ày: Mơ là trạng thái nhân loại thoát khỏi mộng mị, từ “bản thân” bước qua “tự thân”, tiếp đó là phát hiện quá trình vĩ đại của “siêu nhân”. Nhân loại vĩnh viễn đều không thể thoát khỏi trận chiến giữa “bản thân” và “siêu nhân”, đây là ma thuật nuốt chửng chúng ta, và biện pháp duy nhất để chinh phục ma thuật chính là chinh phục giấc mơ của chúng ta. Bởi vậy, mỗi người đều có quyền nằm mơ, mỗi người đều có quyền phát hiện bí mật của bản thân trong mơ. Bây giờ bạn hãy nghĩ xem, bí mật của bạn là gì? Quả là một cuốn sách kỳ dị vì đã đề cao giấc mơ đến nhường vậy. Tôi đã từng đọc qua “Phân tích giấc mơ” của Sigmund Freud, khi tường thuật trong truyện “Địa ngục tầng thứ 19”, tôi cũng đã nắm vững rất nhiều kiến thức tâm lý học, nhưng vẫn chưa từng nghe qua thuyết pháp này. Xem ra cuốn “Hủy diệt mộng cảnh” này thực sự khác biệt, khác xa so với những lí luận giải mộng của Sigmund Freud. Hiện giờ đối với tôi mà nói, cuốn sách này vô cùng cuốn hút, thôi thúc tôi tạm thời quên đi hoảng loạn, tôi không kìm chế được tiếp tục giở nó ra. Chương thứ hai của “Hủy diệt mộng cảnh” là “Ghi chép lại giấc mơ của bạn”, tôi chậm rãi đọc phần mở đầu của chương sách này: Bạn có thể ghi lại giấc mơ của mình không? Tôi đã từng thử làm thế. Cho dù đàn ông rất dễ quên những chi tiết trong giấc mơ của mình, nhưng tôi cố gắng để mình sau mỗi lần nằm mơ tỉnh dậy dùng giấy bút hoặc hình thức nào đó, ghi chép ngay lại mọi điều vừa mơ thấy. Giống như rất nhiều người đều có một quyển nhật ký vậy, tôi có “nhật ký giấc mơ” của riêng mình. Gần như sau mỗi sáng sớm nằm mơ tỉnh dậy, tôi đều viết lại một đoạn văn trên cuốn sổ đó, miêu tả tỉ mỉ giấc mơ của mình. Đúng một năm sau, khi bạn đã viết kín “nhật ký giấc mơ”, đọc lại nó từ đầu tối cuối một lượt, bạn sẽ giống như được thưởng thức album ảnh của gia đình vậy, thưởng thức từng giấc mơ của mình trong 365 ngày qua, rôi liên kết những giấc mơ này lại với nhau, biến thành hình ảnh động – phimv ề những giấc mơ. Xem này, đây là bộ phim mà tự bản thân bạn sáng tạo ra, bạn vừa là biên kịch vừa là đạo diễn, hay là nam nữ nhân vật chính. Trong bộ phim vĩ đại mà kỳ diệu này, bạn sẽ lần đầu tiên phát hiện ra con người thật của mình, còn cái gã đáng thương buổi sáng mang cái tên của bạn chẳng qua chỉ là một cái xác không hồn mà thôi. Đây chính là ưu điểm của việc ghi chép mộng cảnh, và ghi chép mộng cảnh có thể có rất nhiều cách khác nhau, “nhật ký giấc mơ” chỉ là một trong những cách như vậy. Ngày nay, chúng ta có thể dùng văn chương, âm nhạc, mỹ thuật, điều khắc, thậm chí điện ảnh để ghi chép lại mộng cảnh, dùng bất cứ cảm giác đã biết nào đó để tiếp nhận tin tức của mộng cảnh. Nhưng, ở thời cổ đại vô cùng xa xôi, trước khi nhân loại phát minh ra văn tự, ghi chép mộng cảnh là một việc vô cùng khó khăn. Rất nhiều văn minh thần bí nguyên cổ đều không để lại văn tự, hoặc là dù để lại văn tự, nhưng không