dám đụng tới nó đâu.
Việt dứt khoát, trước sau thì cũng phải xảy ra chuyện này thôi.
– Nhưng Khôi có thể bị đuổi học.
Khôi sấn tới:
– Mày đừng hòng hù tao vô ích. Đuổi học hay không tao cũng cóc sợ.
Thọ nắm cơ hội phân bua với đám đông:
– Có các bạn làm chứng là nó coi thường cả ban giám hiệu đấy nhé.
– Mày là thằng hèn, Khôi gầm lên, tao buộc mày phải đi xin lỗi Uyên lập tức.
Thọ bĩu môi:
– Hừ, tao mà phải đi xin lỗi cái con Uyên thối ấy hả, chuyện lạ đời.
Bốp! Bốp! Bốp! Khôi giáng những cú đấm tới tấp trút hết nỗi phẫn nộ xuống mặt Thọ. Thọ lảo đảo. Khôi sấn tới túm lấy ngực áo nó xốc lên:
– Tao nói cho mày biết, từ nay mày còn giở cái trò bỉ ổi với bọn con gái là tao sẽ không tha thứ cho mày đâu.
Sẵn thế, Khôi đẩy mạnh một cái, Thọ ngã chúi nhủi vào bờ rào không kịp chống đỡ, ngồi xệp xuống đất.
Chớp nhoáng bị phủ kín đòn, Thọ chỉ còn biết thúc thủ, im rẹ Ngay khi bị dúi ngã, Thọ cũng được tặng một cú “quạt” chân trái không gượng dậy nổi.
Đưa tay áo lên quệt mặt, một vệt máu dài chảy ra ở cửa mũi, lúc này Thọ mới tỉnh cả người. Nó nghiến răng chửi rủa gỡ gạc:
– Mày sẽ phải trả giá đắt về chuyện này con ạ.
Khi thầy giám thị kịp ra tới thì đám đông đã giải tán.
– Thằng Khôi vậy mà có nghề, chơi toàn đòn hiểm.
– Hiểm quái gì. Thằng Khôi hầm thằng Thọ đã lâu, nay mới có cơ hội. Đòn thù mà lại.
– Nghe đâu thằng Thọ phải đi nằm nhà thương.
– Nhà thương nhà thiếc gì, nó nằm nhà ôm cái đầu máy chơi trò chơi điện tử. Có thằng đi thăm nó về nói vậy. Thầy hiệu phó cố làm rùm beng chuyện này, đi lấy giấy chứng thương cho thằng Thọ và hô hoán rằng thủ phạm có thể bị truy tố về tội hình sự nếu mức độ thương tích gây ra trầm trọng.
– Rắc rối nhỉ.
– Rắc rối lắm. Ở vào thời điểm thầy hiệu phó đang đẩy mạnh phong trào thi đua trật tự toàn trường tới đỉnh cao, chắc chắn thằng Khôi sẽ phải xử như một trường hợp điển hình, hình phạt tối đa.
Trước khi bị đưa ra Hội đồng kỷ luật nhà trường, Khôi được gọi lên phòng thầy Hiệu phó kiêm Giám thị làm việc, ngay giờ đầu, sáng hôm sau vụ việc xảy ra trước cổng trường.
Khôi được đón bằng một cái bạt tai dằn mặt ngay trước cửa văn phòng thầy Hiệu phó.
– Quân mất dạy, mày coi thường trật tự kỷ cương ở cái trường này phải không.
Khôi giận tím người suốt nửa giờ làm việc với thầy Hiệu phó. Nó gằm mặt chịu lời buộc tội như búa xuống đầu càng lúc càng nặng. Chuyện gì sẽ xảy ra thì bắt buộc sẽ xảy ra đối với nó. Bài tự kiểm có hay không thì hình phạt với Khôi đã coi như được định sẵn. Hội đồng kỷ luật có họp thì chỉ là hợp thức hóa quyết định đuổi học của thầy Hiệu phó kiêm Giám thị. Khôi biết quyền hạn của thầy ở trường này và tất cả các giáo viên cũng biết rõ điều đó.
