, giang dở. Mẹ khóc vì những trăn trở của kiếp người. Tay mẹ đan trong mái tóc xơ xác của tôi, những ngón tay gân guốc, gày guộc, tôi cảm nhận rõ mảng da ngón giữa đã chai lên vì vất vả, bình thường tôi la oai oái nếu ngón tay ấy của mẹ chạm vào má mình vì tôi đau nhưng hôm nay tôi thấy nó thân thương lạ, tôi cứ cọ má mình vào vết chai ấy, nó ram ráp và chan chứa cả một nỗi niềm thương yêu không thể diễn tả hết. Những ngón tay này đã vì tôi vì gia đình gần ba mươi năm qua, những ngón tay nhỏ nhắn mà chứa đựng sức lực phi thường. Mẹ nhẹ nhàng bảo tôi :
– Để Mẹ lên lấy tiền đưa cho con.
Tôi cầm tay mẹ giữ lại :
– Con không lấy đâu, mẹ giữ lấy.
Mẹ tôi xót xa :
– Không có tiền thì lấy gì mà sống hả con, lương mày ba cọc ba đồng nay cứ phải ăn uống dè xẻn thì lấy sức đâu
mà làm việc.
– Mẹ đừng lo cho con, đói thì đầu gối phải bò thôi.
– Con nói thế không được, có thực mới vực được đạo, tiền thuê nhà một tháng đã hết hơn nửa tháng lương rồi, còn cả trăm thứ tiền ấy chứ, mày ở với mẹ thì gọi là thêm đũa thêm bát chứ ra ở riêng cái gì cũng là tiền.
– Thế con không tự lập thì cứ tháng nào cũng về nhà xin mẹ tiền à, rồi mang tiếng là con gái cái bòn chứ ích gì.
Mẹ thở dài :
– Sao mà phức tạp thế, sao mày không như bình thường cho mẹ nhờ.
– Mẹ! Mọi chuyện rồi sẽ đâu vào đấy mà, không ai dỗi hơi cứ mãi để ý mình đâu, con ngần này tuổi đầu phải biết lo cho mình chứ, mẹ xem phim Tây ấy, nó tự lập từ năm 18 tuổi rồi.
– Tây Tàu đâu mẹ chả biết chỉ biết xã hôi bây giờ nhan nhản cạm bẫy, sơ xẩy một cái ai đỡ cho được. Mày cứ sống trong sự bao bọc của ba mẹ quen rồi, giờ ở một mình mẹ thật không yên tâm chút nào.
Tôi cười và xoa những đầu ngón tay mẹ :
– Tuần nào con cũng sẽ về thăm mẹ một lần mà nếu mẹ muốn cứ tối tối con đi bộ về đón mẹ đi tập thể dục, thế được chưa ạ?
Mẹ ấm ức :
– Ừ, mà mẹ thấy ba con cũng tệ, con là con đẻ chứ có phải con riêng đâu, ai nỡ đối xử thế.
Tôi thanh minh cho ba :
– Không sao mẹ à, đàn ông họ có cái lý của họ, ba cũng vì muốn con trưởng thành thôi.
Mẹ dõi đôi mắt ra phía cửa và thở dài :
– Kiếp người cũng lắm gian truân, mỗi người mỗi số phận, mẹ chẳng muốn trách gì con nữa, mẹ dứt ruột đẻ mày ra, mày đau mẹ cũng đau, thấy mày cứ lầm lũi như cái bóng thế mẹ lo lắm, mẹ chẳng hiểu cái thứ tình cảm của chúng mày là thế nào nhưng mày cứ quyết thế, mẹ không cản nữa. Mà con này, chuyện con cái Thuỳ…con cũng đừng có nghĩ ngợi nữa sinh bệnh nghe chưa con, số phận nó thế, con bé đẹp người, đẹp nết thế âu cũng là công bằng với nó.
