ười ưa đối thoại trực tiếp nhưng lần này cô lại chọn cách gửi mail cho anh, chắc chắn đó là một thông báo, không cần bất cứ sự thảo luận nào. Hiểu được như vậy, Khải Hưng đã chọn cách đi một quãng đường dài để được lên tiếng về quyết định có liên quan đến cả hai người.
- Anh ở đây rồi, em có thể nói với anh.
Diệp Anh nhún vai.
– Em viết xong không có đọc thuộc lòng.
Cảnh tượng khó khăn này, Khải Hưng trước đó đã có thể mường tượng.
– Được. Vậy để anh nói. Vụ tai nạn đấy gây ra tình trạng bây giờ của chúng ta và em vì tình trạng này mà quyết định chấm dứt. Nếu là vì thế thì em trở về đi, chúng ta gạt nó qua bên và sống tiếp, như trước đây. Anh không có vấn đề gì cả.
Diệp Anh liếm môi. Cô cảm thấy cổ họng mình khô khốc.
– Trước đây có giờ thì không. Em không nghĩ việc có ai đó cứu em năm em 7 tuổi lại là lỗi của em. Nếu người ấy dừng lại và hỏi ý kiến em, biết đâu em lại từ chối. Để không phải có kí ức nào về chuyện đó, để không bị nhìn như kẻ giết người!
– Đấy là chính em nhìn bản thân mình! Chẳng ai nhìn em như thế!
Diệp Anh đứng bật dậy, hai tay bám chặt vào mép bàn. Sau đó, cô cảm thấy những ánh nhìn xung quanh đang đổ dồn về phía mình, bèn thả lỏng, thở hắt ra.
– Thôi! Bỏ đi!
Cô thu dọn đồ trên bàn, gửi lại tiền rồi nhanh chóng rời đi.
Khải Hưng gọi đồ ăn. Từ tối qua, bụng anh trống rộng. Là bác sĩ, anh hiểu phải lấp đầy nó mới có thể suy nghĩ cho sáng suốt. Vừa ăn anh vừa nhớ lại bộ phim ngắn mới xem cách đây không lâu. Nó có tên: “The second chance” (Cơ hội thứ hai)
Một người đàn ông trong một ngày vừa mất việc vừa mất vợ, mất nhà, vất vưởng ngoài đường như một gã ăn mày. Anh ta phải tới xin làm ở công trường. Một hàng dài, chỉ mình anh ta không được gọi đến tên. Anh ta lang thang trên phố từ mờ sáng đến tối mịt, cuối cùng bị một bóng đen lôi vào trong ngõ. Nhận ra anh ta chẳng có gì, hắn đánh anh ta không tiếc sức. Anh ta lăn lốc cạnh một vũng nước hôi thối, cuộn tròn trong bóng tối, bật khóc. Âm thanh, ánh sáng trôi rất nhanh rồi dừng lại trên phố khi mọi người bu kín lấy anh ta, đang nằm sóng xoài giữa lòng đường, trước đầu một xe tải lớn. Cánh tay duy nhất chìa ra đã nhặt lấy chiếc nhẫn cưới rơi bên cạnh, lẩn vào đám đông, biến mất. Được đưa vào bệnh viện, thân xác anh ta bị hoán đổi với một người đàn ông đã nằm bất động suốt 20 năm, duy chỉ có thể cử động được đôi mắt. Nhờ đôi mắt này, anh ta đã chứng kiến được mọi chuyện diễn ra trong bệnh viện, cũng hiểu được sự quý gia và mong manh của sự sống. Anh ta hối hận vì đã tự mình muốn chấm dứt sinh mệnh ấy. Một ngày, người đàn ông trong thân xác của anh ta đến bệnh viện, nhìn anh ta chằm chằm rồi tiêm vào người anh ta một liều thuốc độc. Cảnh kết thúc phim, anh ta khỏe mạnh, ngồi trước hiên nhà, nơi anh ta từng sống khi còn nhỏ, đọc những dòng chữ cuối cùng người đàn ông đó gửi lại: “Tôi đã ở địa ngục suốt 20 năm. Tất cả những gì tôi cần là mượn tạm cuộc sống của anh vài ngày. Giờ tôi trả lại nó cho anh, để anh có thể tiếp tục. Để anh có được cơ hội thứ hai.”