Bởi thế Khôi đã quyết định trước:
– Em xin phép khỏi phải làm tự kiểm.
Thầy Hiệu phó đập bàn giận dữ:
– Trò còn ngoan cố chống lệnh của nhà trường phải không?
– Thưa thầy em biết rõ lỗi của em, em chỉ xin được ra Hội đồng kỷ luật sớm.
Trỏ mặt Khôi trước khi rời văn phòng, thầy Hiệu phó nghiêm khắc lên án:
– Du côn du kề gây gổ đánh lộn trong trường là điều tối kỵ! Coi thường, chống lệnh của Ban giám hiệu là hành vi vô giáo dục. Trường này sẽ không bao giờ chấp nhận có những học trò như thế.
Khôi về lớp, đến lượt Uyên được gọi lên văn phòng. Hơi bất ngờ nhưng Uyên cũng hiểu được mình đã là cái cớ để gây ra vụ việc vừa quạ Sự có mặt của Uyên là cần thiết.
Cô Chi, chủ nhiệm lớp khuyên Uyên:
– Hãy bình tĩnh, em nên trình bày đầu đuôi hết mọi chuyện.
Được động viên nhưng Uyên vẫn thấy lo khi bước vào văn phòng. Thầy giám hiệu ra dấu cho Uyên đứng đối diện và phủ đầu bằng câu:
– Trò phải nhớ rằng bị điểm không hạnh kiểm có nghĩa là không có điểm của môn học nào có thể bù đắp được.
Yên lặng, Uyên hồi hộp nhìn xuống nền nhà, không dám ngước lên.
– Trò hãy nói cho tôi biết quan hệ của trò với trò Khôi như thế nào?
– Thưa thầy, Uyên ấp úng, chúng em chỉ có quan hệ bình thường như các bạn khác.
– Bình thường, thầy Hiệu phó đập bàn, quắc mắt, chuyện đánh nhau đến đổ máu, vỡ đầu như vậy mà trò gọi là bình thường được hả. Không có lửa làm sao có khói. Tôi còn lạ gì những cái trò ghen tương đố kỵ trai gái với nhau nữa.
Uyên ức muốn phát khóc. Nhưng nhớ tới Khôi, tới lời cô Chi, Uyên lấy hết bình tĩnh kể đầu đuôi mọi hành vi khả ố của Thọ Ở trong lớp đối với các bạn gái. Cụ thể gần đây nhất là Thọ đã viết cho Uyên một lá thư tán tỉnh đầy những lời lẽ dung tục và xúc phạm.
– Trò có thể cho tôi đọc bức thư ấy không?
Thầy Hiệu phó cắt ngang. Uyên lúng túng:
– Thưa thầy, vì xấu hổ quá em đã xé vụn ra rồi. Nhưng thực là bạn Thọ có làm công việc ấy.
Cười gằn, thầy Hiệu phó ném tới Uyên một cái nhìn đầy nghi ngại:
– Trò hày về suy nghĩ lại đi, đừng quanh co chống chế. Điểm hạnh kiểm cuối năm còn tùy thuộc vào sự thành thực hay không của trò.
Sau đó Hội đồng kỷ luật được triệu tập. Không ngoài ai khác là thầy Giám hiệu và vài ba thầy cô trực thuộc văn phòng. Không có phụ huynh và cô chủ nhiệm lớp chỉ được thông báo sau. Trò Nguyễn Trọng Khôi bị đuổi học vĩnh viễn vì tội cố tình gây mất đoàn kết, đánh bạn trọng thương, khinh thường Ban giám hiệu và kỷ luật nhà trường. Thông báo của nhà trường còn nhấn mạnh, mọi biện pháp kỷ luật sẽ gắt gao hơn để nhất định đạt được danh hiệu trường điểm trong phong trào thi đua toàn thành.
Uyên nói với Khôi:
– Trong chuyện này Uyên thấy bất mãn quá Khôi ạ.
