hông còn ở đây.
Uyên tròn xoe mắt:
– Khôi tính về quê luôn à?
– Có lẽ. Ở nhà các anh chị mình có khối việc để làm.
– Còn ba mẹ Khôi?
Uyên buột miệng hỏi. Ngập ngừng giây lát, Khôi buồn bã trả lời:
– Đã lâu Khôi không còn ở chung với ba nữa.
– Chứ không phải nhà Khôi ở đây?
– Đây là nhà bà cộ Khôi trọ học từ nhỏ.
Uyên mơ hồ hiểu hoàn cảnh Khôi. Mỗi gia đình có những phức tạp riêng tư và người lớn luôn là cái cớ để con cái thất lạc mỗi nơi.
– Thế còn mẹ Khôi?
Không dừng được, Uyên khiến Khôi lặng thinh, cúi xuống. Rất nhanh, Uyên liên tưởng tới một lần mình đã “nặng lời” với bạn: “Nếu Khôi còn me… “, và lời ấy đã thấm đau mãi đối với Khôi có lẽ. Đến bây giờ Uyên mới nhận ra những gì gọi là bí ẩn quyến rũ tự Khôi, thế nào là sự thiếu vắng tình cảm gia đình ở một con người tự thuở còn tấm bé. Khôi luôn muốn với lên để nắm bắt một cái gì đó nhưng đồng thời Khôi cũng sẵn sàng phá vỡ một cái gì đó đang có trong taỵ Cái mâu thuẫn trong Khôi chưa lớn lắm, Uyên mơ hồ hiểu, nhưng nó đã nẩy mầm à một ngày nào đó biết đâu sẽ trở thành nguy hiểm.
– Khôi tính về quê thật sao?
– Như thế tốt hơn.
– Còn việc học.
Khôi không trả lời. Cái cúi đầu của Khôi mới nặng làm sao!
– Làm gì thì làm Uyên nghĩ cũng phải học hết phổ thông đã, Khôi ạ.
-…
– Khôi còn nhớ lời thầy Hiển?
-…
– Những môn học ở trường tưởng như chẳng ăn nhập gì với cuộc sống nhưng thực sự nó là nền tảng quan trọng cho mọi suy nghĩ về sau.
– Khôi cũng nghĩ thế, nhưng…
– Dù sao thì ở lại thành phố cũng còn có những trường khác theo lựa chọn.
– Để được học những hệ đó phải có điều kiện, tốn phí không ít. Mà Khôi thì lại… À, mà thôi, để tính sau Uyên ạ.
Gặp lại Khôi lần sau Uyên thấy Khôi vui vẻ hơn, đã mất hẳn những gì u uất của sự kiện vừa qua.
Vừa về học tới cổng Uyên đã thấy Khôi đứng đợi, với cái gói bọc giấy báo trước ghi đông xe đạp.
– Khôi cho Uyên gì đấy?
Uyên cười chìa tay ra. Khôi gỡ ra những cuốn sách.
– Nhờ Uyên trao lại cho Vỹ giùm.
– Thế hở, Uyên cười lật nhanh xem những tựa sách, sao Khôi không đưa tận tay Vỹ, ngại hở?
Cái cười cười làm Khôi hơi bối rối.
– Ừa, tới trường thì ngại thật đấy.
– Còn tới nhà? Khôi biết nhà Vỹ rồi mà.
Khôi hiểu cái nhìn tinh ranh châm chọc của Uyên và Khôi muốn mình không bị thua:
– Tới nhà Vỹ thì tới nhưng mình vẫn thích nhờ bạn được không?
– Được chứ. Nhưng có thư từ nhắn gửi gì không đây?
– Có gì đâu, những cuốn sách mà Khôi nghĩ Vỹ sẽ thích. Để cô ta khỏi phải ngốn tất cả những thứ gì cô ta có mà chẳng cần biết lợi ích gì.
Uyên bỏ những cuốn sách vào cặp:
– Thông báo là mình thích cuốn nào mình sẽ đọc trước đấy nhé.
– Tự nhiên.
– Độ này Khôi còn hay chơi bóng bàn với Việt nữa không?
– Hết rồi.
– Các bạn dạo này hết thân với nhau rồi hở?
– Có lẽ thế. Việt có những cái thú khác của Việt mà mình không thích.
– Ừ nhỉ, mấy bạn thân của mình cũng vậy, tự động tách nhau ra. À, Khôi vào nhà chơi đã.
– Thôi.
– Đứng ngoài cổng tiếp bạn ba mẹ mình biết la chết.
– Để Khôi về.
– Làm chi vội vậy. Khôi đã tính việc gì chưa?
– Việc gì ấy à, đạp xích lô được không?
– Trò theo chân thầy được lắm chứ.
