ương chúng tôi… Điều đó là sự thật!
Nhưng cũng chính vì điều đó đã ngăn cản con đường trở thành cô nữ công gia chánh của tôi. Người ta nói đường vào trái tim của một người đàn ông nhanh nhất là qua dạ dày. Nhưng xem ra thế này thì con đường chinh phục trái tim người đàn ông của tôi chắc sẽ còn rất rất dài mất thôi…
…..
9 giờ tối ngày hôm ấy, sau khi tắm rửa sạch sẽ xog xuôi tôi mới lọ mọ xuống nhà để ăn cơm. Nhìn mâm cơm được đậy vung cẩn thận, thức ăn mỗi thứ mẹ đều phần lại cho tôi một ít. Tôi cảm động lắm!
Ngồi ăn cơm một mình… dễ chịu… nhưng nói thật là cũng rất tủi thân. Cũng đã khá lâu rồi, tôi không phải ngồi ăn một mình như thế này. Thật ra việc bố về sau 18 năm xa nhà, đâu đó trong tôi cũng coi đấy là một điều may mắn. Tính ông hiền hòa, vui vẻ chứ không đáng ghét như tôi đã từng tưởng tượng. Trong bốn tháng, ông quyết tâm thay đổi mọi quy tắc, phá vỡ gần như tất cả những thói quen cũ trong gia đình. Ba mẹ con tôi vốn sống rất phản khoa học, thật ra là chúng tôi học từ mẹ. Mẹ tôi không thích dậy sớm, thế nên bà sẽ cho phép chúng tôi ngủ trương nứt lên đến trưa nếu như ngày hôm ấy không phải đi học. Giờ ăn cơm, vì mẹ có thói quen dồn hết những giận dữ trong một ngày vào bữa ăn, vào dạ dày đang sôi lên ùng ục của chúng tôi… vậy nên hai chị em quyết định hùa nhau không chịu ngồi ăn cùng mẹ nữa. Và mẹ cũng hài lòng với điều ấy, bà nói rằng cảm thấy rất thoải mái khi được ăn xong trước một giờ, sau đó mới gọi chúng tôi xuống đánh chén nốt phần còn lại. Tất nhiên, mẹ toàn cố tình để lại cho chúng tôi những miếng thịt ngon nhất, những lát rau xanh tươi nhất, còn phần đầu thừa đuôi thẹo… mẹ lặng lẽ “chiến” hết.
Có lần, tôi đã rất bực mình sau khi phát hiện ra chuyện ấy và trách mẹ: “Còn đầy thịt nạc đây sao mẹ không ăn mà cứ ăn mỡ thế! Nhỡ mang bệnh vào người thì sao?”.
Mặc kệ tôi nhăn mặt trách, mẹ vẫn giằng ăn những thứ thừa thãi như thế, rồi khăng khăng nói rằng đó là thói quen của mẹ, mẹ thích như thế, tôi đừng xen vào…
Đấy… Mẹ cứ cứng đầu thế…
Tôi không sao khuyên được, cho đến ngày cơn sét giáng trời đánh xuống. Mẹ lên cơn đau bụng quằn quại, mặt tôi như tái dại đi khi bác sĩ báo tin mẹ bị viêm ruột thừa cấp tính. Lúc chờ mẹ trong phòng mổ, tôi đã cố gắng giữ mình thật mạnh mẽ… Bởi vì lúc đó tôi là trụ cột, không có bố, cũng chẳng có ai… Một mình gánh cái trách nhiệm làm chủ gia đình, lo cho mẹ nằm viện, lo cho em ôn thi đại học. Tôi không khóc. Tuyệt đối không để người ngoài thấy vẻ ngoài yếu đuối của cái Mai…
Vậy mà… lúc đi lấy thuốc cho mẹ, tôi vẫn phải trốn vội đi vào một góc khuất nơi gầm cầu thang, khóc ngặt nghẽo, mọi thứ trước mắt cứ dần nhòa đi không sao kiểm soát được.
Càng nghĩ càng thương mẹ, lại phải tự đấm ngực nhắc mình phải kiên cường. Lúc đứng dậy bước ra khỏi gầm cầu thang cũng là lúc tôi kìm cho nước mắt phải lắng xuống, hong khô nó bằng gió trên mỗi bước chân tôi đi. Kể từ ngày đó, tôi gần như trở thành trụ cột thứ hai của gia đình.