Khôi nhún vai, cười buồn bã:
– Biết làm sao được.
– Đáng lẽ cô chủ nhiệm là người phải lên tiếng mạnh mẽ nhất.
– Uyên biết đấy, cô Chi chỉ được thông báo sau. Và có lẽ chính cô cũng muốn như vậy, tránh đụng chạm trong vụ này.
Hai bạn yên lặng. Lúc sau Khôi nói:
– Tiếc rằng những vụ việc tương tự không có thầy Hiển. Duy nhất thầy là người dám nhìn thẳng vào mọi khía cạnh phức tạp của nhà trường mà không hề sợ tránh né.
Xúc động, mãi Uyên mới nói được:
– Uyên rất lấy làm tiếc Khôi ạ.
– Mình biết việc mình làm và chẳng có gì phải hối hận cả. Chỉ tiếc là mình đã nhẹ tay quá với cái thằng bỉ ổi ấy mà thôi.
– Còn gì mà nhẹ tay, hắn nghỉ học cả tuần lễ mà cái mũi còn đỏ hỏn, chẳng dám nhìn ai. Cả lớp hả hê nhưng nhắc tới Khôi ai cũng tiếc.
Uyên đến thăm Khôi và mang theo những tình cảm của bạn bè toàn lớp. Buổi chiều, hai bạn ngồi nơi sân nhà, dưới bóng thưa của dàn nho vừa mới tỉa trụi lá.
Uyên ngửa mặt lên cao:
– Uyên chưa thấy bao giờ, ở thành phố này có một giàn nho kể cũng lạ.
– Ở quê Khôi thì ngợp mắt. Vào mùa này có lẽ người ta cũng đang tỉa để kịp mùa mưa ập tới.
– Khôi có hay về quê không?
– Đôi khi thôi.
– Nghỉ học rồi mai mốt Khôi tính làm gì?
– Làm gì ấy à, Khôi phân vân, chưa biết nữa. Nhưng chắc là k
Việt dứt khoát, trước sau thì cũng phải xảy ra chuyện này thôi.
– Nhưng Khôi có thể bị đuổi học.
Khôi sấn tới:
– Mày đừng hòng hù tao vô ích. Đuổi học hay không tao cũng cóc sợ.
Thọ nắm cơ hội phân bua với đám đông:
– Có các bạn làm chứng là nó coi thường cả ban giám hiệu đấy nhé.
– Mày là thằng hèn, Khôi gầm lên, tao buộc mày phải đi xin lỗi Uyên lập tức.
Thọ bĩu môi:
– Hừ, tao mà phải đi xin lỗi cái con Uyên thối ấy hả, chuyện lạ đời.
Bốp! Bốp! Bốp! Khôi giáng những cú đấm tới tấp trút hết nỗi phẫn nộ xuống mặt Thọ. Thọ lảo đảo. Khôi sấn tới túm lấy ngực áo nó xốc lên:
– Tao nói cho mày biết, từ nay mày còn giở cái trò bỉ ổi với bọn con gái là tao sẽ không tha thứ cho mày đâu.
Sẵn thế, Khôi đẩy mạnh một cái, Thọ ngã chúi nhủi vào bờ rào không kịp chống đỡ, ngồi xệp xuống đất.
Chớp nhoáng bị phủ kín đòn, Thọ chỉ còn biết thúc thủ, im rẹ Ngay khi bị dúi ngã, Thọ cũng được tặng một cú “quạt” chân trái không gượng dậy nổi.
Đưa tay áo lên quệt mặt, một vệt máu dài chảy ra ở cửa mũi, lúc này Thọ mới tỉnh cả người. Nó nghiến răng chửi rủa gỡ gạc:
– Mày sẽ phải trả giá đắt về chuyện này con ạ.
Khi thầy giám thị kịp ra tới thì đám đông đã giải tán.
– Thằng Khôi vậy mà có nghề, chơi toàn đòn hiểm.