Tôi nghe mẹ nhắc tên Thuỳ mặt mày lại ủ rũ, mẹ nói đến công bằng ư, theo tôi đấy là thứ công bằng giả tạo, cái công bằng mà người đời cố tình dựng nên nó khi không muốn chấp nhận những sự thật đã hiển nhiên. Tôi muốn quên Thuỳ, quên để Thuỳ hưởng trọn vẹn cái điều mà mọi người cho là hạnh phúc bên Bảo. Tôi thấy đã đến lúc phải đi nên đứng dậy nhấc cái vali :
– Con phải đi đây, mẹ rảnh thì thi thoảng đến thăm con nhé!
– Con không phải dặn, sáng mai mẹ đến ngay, nóng lòng nóng ruột lắm xem mày ăn ở sinh hoạt ra sao.
Tôi ôm mẹ và hôn chùn chụt vào má mẹ để che dấu đi nỗi buồn trong lòng mình.
Thấm thoắt thoi đưa, Thuỳ đã lập gia đình được gần 5 tháng và tôi thì đã ra ở riêng được 6 tháng trời. 6 tháng vất vả và vô cùng khó khăn trong cuộc đời tôi, từ một đứa con được chiều chuộng, vô lo vô nghĩ giờ tôi phải lo toan đủ điều, tưởng như tôi đã gục ngã trước những mũi tấn công từ mọi phía, tưởng như đôi chân tôi đã quỵ ngã trước sức ép bủa vây. Tôi loay hoay, đánh vật trước những cái cỏn con mà từ trước tôi chỉ quen dựa dẫm vào mẹ. Với các đồng nghiệp dù cứ nói hùng dũng đến mấy nhưng khi đối diện với mọi người không thể nói tôi không mặc cảm. Thời gian đầu thật là vất vả, bạn bè chỉ có mỗi Nhi, chẳng ai hiểu tôi, tôi phải gồng mình lên hứng chịu sự đàm tiếu hoặc những cái nhìn nửa thương hại nửa ghê sợ từ đồng nghiệp, một số người hạn chế tiếp xúc với tôi, có người thậm chí còn hơi thái quá, đã có nhiều buổi sáng tôi không muốn đến cơ quan vì những ánh mắt ghẻ lạnh ấy.
6 tháng không có Thuỳ con tim tôi dường như đã chết, tình yêu với tôi giờ như một thứ xa vời và không hiện thực. Tôi đóng cửa lòng mình, sống khép mình và dè dặt với tất cả mọi người. Tôi như con chim sợ cành cong, sau sự việc của Cảnh và Uy làm, tôi luôn luôn cảnh giác vì sợ có người rình rập mình nhưng cũng may, đê tiện như Cảnh và Uy có lẽ trên đời cũng không nhiều.
Thế giới tinh thần của tôi chỉ là hình bóng Thùy với nụ cười ngọt ngào trong căn phòng ngổn ngang, bé tí xíu, chỉ là những tấm hình tôi nổi hứng chụp, là những buổi chiều tà tôi thả mình trên những con đường cây lá xác xơ, là những tối co ro trên chiếc giường một ôm vi tính và câu trộm Wifi nhà hàng xóm.
Trời vào đông rồi, ngày ngắn hơn đêm, đông sang càng làm lòng tôi giá lạnh. Tôi co ro thu mình trong cái áo phao, cổ bẻ cao nhưng không hề né tránh những con gió Bấc cù vào mặt mình. Tôi lột cái mũ len ấm áp để mặc mái tóc bẹp dí cho thần Gió nô đùa. Nhìn những đôi yêu nhau phơi phới mà tôi không khỏi chạnh lòng. Có những chiều tôi cứ ngồi chết lặng trên cái ghế đá nhẵn thín mà nghĩ về Thuỳ. Tôi nhớ Thuỳ, tôi rất nhớ Thuỳ, càng bảo lòng quên thì tim tôi càng nhớ. Không biết bao nhiêu chiều tôi lang thang, ngơ ngẩn lạc lõng giữa cái Thành phố xa hoa ồn ào và náo nhiệt thế này. Hầu như mỗi sự vật, mỗi hiện tượng đều có bóng dáng Thuỳ trong đó. Đã có nhiều khi tôi đã nghĩ đến việc mở lòng mình với một người khác nhưng tôi không làm được, bóng dáng Thuỳ luôn ngự trị trong trái tim tôi ngay cả khi tôi ngồi bên cạnh người nào đó.