Những ngày ở trong bệnh viện, nhìn hơi thở mẹ yếu ớt xanh xao, khuôn mặt buồn phiền nhưng ánh lên nét dịu hiền hiếm có ở người phụ nữ cực kỳ nóng tính là mẹ tôi, lòng tôi đau thắt. Mẹ thấy không? Con đã nhắc mẹ không được ăn mỡ và những thứ ôi thiu rồi mà… Tại sao mẹ cứ gàn con chứ? Để rồi lâm đến nước này đây!
Tôi trách mẹ mà không kìm được nước mắt của mình, lúc ấy chỉ mong mẹ có thể khỏe mạnh, ít nhất thì cũng đủ sức mà mắng vào mặt tôi, cho tôi vài cái bạt tai để tôi biết mẹ còn sức mà cử động. Kể từ ngày đó, mẹ cũng chịu khó nghe những lời mà tôi khuyên hơn. Mẹ chịu để yên cho tôi giành ăn mỡ hay gặm xương, bởi vì tôi khỏe. Bản thân tôi cũng thấy may mắn vì mình có một cơ thể rất khỏe mạnh. Tôi ít khi ốm lắm! Và có thể vừa làm việc vừa đi học quần quật như một con trâu vật vậy…
Còn nhớ hồi tôi học hết lớp 12, lúc ấy tôi thi trượt đại học. Thật ra có lẽ sẽ không trượt nếu như tôi chịu khó thi khối C theo như mẹ đã đăng ký ngay từ lúc đầu, nhưng tôi bướng lắm. Tôi đam mê mỹ thuật, tôi yêu thời trang! Và tôi quyết tâm tự ý thay đổi tất cả hồ sơ vào phút chót. Tôi bước đến cổng trường thi, dán giấy, pha màu khi mà trong đầu chưa hề có chút kiến thức cơ bản nào… Thế là tôi trượt, như một điều hiển nhiên!
Hì! Tôi hoàn toàn không ngạc nhiên về điều ấy… Không học làm sao tự nhiên mà giỏi được? Nhất là khi tôi lại chẳng có tiền để mà đi học thêm. Nhưng mẹ tôi thì thất vọng vô cùng! Tôi không biết lúc đó mẹ có thật sự ghét tôi không mà bà đã đay nghiến tôi như thế này: “Không nghe lời tao đời mày chỉ có nước xuống địa ngục! Từ nay đời mày, mày quản. Tao không lo cho nữa!”.
Bà nói là làm, kể từ ngày đó, bà không lo cho tôi thật. Không cho tôi một đồng một cắc nào hết. Tôi đi làm, kiếm được tiền thì tôi hưởng. Tôi ốm cũng chẳng ai lo, ho càng chẳng có người chăm sóc. Nhiều lúc quá bận rộn, mọi thứ quay cuồng khiến tôi kiệt quệ, chỉ muốn ngất lịm đi trong một thời gian ngắn để không phải suy nghĩ gì về cái cuộc sống bộn bề này nữa… Nhìn tôi tiều tụy là vậy, nhưng mẹ chỉ lườm và nói: “Mày đang làm trò à? Cái loại trâu bò như mày thì làm gì biết mệt!”.
Bạn biết không…
Tủi thân lắm…
Cảm giác những giọt nước mắt lạnh ngắt cứ lăn dài trên thái dương rồi thấm nhuần xuống nền gối… âm ẩm suốt cả đêm khi tôi nằm thở thoi thóp như thế…
Những lúc đó, tôi đã nghĩ là mẹ không thương tôi. Cũng nhiều lần tự hỏi: “Mẹ ơi! Liệu con có phải là con ruột của mẹ. Bạn bè con chúng nó được mẹ yêu thương lắm! Nhưng… tại sao mẹ lại đối xử với con tàn nhẫn như thế này?!”…
Ghen tị- chính là cảm giác lúc tôi sang nhà bạn bè chơi.
Ghen tị- khi mẹ đối xử với em trai tôi hoàn toàn khác biệt.
