. Tôi cũng có chút thắc mắc không biết làm như vậy có được kẻ giàu có quyền thế kia bố thí cho điều gì hay không, nhưng thiết nghĩ lại mỗi người có một cuộc đời để sống, đám nịnh hót đã chọn cho mình con đường như vậy, tôi không có quyền can thiệp. Nhưng nó chỉ đúng khi không dính dáng gì đến tôi mà thôi. Còn lúc này, khi mấy đứa con gái chuyên xu nịnh Diệu My đang đứng trước mặt tôi mà chống nạnh răn đe vì chuyện ban sáng làm Diệu My không vui thì tôi không thể xem như không phải chuyện của mình.
“Học sinh của Trung Anh mà ở trong trường dám hỗn láo như vậy à?” – Cầm quyển vợ của tôi đang để trên bàn đập mạnh xuống, Nguyệt to giọng quát ngay trong giờ ra chơi.
Mọi người còn ngồi lại trong lớp đều bắt đầu nhìn về phía chúng tôi.
“Tôi bây giờ là học sinh Đông Anh.” – Tôi ngẩng đầu, cảm nhận nét mặt mình rất lạnh, giọng nói đanh cứng. Quá khứ là điều không thể phủ nhận, nhưng hiện tại mới là cái nói lên vấn đề. Trung Anh? Ngày xưa thôi.
“Mới đến vài tháng đã quên cái cống mình chui lên rồi sao? Nói thẳng là trong lớp chẳng ai vừa mắt với cậu. Khôn hồn thì chuyển trường đi.” – Nguyệt rành rọt nói như ra lệnh.
“Chuyện bạn không vừa mắt liên quan gì đến tôi?” – Tôi nhướn mày, tự thấy mình không có lỗi. Tự bản thân bọn họ muốn ghét, sao lại bắt tôi chịu trách nhiệm?
“Mày còn dám cãi?” – Nguyệt quát lên, một gạt tay làm tất cả sách vở trên bài tôi văng xuống đất.
Mặt tôi đanh cứng lại rõ đến mức tự bản thân có thể cảm nhận được, hướng Nguyệt mà ném ra một cái nhìn sắc lạnh. Có hai loại
người đừng bao giờ đụng đến: thứ nhất là những kẻ không có gì để mất và thứ hai là những kẻ không sợ bất cứ điều gì. Không may tôi lại thuộc cả hai dạng, vì vậy hôm nay xem như xui cho hai con nhãi này.
Im lặng không nói, tôi rời khỏi chỗ, nhặt sách vở của mình lên cất vào ngăn bàn. Có vẻ không biết tôi đang muốn làm gì nên Nguyệt và Ly chỉ đứng im.
Vẫn giữ thái độ lạnh lùng im lặng, tôi đi đến bàn Nguyệt, mang tất cả đồ đạc trong cặp đổ xuống đất trong sự ngỡ ngàng của cả lớp. Trong khi cậu ta còn không kịp trở tay, tôi lấy chiếc zippo luôn mang bên mình ra, ngồi xuống rất rành rọt bật lên và bắt đầu đốt.
“Con quỷ kia sao mày dám hả?” – Nhìn hành động của tôi, hai mắt Nguyệt trợn trắng, rống lên rồi lao đến chỗ tôi.
Trong rất cả mọi chuyện, nếu để bản thân mất bình tĩnh tức là mình đã thua một nửa. Chính vì vậy tôi bình thản nhìn Nguyệt lao đến, thẳng chân đạp vào bụng cậu ta mạnh đến mức Nguyệt lảo đảo ngã vào chiếc bàn, làm đổ cả những bàn phía sau.
Bị đau, Nguyệt ôm bụng rên rỉ, không thể đứng dậy nữa. Các bạn trong lớp ú ớ hét lên vài tiếng rồi lại im lặng xem trò vui, không một ai có ý can ngăn hay giúp đỡ. Thấy vậy Ly lao đến, tay vung ra cào lên mặt tôi đau rát.
