không lo nhiều cho bản thân mà chỉ chú tâm lo cho gia đình. Lúc anh ấy còn sống, chúng tôi cũng có mấy căn áp-pạc cho thuê, đâu đến nỗi phải vất vả lo toan việc làm ăn nhưng hiếm khi nào anh ấy chịu nghe lời tôi nghỉ ngơi dưỡng sức hoặc điều trị bệnh của mình một cách nghiêm chỉnh. Vẫn lối xưng hô khi “em” khi “tôi” thường thấy nơi một người dễ trở mặt, bà Đào tiếp: - Như người ta thường nói, làm giàu thật nhiều mà không biết hưởng, khi chết có mang theo được đâu; của cải để lại cho con cháu sau này đã để riêng ra rồi, bây giờ la lúc phải lo cho thân mình; ky cóp thêm ít tiền lẻ để lại cho chúng nó chưa chắc chúng nó đã cần; đời cua cua máy, đời cáy cáy đào mà chị. Cuối cùng thì như thế đó; anh ấy nằm xuống, tuy vợ con được hưởng hết của cải nhưng nếu anh ấy không tận lực xả thân làm việc vào những năm cuối đời, vợ con cũng có nghèo đi tí nào đâu? Vân hỏi: - Vậy chứ ông xã chị bị bệnh ra sao? Bà Đào đáp: - Hôm đó hai vợ chồng em đến thăm gia đình ông bà thân sinh ra em. Anh ấy kêu chóng mặt và muốn ngồi nghỉ trong lúc em chạy ra ngoài mua vài thứ lặt vặt. Trong lúc em vắng mặt thì ở nhà anh ấy đột nhiên ngã xỉu, phải chở vô nhà thương ngay. Khi hay tin khẩn cấp, em tất tả vô bệnh viện thì anh ấy đã hôn mê và sau đó qua đời. Rồi bà ta nói tiếp: - Em cũng sắp bán mấy dãy áp-pạc đi vì cho thuê cũng mệt lắm. Không tháng nào mà em không phải ra toà, tranh cãi kiện tụng với mấy người thuê nhà. Kiện tụng thì em chẳng ngại nhưng mãi rồi cũng chán chị à. Vân lắng nghe câu chuyện của người đàn bà và cũng là lời bộc bạch về cá tính của chính đương sự. Bà ta chuyển sang giọng tâm sự: - Em sống vì kỷ niệm nên bây giờ chẳng muốn đi đâu, chỉ quanh quẩn ở nhà, dù mấy đứa con em vẫn rủ. Đi đến đâu cũng làm em nhớ đến anh ấy. Buổi chiều h ôm đó là lần đầu tiên Vân và bà Đào có một cuộc nói chuyện dài và tương đối thân thiện như hai người hàng xóm. Trời ngả dần sang hoàng hôn, đến giờ Vân phải sửa soạn bữa cơm tối; nàng chia tay với bà Đào đứng lên đi vào nhà. Trong nhà bếp Vân mang nồi chảo ra sửa soạn nấu ăn. Nàng mở tủ lạnh lấy các thứ cần thiết để làm món phở áp chảo mà cả nhà ưa thích, mang ra quầỵ Nàng vừa hát nho nhỏ vừa làm món ăn. Đứng cắt thịt sau quầy bếp, hướng ra phía patio, từ khoé mắt trái, Vân thấy bóng Thanh từ trên lầu đi xuống. Nàng ngưng hát cất tiếng hỏi: - Anh đó hả? Chiề