Tôi không đốt những kỷ niệm giữa hai chúng tôi như người ta vẫn thường làm mà tôi giữ nó lại trong một cái hộp màu hồng. Tôi yêu quý nó như yêu chính mình, không hiểu sao tôi cứ nuôi ảo tưởng rằng Thùy sẽ lại về với tôi, có lẽ việc ấy cũng là nguyên nhân giúp tôi tồn tại, cứ qua mỗi một ngày tôi lại thầm nhủ “Chắc chắn tôi sẽ có Thuỳ nếu tôi biết phấn đấu và không ngừng hy vọng”.
Với công việc, giờ thì Uy có thể tha hồ phô diễn các trò tiểu nhân ra mặt, con mắt hắn nhìn tôi chẳng lúc nào không chứa đựng sự thù ghét và khinh thường, hắn trả thù vặt tôi thường xuyên. Những cái thù cá nhân và vặt vãnh càng làm Uy quá tiểu nhân trong mắt tôi, người xưa chỉ xếp trong xã hội có hai loại người đó là người quân tử và kẻ tiểu nhân, người quân tử là gió, kẻ tiểu nhân là cỏ, gió lúc nào cũng lướt trên cỏ và tôi tự ví mình cũng đang lướt trên cái thứ cỏ rác như Uy.
Đang lúc mưa như trút nước, nhìn cái máng nước khổng lồ từ nhà Trời đang cuồn cuộn tuôn xuống chẳng ai bạo gan mà bước ra ngoài ấy thế nhưng Uy vẫn cử tôi xuống cơ sở lấy tư liệu vì việc gấp lắm rồi nhưng khi tôi đi gần đến nơi Uy lại gọi về vì có hợp đồng quảng cáo với khách hàng, tôi lại tất bật quay trở lại Tòa soạn trong bộ quần áo sũng sĩnh nước, thân hình ướt như chuột lột.
Rồi có những ngày tôi còng lưng soạn hợp đồng, tiếp xúc khách hàng, đi về như co
– Để Mẹ lên lấy tiền đưa cho con.
Tôi cầm tay mẹ giữ lại :
– Con không lấy đâu, mẹ giữ lấy.
Mẹ tôi xót xa :
– Không có tiền thì lấy gì mà sống hả con, lương mày ba cọc ba đồng nay cứ phải ăn uống dè xẻn thì lấy sức đâu
mà làm việc.
– Mẹ đừng lo cho con, đói thì đầu gối phải bò thôi.
– Con nói thế không được, có thực mới vực được đạo, tiền thuê nhà một tháng đã hết hơn nửa tháng lương rồi, còn cả trăm thứ tiền ấy chứ, mày ở với mẹ thì gọi là thêm đũa thêm bát chứ ra ở riêng cái gì cũng là tiền.
– Thế con không tự lập thì cứ tháng nào cũng về nhà xin mẹ tiền à, rồi mang tiếng là con gái cái bòn chứ ích gì.
Mẹ thở dài :
– Sao mà phức tạp thế, sao mày không như bình thường cho mẹ nhờ.
– Mẹ! Mọi chuyện rồi sẽ đâu vào đấy mà, không ai dỗi hơi cứ mãi để ý mình đâu, con ngần này tuổi đầu phải biết lo cho mình chứ, mẹ xem phim Tây ấy, nó tự lập từ năm 18 tuổi rồi.
– Tây Tàu đâu mẹ chả biết chỉ biết xã hôi bây giờ nhan nhản cạm bẫy, sơ xẩy một cái ai đỡ cho được. Mày cứ sống trong sự bao bọc của ba mẹ quen rồi, giờ ở một mình mẹ thật không yên tâm chút nào.
