ng vắng, cảm tưởng như tim sắp vỡ vụn vì chứa đầy nước mắt đóng băng, từng nhịp rung lên, thắt nghẹn cả khí quản…
…………
Tối hôm ấy trời mưa rất to, mưa rào xối xả, nếu nói một cách sến súa thì chắc là ông trời đang khóc, tôi ngồi im trong nhà, chỉ muốn khóa tay chân mình lại khi nghe tiếng Long đang gào lên bên dưới, cứ chốc chốc tôi lại bảo thằng Quân thử ngó ra xem thì thấy anh vẫn đứng trơ trơ ra trước cửa nhà, mắt nhìn lên cửa sổ phòng tôi, không chớp. Long hay ốm như thế, mấy lần trước đã sốt sắng gần chết chỉ vì dính chút nước mưa rồi, lần này lại muốn liều mạng hay sao đây?
Xuống?
Hay không xuống?
Câu hỏi ngắn ngủn ấy cứ vang lên trong đầu tôi, thôi thúc tay chân tôi khiến chúng không ngừng bủn rủn. Nép mình vào một góc để lưng áp sát vào bờ tường, chúng tôi chỉ cách nhau có một bức tường này thôi… mà sao tưởng chừng như đang đứng ở hai thế giới hoàn toàn cách biệt. Tôi khẽ nín hơi, hai tay đưa lên ôm chặt miệng, cố gắng không nấc lên thành từng tiếng giật cục. Những lúc như thế này, tôi chỉ hận mình sao lại quá yếu đuối, chút cảm giác lãnh đạm cũng không có, tưởng như nỗi đau đã trải qua quá nhiều thì không thể khóc lóc được nữa… nhưng những cảm xúc thông thường nhất của một con người… sao tôi có thể dễ dàng chống lại.
Cứ nấc lên thành từng cục giật ầng ậc như thế, đến nỗi hai bàn tay đã ướt nhòa nước mắt tự khi nào, cho đến khi cơn mưa dần nhẹ hạt, tôi mới khe khẽ nhổm người dậy, ti hí mắt nhìn xuyên qua lớp cửa kính phủ đầy bụi bẩn nay lại thêm vẩn đục bởi những hạt mưa nặng trĩu bám đầy mặt kính… Từng hạt mưa trong suốt nặng nề rơi xuống, như cuốn trôi đi những vương vấn lụi tàn của trái tim, khi một trái tim đã chịu quá nhiều tổn thương, nó cũng giống như lớp vẩn đục kia vậy, nếu không có một cơn mưa thật mạnh tạt vào, chắc chắn sẽ khó có thể trôi đi.
Gần mười hai giờ đêm, tiếng mưa bắt đầu thưa dần, có lẽ ngoài trời đã sắp tạnh, ánh đèn đường mờ nhạt cũng không còn lẫn trong màn mưa trắng xóa nữa, bỗng, màn hình điện thoại hiện lên một tin nhắn thoại, tôi giật nảy mình, nhưng lại không dám mở ra xem, chỉ sợ nghe xong rồi tim sẽ lại bị lay động. Một lát sau, những tin nhắn thoại bắt đầu đến dồn dập hơn, chúng tôi có thói quen gửi tin nhắn thoại cho nhau thay vì gọi trực tiếp, vì làm thế vừa có thể nghe được giọng nói của nhau, lại vừa có thể để cho đối phương kịp thời chuẩn bị tâm lý. Cảm giác chờ đợi… rất là tuyệt.
Nhưng ngày hôm nay, rõ ràng là chỉ có một người nhắn- một người đợi những tin nhắn thôi đừng đến nữa, một người đứng như bất động dưới trời mưa- một người nôn nóng chờ bao giờ anh ta sẽ đi khuất. Vẻ mặt tuyệt vọng của Long dần hiện lên khi mười lăm tin nhắn thoại hoàn toàn không được trả lời, đêm đã về khuya, anh ấy không dám thét lên làm loạn nữa, xung quanh đều là hàng xóm của tôi, ít nhiều Long cũng nghĩ cho thể diện của đứa con gái chưa chồng này.
