em quết chả thì sẽ ngon gấp mười lần thịt lý ngư trong ao Dao Trì trên thương giới. Thấy tình thế giữa cô Út và em mình có mòi găng, cô Hai kéo cô Út ra ngoài, bảo: – Trong bếp hơi than nóng bức, chi bằng chị em mình ra bến sông ngồi chơi cho thảnh thơi tâm trí. Cô Út đành bước theo cô Hai ra bến sông. Nơi đó, bên mé nước có những cây gừa buông rễ lồng thòng xuống mặt nước. Giờ nầy, nước dòn lênh láng đầy sông, xẻo. Màu nước nâu đục in vòm trời xanh trong, lơ thơ vài cụm mây trắng. Cả hai ngồi xuống chiếc băng cây đặt dưới tàn cây mãng cầu xiêm, sát bên mé nước. Cô Út chợt thấy một sợi óc vướng trên cổ áo bà ba của cô Hai, bảo: – Con nhỏ nầy chưa chi đã rụng tóc rồi. Mầy mà tới tuổi ba mươi coi chừng cái đầu sói sọi như đầu mấy con quạ tháng bảy cho coi! Cô nhặt sợi tóc thổi vèo ra phía sông. Cô Hai Túy Ngọc hoảng hốt: – Í, đừng chị ơi! Không nên đâu! Cô Út Ngọc An tròn mắt: – Sao không nên? Sợi tóc bay ra khỏi đám lục bình hoa tím, rớt trên những lớp sóng lăn tăn rồi trôi ngược phía vàm sông. Cô Hai bảo: – Bác Chín gái nói với má em rằng, ở dưới đáy biển, đáy sông có loài thũy tộc nhiều phép thần thông. Loài nầy ưa tìm cách lên cõi trần để gian dâm với phụ nữ. Hễ cô nào bị tụi nó tư thông thì mang bịnh ốm o gầy mòn cho tới chết. Cô Út cắt lời: – Ai lại không biết đó là bịnh mắc đàng dưới! – Bởi vậy con gái bắt đầu trổ mã thì đừng nên tắm ở sông rạch, cũng đùng giặt quần áo của mình ở khe rạch, sông ngòi, ao bàu, hay vũng… Nếu có giặt thì giặt trong thau chậu rồi đổ nước trên đất. Cũng không nên vứt tóc, móng tay, đờm, máu kinh nguyệt dưới nước. Có vậy mới khỏi mắc bịnh đằng dưới. Út Ngọc An ngơ ngẩn: – Hại không! Tao lại quên cái chuyện mầy vừa nói chớ. Thiệt tao bậy quá chừng chừng! Bỗng bên kia bờ rào, giọng bà Chín Thẹo rổn rảng vọng sang: – Con Út đâu? Mau về nhà hâm cá. dọn bún cho tao ăn. Chèn đét ơi, ai coi nó bận quần trắng mà dám đứng gần mé nước chớ! Thánh thần ơi, con gái người ta có ý có tứ, con gái tui thì u mê bạch tuột, không kiêng không cữ, chẳng biết dữ lành! Cô Út Ngọc An đứng dậy phủi đít, bảo cô Hai Túy Ngọc: – Bà già tao đang nổi máu sân rồi đó. Thôi, tao xin kiếu. Bà Chín Thẹo mặc áo xuyến đen, quần lãnh đen, tóc bới ba vòng một nọn. Khuôn mặt bà lúc giận coi thiệt đanh đá, Bà liếc xéo cô Hai Túy Ngọc, làm như có ai rù quyến con bà ra chỗ trống trải vậy. Khi cô Út về bên kia khuôn viên bà Chín thì cô Hai khép cổng hông rồi lững thững vào nhà. Trời đả nhá nhem tối. Cô Ba thắp đèn rồi dọn cơm. Trong bữa cơm cô Hai thuật lại ẹ nghe vận sự cô Út thổi tóc cô xuống sông, việc cô Út mặc quần trắng đứng bên mé nước. Bà Năm Tảo bảo: – Có kiêng có cữ thì việc dữ hóa lành. Đất nước mình mới khẩn huâng lập ấp mấy trăn năm nay nên có đủ thứ yêu tinh, ma quỉ, tà quái. Làm gái xinh tốt càng phải giữ kỹ hơn. Bây mặc quần áo trắng đứng bên mé nước thì bọn Giang long, Hà bá, Thủy quan, Thủy quái thấy đít, ngực, hông, nách bây ráo trọi, tránh sao “họ” khỏi động lòng dâm dục, phựt ngọn lửa tình. Cho nên có đi xuồng, đi ghe, đi dạo trên bờ sông nhớ bận quần áo màu sậm, nhứt là nên bận đồ đen cho chắc ăn, vì màu đen có hể che mắt “họ”. Ong Năm Tảo thêm vô: – Tụi con gái chớ nên soi kiếng chải đầu ban đêm. Bởi mặt kiếng lánh như mặc nước lúc lặng sóng nên “họ” thường ẩn trong mặt kiếng ban đêm vì ban đêm thuộc giờ âm, giờ của cõi âm, giờ của dưới nước lên trần tác oai tác quái. Cô Ba ngứa miệng: – Thưa tía, tía nói vậy sao phải! Bọn đào hát đêm nào mà