Nhưng tôi không biết, mẹ vẫn lặng lẽ đi mua thuốc cho tôi uống. Mặc dù bà vứt thẳng vào mặt tôi như thể bố thí vậy! Thật ra càng lớn, tôi càng nhận ra một điều rõ ràng là… không phải bà không thương chúng tôi. Mẹ nào mà chẳng thương con? Tôi thấm câu ấy lắm! Quan trọng là cách thể hiện của mỗi người khác nhau thôi.
Có thể mẹ tôi nóng tính, cục cằn, thậm chí còn hay nói tục nữa. Nhưng mẹ vẫn là mẹ của chị em tôi. Con cái thì không có quyền chọn lựa cha mẹ. Vậy nên tôi lại càng không thể đòi hỏi mẹ phải dịu hiền hay nhẹ nhàng như những người mẹ khác. Mẹ vẫn yêu thương chúng tôi- theo một cách riêng biệt. Và càng lớn, tôi càng dễ dàng chấp nhận cách thể hiện ấy… cho dù đôi lúc nó vẫn làm tôi cảm thấy hơi nhói lòng và tủi thân.
Càng lớn, tôi càng gần gũi với mẹ hơn. Vì đi làm, cũng bắt đầu phải tự lo những gánh nặng cơm áo gạo tiền. Đi làm không còn chỉ là để lo tiền ăn tiêu, tiền đóng học cho riêng mình nữa. Còn là góp chung với mẹ, đỡ thêm cho mẹ vào những ngày lễ tết. Thật sự cảm giác được làm một phần trụ cột thứ hai của gia đình, tôi vui lắm!
Gia đình tôi vốn không có đàn ông, chỉ có duy nhất một cậu em trai. Nhưng nó rất trẻ con. Dù ăn nói khá già dặn, sắc sảo, nhưng thật ra nó vẫn rất, rất trẻ con. Nó thấy tôi đi làm cực khổ mà không muốn bươn trải. Nói rằng trước sau chẳng phải đi làm? Vậy chờ khi nào tốt nghiệp đại học sẽ làm đúng cái nghề mình theo đuổi là được rồi. Cần gì phải hôm làm lễ tân, hôm làm PG, hôm làm
Nhưng cũng chính vì điều đó đã ngăn cản con đường trở thành cô nữ công gia chánh của tôi. Người ta nói đường vào trái tim của một người đàn ông nhanh nhất là qua dạ dày. Nhưng xem ra thế này thì con đường chinh phục trái tim người đàn ông của tôi chắc sẽ còn rất rất dài mất thôi…
…..
9 giờ tối ngày hôm ấy, sau khi tắm rửa sạch sẽ xog xuôi tôi mới lọ mọ xuống nhà để ăn cơm. Nhìn mâm cơm được đậy vung cẩn thận, thức ăn mỗi thứ mẹ đều phần lại cho tôi một ít. Tôi cảm động lắm!
Ngồi ăn cơm một mình… dễ chịu… nhưng nói thật là cũng rất tủi thân. Cũng đã khá lâu rồi, tôi không phải ngồi ăn một mình như thế này. Thật ra việc bố về sau 18 năm xa nhà, đâu đó trong tôi cũng coi đấy là một điều may mắn. Tính ông hiền hòa, vui vẻ chứ không đáng ghét như tôi đã từng tưởng tượng. Trong bốn tháng, ông quyết tâm thay đổi mọi quy tắc, phá vỡ gần như tất cả những thói quen cũ trong gia đình. Ba mẹ con tôi vốn sống rất phản khoa học, thật ra là chúng tôi học từ mẹ. Mẹ tôi không thích dậy sớm, thế nên bà sẽ cho phép chúng tôi ngủ trương nứt lên đến trưa nếu như ngày hôm ấy không phải đi học. Giờ ăn cơm, vì mẹ có thói quen dồn hết những giận dữ trong một ngày vào bữa ăn, vào dạ dày đang sôi lên ùng ục của chúng tôi… vậy nên hai chị em quyết định hùa nhau không chịu ngồi ăn cùng mẹ nữa. Và mẹ cũng hài lòng với điều ấy, bà nói rằng cảm thấy rất thoải mái khi được ăn xong trước một giờ, sau đó mới gọi chúng tôi xuống đánh chén nốt phần còn lại. Tất nhiên, mẹ toàn cố tình để lại cho chúng tôi những miếng thịt ngon nhất, những lát rau xanh tươi nhất, còn phần đầu thừa đuôi thẹo… mẹ lặng lẽ “chiến” hết.