Cả hai cười vui vẻ. Theo được thầy đã là maỵ Xích lô là nghề của nhiều giới nhưng giới học trò thì chưa, Khôi là kẻ tiên phong đấy.
– Bao giờ khai trương nhớ ghé đưa Uyên tới trường nhé.
– Nếu may mắn.
– Uyên là người may mắn nhất đời này.
Qua học kỳ hai với nhiều cố gắng, Uyên cũng may mắn vừa phải. May mắn vừa phải để có thể hy vọng điểm các môn đều trên trung bình một chút. Mình sẽ nói với Khôi những gì nhỉ? Như một người bạn, phải làm cho nhau vui hơn, hứng khởi hơn trong cuộc sống, mà với riêng Khôi thật là cần thiết. Đi học miết thì thèm một ngày lễ. Nhưng đến khi được nghỉ dài dài thì lại không biết làm gì cho hết ngày giờ, chỉ thèm bạn thèm lớp. Hẳn Khôi cũng thế.
Một buổi chiều Uyên trở lại thăm Khôi. Nhưng Khôi không còn ở đó nữa. Cô em họ của Khôi nói anh ấy đã về quê từ mấy tuần nay rồi.
– Phải chị là Minh Uyên không?
– Anh ấy có nhắn gì chị hở?
– Có một cuốn sách. Để em vào lấy đưa chị.
Một cuốn sách bìa bọc cẩn thận. Đó là cuốn sách mà một lần Khôi đã đưa cho Uyên xem. “Những tâm hồn cao thượng”. Cuốn sách của thầy Hiển tặng mà Khôi đã vô cùng quý mến nó, luôn có trong cặp như một sự nhắc nhở. Không phải chỉ vì nội dung mà toàn cuốn sách đã trở thành một kỷ niệm khó phai của một thời.
Khôi không nhắn lại gì sao? Uyên lật nhanh những trang sách, không một mẫu giấy.
Thế là Khôi đã bỏ nơi này. Bỏ sân trường, lớp học và bỏ lại luôn cả những bạn bè.
Bấc giác Uyên nhìn lên giàn nho ở trên cao, thấy những ngọn xanh vươn dài và lấm tấm những chùm bông xen lẫn, Uyên nghĩ, mùa này nơi quê Khôi hẳn cũng thế, những giàn nho đang vươn ngọn và thả kín bông, trướng khi mưa xuống. Rồi mùa hè ập tới.
Như thế nghĩa là gì nhỉ? Uyên thật buồn. Bạn bè là thế sao? Chia tay không một lời từ giã.
Mân mê cuốn sách trên tay, uyên buồn bã lật lại những trang giấy. Những trang giấy hờ hững. Bất ngờ hàng chữ hiện ra, ập vào mắt Uyên như một con sóng:
“Hãy Sống Là Một Tâm Hồn Lớn”.
Rồi một niên học qua đi, với bao nhiêu buồn vui lẫn lộn. Có điều dễ quên nhưng cũng có điều để còn nhớ mãi. Bạn bè phân tán ở nơi này nhưng rồi lại tụ họp ở một nơi khác, cũng trong sân trường này, vẫn ngập tiếng cười và ngập tiếng nói.
– Năm nay bất ngờ ta thay đổi một loạt số đo, thế là có cớ để may một loạt áo dài mới.
– Xin chúc mừng bé.
– Lý do?
– Hãng sữa bột Dielac sẽ xin hình bé để in quảng cáo bé hay ăn chóng nhớn.
– Hay ăn chóng nhớn để mẹ cha chóng nhờ.
– Ở đó mà nhờ, mẹ cha chưa kịp nhờ đã có đứa nó nhờ mất.
Kể cũng vui, chuyện sân trường con gái có bao giờ hết. Mỗi năm đề tài mỗi phong phú, mỗi mới lạ. Phải nói đúng hơn là mỗi mùa con gái mỗi đổi thaỵ Như một mầm cây, mới hôm qua vừa nhú, hôm nay đã mơn mởn xanh. Bạn bè ở lớp này gặp lại ở lớp nọ.
– Ới giời ơi, mới có mấy tháng không gặp sao độ rày bà mập dữ thế!
– Cái gì mập? Ăn nói sỗ sàng thế mà nghe được!
– Ồ, xin lỗi, trông bà chị mũm mĩm như một hột mít.
– Thế mà cũng đòi văn chương. Không bao giờ nên mô tả thiếu chất phụ nữ kiểu đó.
– Ý bà chị muốn nói là mình phát tướng?
– Phải nói là ta có tướng phúc hậu. Mới mười mí phải phát ngôn cho nó “quý phái” một tí chớ.
Rắc rối. Con gái là chúa rắc rối. Mập thì nói mập, phì thì nói phì, bày đặc núp dưới những từ này chữ kia chẳng qua là tránh né sự bẻ bàng. Rốt cuộc rồi về nhà soi gương một mình cũ
Uyên tròn xoe mắt:
– Khôi tính về quê luôn à?