Cuối cùng, gần một giờ sáng, những tiếng bước chân lép nhép vang lên trên nền đất ướt nhẹp cuối cùng cũng đã dần biến mất… hai hàng mi trĩu nặng khẽ khép lại… mong rằng cơn mưa này sẽ cuốn trôi đi tất cả… gột sạch ký ức… để ta sớm quên nhau!
……..
Những ngày sau đó, anh ấy vẫn tiếp tục nhắn tin và gọi điện, cảm giác nhìn chiếc điện thoại rung lên liên tục mà không thể bắt máy… vô cùng bất lực. Những tưởng cứ bơ đi như vậy rồi thì mọi chuyện cũng sẽ dần rơi vào dĩ vãng, nhưng không, mỗi tối, vẫn đều đặn một tin nhắn chúc ngủ ngon, ít nhất là vậy. Điều đó không làm tôi vui hơn, chỉ khiến nước mắt của tôi dần khô cạn, cuối cùng ta cũng có thể làm quen với nỗi đau, đau đớn nhiều rồi thì cũng trở thành thói quen thôi.
Một tháng sau đó, tôi chính thức xóa toàn bộ tin nhắn, mặc dù ngày cuối cùng đọc lại, vẫn không thể ngăn nổi mình vừa khóc vừa cười, lúc đó tôi đã có cảm giác như là: “Nếu biết trước sẽ như thế này thì chi bằng lúc ấy đừng nói những lời như vậy!” Mỗi lần dằn lòng mình xóa đi một tin nhắn, tim lại nhói lên như một mũi dao vừa đâm xuyên qua ngực. Vậy là cuối cùng sau bao ngày dằn vặt, tôi cũng có đủ dũng khí để xóa đi dãy số điện thoại mang ký hiệu “một dấu chấm” vô cùng đặc biệt ấy.
Mặc dù, từng con số trong dãy số ấy, như đã khắc in vào trong tâm trí tôi tự rất lâu rồi.
Chương 44: Đau đớn cũng là một thói quen
Tháng sáu đầy nắng, thời gian này bố tôi đã bắt đầu ra ngoài chủ động tìm việc làm, lúc đó ông đã nói với chúng tôi rằng: “Sau này chuyện chi tiêu trong gia đình để bố lo, con tập trung học đi, đừng đi làm nữa!” Lúc đó, mặc dù tôi đã nói: “Đi làm là thói quen của con rồi, không phải chỉ vì tiền, mà ngồi không con không
chịu được!” Thế nhưng, trong lòng tôi vẫn không khỏi thầm phấn khởi. Hiện tại ông cũng đã kiếm được một công việc ổn định, bên cạnh đó, ông còn làm “thầy lang” kiêm “bác sĩ thể dục” giúp mẹ của Long chữa bệnh nữa. Bố tôi cũng đã từng ở trong giai đoạn cuối của căn bệnh tiểu đường, thậm chí còn nặng hơn tình trạng của mẹ Long bây giờ rất nhiều. Ông kể, lúc đó máu trong cơ thể đều bị đặc sánh lại, di chuyển cũng là một chuyện khó khăn, tưởng chừng không thể qua nổi nữa rồi, bởi vậy mới tuyệt giao không liên lạc với gia đình nữa, nhưng cuối cùng, nhờ vừa kết hợp thuốc tây lại vừa kết hợp với những bài thuốc dân gian, kèm thêm tinh thần tập thể dục cực kỳ tích cực, ông đã đánh lùi được bệnh tật. Thế nên bố tôi luôn vỗ ngực tự hào nói: “Tập thể dục chính là phương pháp chữa bệnh hiệu quả nhất! Vừa phòng bệnh lại vừa chữa bệnh. Bố khỏi bệnh chính là nhờ tập thể dục.” Nhưng cái chính là phải tập sao cho đúng cách, ông nói mẹ của Long suy nghĩ ủ dột quá, cả ngày chẳng chịu vận động gì cả, bệnh tật ngày càng nặng là phải rồi. Gia đình bên nội nhà tôi từng có truyền thống chữa bệnh đông y và đều là những người học võ từ nhỏ, bản thân tôi cũng không phải một ngoại lệ, nhưng càng lớn, truyền thống này càng bị bài mòn.
