Chuyến tham quan diễn ra vào ngày 13 tháng 6, do khá nhiều em trùng lịch đi biển nên đã xin phép ở nhà. Dù sao thì bản Xôi đối với một lũ con nít hiếu động cũng là hơi chán, nó khá yên bình, hợp với những người ưa không khí mát mẻ. Tối trước khi đi mẹ Nguyễn vô cùng háo hức, sắp cho con gái nào thì quần áo váy vóc, nào là đồ dùng các loại. Bố Nguyễn cật lực thở dài, ai oán than con đi chơi hay là mẹ đi chơi không biết, lớn đầu 3 rồi mà cứ như trẻ con không bằng. Nghĩ đi nghĩ lại, bố cũng hiểu vì sao vợ mình lại hào hứng như thế. Đây chẳng phải là dịp tốt cho con gái bớt “trầm cảm” sao?
-Đây, mẹ đưa cho thỏi son với cái gương nhé! Con gái lớn rồi, đi chơi 3 ngày 2 đêm nhớ sáng ngủ dậy đánh son bôi kem chống nắng qua một chút. À còn, trong này mẹ để thêm cái ô nhỏ, phòng nắng làm đen da con gái mẹ. Dép mẹ mang cho hai loại, một là dép lê hai là giày búp bê, cần đẹp thì đẹp, tối nghỉ ngơi hay lúc chơi đùa thì đi dép lê cho tiện…….
Đơn làm bộ gật gù lắng nghe, thực chất là đang dí mắt màu cái điện thoại đọc truyện. Bộ dáng hoạt nháo của mẹ trông y hệt cái Thanh, thảo nào đợt đi biển lại hợp cạ đến vậy. Lắc lắc đầu, lại nhớ đến bọn nó mất rồi. Đơn cười khổ, tự hỏi bao giờ mới có thể bớt cái cảm giác hoài niệm này không biết. Bây giờ làm cái gì cũng nhớ đến bọn nó, điên đầu mất thôi. Đơn mân mê bộ móng tay đã sạch trơn của mình, trong lòng dâng lên cảm giác hụt hẫng. Đợt gần kết thúc học kì Thư có nói chuyện với cô, cậu ấy nói cậu ấy đã rất tốn công tốn nước bọt để xin cho Đơn không bị đình chị học mấy ngày, giữ đẹp cái học bạ của Đơn. Nếu không muốn chuốc thêm rắc rối cho cả 2 đồng thời phá vỡ công sức của Thư, làm ơn hãy tẩy bộ móng tay đó đi! Đơn sau khi nghe được mới ngỡ ngàng, cười nhạt. Cô cứ tưởng cô độc lập, hoá ra vẫn luôn luôn phải nhờ người che chắn cho mình. Nguyễn Giản Đơn, đã thảm hại thì chớ, lại càng thảm hại hơn.
Đơn không nói hai lời, ngay hôm sau trực tiếp tẩy sạch toàn bộ móng tay. Có ai biết, để tẩy được nó, người nào đó không biết đã tốn bao nhiêu nước mắt và sự quyết tâm.
-Đơn!
-Dạ…
Mẹ Nguyễn bỗng dưng gọi tên, Đơn lừ đừ đáp nhẹ. Mẹ tiến lại gần cô, dịu dàng xoa đầu cô hai cái. Sau đó mẹ nhìn Đơn vô cùng trìu mến, đến mức khiến Đơn muốn khóc oà lên, bởi vì đôi mắt mẹ lúc này như muốn nói “Mẹ hiểu mà” vậy.
-Đi chơi lần này, mẹ mong con cười nhiều lên một chút!
Vành mắt Đơn nhanh chóng ửng đỏ. Cô vứt điện thoại sang một bên, sà vào lòng mẹ khóc rưng rức. Từ ngày bọn nó đi đến giờ cô chưa bao giờ dám khóc trước mặt bố mẹ, cô sợ bố mẹ đã mệt lại càng thêm mệt. Đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối, cô hứa sẽ không để chuyện cỏn con như thế này làm mẹ lo lắng thêm một lần nào nữa!
Linh lải nhải quả thực quá nhức đầu, từ khi nào tên du côn này lại nói nhiều như vậy cơ chứ? Đơn xoay mặt lại nhìn khiến Linh im bặt rồi mới đi tiếp. Nhưng không ngoài dự đoán của cô, Linh chỉ im được một lúc rồi lại tiếp tục tra tấn lỗ tai người khác:
-Về đi… Về đi… Tao đói quá đi mất!
Đơn bất lực thở dài thườn thượt, đành dắt Linh quay về. Linh đi theo sau Đơn mà mồm cứ há hốc lên kêu oà oà, cách một quãng lại kêu đây đúng là quang cảnh đường ban nãy, hỏi Đơn nhớ đường sao, xong lại tự lẩm bẩm chửi bản thân ngu, thiên tài ghi nhớ nổi danh đương nhiên là sẽ nhớ đường rồi. Chẳng bù cho ông đây, đi siêu thị mua vỉ cá còn lạc mất.