– Có lẽ. Ở nhà các anh chị mình có khối việc để làm.
– Còn ba mẹ Khôi?
Uyên buột miệng hỏi. Ngập ngừng giây lát, Khôi buồn bã trả lời:
– Đã lâu Khôi không còn ở chung với ba nữa.
– Chứ không phải nhà Khôi ở đây?
– Đây là nhà bà cộ Khôi trọ học từ nhỏ.
Uyên mơ hồ hiểu hoàn cảnh Khôi. Mỗi gia đình có những phức tạp riêng tư và người lớn luôn là cái cớ để con cái thất lạc mỗi nơi.
– Thế còn mẹ Khôi?
Không dừng được, Uyên khiến Khôi lặng thinh, cúi xuống. Rất nhanh, Uyên liên tưởng tới một lần mình đã “nặng lời” với bạn: “Nếu Khôi còn me… “, và lời ấy đã thấm đau mãi đối với Khôi có lẽ. Đến bây giờ Uyên mới nhận ra những gì gọi là bí ẩn quyến rũ tự Khôi, thế nào là sự thiếu vắng tình cảm gia đình ở một con người tự thuở còn tấm bé. Khôi luôn muốn với lên để nắm bắt một cái gì đó nhưng đồng thời Khôi cũng sẵn sàng phá vỡ một cái gì đó đang có trong taỵ Cái mâu thuẫn trong Khôi chưa lớn lắm, Uyên mơ hồ hiểu, nhưng nó đã nẩy mầm à một ngày nào đó biết đâu sẽ trở thành nguy hiểm.
– Khôi tính về quê thật sao?
– Như thế tốt hơn.
– Còn việc học.
Khôi không trả lời. Cái cúi đầu của Khôi mới nặng làm sao!
– Làm gì thì làm Uyên nghĩ cũng phải học hết phổ thông đã, Khôi ạ.
-…
– Khôi còn nhớ lời thầy Hiển?
-…
– Những môn học ở trường tưởng như chẳng ăn nhập gì với cuộc sống nhưng thực sự nó là nền tảng quan trọng cho mọi suy nghĩ về sau.
– Khôi cũng nghĩ thế, nhưng…
– Dù sao thì ở lại thành phố cũng còn có những trường khác theo lựa chọn.
– Để được học những hệ đó phải có điều kiện, tốn phí không ít. Mà Khôi thì lại… À, mà thôi, để tính sau Uyên ạ.
Gặp lại Khôi lần sau Uyên thấy Khôi vui vẻ hơn, đã mất hẳn những gì u uất của sự kiện vừa qua.
Vừa về học tới cổng Uyên đã thấy Khôi đứng đợi, với cái gói bọc giấy báo trước ghi đông xe đạp.
– Khôi cho Uyên gì đấy?
Uyên cười chìa tay ra. Khôi gỡ ra những cuốn sách.
– Nhờ Uyên trao lại cho Vỹ giùm.
– Thế hở, Uyên cười lật nhanh xem những tựa sách, sao Khôi không đưa tận tay Vỹ, ngại hở?
Cái cười cười làm Khôi hơi bối rối.
– Ừa, tới trường thì ngại thật đấy.
– Còn tới nhà? Khôi biết nhà Vỹ rồi mà.
Khôi hiểu cái nhìn tinh ranh châm chọc của Uyên và Khôi muốn mình không bị thua:
– Tới nhà Vỹ thì tới nhưng mình vẫn thích nhờ bạn được không?
– Được chứ. Nhưng có thư từ nhắn gửi gì không đây?
– Có gì đâu, những cuốn sách mà Khôi nghĩ Vỹ sẽ thích. Để cô ta khỏi phải ngốn tất cả những thứ gì cô ta có mà chẳng cần biết lợi ích gì.
Uyên bỏ những cuốn sách vào cặp:
– Thông báo là mình thích cuốn nào mình sẽ đọc trước đấy nhé.
– Tự nhiên.
– Độ này Khôi còn hay chơi bóng bàn với Việt nữa không?
– Hết rồi.
– Các bạn dạo này hết thân với nhau rồi hở?
– Có lẽ thế. Việt có những cái thú khác của Việt mà mình không thích.
– Ừ nhỉ, mấy bạn thân của mình cũng vậy, tự động tách nhau ra. À, Khôi vào nhà chơi đã.
– Thôi.
– Đứng ngoài cổng tiếp bạn ba mẹ mình biết la chết.
– Để Khôi về.
– Làm chi vội vậy. Khôi đã tính việc gì chưa?
– Việc gì ấy à, đạp xích lô được không?
– Trò theo chân thầy được lắm chứ.