Việc bố tôi chữa trị cho mẹ Long là một bí mật đối với bà, chuyện này tôi đã bàn với Long trước khi chúng tôi kết thúc mối quan hệ “anh em”. Bởi vậy mà ngoài mẹ của Long ra, ai cũng biết “bí mật” này.
Từ ngày bố không còn thường xuyên túc trực ở nhà, chị em tôi đâm ra lại phải thay nhau quán xuyến chuyện nhà cửa, thời gian đi làm của tôi cũng phải hạn chế hơn vì buổi trưa và buổi tối đều phải về sớm để nấu cơm cho Quân ăn, ăn cơm xong thì thằng Quân sẽ phải lo rửa bát, một tuần có bảy ngày thì tôi dọn nhà bốn ngày, nó dọn ba, cứ phân chia nhau thế mà làm. Ban đầu tôi còn bì tị: “Tại sao lúc nào con cũng phải làm hơn nó? Con còn phải đi làm cơ mà?” thế nhưng dần dà rồi cũng quen, cứ tự an ủi: “Mình là cô Mị, quanh năm rúc đầu trong xó bếp như con rùa già.” thế là an phận.
…..
Vào một ngày nọ, cô Mị bỗng dưng thấy buồn, bởi vì cô ta nhớ tiểu đệ của mình, thế là cô ta đành mò lên tầng tum, hí hoáy tìm cách trèo lên trên sân thượng- nơi yên bình duy nhất thuộc về cô ta. Thế nhưng, khi chân Mị vừa mới một bước dẫm lên đốt thứ nhất của chiếc cầu thang gỗ dặt dẽo, nó bỗng kêu “cót két” một tiếng, cô liều mình, bước lên đốt thứ hai, chiếc cầu thang đã mục rữa do kiên cường hứng chịu mấy trận mưa ào ạt từ đợt bão đầu hè có vẻ như đã không còn sức khỏe để ch
…………
Tối hôm ấy trời mưa rất to, mưa rào xối xả, nếu nói một cách sến súa thì chắc là ông trời đang khóc, tôi ngồi im trong nhà, chỉ muốn khóa tay chân mình lại khi nghe tiếng Long đang gào lên bên dưới, cứ chốc chốc tôi lại bảo thằng Quân thử ngó ra xem thì thấy anh vẫn đứng trơ trơ ra trước cửa nhà, mắt nhìn lên cửa sổ phòng tôi, không chớp. Long hay ốm như thế, mấy lần trước đã sốt sắng gần chết chỉ vì dính chút nước mưa rồi, lần này lại muốn liều mạng hay sao đây?
Xuống?
Hay không xuống?
Câu hỏi ngắn ngủn ấy cứ vang lên trong đầu tôi, thôi thúc tay chân tôi khiến chúng không ngừng bủn rủn. Nép mình vào một góc để lưng áp sát vào bờ tường, chúng tôi chỉ cách nhau có một bức tường này thôi… mà sao tưởng chừng như đang đứng ở hai thế giới hoàn toàn cách biệt. Tôi khẽ nín hơi, hai tay đưa lên ôm chặt miệng, cố gắng không nấc lên thành từng tiếng giật cục. Những lúc như thế này, tôi chỉ hận mình sao lại quá yếu đuối, chút cảm giác lãnh đạm cũng không có, tưởng như nỗi đau đã trải qua quá nhiều thì không thể khóc lóc được nữa… nhưng những cảm xúc thông thường nhất của một con người… sao tôi có thể dễ dàng chống lại.