Đây là kịch bản đầu tay của Diệp Anh. Nó được sử dụng trong một dự án nhằm giúp đỡ những người trẻ tuổi vượt qua ý muốn tự sát trước những khó khăn có thể vấp phải trong cuộc sống.
Vài ngày trước, bố Khải Hưng đến tìm anh, đưa cho anh một bức ảnh và một đĩa CD. Đó cũng là những thứ bố Diệp Anh từng mang tới cho ông. Ông là người nóng tính và kì lạ. Ông luôn có những nhận định của riêng mình. Sau khi xem xong bộ phim đầu tiên của Diệp Anh, ông quyết định tới gặp và đề nghị người phụ nữ thứ hai trong tấm ảnh giúp đỡ. Vậy là cuộc hẹn gặp ở Paris năm đó được sắp xếp, chỉ tiếc rằng tất cả chỉ thực sự có kết quả khi Khải Hưng đồng ý chuyển tới căn hộ anh đang sống.
Khải Hưng luôn coi phim ảnh và sách báo là vật phẩm để giải trí, vì thế anh không có thói quen ngẫm nghĩ hay tìm kiếm ý tứ sâu xa của chúng. Nhưng khi tập trung xem phim của Diệp Anh, anh có cảm giác như cô đang miêu tả bản thân mình. Trống rỗng, thất bại, tuyệt vọng và vượt qua, đó là quá trình trưởng thành của cô. Nhưng anh, chỉ có thể nhìn thấy cô ở giai đoạn cuối cùng. Anh luôn bỏ đi hoặc thả lỏng mối quan hệ khi cảm thấy bức bách vì anh nghĩ sự cứng cỏi và cố chấp như tấm khiên, chẳng thứ gì có thể làm cô tổn thương hay thay đổi.
Giờ cô ở đây, trước mặt anh, hoàn toàn khác.
Sự kết hợp giữa mì Ý và cà phê đen đặc, Khải Hưng không biết nên gọi nó gì. Mọi thứ lạo xạo trong dạ dày anh. Anh đứng lên, rời khỏi quán.
Một ngày nắng đẹp. Khải Hưng kéo cho phẳng tay áo vừa xắn lên. Anh đi dạo loang quanh, cuối cùng phát hiện ra một cây cầu cũ, bèn tò mò bước lên. Bàn chân to bản khiến những mối nối đã cũ kêu cọt kẹt như thể sắp bung ra. Một người đàn ông lạ mặt quay sang, liếc mắt nhìn cách di chuyển nặng nề của Khải Hưng đang khiến cây cầu chao đảo. Anh lặng thinh, chọn một chỗ đứng, đặt tay lên thành cầu, đưa mắt nhìn xung quanh. Một màu xanh phủ kín các triền đồi.
Thấy Khải Hưng liên tục thay đổi tư thế, người đàn ông kia cau mày, nhắc nhở:
– Phía dưới kia không an toàn đâu!
Bên dưới, nước hiền hòa, chảy qua những tảng đá lớn. Nhìn ở khoảng cách này, chẳng ai nghĩ rằng vực sâu kia là nơi nguy hiểm, không thể tùy tiện đi lại.
Khải Hưng cười trừ, cố ý tỏ ra thân thiện, dù sao anh cũng đang cần người để giải khuây.
– Không thể tưởng tượng được ngã xuống đó sẽ thế nào.
Người đàn ông nhặt lấy một mẩu gỗ vừa mẻ ra, vứt xuống dưới. Vỡ nát.
– Nếu là người chắc chắn không đơn giản thế đâu.
Nói rồi, anh ta bỏ đi. Gương mặt vẫn chưa thể giãn ra.