Mạnh tay nắm lấy tóc mái của Ly, tôi kéo đầu cậu ta xuống, kê chiếc zippo đang phập phùng lửa vào. Tóc cháy rất nhanh, một giây sau đã ngửi thấy mùi khét. Ly gào khóc đẩy tôi ra, tay hoảng loạn phủi lên đầu mình.
Đảo mắt một vòng nhìn quang cảnh hỗn loạn xung quanh, tôi bắt gặp cái nhìn của Ngạo Quân. Trông cậu ta không quá bình thản như mọi khi, đôi mày kiếm hơi nhíu lại, ngón tay thon dài gõ gõ lên má.
Tôi máy móc đưa tay chạm lên má mình, lập tức gặp phải thứ ướt át dẻo quánh. Móng tay Ly đã gây ra trên mặt tôi một đường xước chảy máu.
*
Tôi được cho vài phút lên phòng y tế xin băng cá nhân dán lại mặt mình, sau đó lập tức xuống phòng giám thị làm việc. Đương nhiên tôi không đi một mình, cả Nguyệt và Ly cũng bị gọi xuống cùng. Tôi đi sau, không định ở trước mặt để hai con nhãi này dở trò sau lưng. Dù cách một đoạn khá xa, trong lòng tôi cũng biết hai người đi trước đang kịch liệt chửi rủa mình.
Trong chuyện này, tôi là đứa ra tay ác nhất, nhưng lại không phải người gây sự. Xét yếu tố này, cả ba đều chịu cùng một hình phạt là viết bản kiểm điểm, mời phụ huynh và trực nhật sân trường cùng sân thượng. Đương nhiên trước khi biết hình thức kỷ luật của mình, chúng tôi đều nghe đầy tai những lời trách mắng cũng như định hướng.
Rời khỏi phòng giám thị, Nguyệt và Ly theo hướng phòng y tế mà đi, còn tôi một mạch lên sân thượng. Dù sao cũng đã mất nửa tiết học, giờ về lớp chẳng để làm gì.
Nhìn mái tóc loang lổ dài ngắn của Ly và dáng vẻ ôm bụng đau đớn của Nguyệt, tôi tự thấy mình có hơi ác. Trong chuyện này đứa quá đáng nhất chính là tôi. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, tôi đâu có tự nhiên gây sự. Bọn họ vì cái gì mà không nhìn ra tôi vốn nhỏ mọn, độc ác, đanh đá, còn thù vặt nhớ dai? Tôi nghĩ ngũ quan trên mặt mình đâu có hiền lành gì để mà ai đó có ý định bắt nạt. Đanh đá là một phần trong tính cách từ nhỏ của tôi, một phần nữa là vì suốt ngày tiếp xúc với mấy đứa con trai nên tôi cũng khá dữ tợn. Mặt khác, đối với những con người “trắng tay” như tôi, ý tôi muốn nói là cả về tình cảm lẫn vật chất, thì điều duy nhất có được chỉ là tự tôn. Vì vậy đừng ai đứng trên đầu tôi mà bắt nạt, sai bảo hay có ý hạ thấp, bởi vì tôi sẽ vì bảo vệ điều duy nhất mình có mà trở nên vô cùng tàn nhẫn.
Nằm xuống sân thượng sạch bóng, tôi gác tay lên trán, nhắm mắt tìm chút nghỉ ngơi. Dữ từ bé là bản chất của tôi, nhưng lúc trước tôi dữ theo một kiểu khác. Hồi mấu giáo và cấp một, bị bắt nạt, tôi không bao giờ bỏ qua, chắc chắn sẽ đi cáo ba mình. Lên đến cấp hai, tôi cũng không có kh
khái niệm tha thứ, đứa nào gây sự sẽ được gặp ba cậu bạn thân từ bé của tôi ngay. Thế Anh thì không bao giờ tham gia vào những chuyện này, anh hiền đến mức cả con kiến cũng không nỡ giết. Nhưng không tham gia không có nghĩa là bỏ mặc tôi. Để làm cho tôi vui lên và bớt ấm ức, anh sẽ dẫn tôi đi chơi, mua đồ ăn ngon cho tôi. Nghĩ lại thì giờ tôi đã biết cách bảo vệ chính mình, không cần nhờ đến sự giúp đỡ của ai. Trải qua những khó khăn, con người ta sẽ tự khắc lớn lên. Trưởng thành rồi sẽ hiểu biết hơn, mạnh mẽ hơn và gan lì hơn. Đây là một chuyện tốt! Nhưng trưởng thành rồi sẽ đánh mất tất cả những gì mình có bao gồm ngây thơ và đơn thuần khi còn thơ bé. Đây thì không phải là chuyện tốt.
