đang há hốc mồm, trừng mắt lên nhìn tôi như thể một con thần kinh rung rinh hoa lá. Mặc kệ lũ mèo đã bắt đầu kêu eo éo vì bị phá mất giấc ngủ trưa. Tôi vẫn say sưa đánh cho đến khi những giai điệu cuối cùng kết thúc.
Ngước vẻ mặt vô cùng tự hào quay sang nhìn anh, tôi nhận thấy ở anh một vẻ thất vọng tràn trề. Thậm chí, chẳng có một tiếng vỗ tay động viên nào ở đây dành cho tôi cả. Lũ mèo đang bâu xung quanh anh bỗng nhiên trở thành kẻ phản bội trong mắt tôi.
Tụi nó kêu ngheo ngheo, như đệm vào lời anh nói.
-Em vừa làm cái trò gì đấy…(Ngheo ngheo)…
-Đánh đàn chứ sao!
Tôi hậm hực trả lời.
- Đánh đàn hay đập đàn? Khổ thân… em tuổi khỉ đúng không… thảo nào… (Ngheo ngheo)…
Tôi nghe trong gió có mùi đá xoáy ở đây…
-Này! Ý anh là sao? Giỏi thì ra mà đánh! Hừ!
-Thách anh á? Rồi em sẽ phải hối hận đấy.
Anh vừa nói, vừa nhẹ nhàng đặt em Kim xuống chiếc gối tròn ở gần đó, rồi hất hàm đứng dậy, vênh mặt bước phía về chiếc đàn. Lúc ngồi xuống, anh ta còn khẽ lướt nhẹ tay một lượt trên bàn phím rồi lẩm bẩm.
-Khổ thân! Tao thương mày lắm! Bị con khỉ đột kia đập cho bầm dập đau lắm đúng không!
-Nàyyyyyy!
Tôi gào lên tức tối, nhưng Long chỉ nhoẻn miệng mỉm cười, rồi bắt đầu ngồi thẳng người, đặt hai bàn tay ngay ngắn lên mặt đàn, bắt đầu xuất thần.
Những giai điệu nhẹ nhàng trong bản hòa tấu “River flows in you” của Yiruma bắt đầu vang lên thật du dương và êm ái. Tôi lặng người lắng nghe, nét mặt hết chuyển từ ngạc nhiên sang kinh ngạc. Thật không thể tin nổi anh chàng “thợ mộc, thợ điện” mà tôi quen lại còn biết đánh đàn hay như thế…
Không giấu nổi sự thán phục, miệng tôi há hốc ra, đôi mắt căng tròn long lanh không buồn chớp.
Khi những tia nắng vàng màu nhạt nhẹ nhàng xuyên qua tán lá ngoài ban công hắt lên người anh một thứ ánh sáng lấp lánh khiến mọi vật xung quanh cứ nhòa cả đi trong mắt tôi. Nói một cách thật sến súa thì hình ảnh anh đang hiện lên trong mắt tôi trông thật giống một thiên thần.
Tôi ngẩn người đi một lúc rõ lâu như thế, cho đến khi những giai điệu nhẹ nhàng êm ái cuối cùng cũng đến hồi kết thúc. Lúc đó, anh mới từ từ quay mặt lại, tôi cảm giác như tim mình muốn nhảy luôn ra khỏi lồng ngực vậy. Thứ cảm giác hồi hộp, bồn chồn, run rẩy đến mất kiểm soát này rút cục là gì thế? Ôi tôi đang ngây ngất mất rồi…
-Này! Em ngậm miệng lại được chưa? Có con ruồi đang lượn vòng quanh đấy!
Nghe anh nói thế, tôi lập tức ngậm miệng lại, xấu hổ đến nỗi vội vàng cúi gằm mặt xuống gối, không dám bật lại câu nào. Đáp lại hành động ngớ ngẩn của tôi, anh chỉ mỉm cười hỏi lại.
-Đã hối hận chưa?
-Dạ… rồi…ạ…
Tôi nói… chậm rãi… ngắt quãng… và khó nhọc như đánh vần vậy.
