“Cái gì mà canh ba ba? Ở đâu mà có canh ba ba?” Điền thị hiển nhiên không biết.
“Ngươi không biết à? Buổi sáng nhị tôn tử nhà ngươi câu cá, câu được một con b aba lớn, nghe nói phải tầm hai ba cân. Tôn tử nhà ngươi không dám bắt, nên kéo về nhà, trong thôn có rất nhiều người thấy, chỉ sợ bán được cả trăm văn. Nhưng con trai nhà ngươi có tiền như vậy, nghe nói nàng dâu ngươi lại có mang, chắc là hầm cho nàng uống bổ thân mình. Các ngươi cũng đi nếm thử đi, nghe nói nó rất bổ, con nhà ta cũng câu cá suốt mà sao không có may mắn nhỉ, nhưng chúng ta cửa nhỏ nhà nghèo, có bắt được cũng luyến tiếc ăn, vài trăm văn mà.” Lưu thím nói.
Câu nói kế tiếp, Điền thị cũng vô tâm tình nghe, hái qua loa chút rau xanh về nhà, vào cửa liền hỏi lão gia tử: “Nhà Lão nhị có ai đến không?”
“Không có, ngươi tìm hắn có việc à?”
“Hừ, ngươi xem con trai ngươi tốt chưa kìa, suốt ngày luôn nói hắn thành thật phúc hậu, lúc này sáng mắt ra, có nàng dâu thì quên nương.” Tiếp đó, Điền thị kể lại một lần, “Chuyện tốt như vậy, sao hắn không nghĩ tới cha mẹ hả? Không biết người nương như ta đây, sức khỏe yếu ớt, thường xuyên choáng váng đầu à? Không hỏi một tiếng, lại để bà già Hà kia được tiện nghi.”
“Nương, theo ta thì bọn họ chưa ăn đâu, không bằng chúng ta tìm cái cớ đi đến nhà nhị ca, nhị ca là con ruột của nương, thứ tốt sao để người ngoài chiếm tiện nghi được? Nương, ta cũng muốn uống canh ba ba, ta lớn như vậy còn chưa từng uống đâu.” Thu Ngọc lôi kéo góc áo Điền thị, nói.
Lão gia tử không chịu nổi thê tử và nữ nhi lải nhải không ngừng, khi bọn hắn vào cửa, thấy cả nhà Tăng Thụy Tường đang ngồi quanh bàn ăn cơm, trong tay Thẩm thị còn bưng một nửa bát canh nồng đậm màu màu trắng nữa, không thể không nói, tâm lão gia tử trong phút chốc hơi bị thất lạc.
Điền thị nhìn chằm chằm nửa bát canh trong tay Thẩm thị, Tử Tình thầm kêu không tốt, quả nhiên nghe thấy Điền thị nói: “Tường nhi, đoạn thời gian này ta luôn choáng váng đầu, đại phu nói sức khỏe ta yếu, phải tẩm bổ cho tốt, ta nghe nói canh b aba rất bổ, nhưng nhà chúng ta nghèo thì lấy tiền đâu mà mua ba ba hầm canh?”
Tăng Thụy Tường đứng dậy, vội hỏi: “Nương, vừa vặn hôm nay Tử Lộc câu được một con ba ba nhỏ, chưng được một chén canh, nói là để nương đứa nhỏ bổ bổ thân mình, trong nồi cũng còn một ít, con đi lấy cho ngài.”
Tăng Thụy Tường nói xong, Điền thị và Thu Ngọc đã ngồi xuống bàn: “Cha cha, ta đến thật đúng lúc, ta đã nói con ta không thể trơ mắt nhìn nương hắn chịu tội mà.”
“Bà ngồi đi, ta lấy canh giúp ngươi.” Tử Tình nói xong, chủ động đứng lên, kêu Tử Phúc: “Đại ca, ngươi giúp ta đi đổ nồi đất, chỉ còn thừa một ít ở đáy nồi, chia cho ông bà nội một ít nếm thử.”
Tử Phúc đi theo Tử Tình đến phòng bếp cách vách, Tử Tình cấp tốc cầm một chén đầy giấu đi, còn thừa lại thì chia đều vào hai cái bát, còn cố ý lấy cái vá gõ gõ đáy nồi, làm cho bọn họ nghe một chút. Tử Phúc cười, nhu nhu tóc của nàng.
Điền thị thấy trong chén chỉ có hơn nửa bát canh, trong canh còn có mấy miếng thịt ba ba, nhưng chỉ có hai bát, hỏi: “Sao tiểu cô ngươi không có?”