Khải Hưng không biết có phải mọi người đến nơi yên tĩnh này vốn để suy nghĩ điều gì đó hay cố sức làm ra vẻ đăm chiêu để phù hợp với cảnh quan xung quanh. Anh tò mò Diệp Anh rút cục mỗi ngày tại sao lại muốn đi bộ tới nơi này và khi đứng đây cô đã nghĩ những gì.
Chương 30: luyến tiếc
Thứ hai –Tháng 5: Mưa, nắng, gió, thiên nhiên dường như cũng đang lựa chọn tâm trạng cho riêng mình.
Để thích nghi và tồn tại, tắc kè hoa có thể đổi màu. Phụ nữ cũng như vậy, thậm chí còn tài tình hơn, bởi họ có thể thay đổi cả bề ngoài lẫn tâm tính. Diệp Anh mỗi sáng sau khi thức dậy đều được tận mắt chứng kiến sự kì diệu này của tạo hóa.
An Nhiên trước kia làm việc gì cũng chậm rãi, gọn gàng, sau khi sinh con đã hoàn toàn đổi khác. Buổi sáng, cô hằn học với mái tóc bới vội, buộc túm ra sau bằng vài sợi chun đủ màu, gắt gỏng ngồi xổm trên nền đất, dồn sức giằng tay đứa con trai ra khỏi hàng rào rồi kéo lê nó trên đường như một kiện hàng đến tận nhà trẻ. Hai người đã đi khuất, tiếng la hét còn nghe rõ. Khi mặt trời mệt nhọc lặn xuống, ngược chiều từ trường về nhà, hai mẹ con họ một lần nữa diễn lại cảnh tượng ban sáng, không chút khác biệt. Rút cục, thằng bé thích ở nhà hay đến trường, không ai đoán được. Nhưng đó chỉ là khởi đầu, buổi tối mới thực sự là cuộc chiến. Một bát cơm hai xấp đĩa hoạt hình vẫn chưa suy suyển. Thằng bé chỉ hít lấy nước, rồi ngậm chặt bã trong miệng, lì lợm không chịu nuốt xuống. Đôi khi An Nhiên nổi cáu, cho thằng bé một cái bạt tai. Cuối cùng, nước mũi,
- Anh ở đây rồi, em có thể nói với anh.
Diệp Anh nhún vai.
– Em viết xong không có đọc thuộc lòng.
Cảnh tượng khó khăn này, Khải Hưng trước đó đã có thể mường tượng.
– Được. Vậy để anh nói. Vụ tai nạn đấy gây ra tình trạng bây giờ của chúng ta và em vì tình trạng này mà quyết định chấm dứt. Nếu là vì thế thì em trở về đi, chúng ta gạt nó qua bên và sống tiếp, như trước đây. Anh không có vấn đề gì cả.
Diệp Anh liếm môi. Cô cảm thấy cổ họng mình khô khốc.
– Trước đây có giờ thì không. Em không nghĩ việc có ai đó cứu em năm em 7 tuổi lại là lỗi của em. Nếu người ấy dừng lại và hỏi ý kiến em, biết đâu em lại từ chối. Để không phải có kí ức nào về chuyện đó, để không bị nhìn như kẻ giết người!
– Đấy là chính em nhìn bản thân mình! Chẳng ai nhìn em như thế!
Diệp Anh đứng bật dậy, hai tay bám chặt vào mép bàn. Sau đó, cô cảm thấy những ánh nhìn xung quanh đang đổ dồn về phía mình, bèn thả lỏng, thở hắt ra.
– Thôi! Bỏ đi!
Cô thu dọn đồ trên bàn, gửi lại tiền rồi nhanh chóng rời đi.