Có lần, tôi đã rất bực mình sau khi phát hiện ra chuyện ấy và trách mẹ: “Còn đầy thịt nạc đây sao mẹ không ăn mà cứ ăn mỡ thế! Nhỡ mang bệnh vào người thì sao?”.
Mặc kệ tôi nhăn mặt trách, mẹ vẫn giằng ăn những thứ thừa thãi như thế, rồi khăng khăng nói rằng đó là thói quen của mẹ, mẹ thích như thế, tôi đừng xen vào…
Đấy… Mẹ cứ cứng đầu thế…
Tôi không sao khuyên được, cho đến ngày cơn sét giáng trời đánh xuống. Mẹ lên cơn đau bụng quằn quại, mặt tôi như tái dại đi khi bác sĩ báo tin mẹ bị viêm ruột thừa cấp tính. Lúc chờ mẹ trong phòng mổ, tôi đã cố gắng giữ mình thật mạnh mẽ… Bởi vì lúc đó tôi là trụ cột, không có bố, cũng chẳng có ai… Một mình gánh cái trách nhiệm làm chủ gia đình, lo cho mẹ nằm viện, lo cho em ôn thi đại học. Tôi không khóc. Tuyệt đối không để người ngoài thấy vẻ ngoài yếu đuối của cái Mai…
Vậy mà… lúc đi lấy thuốc cho mẹ, tôi vẫn phải trốn vội đi vào một góc khuất nơi gầm cầu thang, khóc ngặt nghẽo, mọi thứ trước mắt cứ dần nhòa đi không sao kiểm soát được.
Càng nghĩ càng thương mẹ, lại phải tự đấm ngực nhắc mình phải kiên cường. Lúc đứng dậy bước ra khỏi gầm cầu thang cũng là lúc tôi kìm cho nước mắt phải lắng xuống, hong khô nó bằng gió trên mỗi bước chân tôi đi. Kể từ ngày đó, tôi gần như trở thành trụ cột thứ hai của gia đình.
Những ngày ở trong bệnh viện, nhìn hơi thở mẹ yếu ớt xanh xao, khuôn mặt buồn phiền nhưng ánh lên nét dịu hiền hiếm có ở người phụ nữ cực kỳ nóng tính là mẹ tôi, lòng tôi đau thắt. Mẹ thấy không? Con đã nhắc mẹ không được ăn mỡ và những thứ ôi thiu rồi mà… Tại sao mẹ cứ gàn con chứ? Để rồi lâm đến nước này đây!
Tôi trách mẹ mà không kìm được nước mắt của mình, lúc ấy chỉ mong mẹ có thể khỏe mạnh, ít nhất thì cũng đủ sức mà mắng vào mặt tôi, cho tôi vài cái bạt tai để tôi biết mẹ còn sức mà cử động. Kể từ ngày đó, mẹ cũng chịu khó nghe những lời mà tôi khuyên hơn. Mẹ chịu để yên cho tôi giành ăn mỡ hay gặm xương, bởi vì tôi khỏe. Bản thân tôi cũng thấy may mắn vì mình có một cơ thể rất khỏe mạnh. Tôi ít khi ốm lắm! Và có thể vừa làm việc vừa đi học quần quật như một con trâu vật vậy…
Còn nhớ hồi tôi học hết lớp 12, lúc ấy tôi thi trượt đại học. Thật ra có lẽ sẽ không trượt nếu như tôi chịu khó thi khối C theo như mẹ đã đăng ký ngay từ lúc đầu, nhưng tôi bướng lắm. Tôi đam mê mỹ thuật, tôi yêu thời trang! Và tôi quyết tâm tự ý thay đổi tất cả hồ sơ vào phút chót. Tôi bước đến cổng trường thi, dán giấy, pha màu khi mà trong đầu chưa hề có chút kiến thức cơ bản nào… Thế là tôi trượt, như một điều hiển nhiên!