Chuông hết tiết réo rắt vang lên, tôi chậm rãi ngồi dậy chuẩn bị về lớp học. Đi được nửa cầu thang thì điện thoại rung lên bần bật trong túi áo khoác đồng phục. Người gọi đến là Ngọc.
“An ơi ngày mai đi chơi nhé.” – Tôi vừa nhận cuộc gọi Ngọc đã lập tức ríu rít.
“Ừ.” – Tôi cũng có ý định hẹn gặp Ngọc. Tôi cần mượn vở cậu ấy để chép bài, hơn nữa hôm nọ đã hẹn với cậu ấy rồi.
“Ở bên đó thế nào? Có người bạn nào mới chưa?” – Ngọc sốt sắng hỏi.
“Chưa.” – Nhưng kẻ thù thì có rồi.
“Kể cũng buồn cho An thật.” – Giọng Ngọc rầu rĩ thấy rõ.
“Không sao mà. Thôi chuẩn bị vào học rồi, cuối tuần gặp. An cần mượn của Ngọc vài cuốn vở. Để lát xem lại những môn gì rồi An nhắn tin cho. Vậy nhé!” – Tôi vòng tay nhìn đồng hồ rồi nói nhanh, bước vội hơn về lớp học. Còn một phút nữa là vô tiết rồi.
“Ừ. Vậy có gì nói sau ha.” – Giờ này Ngọc cũng đang ở trường, tất nhiên cũng như tôi, chuẩn bị vào tiết tiếp theo nên cũng mau mắn cúp máy.
Tôi về đến lớp vừa kịp lúc giáo viên bộ môn ở ngoài
“Học sinh của Trung Anh mà ở trong trường dám hỗn láo như vậy à?” – Cầm quyển vợ của tôi đang để trên bàn đập mạnh xuống, Nguyệt to giọng quát ngay trong giờ ra chơi.
Mọi người còn ngồi lại trong lớp đều bắt đầu nhìn về phía chúng tôi.
“Tôi bây giờ là học sinh Đông Anh.” – Tôi ngẩng đầu, cảm nhận nét mặt mình rất lạnh, giọng nói đanh cứng. Quá khứ là điều không thể phủ nhận, nhưng hiện tại mới là cái nói lên vấn đề. Trung Anh? Ngày xưa thôi.
“Mới đến vài tháng đã quên cái cống mình chui lên rồi sao? Nói thẳng là trong lớp chẳng ai vừa mắt với cậu. Khôn hồn thì chuyển trường đi.” – Nguyệt rành rọt nói như ra lệnh.
“Chuyện bạn không vừa mắt liên quan gì đến tôi?” – Tôi nhướn mày, tự thấy mình không có lỗi. Tự bản thân bọn họ muốn ghét, sao lại bắt tôi chịu trách nhiệm?
“Mày còn dám cãi?” – Nguyệt quát lên, một gạt tay làm tất cả sách vở trên bài tôi văng xuống đất.
Mặt tôi đanh cứng lại rõ đến mức tự bản thân có thể cảm nhận được, hướng Nguyệt mà ném ra một cái nhìn sắc lạnh. Có hai loại
người đừng bao giờ đụng đến: thứ nhất là những kẻ không có gì để mất và thứ hai là những kẻ không sợ bất cứ điều gì. Không may tôi lại thuộc cả hai dạng, vì vậy hôm nay xem như xui cho hai con nhãi này.