Lại một lần nữa tôi chịu thua anh!
Nhưng không sao, người con trai giỏi giang hơn tôi càng nhiều thì tôi lại càng thích. Càng khám phá thì tôi lại càng thấy thú vị hơn. Có như vậy thì tôi mới có thể tìm hiểu anh lâu dài được chứ?
Chương 17: Giá trị của những bữa cơm xum vầy
Sáng hôm sau, trong tiết học hình họa, thầy Hà thông báo với lớp tôi một tin sét đánh: ”Đầu tháng một này những ai chưa đi nghĩa vụ quân vụ đều phải đăng ký đi một tháng ở trên khu quân sự quốc phòng Mai Lĩnh nhé. Sẽ rất là vui đấy! Các em cứ chuẩn bị tiền dần đi.”
“Vui ý ạ!!!”
“Thầy ơi không đi có được không ạ!”
“ Em không muốn đi!!!”
Mặc kệ cho chúng tôi luôn miệng kêu gào nài nỉ, thầy vẫn bỏ mặc ngoài tai rồi lững thững đi ra ngoài, để lại mấy chục khuôn mặt cứ ngẩn ra… không hiểu là kiểu gì.
Thầy vừa đi ra khỏi lớp, cả nhóm chúng tôi đã túm năm tụm ba, nhăn nhó méo xẹo cả mặt ra với nhau. Cái Nhi có vẻ bất mãn nhất, nó thuộc dạng công chúa lá ngọc cành vàng nên rất ghét việc phải sống chung với người khác trong một căn phòng bé tí, rồi lại còn biết bao nhiêu hạn chế chưa lường trước được nữa chứ. Còn Mai bé thì khác, em ấy có vẻ rất hào hứng. Mai bé cũng là con nhà tiểu thư nhưng em ấy rất hòa đồng, năng động, thích tham gia thể thao và ca hát. Nó còn tự hứa thế nào lên Mai Lĩnh cũng tham gia vài bài văn nghệ nữa chứ. Quyên ở trạng thái trung lập, đối với cô ấy thì thế nào cũng được! Chỉ có riêng tôi và cái Hiền thì thật sự thất vọng. Thứ chúng tôi thất vọng không phải là sợ sống khổ hay những thiếu thốn hạn chế, mà là tổn thất kinh phí.
Đối với Hiền thì còn đỡ, vì em vẫn được gia đình bao bọc, mặc dù không nhiều. Chứ còn đối với tôi, đây thật sự là một thảm họa. Một tháng ở trên Mai Lĩnh… có nghĩa là tôi sẽ không “được” đi làm, không thể kiếm ra tiền, rồi còn bao nhiêu khoản phải chi tiêu khi rời khỏi Hà Nội nữa chứ! Tất nhiên, sau khi đi quân sự về chính là Tết. Tết tốn tiền, ra Tết phải đóng học phí kì hai, càng tốn tiền…
Ôi tiền tiền tiền!
Càng lớn tôi lại càng sợ Tết, sợ những ngày lễ, sợ phải chi tiêu cho những thứ thật sự chẳng có ích gì trong cuộc sống
vật chất. Đồng tiền kiếm ra đã khó, biết chi tiêu như thế nào để cho phù hợp lại càng khó hơn.
Tôi thở dài, lê những bước mệt mỏi nặng nề trên nền đất gồ gề nơi sân trường, cố gắng nở nụ cười gượng gạo với lũ bạn, mặc dù lòng đang nặng trĩu những âu lo.
Chiều hôm ấy, sau khi đi làm về, tôi lập tức liên lạc với chị Trâm để đặt vấn đề nhờ chị tìm việc giúp. Chị Trâm là người có kinh nghiệm làm việc đã lâu nên tôi hoàn toàn tin tưởng.
Quả nhiên không làm tôi thất vọng, chỉ một lát sau chị đã tìm được công việc mới cho tôi, đó là làm PG cho một thương hiệu bia thuyền thống của Hà Nội- hãng bia Trúc Bạch. Chương trình tiếp thị kéo dài 3 tuần trước khi tôi đi Mai Lĩnh, lương bốn triệu. Vậy là quá ổn. Tôi lập tức gật đầu!