Hì! Tôi hoàn toàn không ngạc nhiên về điều ấy… Không học làm sao tự nhiên mà giỏi được? Nhất là khi tôi lại chẳng có tiền để mà đi học thêm. Nhưng mẹ tôi thì thất vọng vô cùng! Tôi không biết lúc đó mẹ có thật sự ghét tôi không mà bà đã đay nghiến tôi như thế này: “Không nghe lời tao đời mày chỉ có nước xuống địa ngục! Từ nay đời mày, mày quản. Tao không lo cho nữa!”.
Bà nói là làm, kể từ ngày đó, bà không lo cho tôi thật. Không cho tôi một đồng một cắc nào hết. Tôi đi làm, kiếm được tiền thì tôi hưởng. Tôi ốm cũng chẳng ai lo, ho càng chẳng có người chăm sóc. Nhiều lúc quá bận rộn, mọi thứ quay cuồng khiến tôi kiệt quệ, chỉ muốn ngất lịm đi trong một thời gian ngắn để không phải suy nghĩ gì về cái cuộc sống bộn bề này nữa… Nhìn tôi tiều tụy là vậy, nhưng mẹ chỉ lườm và nói: “Mày đang làm trò à? Cái loại trâu bò như mày thì làm gì biết mệt!”.
Bạn biết không…
Tủi thân lắm…
Cảm giác những giọt nước mắt lạnh ngắt cứ lăn dài trên thái dương rồi thấm nhuần xuống nền gối… âm ẩm suốt cả đêm khi tôi nằm thở thoi thóp như thế…
Những lúc đó, tôi đã nghĩ là mẹ không thương tôi. Cũng nhiều lần tự hỏi: “Mẹ ơi! Liệu con có phải là con ruột của mẹ. Bạn bè con chúng nó được mẹ yêu thương lắm! Nhưng… tại sao mẹ lại đối xử với con tàn nhẫn như thế này?!”…
Ghen tị- chính là cảm giác lúc tôi sang nhà bạn bè chơi.
Ghen tị- khi mẹ đối xử với em trai tôi hoàn toàn khác biệt.
Nhưng tôi không biết, mẹ vẫn lặng lẽ đi mua thuốc cho tôi uống. Mặc dù bà vứt thẳng vào mặt tôi như thể bố thí vậy! Thật ra càng lớn, tôi càng nhận ra một điều rõ ràng là… không phải bà không thương chúng tôi. Mẹ nào mà chẳng thương con? Tôi thấm câu ấy lắm! Quan trọng là cách thể hiện của mỗi người khác nhau thôi.
Có thể mẹ tôi nóng tính, cục cằn, thậm chí còn hay nói tục nữa. Nhưng mẹ vẫn là mẹ của chị em tôi. Con cái thì không có quyền chọn lựa cha mẹ. Vậy nên tôi lại càng không thể đòi hỏi mẹ phải dịu hiền hay nhẹ nhàng như những người mẹ khác. Mẹ vẫn yêu thương chúng tôi- theo một cách riêng biệt. Và càng lớn, tôi càng dễ dàng chấp nhận cách thể hiện ấy… cho dù đôi lúc nó vẫn làm tôi cảm thấy hơi nhói lòng và tủi thân.
Càng lớn, tôi càng gần gũi với mẹ hơn. Vì đi làm, cũng bắt đầu phải tự lo những gánh nặng cơm áo gạo tiền. Đi làm không còn chỉ là để lo tiền ăn tiêu, tiền đóng học cho riêng mình nữa. Còn là góp chung với mẹ, đỡ thêm cho mẹ vào những ngày lễ tết. Thật sự cảm giác được làm một phần trụ cột thứ hai của gia đình, tôi vui lắm!
Gia đình tôi vốn không có đàn ông, chỉ có duy nhất một cậu em trai. Nhưng nó rất trẻ con. Dù ăn nói khá già dặn, sắc sảo, nhưng thật ra nó vẫn rất, rất trẻ con. Nó thấy tôi đi làm cực khổ mà không muốn bươn trải. Nói rằng trước sau chẳng phải đi làm? Vậy chờ khi nào tốt nghiệp đại học sẽ làm đúng cái nghề mình theo đuổi là được rồi. Cần gì phải hôm làm lễ tân, hôm làm PG, hôm làm