i điềm tre già trổ bông nọ cùng cá lụy chim sa kia ứng vào bổn mạng của ai trong vòng chồng con bà? Lại nữa, lúc Bửu đang cơn bịnh ngặt, bà liền giao cậu ta cho phÿp sư Chơn Huệ, kể như bà đã thí một con chốt mà chẳng hốt được con xe nào trong ván cờ tướng. Vậy là bà mất một cách oan uổng tên tớ trai để sai vặt. Lam sao bà đòi Bửu lại được đây? Ừ, thôi thì bà đành mặt trơ trán bóng, mặt chai mày đá để bắt lại đứa con ghẻ siêng năng giỏi dán, mặc lời ong tiếng ve, kệ sấm sét búa rìu dư luận. Bà tin chắc em chồng bà cũng phải nể nang uy lực của chồng con bà mà nhượng bộ. Khi cả nhà ăn cơm xong thì bóng trăng mập nõn nà treo trên cành lá của cây mít tố nữ. Vợ chồng cô Ba Cẩm Tú chưa về vội. Còn cô Tư Cẩm Lệ đốc thúc con Lài con Lý chuẩn bị trà nước, hễ thầy đoán điềm giải mộng tới thì phải múc chè ra chén và châm trà vào bình. Hai cô Cẩm cùng đi rửa mặt, chải tóc cho có vẻ sáng mát tươi tỉnh đôi chút. Thầy Mười Khói tuổi trên sáu mươi, nhưng mặt chưa nhăn nhiều, khuôn mặt hí hửng như mặt hề, mắt hấp háy, nụ cười rộng toàng hoạc. Hễ mỗi khi thầy cười thì đuôi mắt thầy bẻ cúp xuống coi thiệt tức cười. Chè và trà bánh dọn lên. Cậu Hai Luyện đốt đèn măng- sông thay thế cây đèn huê kỳ đật giữa trung đường. Sau màn che bánh, đờn ông cùng thầy Mười Khói chia nhau ngồi trên hai chiếc trường kỷ đặt hai bên chiếc bàn dài. Bà Bang biện cùng hai cô con gái ngồi trên chiếc đi- văng chơn quỳ đặt bên trái trung đường. Ông Bang biện Huỡn vô đề sốt dẽo: – Chẳng dấu gì thầy Mười, lóng rày gia cảnh tui có nhiều điềm lạ. Trước hết là cây tre ở sau nhà trổ bông. Thầy Mười Khói ngon lành: – Trẻ già thì trổ bông để chết, chẳng có điềm gì ráo đối với gia đình tu nhơn tích đức. Còn đối với gia đình thường thường, hễ ai trồng cây tre đó thì người đó gặp xui xẻo, có khi tánh mạng lâm nguy. Bà Bang biện Hưỡn vui mừng: – A di đà Phật. Cây tre đó do má chồng tui trồng đó đa. Nhưng bà đã ngủm từ tám chín năm nay rồi. Còn chim sa cá lụy thì ứng vô điềm gì đây? Thầy Mười Khói gãi đầu ra chiều suy nghĩ lung lắm: – Đó là điềm tang tóc. Hễ chim sa, cá lụy vào giờ nào thì người trong gia đình mang tuổi cùng tên với giờ đó sẽ vong mạng. Cả nhà đều buồn rầu lo lắng. Thầy Mười Khói an ủi: – Ông bà nên nhờ thầy chùa cô vãi tụng kinh Cầu An và kinh Dược Sư rồi tới ngày rằm ngày vía đức Địa Tạng Vương Bố Tát nên mua chim cá về phóng sanh thì tai nạn dầu lớn cách mấy cũng nhẹ bớt đi nhiều. Bà Bang biện thành khẩn: – Cám ơn thầy có lời khuyên bảo. Vợ chồng tui sẽ làm đúng lời thầy chỉ dạy. Cô Ba Cẩm Tủ đợi cho cuộc đoán điềm lắng dịu và thoảng lui, liền rời khỏi bộ divan chơn quỳ, bước tới sau lưng chồng, nói với thầy Mười Khói: – Thưa thầy, tui có giấc chim bao lạ lắm. Tui thấy mình nuốt hột trái xá lị, nhưng từ rún tôi xịt ra luồng khói mỏng. Khói bay lên trời tụ lại thành mây. Rồi con trốt nổi lên, đánh giạt ây rời rã. Chẳng biết điềm gì đây? Thầy Mười Khói hớp một ngụm trà Liên Tâm, có vẽ lưỡng lự: – Cái hột tượng trưng cho dòng giống. Giống trái xá lỵ tức là giống trái lê, bởi vì người Bắc kêu trái xá lỵ là trái lê. Giống họ lê chui vô bụng cô rồi thì cũng rã rời như khói như mây. Kỳ đậu thai tới. thai nhì vừa tượng hình thì cũng không có dịp chào đời sau chín tháng mười ngày. Cô Ba Cẩm Tú xụ mặt, trở về bộ divan chơn quỳ, không nói không rằng. Cô Tư Cẩm Lệ vẫn ngồi tên divan, cất tiếng rổn rảng hỏi thầy Mười Khói về giấc mộng con rắn chui vô bụng cô rồi chui ra tới chín lần, lần sau nó cắn bụng cô cho tới nát bấy. Thầy