Khải Hưng gọi đồ ăn. Từ tối qua, bụng anh trống rộng. Là bác sĩ, anh hiểu phải lấp đầy nó mới có thể suy nghĩ cho sáng suốt. Vừa ăn anh vừa nhớ lại bộ phim ngắn mới xem cách đây không lâu. Nó có tên: “The second chance” (Cơ hội thứ hai)
Một người đàn ông trong một ngày vừa mất việc vừa mất vợ, mất nhà, vất vưởng ngoài đường như một gã ăn mày. Anh ta phải tới xin làm ở công trường. Một hàng dài, chỉ mình anh ta không được gọi đến tên. Anh ta lang thang trên phố từ mờ sáng đến tối mịt, cuối cùng bị một bóng đen lôi vào trong ngõ. Nhận ra anh ta chẳng có gì, hắn đánh anh ta không tiếc sức. Anh ta lăn lốc cạnh một vũng nước hôi thối, cuộn tròn trong bóng tối, bật khóc. Âm thanh, ánh sáng trôi rất nhanh rồi dừng lại trên phố khi mọi người bu kín lấy anh ta, đang nằm sóng xoài giữa lòng đường, trước đầu một xe tải lớn. Cánh tay duy nhất chìa ra đã nhặt lấy chiếc nhẫn cưới rơi bên cạnh, lẩn vào đám đông, biến mất. Được đưa vào bệnh viện, thân xác anh ta bị hoán đổi với một người đàn ông đã nằm bất động suốt 20 năm, duy chỉ có thể cử động được đôi mắt. Nhờ đôi mắt này, anh ta đã chứng kiến được mọi chuyện diễn ra trong bệnh viện, cũng hiểu được sự quý gia và mong manh của sự sống. Anh ta hối hận vì đã tự mình muốn chấm dứt sinh mệnh ấy. Một ngày, người đàn ông trong thân xác của anh ta đến bệnh viện, nhìn anh ta chằm chằm rồi tiêm vào người anh ta một liều thuốc độc. Cảnh kết thúc phim, anh ta khỏe mạnh, ngồi trước hiên nhà, nơi anh ta từng sống khi còn nhỏ, đọc những dòng chữ cuối cùng người đàn ông đó gửi lại: “Tôi đã ở địa ngục suốt 20 năm. Tất cả những gì tôi cần là mượn tạm cuộc sống của anh vài ngày. Giờ tôi trả lại nó cho anh, để anh có thể tiếp tục. Để anh có được cơ hội thứ hai.”
Đây là kịch bản đầu tay của Diệp Anh. Nó được sử dụng trong một dự án nhằm giúp đỡ những người trẻ tuổi vượt qua ý muốn tự sát trước những khó khăn có thể vấp phải trong cuộc sống.
Vài ngày trước, bố Khải Hưng đến tìm anh, đưa cho anh một bức ảnh và một đĩa CD. Đó cũng là những thứ bố Diệp Anh từng mang tới cho ông. Ông là người nóng tính và kì lạ. Ông luôn có những nhận định của riêng mình. Sau khi xem xong bộ phim đầu tiên của Diệp Anh, ông quyết định tới gặp và đề nghị người phụ nữ thứ hai trong tấm ảnh giúp đỡ. Vậy là cuộc hẹn gặp ở Paris năm đó được sắp xếp, chỉ tiếc rằng tất cả chỉ thực sự có kết quả khi Khải Hưng đồng ý chuyển tới căn hộ anh đang sống.
Khải Hưng luôn coi phim ảnh và sách báo là vật phẩm để giải trí, vì thế anh không có thói quen ngẫm nghĩ hay tìm kiếm ý tứ sâu xa của chúng. Nhưng khi tập trung xem phim của Diệp Anh, anh có cảm giác như cô đang miêu tả bản thân mình. Trống rỗng, thất bại, tuyệt vọng và vượt qua, đó là quá trình trưởng thành của cô. Nhưng anh, chỉ có thể nhìn thấy cô ở giai đoạn cuối cùng. Anh luôn bỏ đi hoặc thả lỏng mối quan hệ khi cảm thấy bức bách vì anh nghĩ sự cứng cỏi và cố chấp như tấm khiên, chẳng thứ gì có thể làm cô tổn thương hay thay đổi.
Giờ cô ở đây, trước mặt anh, hoàn toàn khác.