“Bà, không phải chỉ có một con ba ba lớn như bàn tay, có thể hầm ra bao nheieu bát nữa, mỗi người chúng ta cũng chỉ được một ngụm, bốn người mới nửa bát, vốn là cất lại để nương ta bổ thân mình, bà ngoại mất hơn nửa ngày mới hầm được hai chén canh. Nói là thân thể nương yếu kém, nên để cho nàng tẩm bổ, chúng ta đều thèm thuồng, tiểu cô là người lớn, người lớn cũng thèm thuồng à?” Tử Tình nói.
Mặt Thu Ngọc đỏ lên: “Ai nói ta thèm? Là thân thể bà ngươi yếu, cần tẩm bổ nên mới đến.”
Tử Tình “A” một tiếng, trong lòng vô cùng tiếc hận, nói lảm nhảm: “Sớm biết như vậy thì không bằng để nhà mình uống hết luôn cho rồi.”
Chương 78: Thu Dưỡng
(nhận con nuôi)
Cày bừa vụ xuân qua, vội gặt lúa mạch, gặt lúa mạch xong thì đến Đoan Ngọ, năm nay mùa màng bội thu, bốn mẫu lúa mạch, trừ bỏ cho lão phòng 1 thạch, nhà mình cũng còn 5 thạch, Tử Tình cảm thấy có thể là do nhà mình trồng đậu tương trước đó, nên lúa mạch tăng mỗi mẫu hai trăm sáu mươi cân, gần 30% luôn, xem ra, mười mẫu hoang trồng dưa hấu cũng bội thu. (họ nhà đậu có rễ được vi khuẩn chuyển hóa đạm bám vào, nên ở đây tốt là do có thêm phân đạm nhá)
Cuối năm ngoái, bởi vì bận làm đèn lồng, nên không có tâm tư quản lý đất trồng rau, tất cả đất trong vườn đều gieo cải dầu, kết quả trước và sau tết âm lịch, mười lăm mẫu bán cải dầu bán được gần năm mươi lượng bạc, Chu chưởng quầy nói bọn họ vận chuyển không ít đến kinh thành, càng vào những ngày tết thì người trong thành đều hoan nghênh cải dầu. Tử Tình thấy thu cải dầu non bán nhiều tiền hơn.
Tử Tình tràn đầy chờ mong, bởi vì tiền bạc trong nhà hầu như là mua cửa hàng và ruộng nước gần hết, bạc lại không có, trong lòng cũng không có cảm giác an toàn. Khó trách nữ nhân hiện đại đều muốn tìm đối tượng phải có nhà có xe có tiền gởi ngân hàng, nhà Tử Tình còn kém xa.
Đoan Ngọ qua không vài ngày, Hạ Ngọc lại về nhà mẹ đẻ, Thẩm thị dắt Tử Tình đến, Hạ Ngọc đang ở đấy gạt nước mắt, thì ra Hạ Ngọc gả đã hơn một năm, mà không có tin tức thai nghén gì, thông gia bà bà luôn luôn mắng mỏ, nhưng chuyện này sốt ruột cũng vô dụng, thân thể Hạ Ngọc không tốt, luôn luôn uống thuốc điều dưỡng.
Lần này là vì đại đệ đệ của Chu Thiên Thanh cùng cách (ý như ly dị, hưu cũng có ý nghĩ này nhưng người bị hưu sẽ chịu tai tiếng, còn cùng cách thì bình đẳng), cưới một đệ muội mới, chứng mắt hai nữ nhi của người vợ trước sinh, sức khỏe tiểu nữ nhi không tốt, còn chưa đến hai tuổi, một hồi bệnh thương hàn mà không kịp thời xem lang trung nên qua đời, đại nữ nhi thì cổng cả tuổi mụ cũng mới bốn tuổi, thông gia bà bà lo lắng cháu gái không có người chiếu cố, ăn không đủ no mặc không đủ ấm, lúc nào cũng bị đánh mắng, sợ giống cháu út, nên muốn dâu cả nhận nuôi, dâu cả cũng chưa sinh đẻ gì, dân bản xứ mê tín, nói nhận nuôi đứa nhỏ thì sẽ mang vận may đến.
Hạ Ngọc không muốn thu dưỡng , nhưng Chu Thiên Thanh thấy chất nữ nhà mình thật đáng thương, mà bản thân lại không thể nhúng tay vào việc nhà của đệ đệ, chỉ có thể vụng trộm cho ít đồ ăn, nếu nhận nuôi thì có thể chăm sóc nó một cách đường hoàng.
Việc này Thẩm thị cũng không nói cái gì, Điền thị kêu gào không đồng ý nhận nuôi, nếu nhận thì nhận nuôi nam hài, nhưng ở nông thôn, trừ khi trong nhà thật sự không có gì ăn, bằng không nhà ai muốn bán nam hài, mà có bán cũng là bán nữ hài. Lại nói, quan niệm dòng họ như vậy, làm sao có thể dễ dàng nhận nuôi đứa nhỏ bên ngoài, có muốn thì tộc trưởng cũng không đáp ứng dễ dàng.
“G