Im lặng không nói, tôi rời khỏi chỗ, nhặt sách vở của mình lên cất vào ngăn bàn. Có vẻ không biết tôi đang muốn làm gì nên Nguyệt và Ly chỉ đứng im.
Vẫn giữ thái độ lạnh lùng im lặng, tôi đi đến bàn Nguyệt, mang tất cả đồ đạc trong cặp đổ xuống đất trong sự ngỡ ngàng của cả lớp. Trong khi cậu ta còn không kịp trở tay, tôi lấy chiếc zippo luôn mang bên mình ra, ngồi xuống rất rành rọt bật lên và bắt đầu đốt.
“Con quỷ kia sao mày dám hả?” – Nhìn hành động của tôi, hai mắt Nguyệt trợn trắng, rống lên rồi lao đến chỗ tôi.
Trong rất cả mọi chuyện, nếu để bản thân mất bình tĩnh tức là mình đã thua một nửa. Chính vì vậy tôi bình thản nhìn Nguyệt lao đến, thẳng chân đạp vào bụng cậu ta mạnh đến mức Nguyệt lảo đảo ngã vào chiếc bàn, làm đổ cả những bàn phía sau.
Bị đau, Nguyệt ôm bụng rên rỉ, không thể đứng dậy nữa. Các bạn trong lớp ú ớ hét lên vài tiếng rồi lại im lặng xem trò vui, không một ai có ý can ngăn hay giúp đỡ. Thấy vậy Ly lao đến, tay vung ra cào lên mặt tôi đau rát.
Mạnh tay nắm lấy tóc mái của Ly, tôi kéo đầu cậu ta xuống, kê chiếc zippo đang phập phùng lửa vào. Tóc cháy rất nhanh, một giây sau đã ngửi thấy mùi khét. Ly gào khóc đẩy tôi ra, tay hoảng loạn phủi lên đầu mình.
Đảo mắt một vòng nhìn quang cảnh hỗn loạn xung quanh, tôi bắt gặp cái nhìn của Ngạo Quân. Trông cậu ta không quá bình thản như mọi khi, đôi mày kiếm hơi nhíu lại, ngón tay thon dài gõ gõ lên má.
Tôi máy móc đưa tay chạm lên má mình, lập tức gặp phải thứ ướt át dẻo quánh. Móng tay Ly đã gây ra trên mặt tôi một đường xước chảy máu.
*
Tôi được cho vài phút lên phòng y tế xin băng cá nhân dán lại mặt mình, sau đó lập tức xuống phòng giám thị làm việc. Đương nhiên tôi không đi một mình, cả Nguyệt và Ly cũng bị gọi xuống cùng. Tôi đi sau, không định ở trước mặt để hai con nhãi này dở trò sau lưng. Dù cách một đoạn khá xa, trong lòng tôi cũng biết hai người đi trước đang kịch liệt chửi rủa mình.
Trong chuyện này, tôi là đứa ra tay ác nhất, nhưng lại không phải người gây sự. Xét yếu tố này, cả ba đều chịu cùng một hình phạt là viết bản kiểm điểm, mời phụ huynh và trực nhật sân trường cùng sân thượng. Đương nhiên trước khi biết hình thức kỷ luật của mình, chúng tôi đều nghe đầy tai những lời trách mắng cũng như định hướng.
Rời khỏi phòng giám thị, Nguyệt và Ly theo hướng phòng y tế mà đi, còn tôi một mạch lên sân thượng. Dù sao cũng đã mất nửa tiết học, giờ về lớp chẳng để làm gì.