Cứ nấc lên thành từng cục giật ầng ậc như thế, đến nỗi hai bàn tay đã ướt nhòa nước mắt tự khi nào, cho đến khi cơn mưa dần nhẹ hạt, tôi mới khe khẽ nhổm người dậy, ti hí mắt nhìn xuyên qua lớp cửa kính phủ đầy bụi bẩn nay lại thêm vẩn đục bởi những hạt mưa nặng trĩu bám đầy mặt kính… Từng hạt mưa trong suốt nặng nề rơi xuống, như cuốn trôi đi những vương vấn lụi tàn của trái tim, khi một trái tim đã chịu quá nhiều tổn thương, nó cũng giống như lớp vẩn đục kia vậy, nếu không có một cơn mưa thật mạnh tạt vào, chắc chắn sẽ khó có thể trôi đi.
Gần mười hai giờ đêm, tiếng mưa bắt đầu thưa dần, có lẽ ngoài trời đã sắp tạnh, ánh đèn đường mờ nhạt cũng không còn lẫn trong màn mưa trắng xóa nữa, bỗng, màn hình điện thoại hiện lên một tin nhắn thoại, tôi giật nảy mình, nhưng lại không dám mở ra xem, chỉ sợ nghe xong rồi tim sẽ lại bị lay động. Một lát sau, những tin nhắn thoại bắt đầu đến dồn dập hơn, chúng tôi có thói quen gửi tin nhắn thoại cho nhau thay vì gọi trực tiếp, vì làm thế vừa có thể nghe được giọng nói của nhau, lại vừa có thể để cho đối phương kịp thời chuẩn bị tâm lý. Cảm giác chờ đợi… rất là tuyệt.
Nhưng ngày hôm nay, rõ ràng là chỉ có một người nhắn- một người đợi những tin nhắn thôi đừng đến nữa, một người đứng như bất động dưới trời mưa- một người nôn nóng chờ bao giờ anh ta sẽ đi khuất. Vẻ mặt tuyệt vọng của Long dần hiện lên khi mười lăm tin nhắn thoại hoàn toàn không được trả lời, đêm đã về khuya, anh ấy không dám thét lên làm loạn nữa, xung quanh đều là hàng xóm của tôi, ít nhiều Long cũng nghĩ cho thể diện của đứa con gái chưa chồng này.
Cuối cùng, gần một giờ sáng, những tiếng bước chân lép nhép vang lên trên nền đất ướt nhẹp cuối cùng cũng đã dần biến mất… hai hàng mi trĩu nặng khẽ khép lại… mong rằng cơn mưa này sẽ cuốn trôi đi tất cả… gột sạch ký ức… để ta sớm quên nhau!
……..
Những ngày sau đó, anh ấy vẫn tiếp tục nhắn tin và gọi điện, cảm giác nhìn chiếc điện thoại rung lên liên tục mà không thể bắt máy… vô cùng bất lực. Những tưởng cứ bơ đi như vậy rồi thì mọi chuyện cũng sẽ dần rơi vào dĩ vãng, nhưng không, mỗi tối, vẫn đều đặn một tin nhắn chúc ngủ ngon, ít nhất là vậy. Điều đó không làm tôi vui hơn, chỉ khiến nước mắt của tôi dần khô cạn, cuối cùng ta cũng có thể làm quen với nỗi đau, đau đớn nhiều rồi thì cũng trở thành thói quen thôi.
Một tháng sau đó, tôi chính thức xóa toàn bộ tin nhắn, mặc dù ngày cuối cùng đọc lại, vẫn không thể ngăn nổi mình vừa khóc vừa cười, lúc đó tôi đã có cảm giác như là: “Nếu biết trước sẽ như thế này thì chi bằng lúc ấy đừng nói những lời như vậy!” Mỗi lần dằn lòng mình xóa đi một tin nhắn, tim lại nhói lên như một mũi dao vừa đâm xuyên qua ngực. Vậy là cuối cùng sau bao ngày dằn vặt, tôi cũng có đủ dũng khí để xóa đi dãy số điện thoại mang ký hiệu “một dấu chấm” vô cùng đặc biệt ấy.
Mặc dù, từng con số trong dãy số ấy, như đã khắc in vào trong tâm trí tôi tự rất lâu rồi.