Tôi cười và xoa những đầu ngón tay mẹ :
– Tuần nào con cũng sẽ về thăm mẹ một lần mà nếu mẹ muốn cứ tối tối con đi bộ về đón mẹ đi tập thể dục, thế được chưa ạ?
Mẹ ấm ức :
– Ừ, mà mẹ thấy ba con cũng tệ, con là con đẻ chứ có phải con riêng đâu, ai nỡ đối xử thế.
Tôi thanh minh cho ba :
– Không sao mẹ à, đàn ông họ có cái lý của họ, ba cũng vì muốn con trưởng thành thôi.
Mẹ dõi đôi mắt ra phía cửa và thở dài :
– Kiếp người cũng lắm gian truân, mỗi người mỗi số phận, mẹ chẳng muốn trách gì con nữa, mẹ dứt ruột đẻ mày ra, mày đau mẹ cũng đau, thấy mày cứ lầm lũi như cái bóng thế mẹ lo lắm, mẹ chẳng hiểu cái thứ tình cảm của chúng mày là thế nào nhưng mày cứ quyết thế, mẹ không cản nữa. Mà con này, chuyện con cái Thuỳ…con cũng đừng có nghĩ ngợi nữa sinh bệnh nghe chưa con, số phận nó thế, con bé đẹp người, đẹp nết thế âu cũng là công bằng với nó.
Tôi nghe mẹ nhắc tên Thuỳ mặt mày lại ủ rũ, mẹ nói đến công bằng ư, theo tôi đấy là thứ công bằng giả tạo, cái công bằng mà người đời cố tình dựng nên nó khi không muốn chấp nhận những sự thật đã hiển nhiên. Tôi muốn quên Thuỳ, quên để Thuỳ hưởng trọn vẹn cái điều mà mọi người cho là hạnh phúc bên Bảo. Tôi thấy đã đến lúc phải đi nên đứng dậy nhấc cái vali :
– Con phải đi đây, mẹ rảnh thì thi thoảng đến thăm con nhé!
– Con không phải dặn, sáng mai mẹ đến ngay, nóng lòng nóng ruột lắm xem mày ăn ở sinh hoạt ra sao.
Tôi ôm mẹ và hôn chùn chụt vào má mẹ để che dấu đi nỗi buồn trong lòng mình.
Thấm thoắt thoi đưa, Thuỳ đã lập gia đình được gần 5 tháng và tôi thì đã ra ở riêng được 6 tháng trời. 6 tháng vất vả và vô cùng khó khăn trong cuộc đời tôi, từ một đứa con được chiều chuộng, vô lo vô nghĩ giờ tôi phải lo toan đủ điều, tưởng như tôi đã gục ngã trước những mũi tấn công từ mọi phía, tưởng như đôi chân tôi đã quỵ ngã trước sức ép bủa vây. Tôi loay hoay, đánh vật trước những cái cỏn con mà từ trước tôi chỉ quen dựa dẫm vào mẹ. Với các đồng nghiệp dù cứ nói hùng dũng đến mấy nhưng khi đối diện với mọi người không thể nói tôi không mặc cảm. Thời gian đầu thật là vất vả, bạn bè chỉ có mỗi Nhi, chẳng ai hiểu tôi, tôi phải gồng mình lên hứng chịu sự đàm tiếu hoặc những cái nhìn nửa thương hại nửa ghê sợ từ đồng nghiệp, một số người hạn chế tiếp xúc với tôi, có người thậm chí còn hơi thái quá, đã có nhiều buổi sáng tôi không muốn đến cơ quan vì những ánh mắt ghẻ lạnh ấy.