Nhìn mái tóc loang lổ dài ngắn của Ly và dáng vẻ ôm bụng đau đớn của Nguyệt, tôi tự thấy mình có hơi ác. Trong chuyện này đứa quá đáng nhất chính là tôi. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, tôi đâu có tự nhiên gây sự. Bọn họ vì cái gì mà không nhìn ra tôi vốn nhỏ mọn, độc ác, đanh đá, còn thù vặt nhớ dai? Tôi nghĩ ngũ quan trên mặt mình đâu có hiền lành gì để mà ai đó có ý định bắt nạt. Đanh đá là một phần trong tính cách từ nhỏ của tôi, một phần nữa là vì suốt ngày tiếp xúc với mấy đứa con trai nên tôi cũng khá dữ tợn. Mặt khác, đối với những con người “trắng tay” như tôi, ý tôi muốn nói là cả về tình cảm lẫn vật chất, thì điều duy nhất có được chỉ là tự tôn. Vì vậy đừng ai đứng trên đầu tôi mà bắt nạt, sai bảo hay có ý hạ thấp, bởi vì tôi sẽ vì bảo vệ điều duy nhất mình có mà trở nên vô cùng tàn nhẫn.
Nằm xuống sân thượng sạch bóng, tôi gác tay lên trán, nhắm mắt tìm chút nghỉ ngơi. Dữ từ bé là bản chất của tôi, nhưng lúc trước tôi dữ theo một kiểu khác. Hồi mấu giáo và cấp một, bị bắt nạt, tôi không bao giờ bỏ qua, chắc chắn sẽ đi cáo ba mình. Lên đến cấp hai, tôi cũng không có kh
khái niệm tha thứ, đứa nào gây sự sẽ được gặp ba cậu bạn thân từ bé của tôi ngay. Thế Anh thì không bao giờ tham gia vào những chuyện này, anh hiền đến mức cả con kiến cũng không nỡ giết. Nhưng không tham gia không có nghĩa là bỏ mặc tôi. Để làm cho tôi vui lên và bớt ấm ức, anh sẽ dẫn tôi đi chơi, mua đồ ăn ngon cho tôi. Nghĩ lại thì giờ tôi đã biết cách bảo vệ chính mình, không cần nhờ đến sự giúp đỡ của ai. Trải qua những khó khăn, con người ta sẽ tự khắc lớn lên. Trưởng thành rồi sẽ hiểu biết hơn, mạnh mẽ hơn và gan lì hơn. Đây là một chuyện tốt! Nhưng trưởng thành rồi sẽ đánh mất tất cả những gì mình có bao gồm ngây thơ và đơn thuần khi còn thơ bé. Đây thì không phải là chuyện tốt.
Chuông hết tiết réo rắt vang lên, tôi chậm rãi ngồi dậy chuẩn bị về lớp học. Đi được nửa cầu thang thì điện thoại rung lên bần bật trong túi áo khoác đồng phục. Người gọi đến là Ngọc.
“An ơi ngày mai đi chơi nhé.” – Tôi vừa nhận cuộc gọi Ngọc đã lập tức ríu rít.
“Ừ.” – Tôi cũng có ý định hẹn gặp Ngọc. Tôi cần mượn vở cậu ấy để chép bài, hơn nữa hôm nọ đã hẹn với cậu ấy rồi.
“Ở bên đó thế nào? Có người bạn nào mới chưa?” – Ngọc sốt sắng hỏi.
“Chưa.” – Nhưng kẻ thù thì có rồi.
“Kể cũng buồn cho An thật.” – Giọng Ngọc rầu rĩ thấy rõ.
“Không sao mà. Thôi chuẩn bị vào học rồi, cuối tuần gặp. An cần mượn của Ngọc vài cuốn vở. Để lát xem lại những môn gì rồi An nhắn tin cho. Vậy nhé!” – Tôi vòng tay nhìn đồng hồ rồi nói nhanh, bước vội hơn về lớp học. Còn một phút nữa là vô tiết rồi.
“Ừ. Vậy có gì nói sau ha.” – Giờ này Ngọc cũng đang ở trường, tất nhiên cũng như tôi, chuẩn bị vào tiết tiếp theo nên cũng mau mắn cúp máy.
Tôi về đến lớp vừa kịp lúc giáo viên bộ môn ở ngoài