– Hiểm quái gì. Thằng Khôi hầm thằng Thọ đã lâu, nay mới có cơ hội. Đòn thù mà lại.
– Nghe đâu thằng Thọ phải đi nằm nhà thương.
– Nhà thương nhà thiếc gì, nó nằm nhà ôm cái đầu máy chơi trò chơi điện tử. Có thằng đi thăm nó về nói vậy. Thầy hiệu phó cố làm rùm beng chuyện này, đi lấy giấy chứng thương cho thằng Thọ và hô hoán rằng thủ phạm có thể bị truy tố về tội hình sự nếu mức độ thương tích gây ra trầm trọng.
– Rắc rối nhỉ.
– Rắc rối lắm. Ở vào thời điểm thầy hiệu phó đang đẩy mạnh phong trào thi đua trật tự toàn trường tới đỉnh cao, chắc chắn thằng Khôi sẽ phải xử như một trường hợp điển hình, hình phạt tối đa.
Trước khi bị đưa ra Hội đồng kỷ luật nhà trường, Khôi được gọi lên phòng thầy Hiệu phó kiêm Giám thị làm việc, ngay giờ đầu, sáng hôm sau vụ việc xảy ra trước cổng trường.
Khôi được đón bằng một cái bạt tai dằn mặt ngay trước cửa văn phòng thầy Hiệu phó.
– Quân mất dạy, mày coi thường trật tự kỷ cương ở cái trường này phải không.
Khôi giận tím người suốt nửa giờ làm việc với thầy Hiệu phó. Nó gằm mặt chịu lời buộc tội như búa xuống đầu càng lúc càng nặng. Chuyện gì sẽ xảy ra thì bắt buộc sẽ xảy ra đối với nó. Bài tự kiểm có hay không thì hình phạt với Khôi đã coi như được định sẵn. Hội đồng kỷ luật có họp thì chỉ là hợp thức hóa quyết định đuổi học của thầy Hiệu phó kiêm Giám thị. Khôi biết quyền hạn của thầy ở trường này và tất cả các giáo viên cũng biết rõ điều đó.
Bởi thế Khôi đã quyết định trước:
– Em xin phép khỏi phải làm tự kiểm.
Thầy Hiệu phó đập bàn giận dữ:
– Trò còn ngoan cố chống lệnh của nhà trường phải không?
– Thưa thầy em biết rõ lỗi của em, em chỉ xin được ra Hội đồng kỷ luật sớm.
Trỏ mặt Khôi trước khi rời văn phòng, thầy Hiệu phó nghiêm khắc lên án:
– Du côn du kề gây gổ đánh lộn trong trường là điều tối kỵ! Coi thường, chống lệnh của Ban giám hiệu là hành vi vô giáo dục. Trường này sẽ không bao giờ chấp nhận có những học trò như thế.
Khôi về lớp, đến lượt Uyên được gọi lên văn phòng. Hơi bất ngờ nhưng Uyên cũng hiểu được mình đã là cái cớ để gây ra vụ việc vừa quạ Sự có mặt của Uyên là cần thiết.
Cô Chi, chủ nhiệm lớp khuyên Uyên:
– Hãy bình tĩnh, em nên trình bày đầu đuôi hết mọi chuyện.
Được động viên nhưng Uyên vẫn thấy lo khi bước vào văn phòng. Thầy giám hiệu ra dấu cho Uyên đứng đối diện và phủ đầu bằng câu:
– Trò phải nhớ rằng bị điểm không hạnh kiểm có nghĩa là không có điểm của môn học nào có thể bù đắp được.
Yên lặng, Uyên hồi hộp nhìn xuống nền nhà, không dám ngước lên.
– Trò hãy nói cho tôi biết quan hệ của trò với trò Khôi như thế nào?
– Thưa thầy, Uyên ấp úng, chúng em chỉ có quan hệ bình thường như các bạn khác.