6 tháng không có Thuỳ con tim tôi dường như đã chết, tình yêu với tôi giờ như một thứ xa vời và không hiện thực. Tôi đóng cửa lòng mình, sống khép mình và dè dặt với tất cả mọi người. Tôi như con chim sợ cành cong, sau sự việc của Cảnh và Uy làm, tôi luôn luôn cảnh giác vì sợ có người rình rập mình nhưng cũng may, đê tiện như Cảnh và Uy có lẽ trên đời cũng không nhiều.
Thế giới tinh thần của tôi chỉ là hình bóng Thùy với nụ cười ngọt ngào trong căn phòng ngổn ngang, bé tí xíu, chỉ là những tấm hình tôi nổi hứng chụp, là những buổi chiều tà tôi thả mình trên những con đường cây lá xác xơ, là những tối co ro trên chiếc giường một ôm vi tính và câu trộm Wifi nhà hàng xóm.
Trời vào đông rồi, ngày ngắn hơn đêm, đông sang càng làm lòng tôi giá lạnh. Tôi co ro thu mình trong cái áo phao, cổ bẻ cao nhưng không hề né tránh những con gió Bấc cù vào mặt mình. Tôi lột cái mũ len ấm áp để mặc mái tóc bẹp dí cho thần Gió nô đùa. Nhìn những đôi yêu nhau phơi phới mà tôi không khỏi chạnh lòng. Có những chiều tôi cứ ngồi chết lặng trên cái ghế đá nhẵn thín mà nghĩ về Thuỳ. Tôi nhớ Thuỳ, tôi rất nhớ Thuỳ, càng bảo lòng quên thì tim tôi càng nhớ. Không biết bao nhiêu chiều tôi lang thang, ngơ ngẩn lạc lõng giữa cái Thành phố xa hoa ồn ào và náo nhiệt thế này. Hầu như mỗi sự vật, mỗi hiện tượng đều có bóng dáng Thuỳ trong đó. Đã có nhiều khi tôi đã nghĩ đến việc mở lòng mình với một người khác nhưng tôi không làm được, bóng dáng Thuỳ luôn ngự trị trong trái tim tôi ngay cả khi tôi ngồi bên cạnh người nào đó.
Tôi không đốt những kỷ niệm giữa hai chúng tôi như người ta vẫn thường làm mà tôi giữ nó lại trong một cái hộp màu hồng. Tôi yêu quý nó như yêu chính mình, không hiểu sao tôi cứ nuôi ảo tưởng rằng Thùy sẽ lại về với tôi, có lẽ việc ấy cũng là nguyên nhân giúp tôi tồn tại, cứ qua mỗi một ngày tôi lại thầm nhủ “Chắc chắn tôi sẽ có Thuỳ nếu tôi biết phấn đấu và không ngừng hy vọng”.
Với công việc, giờ thì Uy có thể tha hồ phô diễn các trò tiểu nhân ra mặt, con mắt hắn nhìn tôi chẳng lúc nào không chứa đựng sự thù ghét và khinh thường, hắn trả thù vặt tôi thường xuyên. Những cái thù cá nhân và vặt vãnh càng làm Uy quá tiểu nhân trong mắt tôi, người xưa chỉ xếp trong xã hội có hai loại người đó là người quân tử và kẻ tiểu nhân, người quân tử là gió, kẻ tiểu nhân là cỏ, gió lúc nào cũng lướt trên cỏ và tôi tự ví mình cũng đang lướt trên cái thứ cỏ rác như Uy.
Đang lúc mưa như trút nước, nhìn cái máng nước khổng lồ từ nhà Trời đang cuồn cuộn tuôn xuống chẳng ai bạo gan mà bước ra ngoài ấy thế nhưng Uy vẫn cử tôi xuống cơ sở lấy tư liệu vì việc gấp lắm rồi nhưng khi tôi đi gần đến nơi Uy lại gọi về vì có hợp đồng quảng cáo với khách hàng, tôi lại tất bật quay trở lại Tòa soạn trong bộ quần áo sũng sĩnh nước, thân hình ướt như chuột lột.
Rồi có những ngày tôi còng lưng soạn hợp đồng, tiếp xúc khách hàng, đi về như co