Sự kết hợp giữa mì Ý và cà phê đen đặc, Khải Hưng không biết nên gọi nó gì. Mọi thứ lạo xạo trong dạ dày anh. Anh đứng lên, rời khỏi quán.
Một ngày nắng đẹp. Khải Hưng kéo cho phẳng tay áo vừa xắn lên. Anh đi dạo loang quanh, cuối cùng phát hiện ra một cây cầu cũ, bèn tò mò bước lên. Bàn chân to bản khiến những mối nối đã cũ kêu cọt kẹt như thể sắp bung ra. Một người đàn ông lạ mặt quay sang, liếc mắt nhìn cách di chuyển nặng nề của Khải Hưng đang khiến cây cầu chao đảo. Anh lặng thinh, chọn một chỗ đứng, đặt tay lên thành cầu, đưa mắt nhìn xung quanh. Một màu xanh phủ kín các triền đồi.
Thấy Khải Hưng liên tục thay đổi tư thế, người đàn ông kia cau mày, nhắc nhở:
– Phía dưới kia không an toàn đâu!
Bên dưới, nước hiền hòa, chảy qua những tảng đá lớn. Nhìn ở khoảng cách này, chẳng ai nghĩ rằng vực sâu kia là nơi nguy hiểm, không thể tùy tiện đi lại.
Khải Hưng cười trừ, cố ý tỏ ra thân thiện, dù sao anh cũng đang cần người để giải khuây.
– Không thể tưởng tượng được ngã xuống đó sẽ thế nào.
Người đàn ông nhặt lấy một mẩu gỗ vừa mẻ ra, vứt xuống dưới. Vỡ nát.
– Nếu là người chắc chắn không đơn giản thế đâu.
Nói rồi, anh ta bỏ đi. Gương mặt vẫn chưa thể giãn ra.
Khải Hưng không biết có phải mọi người đến nơi yên tĩnh này vốn để suy nghĩ điều gì đó hay cố sức làm ra vẻ đăm chiêu để phù hợp với cảnh quan xung quanh. Anh tò mò Diệp Anh rút cục mỗi ngày tại sao lại muốn đi bộ tới nơi này và khi đứng đây cô đã nghĩ những gì.
Chương 30: luyến tiếc
Thứ hai –Tháng 5: Mưa, nắng, gió, thiên nhiên dường như cũng đang lựa chọn tâm trạng cho riêng mình.
Để thích nghi và tồn tại, tắc kè hoa có thể đổi màu. Phụ nữ cũng như vậy, thậm chí còn tài tình hơn, bởi họ có thể thay đổi cả bề ngoài lẫn tâm tính. Diệp Anh mỗi sáng sau khi thức dậy đều được tận mắt chứng kiến sự kì diệu này của tạo hóa.
An Nhiên trước kia làm việc gì cũng chậm rãi, gọn gàng, sau khi sinh con đã hoàn toàn đổi khác. Buổi sáng, cô hằn học với mái tóc bới vội, buộc túm ra sau bằng vài sợi chun đủ màu, gắt gỏng ngồi xổm trên nền đất, dồn sức giằng tay đứa con trai ra khỏi hàng rào rồi kéo lê nó trên đường như một kiện hàng đến tận nhà trẻ. Hai người đã đi khuất, tiếng la hét còn nghe rõ. Khi mặt trời mệt nhọc lặn xuống, ngược chiều từ trường về nhà, hai mẹ con họ một lần nữa diễn lại cảnh tượng ban sáng, không chút khác biệt. Rút cục, thằng bé thích ở nhà hay đến trường, không ai đoán được. Nhưng đó chỉ là khởi đầu, buổi tối mới thực sự là cuộc chiến. Một bát cơm hai xấp đĩa hoạt hình vẫn chưa suy suyển. Thằng bé chỉ hít lấy nước, rồi ngậm chặt bã trong miệng, lì lợm không chịu nuốt xuống. Đôi khi An Nhiên nổi cáu, cho thằng bé một cái bạt tai. Cuối cùng, nước mũi,