– Bình thường, thầy Hiệu phó đập bàn, quắc mắt, chuyện đánh nhau đến đổ máu, vỡ đầu như vậy mà trò gọi là bình thường được hả. Không có lửa làm sao có khói. Tôi còn lạ gì những cái trò ghen tương đố kỵ trai gái với nhau nữa.
Uyên ức muốn phát khóc. Nhưng nhớ tới Khôi, tới lời cô Chi, Uyên lấy hết bình tĩnh kể đầu đuôi mọi hành vi khả ố của Thọ Ở trong lớp đối với các bạn gái. Cụ thể gần đây nhất là Thọ đã viết cho Uyên một lá thư tán tỉnh đầy những lời lẽ dung tục và xúc phạm.
– Trò có thể cho tôi đọc bức thư ấy không?
Thầy Hiệu phó cắt ngang. Uyên lúng túng:
– Thưa thầy, vì xấu hổ quá em đã xé vụn ra rồi. Nhưng thực là bạn Thọ có làm công việc ấy.
Cười gằn, thầy Hiệu phó ném tới Uyên một cái nhìn đầy nghi ngại:
– Trò hày về suy nghĩ lại đi, đừng quanh co chống chế. Điểm hạnh kiểm cuối năm còn tùy thuộc vào sự thành thực hay không của trò.
Sau đó Hội đồng kỷ luật được triệu tập. Không ngoài ai khác là thầy Giám hiệu và vài ba thầy cô trực thuộc văn phòng. Không có phụ huynh và cô chủ nhiệm lớp chỉ được thông báo sau. Trò Nguyễn Trọng Khôi bị đuổi học vĩnh viễn vì tội cố tình gây mất đoàn kết, đánh bạn trọng thương, khinh thường Ban giám hiệu và kỷ luật nhà trường. Thông báo của nhà trường còn nhấn mạnh, mọi biện pháp kỷ luật sẽ gắt gao hơn để nhất định đạt được danh hiệu trường điểm trong phong trào thi đua toàn thành.
Uyên nói với Khôi:
– Trong chuyện này Uyên thấy bất mãn quá Khôi ạ.
Khôi nhún vai, cười buồn bã:
– Biết làm sao được.
– Đáng lẽ cô chủ nhiệm là người phải lên tiếng mạnh mẽ nhất.
– Uyên biết đấy, cô Chi chỉ được thông báo sau. Và có lẽ chính cô cũng muốn như vậy, tránh đụng chạm trong vụ này.
Hai bạn yên lặng. Lúc sau Khôi nói:
– Tiếc rằng những vụ việc tương tự không có thầy Hiển. Duy nhất thầy là người dám nhìn thẳng vào mọi khía cạnh phức tạp của nhà trường mà không hề sợ tránh né.
Xúc động, mãi Uyên mới nói được:
– Uyên rất lấy làm tiếc Khôi ạ.
– Mình biết việc mình làm và chẳng có gì phải hối hận cả. Chỉ tiếc là mình đã nhẹ tay quá với cái thằng bỉ ổi ấy mà thôi.
– Còn gì mà nhẹ tay, hắn nghỉ học cả tuần lễ mà cái mũi còn đỏ hỏn, chẳng dám nhìn ai. Cả lớp hả hê nhưng nhắc tới Khôi ai cũng tiếc.
Uyên đến thăm Khôi và mang theo những tình cảm của bạn bè toàn lớp. Buổi chiều, hai bạn ngồi nơi sân nhà, dưới bóng thưa của dàn nho vừa mới tỉa trụi lá.
Uyên ngửa mặt lên cao:
– Uyên chưa thấy bao giờ, ở thành phố này có một giàn nho kể cũng lạ.
– Ở quê Khôi thì ngợp mắt. Vào mùa này có lẽ người ta cũng đang tỉa để kịp mùa mưa ập tới.
– Khôi có hay về quê không?
– Đôi khi thôi.
– Nghỉ học rồi mai mốt Khôi tính làm gì?
– Làm gì ấy à, Khôi phân vân, chưa biết nữa. Nhưng chắc là k