– Ba nè…
– Nghe! Nói!
– Nếu sau này con muốn lấy ai thì ba cũng không phản đối phải không ạ?
– Để ba coi lại, ba đã hứa với mẹ con là sẽ lo cho con đến khi đi lấy chồng mà. Nhưng nếu con lựa một thằng chẳng ra gì, ăn chơi cờ bạc rượu chè hay đại loại thế thì ba nhất quyết không đồng ý.
Nhi lại im lặng trong giây lát, nó nhìn thẳng vào tôi như đang suy xét điều gì. Từ dạo nó gặp lại dì Út của nó thì dường như con bé đã thay đổi hoàn toàn, có lúc vui vẻ đầm thắm khi bên tôi nhưng những lúc một mình thì lại có gì đó trầm tư suy nghĩ, không giống như một cô bé mười bảy tuổi bình thường. Nó mở miệng buông một câu mà theo ý là nghe cũng được không nghe cũng không sao, tiếc là câu nói ấy đã đâm sâu vào óc tôi.
– Nếu…nếu người con chọn lớn hơn con những 20 tuổi thì…chắc cũng không sao hen?
Tôi tá hỏa trước câu nói của con bé. Hơn nó những 20 tuổi, vậy là cũng bằng chạng với tôi, không lẽ tôi phải kêu một đứa bằng tuổi là con à!? Tôi lắc đầu.
– Không được! Tuổi như vậy là cách nhau quá. Là bà thì ba cũng không bao giờ lấy người nhỏ hơn hay lớn hơn ba chừng ấy tuổi đâu. Mà sao con lại hỏi như vậy?
Nhi đứng dậy, quay lưng về phía tôi, giọng mơ hồ:
– Không có gì. Con nói vu vơ ấy mà.
Rồi con bé đi vào hướng sân ngoài. Nó dừng lại chỗ đám lan đất đưa những chúm nụ hồng sẫm lên ngang eo người mời mọc. Con bé lơ đãng bức lấy một nhánh vuốt nhẹ lên mũi mình trông thật đáng yêu, hồi ấy lúc ba tôi còn sống có cho tiền cũng không ai dám bức cái hoa ấy. Màu hoa hồng sẫm, màu mà mẹ con bé rất thích, nhưng giờ nó đã lớn, đã dần thành thiếu nữ. Bất cứ người con trai nào trông thấy con bé ở khung cảnh này, độ tuổi này mà lại không xuyến xao lòng không nhỉ. Riêng tôi chắc tôi không làm được.
Bé Nhi bước đi lặng lẽ dưới ánh nắng yếu ớt ban chiều, khiến tôi tưởng tượng ra hình ảnh chị Như ẩn hiện trong đó. Giờ tôi đành chấp nhận một điều, càng lúc Nhi càng giống mẹ…
Vợ chồng anh Tư sống cùng với mẹ, nhà cũng khá rộng nên tôi với Hân mỗi người được một phòng. Nhi thì tôi “đuổi” qua bên dì Hân của nó luôn, cho hai người tiếp tục đóng vở “hai mẹ con” của họ, tôi chỉ muốn ngủ một mình. Đêm ở quê thật yên tĩnh, Nhi theo tôi sang nhà anh Đen chơi. Con bé ngồi một chút rồi lại đi bộ dạo đâu đó quanh xóm, tôi biết nó ghét mùi rượu, ghét cả việc tôi uống rượu. Biết làm sao được khi mà lâu lắm rồi bọn tôi mới được gặp lại nhau, anh Đen, bé Ngân, anh Ti, thằng Tiến, thằng Hậu…biết bao nhiêu kỉ niệm để nói để nhớ, mà chỉ có men rượu mới làm cho câu chuyện thêm phần “sôi nổi” hơn.
Nói vậy chứ tôi cũng chỉ uống có chừng mực, chỉ vừa đủ cảm nhận cái cảm giác ” lâng lâng” là được. Đã chừng 9h đêm rồi mà Nhi vẫn chưa trở lại, tôi xin phép mọi người đi tìm con bé rồi về nhà luôn. Ngân dúi vào tay tôi cái đèn pin.
– Anh cầm mà soi đường. Đèn đường thế chứ không đủ sáng đâu, bọc thêm cái này cho chắc.
Tôi ậm ừ nhận lấy cái đèn pin cho qua chuyện, từ chối lại sợ rờm rà, nhất là các tay nhậu kia có thể kéo lại bất kì lúc nào.