bảo: – Đây là thai quỉ, thai yêu. Cô coi chừng con ranh con lộn khuấy phá cô đó. Hễ tới chín lần là nó hại cô cho tới mạng vong. Bà Bang biện Hưỡn hứ một tiếng bất bình rồi tuột xuống divan, hằn học liếc xéo thầy Mười trước khi phủi đít, ngoe ngoảy bỏ vô nhà trong. Khi ba mẹ con bà Bang biện Hưỡn vừa vô nhà trong thì con LÝ bưng lên hiệp trà sâm cho cả ba giải lao. Cô Ba Cẩm Tú cằn nhằn mẹ: – Mà nóng nảy quá, chưa chi làm hư bột hư đường ráo trọi. Mộng điềm xấu như vậy thì mình nên nhờ thầy Mười Khói chỉ cách cúng vái để hóa giải bớt điềm hung tướng ác, cớ sao má vùng vằng bỏ vô nhà ra cái điều hờn lẫy như vậy? Bà Bang biện liếc xéo con gái: – Thằng cha đó có cái miệng nói xàm, bây tin thằng chả có ngày bán lúa giống! Mai, tao sẽ sai thằng Đực thỉnh thầy Bảy Lục và cô bóng Mười Hai về đây cúng trừ họa căn. Cô Bà và cô Tư không nói gì thêm. Sau đó, gần tới nửa đêm, thầy Mười Khói từ giả ra về. Cô Ba Cẩm Tú cũng theo chồng về nhà riêng ở bên cầu Lầu. Cậu Hai Luyện liền hạ đèn măng- sông xuống, đố đèn huê kỳ lên rồi mới xả hơi đèn măng- sông để tắt. Cô Tư Cẩm Lệ mời chồng đi rửa ráy mình mẩy và súc miệng. Cô còn mở tủ cẩm lai lấy chiếc gối nhiều màu cánh sen thêu bông mẫu đơn trắng bày lên chiếc giường của cô để chốc nữa chồng co kê đầu. Bà Bang biện Hưỡn khi về buồng riêng, bảo chồng: – Nghe nói thằng Bửu giờ đây đã mạnh rồi, ông liệu cách nào bắt nó về đây. Tui nuôi nó, tui mến nó. Để nó ở chùa ăn chay lạt, sống kham khổ, tui không đành lòng. Ông Bang biện e dè: – Hồi nào bà nói vời thầy Chơn Huệ giao đứt thằng Bửu cho thầy, bây giờ bà còn mặt mũi nào đòi nó lại? Bà Bang biện háy chồng: – Được rồi tôi sẽ nghĩ ra kế bắt nó về hủ hỉ với vợ chồng mình. Chuyện nầy là chuyện của tui, không mắc mớ gì tới ông, ông chớ bàn ra làm chi. Ông Bang biện cười: – Ừ, bà làm sao cho vuông tròn thì thôi tui hơi sức đâu nghĩ tời mầy chuyện lặt vặt đó. Tôi đã làm trành làm tréo mua được tám mẫu đất của anh Hương bộ Lạc tại Phước Hậu, giá chỉ có bốn ngàn đồng. Khi chồng tiền, làm giấy tờ xong, tui sẽ đi đóng bách phần đất. Hễ xong vụ cắt đất, tôi mới rành tâm rảnh trí lo ứng cử hội đồng quản hạt. Vụ đất cát kể như xong, nhưng vụ ứng cử hội đồng ông thấy sao bấp bênh. Mấy tay ứng cử viên khác nếu không có bà con trong soái phủ Nam Kỳ thì cũng có bạn bè lẫn tay trong tay ngoài với những thế lực lớn như ông Chánh tham biện tỉnh nhà, ông phủ nầy, ông đốc phủ nọ… Chuyên lo kế iếp của ông là nhờ Cai tuần Xướng, kẻ nha trảo tâm phúc của ông, làm sao cho ông có dịp ân ái với cô vợ chửa của Cai tuần Hạp. Ông chỉ thích ăn nằm với đàn bà chửa từ ba tháng tới năm tháng. Cái thai lớn vừa phải thì ông ham nhưng cái bụng bự chang bang của đàn bà mang bầu từ bảy tháng sắp lên thì ông không hứng thú chút nào. Khi trống vừa điểm canh ba thì khắp nhà yên lặng gắt. Thỉnh thoảng có tiếng các kè ở chiếc miễu nhỏ cuối xóm vọng sang. Cô Tư Cẩm Lệ bắt đầu đay nghiến chồng: – Tui không về nhà đâu! Bà già cứ trấn ngự nơi đó làm tui không dám ho lớn. Chừng nào bả trở về Thủ Dầu Một thì tui mới dám xách va- li về nhà. Luật sư Trần Hảo Hiệp than: – Em ở lì đây lâu quá, đồ khỏi bà già nghi em giận bả. Cô Tư cười khẩy: – Bả nghi trúng đó, mình à. Ối, cứ để bả nghĩ sao cũng được. Mình là thầy kiện, giỏi khoa cãi lý biện hộ, mình liệu lời nói với bả cách nào để trong ấm ngoài êm thì nói. Em bây giờ chán đời quá, ở đây hủ hỉ với tía má em được lúc nào hay lúc nấy. Lại nữa, hai đứa con ghẻ coi bộ muốn chống đối trả treo với em rồi đó. Luật