Bản thân tôi tự thấy mình cũng là một người năng động và có trách nhiệm cao trong công việc. Kể từ năm 18 tuổi đến nay tôi đã trải qua hơn chục ngành nghề khác nhau, mỗi nghề thuộc một lĩnh vực và ở một môi trường mới. Có những nơi rất phức tạp, có những chỗ bị chà đạp, bắt bẻ, thậm chí là sỉ nhục. Tất nhiên, không phải công việc nào cũng vậy, bạn được làm trong một môi trường lịch sự hay không, quan trọng nhất đó là do chủ và người quản lý của bạn là người như thế nào. Nếu họ là những kẻ chợ búa vô học thì thôi rồi, xin chia buồn với bạn. Nhưng mà cũng không sao, công việc càng có tính cọ xát, va chạm cao, bạn càng sớm trưởng thành. Hãy nghĩ tích cực hóa mọi việc!
Tôi là một người như vậy, thế nên tôi luôn tự tin với bản thân rằng mình chắc chắn có để đảm đương được những công việc mới một cách hiệu quả mà không cần qua nhiều ngày học việc. Cái gì cũng thế, phải có lần thứ nhất thì mới có lần thứ hai. Nếu bạn không dám đặt chân bước thử vào một đôi giày, bạn sẽ mãi mãi không biết nó có thật sự vừa với bạn hay không. Tôi thích được đặt chân vào những đôi giày cỡ nhỏ, bởi cảm giác chật chội ban đầu chắc chắn sẽ khiến bạn cảm thấy rất kích và khó chịu, thậm chí gây ra đau nhức trầy xước ở phần gót chân, nhưng nếu vượt qua được sự mỏi mệt ấy, rồi sớm muộn gì nó cũng sẽ giãn dần ra, trở thành một đôi giày vừa vặn do chính bạn tạo thành.
…………..
Ngày đầu tiên đi làm thử việc, tôi được phân công đến một nhà hàng khá sang trọng. Điều đầu tiên tôi nhận thấy ở nơi đây là thái độ từ chủ cho đến nhân viên đều hết sức lịch sự. Ngày đầu
Ngước vẻ mặt vô cùng tự hào quay sang nhìn anh, tôi nhận thấy ở anh một vẻ thất vọng tràn trề. Thậm chí, chẳng có một tiếng vỗ tay động viên nào ở đây dành cho tôi cả. Lũ mèo đang bâu xung quanh anh bỗng nhiên trở thành kẻ phản bội trong mắt tôi.
Tụi nó kêu ngheo ngheo, như đệm vào lời anh nói.
-Em vừa làm cái trò gì đấy…(Ngheo ngheo)…
-Đánh đàn chứ sao!
Tôi hậm hực trả lời.
- Đánh đàn hay đập đàn? Khổ thân… em tuổi khỉ đúng không… thảo nào… (Ngheo ngheo)…
Tôi nghe trong gió có mùi đá xoáy ở đây…
-Này! Ý anh là sao? Giỏi thì ra mà đánh! Hừ!
-Thách anh á? Rồi em sẽ phải hối hận đấy.
Anh vừa nói, vừa nhẹ nhàng đặt em Kim xuống chiếc gối tròn ở gần đó, rồi hất hàm đứng dậy, vênh mặt bước phía về chiếc đàn. Lúc ngồi xuống, anh ta còn khẽ lướt nhẹ tay một lượt trên bàn phím rồi lẩm bẩm.
-Khổ thân! Tao thương mày lắm! Bị con khỉ đột kia đập cho bầm dập đau lắm đúng không!
-Nàyyyyyy!
Tôi gào lên tức tối, nhưng Long chỉ nhoẻn miệng mỉm cười, rồi bắt đầu ngồi thẳng người, đặt hai bàn tay ngay ngắn lên mặt đàn, bắt đầu xuất thần.