Chương 44: Đau đớn cũng là một thói quen
Tháng sáu đầy nắng, thời gian này bố tôi đã bắt đầu ra ngoài chủ động tìm việc làm, lúc đó ông đã nói với chúng tôi rằng: “Sau này chuyện chi tiêu trong gia đình để bố lo, con tập trung học đi, đừng đi làm nữa!” Lúc đó, mặc dù tôi đã nói: “Đi làm là thói quen của con rồi, không phải chỉ vì tiền, mà ngồi không con không
chịu được!” Thế nhưng, trong lòng tôi vẫn không khỏi thầm phấn khởi. Hiện tại ông cũng đã kiếm được một công việc ổn định, bên cạnh đó, ông còn làm “thầy lang” kiêm “bác sĩ thể dục” giúp mẹ của Long chữa bệnh nữa. Bố tôi cũng đã từng ở trong giai đoạn cuối của căn bệnh tiểu đường, thậm chí còn nặng hơn tình trạng của mẹ Long bây giờ rất nhiều. Ông kể, lúc đó máu trong cơ thể đều bị đặc sánh lại, di chuyển cũng là một chuyện khó khăn, tưởng chừng không thể qua nổi nữa rồi, bởi vậy mới tuyệt giao không liên lạc với gia đình nữa, nhưng cuối cùng, nhờ vừa kết hợp thuốc tây lại vừa kết hợp với những bài thuốc dân gian, kèm thêm tinh thần tập thể dục cực kỳ tích cực, ông đã đánh lùi được bệnh tật. Thế nên bố tôi luôn vỗ ngực tự hào nói: “Tập thể dục chính là phương pháp chữa bệnh hiệu quả nhất! Vừa phòng bệnh lại vừa chữa bệnh. Bố khỏi bệnh chính là nhờ tập thể dục.” Nhưng cái chính là phải tập sao cho đúng cách, ông nói mẹ của Long suy nghĩ ủ dột quá, cả ngày chẳng chịu vận động gì cả, bệnh tật ngày càng nặng là phải rồi. Gia đình bên nội nhà tôi từng có truyền thống chữa bệnh đông y và đều là những người học võ từ nhỏ, bản thân tôi cũng không phải một ngoại lệ, nhưng càng lớn, truyền thống này càng bị bài mòn.
Việc bố tôi chữa trị cho mẹ Long là một bí mật đối với bà, chuyện này tôi đã bàn với Long trước khi chúng tôi kết thúc mối quan hệ “anh em”. Bởi vậy mà ngoài mẹ của Long ra, ai cũng biết “bí mật” này.
Từ ngày bố không còn thường xuyên túc trực ở nhà, chị em tôi đâm ra lại phải thay nhau quán xuyến chuyện nhà cửa, thời gian đi làm của tôi cũng phải hạn chế hơn vì buổi trưa và buổi tối đều phải về sớm để nấu cơm cho Quân ăn, ăn cơm xong thì thằng Quân sẽ phải lo rửa bát, một tuần có bảy ngày thì tôi dọn nhà bốn ngày, nó dọn ba, cứ phân chia nhau thế mà làm. Ban đầu tôi còn bì tị: “Tại sao lúc nào con cũng phải làm hơn nó? Con còn phải đi làm cơ mà?” thế nhưng dần dà rồi cũng quen, cứ tự an ủi: “Mình là cô Mị, quanh năm rúc đầu trong xó bếp như con rùa già.” thế là an phận.
…..
Vào một ngày nọ, cô Mị bỗng dưng thấy buồn, bởi vì cô ta nhớ tiểu đệ của mình, thế là cô ta đành mò lên tầng tum, hí hoáy tìm cách trèo lên trên sân thượng- nơi yên bình duy nhất thuộc về cô ta. Thế nhưng, khi chân Mị vừa mới một bước dẫm lên đốt thứ nhất của chiếc cầu thang gỗ dặt dẽo, nó bỗng kêu “cót két” một tiếng, cô liều mình, bước lên đốt thứ hai, chiếc cầu thang đã mục rữa do kiên cường hứng chịu mấy trận mưa ào ạt từ đợt bão đầu hè có vẻ như đã không còn sức khỏe để ch