Lúc về tới nơi Linh suýt nữa bò xuống nhà sàn mà ôm hôn thắm thiết. Ối giời ơi đói chết tôi, nóng chết tôi, khát chết tôi. Vui mừng chán lại quay qua thủ phạm làm mình chịu khổ lườm lườm. Nhìn cái bộ dáng thản nhiên mút nước mía của nó kìa, ngứa hết cả mắt! Đơn thấy Linh nhìn bản thân chằm chằm nên tưởng Linh thèm nước mía trên tay mình, cô tiến lại gần Linh, đưa nước mía vào tay anh nói vài câu rồi đi mất:
-Thèm quá nên nói một câu.
-….
Linh mới đầu còn đần ra không hiểu, về sau mới ném bụp nước mía ra ngoài hét lên:
-NGUYỄN GIẢN ĐƠN, CON CHẢNH CHÓ!!!!
Trưa hôm đó Linh không được ăn cơm mà bị bắt ra ngoài dọn vệ sinh vì tội xả rác bừa bãi bị bắt được. Ai đó vừa cầm chổi vừa ôm mặt, hát bài ca cuộc đời này sao mà lắm khổ đau…
***
Ngân mạnh mẽ xiên miếng khoai gần đĩa cô, vừa ăn vừa hậm hực nhìn con đang ăn rất từ tốn ở đối diện. Bao nhiêu ghế không xếp, tại sao cứ phải xếp cho cô ngồi đối diện nó? Giữa khung cảnh nhà ăn ồn ào náo nhiệt, trẻ con vui vẻ đùa bỡn, mùi thuốc súng giữa hai người ngồi chính giữa bàn ngày một nồng nặc. Trái ngược với Ngân, Đơn chậm rãi xúc một miếng cơm đưa lên miệng, bộ dạng vô cùng nhàn nhã tự tại. Ôi thôi, các em các bạn các anh các chị trong trường thì cũng biết ân oán giang hồ của Đơn với Ngân rồi, dù vậy cũng không ngờ nó lại kinh khủng thế này. Ngân có vẻ như rất ghét Đơn nhưng không làm gì được, đành dùng phương pháp trẻ con nhất để trả thù: Đơn cứ động đũa món nào là Ngân lại dùng đũa gạt Đơn ra để gắp món đó vào bát. Việc này diễn ra đến 10 phút đồng hồ, người gắp người gạt khiến cho thức ăn dây đầy ra bàn. Sau 10 phút, một trong hai kẻ đang chiến đấu hăng say kia ngừng gắp thức ăn, bình thản lấy giấy lau miệng rồi nhấp ngụm nước, chuyển qua…. cười khẩy một cái.
Kì lạ thay sau nụ cười ấy đối phương như bị đông cứng, sợ hãi ngồi yên vị, không dám ho he thêm một câu nào. Đơn yên tâm gắp miêng gà bỏ vào miệng, bắt đầu ăn trong im lặng.
Đơn không biết rằng tất cả mọi người xung quanh quanh đều đang nhìn mình nuốt nước bọt, thầm than đáng sợ, quá mức đáng sợ! Nhớ lại dáng vẻ oai hùng hiên ngang của Đơn khi tát Ngân một cái, không ai bảo ai cúi đầu cắm cổ ăn hùng hục. Đúng là có những người rõ là rất hiền, nhưng khi người ta điên lên lại đáng sợ gấp vạn người tưởng chừng như đáng sợ nhất.
-Mẹ nó, mệt như chó đào xương…
Linh mồ hôi nhễ nhại chạy vào phòng ăn, rửa tay qua loa rồi kiếm chỗ để ngồi. Kì lạ thay, ngoài 2 cái ghế bên cạnh con-ranh-nào-đó thì chẳng còn ghế nào trống cả. Nếu như Linh nhìn thấy màn chiến đấu vừa rồi chắc chắn sẽ hiểu sự “kì lạ” này không có gì gọi là kì lạ cả. Anh ta tiến tới kéo ghế ngồi xuống cạnh Đơn. Bên cạnh Linh lúc này ngoài Đơn ra chính là một đám người đang hốt hoảng, ríu rít thì thầm bảo nhau ngồi xích ra một chút để cách xa Linh ra, tránh vô tình đụng chạm lại bị đấm cho sứt đầu mẻ trán.
Thế là thành ra giữa cả phong ăn rộng lớn, có hai người bị cô lập, hai bên trái phải đều có hai chiếc ghế trống.
Linh không quan tâm xới nhanh một bát cơm rồi vồ như hổ đói, nhồm nhoàm hỏi chuyện, âm lượng vừa đủ cho cả phòng ăn im lặng nghe thấy không sót một chữ:
-Chúng nó sợ tao hay mày không biết, tao có phải là quái vật đâu!
Dân tình tò mò không biết “mày” mà Linh nhắc đến ở đây là ai. Đơn sao? Nô guây!! Từ khi nà