Những giai điệu nhẹ nhàng trong bản hòa tấu “River flows in you” của Yiruma bắt đầu vang lên thật du dương và êm ái. Tôi lặng người lắng nghe, nét mặt hết chuyển từ ngạc nhiên sang kinh ngạc. Thật không thể tin nổi anh chàng “thợ mộc, thợ điện” mà tôi quen lại còn biết đánh đàn hay như thế…
Không giấu nổi sự thán phục, miệng tôi há hốc ra, đôi mắt căng tròn long lanh không buồn chớp.
Khi những tia nắng vàng màu nhạt nhẹ nhàng xuyên qua tán lá ngoài ban công hắt lên người anh một thứ ánh sáng lấp lánh khiến mọi vật xung quanh cứ nhòa cả đi trong mắt tôi. Nói một cách thật sến súa thì hình ảnh anh đang hiện lên trong mắt tôi trông thật giống một thiên thần.
Tôi ngẩn người đi một lúc rõ lâu như thế, cho đến khi những giai điệu nhẹ nhàng êm ái cuối cùng cũng đến hồi kết thúc. Lúc đó, anh mới từ từ quay mặt lại, tôi cảm giác như tim mình muốn nhảy luôn ra khỏi lồng ngực vậy. Thứ cảm giác hồi hộp, bồn chồn, run rẩy đến mất kiểm soát này rút cục là gì thế? Ôi tôi đang ngây ngất mất rồi…
-Này! Em ngậm miệng lại được chưa? Có con ruồi đang lượn vòng quanh đấy!
Nghe anh nói thế, tôi lập tức ngậm miệng lại, xấu hổ đến nỗi vội vàng cúi gằm mặt xuống gối, không dám bật lại câu nào. Đáp lại hành động ngớ ngẩn của tôi, anh chỉ mỉm cười hỏi lại.
-Đã hối hận chưa?
-Dạ… rồi…ạ…
Tôi nói… chậm rãi… ngắt quãng… và khó nhọc như đánh vần vậy.
Lại một lần nữa tôi chịu thua anh!
Nhưng không sao, người con trai giỏi giang hơn tôi càng nhiều thì tôi lại càng thích. Càng khám phá thì tôi lại càng thấy thú vị hơn. Có như vậy thì tôi mới có thể tìm hiểu anh lâu dài được chứ?
Chương 17: Giá trị của những bữa cơm xum vầy
Sáng hôm sau, trong tiết học hình họa, thầy Hà thông báo với lớp tôi một tin sét đánh: ”Đầu tháng một này những ai chưa đi nghĩa vụ quân vụ đều phải đăng ký đi một tháng ở trên khu quân sự quốc phòng Mai Lĩnh nhé. Sẽ rất là vui đấy! Các em cứ chuẩn bị tiền dần đi.”
“Vui ý ạ!!!”
“Thầy ơi không đi có được không ạ!”
“ Em không muốn đi!!!”
Mặc kệ cho chúng tôi luôn miệng kêu gào nài nỉ, thầy vẫn bỏ mặc ngoài tai rồi lững thững đi ra ngoài, để lại mấy chục khuôn mặt cứ ngẩn ra… không hiểu là kiểu gì.
Thầy vừa đi ra khỏi lớp, cả nhóm chúng tôi đã túm năm tụm ba, nhăn nhó méo xẹo cả mặt ra với nhau. Cái Nhi có vẻ bất mãn nhất, nó thuộc dạng công chúa lá ngọc cành vàng nên rất ghét việc phải sống chung với người khác trong một căn phòng bé tí, rồi lại còn biết bao nhiêu hạn chế chưa lường trước được nữa chứ. Còn Mai bé thì khác, em ấy có vẻ rất hào hứng. Mai bé cũng là con nhà tiểu thư nhưng em ấy rất hòa đồng, năng động, thích tham gia thể thao và ca hát. Nó còn tự hứa thế nào lên Mai Lĩnh cũng tham gia vài bài văn nghệ nữa chứ. Quyên ở trạng thái trung lập, đối với cô ấy thì thế nào cũng được! Chỉ có riêng tôi và cái Hiền thì thật sự thất vọng. Thứ chúng tôi thất vọng không phải là sợ sống khổ hay những thiếu thốn hạn chế, mà là tổn thất kinh phí.