Trời đêm tĩnh mịch chỉ thay bằng tiếng côn trung và các loài lưỡng cư hợp tấu “bài ca” cổ nhất trái đất. Mới 9h thôi mà nhà nào nhà nấy đều tắt hết đèn, nếu không có đèn đường thì có lẽ chẳng ai dám ra đường nữa cả. Tôi gọi điện cho bé Nhi thì con bé bảo là đang ở tiệm chè gần đó, nó còn bắt tôi đến đó ăn với nó một ly. Nghe giọng đầu dây bên kia coi bộ cũng đông vui dữ lắm nhưng chỉ toàn là con trai khiến tôi lo lắng cố bước đi nhanh hơn. Gì chứ con gái ở độ tuổi này cứ như quả bom nổ chậm thật chẳng sai.
Vừa thấy mặt tôi thì Nhi đã reo lên:
– A, ba tới rồi.
Rồi nó quay lại chào mấy tên “bạn trai” xung quanh.
– Ba tới rồi. Thôi, Nhi phải về, để khi khác nói chuyện nữa hen.
Con bé chạy tới ôm chầm lấy tay tôi cứ như là cặp tình nhân đang yêu khiến bọn nhóc kia cũng phải ganh tị. Con bé không quên quay lại mở miệng “cám ơn”.
– Mấy ly chè ngon lắm. “Thank” mấy anh nhiều nha!
Đi được một đoạn tôi cốc đầu nó, mắng:
– Con gái con đứa gì mà đi tới giờ này vẫn chưa chịu về.
Nhi lè lưỡi:
– Tại mấy ảnh rũ dữ quá chứ bộ. Mà công nhận mấy “anh” ở đây hiền khô chứ không “láo” như trên thành phố.
Tôi bẹo mũi nó, mắng yêu.
– Mới có tí tuổi bít gì mà đòi nhận xét này nọ chứ. Cứ nhìn bề ngoài vậy đi rồi mai mốt cũng bị thằng nào “dớt” như mẹ…
– Mẹ…ai ạ?
Gì thế này, sao tôi lại nhắc đến chuyện này kia chứ. Chắc là tại men rượu. Ừ, cứ đổ thừa cho men rượu thôi. Tôi lắc đầu rồi nhìn lên màn đêm tĩnh mịch bên trên, cố không để lộ cảm xúc lúc này ra trước mắt Nhi, mà tôi thì còn cảm xúc gì kia chứ, “người ấy” cũng đã ra đi gần hai mươi năm rồi còn gì…
Điện thoại Nhi reo lên bài “show me the meaning of being lonely”, đã bao lần tôi bảo con bé đổi nhạc chuông bài khác nhưng nó toàn để ngoài tai. Tôi không ghét bài này, nhưng để làm nhạc chuông thì…tôi luôn có cảm giác gì đó bất an.
– Con nghe nè Dì ơi!…Dạ gần tới nhà rồi!…Sao ạ? Dạ, dạ, con về liền.
Linh cảm bất an của tôi có lẽ đang trở thành hiện thực, Nhi hốt hoảng kéo tôi về nhà nhanh. Vừa chạy con bé vừa cố nói khi nhịp thở cứ dồn dập.
– Bà nội…bà nội đang yếu lắm. Bà muốn gặp ba ngay…
Chỉ nghe đến đó mà mặt tôi đã tối sầm lại. Vậy là người thân yêu duy nhất trên đời của tôi lại sắp ra đi hay sao. Chẳng lẽ chuyện ngất xỉu hồi chiều là điềm báo trước. Bao nhiêu suy nghĩ lẫn lộn trong đầu cũng không bắt tôi đứng yên được. Tôi chạy thật nhanh về nhà, bỏ cả bé Nhi ở phía sau lưng. Vượt qua hai dãy hàng rào tối om tôi bị đám dúi gai quào trúng một ít, lại vấp phải cục đá chắn cổng trước nhà, tôi vẫn nhận ra hết những vết thương đó nhưng nếu không gặp được mẹ lúc này, nếu tôi về trễ thì có lẽ nó sẽ đau hơn cả những vết thương đó.
Tôi dừng lại trước hiên nhà, hơi thở dần mất ổn định. Sau ngần ấy năm mới có dịp chạy thật nhanh như thế khiến cho tôi dần thở không ra hơi. Các anh chị, các cháu của tôi đều tập trung ở đây, họ nhìn tôi như thể đang chờ đợi một điều gì rất xấu sẽ đến, không biểu lộ gì nhiều, chỉ có sự lo lắng biểu hiện trên từng ấy nét mặt. Tôi cố len lỏi qua khỏi mọi người để bước vào phòng mẹ. Mẹ tôi nằm đó, các nếp nhăn trên khuôn mặt co lại như đang cố niếu kéo điều gì đó. Mẹ tôi đưa tay ra hiệu mọi người ra ngoài, chỉ còn mỗi mình tôi ở lại.
– Mẹ biết mẹ không còn nhiều thời gian nữa rồi…
Tôi nắm tay mẹ, ngẹn ngào:
– Mẹ ơi! Mẹ đừng nói vậy. Mẹ