Cả hai cười vui vẻ. Theo được thầy đã là maỵ Xích lô là nghề của nhiều giới nhưng giới học trò thì chưa, Khôi là kẻ tiên phong đấy.
– Bao giờ khai trương nhớ ghé đưa Uyên tới trường nhé.
– Nếu may mắn.
– Uyên là người may mắn nhất đời này.
Qua học kỳ hai với nhiều cố gắng, Uyên cũng may mắn vừa phải. May mắn vừa phải để có thể hy vọng điểm các môn đều trên trung bình một chút. Mình sẽ nói với Khôi những gì nhỉ? Như một người bạn, phải làm cho nhau vui hơn, hứng khởi hơn trong cuộc sống, mà với riêng Khôi thật là cần thiết. Đi học miết thì thèm một ngày lễ. Nhưng đến khi được nghỉ dài dài thì lại không biết làm gì cho hết ngày giờ, chỉ thèm bạn thèm lớp. Hẳn Khôi cũng thế.
Một buổi chiều Uyên trở lại thăm Khôi. Nhưng Khôi không còn ở đó nữa. Cô em họ của Khôi nói anh ấy đã về quê từ mấy tuần nay rồi.
– Phải chị là Minh Uyên không?
– Anh ấy có nhắn gì chị hở?
– Có một cuốn sách. Để em vào lấy đưa chị.
Một cuốn sách bìa bọc cẩn thận. Đó là cuốn sách mà một lần Khôi đã đưa cho Uyên xem. “Những tâm hồn cao thượng”. Cuốn sách của thầy Hiển tặng mà Khôi đã vô cùng quý mến nó, luôn có trong cặp như một sự nhắc nhở. Không phải chỉ vì nội dung mà toàn cuốn sách đã trở thành một kỷ niệm khó phai của một thời.
Khôi không nhắn lại gì sao? Uyên lật nhanh những trang sách, không một mẫu giấy.
Thế là Khôi đã bỏ nơi này. Bỏ sân trường, lớp học và bỏ lại luôn cả những bạn bè.
Bấc giác Uyên nhìn lên giàn nho ở trên cao, thấy những ngọn xanh vươn dài và lấm tấm những chùm bông xen lẫn, Uyên nghĩ, mùa này nơi quê Khôi hẳn cũng thế, những giàn nho đang vươn ngọn và thả kín bông, trướng khi mưa xuống. Rồi mùa hè ập tới.
Như thế nghĩa là gì nhỉ? Uyên thật buồn. Bạn bè là thế sao? Chia tay không một lời từ giã.
Mân mê cuốn sách trên tay, uyên buồn bã lật lại những trang giấy. Những trang giấy hờ hững. Bất ngờ hàng chữ hiện ra, ập vào mắt Uyên như một con sóng:
“Hãy Sống Là Một Tâm Hồn Lớn”.
Rồi một niên học qua đi, với bao nhiêu buồn vui lẫn lộn. Có điều dễ quên nhưng cũng có điều để còn nhớ mãi. Bạn bè phân tán ở nơi này nhưng rồi lại tụ họp ở một nơi khác, cũng trong sân trường này, vẫn ngập tiếng cười và ngập tiếng nói.
– Năm nay bất ngờ ta thay đổi một loạt số đo, thế là có cớ để may một loạt áo dài mới.
– Xin chúc mừng bé.
– Lý do?
– Hãng sữa bột Dielac sẽ xin hình bé để in quảng cáo bé hay ăn chóng nhớn.
– Hay ăn chóng nhớn để mẹ cha chóng nhờ.
– Ở đó mà nhờ, mẹ cha chưa kịp nhờ đã có đứa nó nhờ mất.
Kể cũng vui, chuyện sân trường con gái có bao giờ hết. Mỗi năm đề tài mỗi phong phú, mỗi mới lạ. Phải nói đúng hơn là mỗi mùa con gái mỗi đổi thaỵ Như một mầm cây, mới hôm qua vừa nhú, hôm nay đã mơn mởn xanh. Bạn bè ở lớp này gặp lại ở lớp nọ.
– Ới giời ơi, mới có mấy tháng không gặp sao độ rày bà mập dữ thế!
– Cái gì mập? Ăn nói sỗ sàng thế mà nghe được!
– Ồ, xin lỗi, trông bà chị mũm mĩm như một hột mít.
– Thế mà cũng đòi văn chương. Không bao giờ nên mô tả thiếu chất phụ nữ kiểu đó.
– Ý bà chị muốn nói là mình phát tướng?
– Phải nói là ta có tướng phúc hậu. Mới mười mí phải phát ngôn cho nó “quý phái” một tí chớ.
Rắc rối. Con gái là chúa rắc rối. Mập thì nói mập, phì thì nói phì, bày đặc núp dưới những từ này chữ kia chẳng qua là tránh né sự bẻ bàng. Rốt cuộc rồi về nhà soi gương một mình cũ