Đối với Hiền thì còn đỡ, vì em vẫn được gia đình bao bọc, mặc dù không nhiều. Chứ còn đối với tôi, đây thật sự là một thảm họa. Một tháng ở trên Mai Lĩnh… có nghĩa là tôi sẽ không “được” đi làm, không thể kiếm ra tiền, rồi còn bao nhiêu khoản phải chi tiêu khi rời khỏi Hà Nội nữa chứ! Tất nhiên, sau khi đi quân sự về chính là Tết. Tết tốn tiền, ra Tết phải đóng học phí kì hai, càng tốn tiền…
Ôi tiền tiền tiền!
Càng lớn tôi lại càng sợ Tết, sợ những ngày lễ, sợ phải chi tiêu cho những thứ thật sự chẳng có ích gì trong cuộc sống
vật chất. Đồng tiền kiếm ra đã khó, biết chi tiêu như thế nào để cho phù hợp lại càng khó hơn.
Tôi thở dài, lê những bước mệt mỏi nặng nề trên nền đất gồ gề nơi sân trường, cố gắng nở nụ cười gượng gạo với lũ bạn, mặc dù lòng đang nặng trĩu những âu lo.
Chiều hôm ấy, sau khi đi làm về, tôi lập tức liên lạc với chị Trâm để đặt vấn đề nhờ chị tìm việc giúp. Chị Trâm là người có kinh nghiệm làm việc đã lâu nên tôi hoàn toàn tin tưởng.
Quả nhiên không làm tôi thất vọng, chỉ một lát sau chị đã tìm được công việc mới cho tôi, đó là làm PG cho một thương hiệu bia thuyền thống của Hà Nội- hãng bia Trúc Bạch. Chương trình tiếp thị kéo dài 3 tuần trước khi tôi đi Mai Lĩnh, lương bốn triệu. Vậy là quá ổn. Tôi lập tức gật đầu!
Bản thân tôi tự thấy mình cũng là một người năng động và có trách nhiệm cao trong công việc. Kể từ năm 18 tuổi đến nay tôi đã trải qua hơn chục ngành nghề khác nhau, mỗi nghề thuộc một lĩnh vực và ở một môi trường mới. Có những nơi rất phức tạp, có những chỗ bị chà đạp, bắt bẻ, thậm chí là sỉ nhục. Tất nhiên, không phải công việc nào cũng vậy, bạn được làm trong một môi trường lịch sự hay không, quan trọng nhất đó là do chủ và người quản lý của bạn là người như thế nào. Nếu họ là những kẻ chợ búa vô học thì thôi rồi, xin chia buồn với bạn. Nhưng mà cũng không sao, công việc càng có tính cọ xát, va chạm cao, bạn càng sớm trưởng thành. Hãy nghĩ tích cực hóa mọi việc!
Tôi là một người như vậy, thế nên tôi luôn tự tin với bản thân rằng mình chắc chắn có để đảm đương được những công việc mới một cách hiệu quả mà không cần qua nhiều ngày học việc. Cái gì cũng thế, phải có lần thứ nhất thì mới có lần thứ hai. Nếu bạn không dám đặt chân bước thử vào một đôi giày, bạn sẽ mãi mãi không biết nó có thật sự vừa với bạn hay không. Tôi thích được đặt chân vào những đôi giày cỡ nhỏ, bởi cảm giác chật chội ban đầu chắc chắn sẽ khiến bạn cảm thấy rất kích và khó chịu, thậm chí gây ra đau nhức trầy xước ở phần gót chân, nhưng nếu vượt qua được sự mỏi mệt ấy, rồi sớm muộn gì nó cũng sẽ giãn dần ra, trở thành một đôi giày vừa vặn do chính bạn tạo thành.
…………..
Ngày đầu tiên đi làm thử việc, tôi được phân công đến một nhà hàng khá sang trọng. Điều đầu tiên tôi nhận thấy ở nơi đây là thái độ từ chủ cho đến nhân viên đều hết sức lịch sự. Ngày đầu