chẳng soi kiếng để tô son trét phấn? Bà Năm nguýt cô con gái ương ngạnh: – Nói bậy nói bạ mà cũng ưa chó chét! Mầy quên rằng tổ nghiệp hát bội có oai lục thường che chở cho đào hÿt hay sao? Trong bữa cơm dù có cá chạch kho nghệ, món canh rau mướp hương, món cà đối kho còn dư hôm qua, món chả cá phác lác chiên dầm nước mắm tỏi, nhưng ông Năm chỉ ăn có hai lưng chén cơm rồi gác đũa trên miệng chén, cháp tay xá xá tạ ơn người làm ra hột gạo. Bà Năm ân cần: – Ông nên ăn thêm ba hột nữa kẻo đêm dài thức khuya đói bụng. Ông Năm Tảo cười: – Tối nay tui xuống Cái Sơn ngủ đêm, gia chủ thế nào cũng dọn ăn khuya, không vịt thì gà, bà sao khéo lo! Ông sửa soạn hành lý chất trên chiếc tam bản để chéo ra sông. Cổ chiên cho kịp con nước suôi. Mảnh trăng thượng tuần méo xẹo méo xọ đã hiện ra ở phương đông. Bà Năm Tảo hối hai cô con gái tắm rửa rồi đốt nhang cúng nước trên bàn thờ Phật. Bà bước ra nơi hàng rào ngăn khuôn viên nhà bà và mảnh đất có cây da xà. Bà sẽ trồng cây xương rồng và cây độc trụ ở vòng rào ngoài, cây dâu tằm ăn ở vòng rào trong. Bà tin rằng xương rồng và dâu tằm ăn có thể trừ ma tróc quỉ như ông bà mình thường nói. Tuy cô Út Thoại Huê là vong cô của cô Ba Túy Nguyệt nhưng cây da xà là nơi trú ngụ của bao âm hồn thì nó thuộc về cõi âm. Bà không muốn cuộc đất của mình thông thương giao tiếp với cõi huyền bí đầy hung hiểm dọa dẵm ấy. Hai vòng hàng rào sẽ dựng nên cái biên giới giữa hai cõi âm dương. Nếu vong hồn nào rắn mắt toan qua khuôn viên bà để quấy phá, sẽ bị hai vòng hàng rào kia ngăn cản. Sáng hôm qua, bà Năm Tảo đã chuộc cái bùa bát quái vẽ bằng sơn đỏ trên miếng kiếng hình bát giác để treo trên khung cửa chánh. Vẫn chưa an lòng, bà còn treo những khúc xương rồng. Bà sẽ trồng thêm cây khuynh diệp bên cổng, đám ngũ trảo trong sân dù ông Năm đã trồng ngũ diệp ở vạt đất trồng dược thảo. Loại cây cỏ có lá thơm kia chẳng những làm thông khí quản mà còn ngăn cản loài phong tinh vào khuấy phá. Tối hôm đó, mãi tới đầu canh hai, ánh trăng mói soi khắp thềm sân. Cô Ba Túy Nguyệt tắm bằng nước nấu với lá từ bi, lá ổi, lá ngải diệp. Còn cô Hai Túy Ngọc thì đã tắm bằng xà bông sả và gội đầu bằng nước bồ kết từ hối chiều. Cô thắp nhang cúng nước trên bàn phật, lấy bùa trừ tà đeo và cổ. Vận sự cô Út Ngọc An thổi sợi tóc cô bay xuống sông cứ làm cho cô bào xào xao xuyến. Trời nực, cô ngồi bên cửa sổ ngó mông. Còn cô Ba thì vừa đặt lưng xuống giường là ngủ được ngay. Đấu đêm, bóng nguyệt quới tỏa hương ngào ngạt. Những cụm lài ven tường cũng thoảng hương. Phải đợi tới canh ba, bông dạ lý mới bắt đầu dậy hương, trong khi nồng độ hương nguyệt quới loãng dần. Nguyệt quới và lài dẫu có thành tinh đi nữa cũng không đủ oai lực hiện lúc ban đêm. Duy mấy cây dạ lý từ bày năm sắp lên, đêm đêm hóa thành hình người đi dạo dưới trăng. Đó là những gì bà Chín Thẹo cam doan rằng mình đã mắt thấy tai nghe. Nhưng thiệt tình, hai cô Túy nghe thì nghe chớ làm sao tin nổi cái miệng ưa thêu dệt, đặt chuyện của bà. Vậy mà canh năm hôm nọ, hai cô gánh mắm và dưa gang từ Cầu Dài về nhà. Vừa khi tới cổng rào thì đã hừng sáng. Cả hai chợt thấy một cô gái cỡ mười bảy mười tám tuổi đứng phía trong bờ rào của khuôn viên ông bà Năm Tảo. Vốn tánh mau mắn, cô Ba Tuy Nguyệt chào trước: – Chào cô. Cô ở đâu tới dây? Cửa ngõ khóa mà sao cô vô được? – Cô gái ú ớ: – Tôi… tôi đi xem mạch hốt thuốc. Tôi mới từ trong nhà bước ra… Anh sáng lờ mờ của thời khắc bóng đêm sắp lui làm hai chị em không nhìn rõ