có cách nào để người hiện đại giải nghịa nên đã trở thành “văn tự chết”. Bởi vậy, chúng ta rất khó để lý giải chuẩn xác giấc mơ của tổ tiên, nhưng khảo cổ học đã thực sự cho thấy, nhân loại thượng cổ có ghi chép lại giấc mơ của mình. Họ vốn không dùng văn tự, mà là dùng một vài loại ký hiệu đặc biệt nào đó. Trong chương đầu tiên của cuốn sách này, tôi đã phân tích nhận thức về giấc mơ của văn minh Ai Cập cổ và Babylon, lúc này tôi phải nhấn mạnh tới văn minh Lương Chử – một nền văn minh lâu đời của Trung Quốc bản địa, cổ quốc thần bí của vùng Giang Nam năm sáu nghìn năm trước, đã từng sáng tạo ra nền văn hóa vô cùng huy hoàng, d là văn minh đồ ngọc của Lương Chử vị đại, ảnh hưởng sâu sắc tới văn minh ba đời Hạ Thượng Chu sau này. Vậy mà, văn minh Lương Chử từ năm nghìn năm trước đã đột nhiên tiêu vong một cách thần bí tại vùng Giang Nam, thậm chí vẫn chưa tìm thấy nguyên nhân chính xác. Bây giờ tôi sẽ đưa ra câu hỏi là: cho dù tất cả sự phát triển và diệt vong của văn minh cổ đại đều có một mối liên quan thần bí nào đó tới mộng cảnh của tổ tiên chúng ta, vậy thì sự hưng vong của văn minh Lương Chử có liên quan gì tới mộng cảnh hay không? Có để lại ghi chép về những giấc mơ hay không? Đáp án là chắc chắn có. Trước khi chuyển hướng nghiên cứu tâm lý học, tôi đã từng một lần thamg gia vào hoạt động khảo cổ điền dã tại khu vực Thái Hồ, lần đó đã thu hoạch được một phát hiện khiến người ta kinh ngạc, ngoài di chỉ văn minh Lương Chử hùng vĩ và nghịa địa ra, còn phát hiện thấy một số ký hiệu đặc biệt. Trong đó có một ký hiệu xuất hiện đi xuất hiện lại, đó chính là Đọc tới đây tôi bỗng ngớ người ra, giống như đang cưỡi xe máy lao đi vun vút, đột nhiên nhìn thấy một tai nạn ngay ngã rẽ. – cái ký hiệu vừa đập vào mắt đã bị thót tim này đang hiện lù lù trên sách giống như xác chết của vụ tai nạn. tôi nhấc trang giấy có in hình này trên cuốn sách lên, soi về phía cửa sổ, hình như có thể nhìn xuyên qua. “Y như là sinh đôi vậy, giống hệt”. Đúng, trên kính cửa sổ cũng vẽ kí hiệu này, màu vẽ vẫn đỏ tươi như máu. Tôi đúng bên cửa sổ cân nhắc hồi lâu, cẩn thận so sánh lại với ký hiệu trên sách, cứ như là từ một bản khắc ra. Lúc này, tôi chợt nghĩ tới giấc mơ ban nãy, trên thế giới không có giấc mơ nào không nguồn không gốc, có lẽ, nó là dấu hiệu của cuốn sách này. Tôi vội vàng vớ lấy cuốn “Hủy diệt mộng cảnh” đọc tiếp, tác giả đã viết tiếp sau : Lúc nhân viên khảo cổ mới phát hiện ra ký hiệu này, mọi người đều cảm thấy khó hiểu. Có người cho rằng đó là sự sùng bái sinh mệnh, cũng có người cho rằng đấy là văn tự nguyên thủy, càng nhiều người hơn cho rằng đó tượng trưng cho Mặt Trời. Nhưng quan điểm của tôi khác hoàn toàn với mọi người, tôi cho rằng ký hiệu này tượng trưng cho một giấc mơ của chủ nhân ngôi mộ. Và giấc mơ này đối với chủ nhân ngôi mộ đặc biệt quan trọng, thế nên nó xuất hiện đi xuất hiện lại tại một số vị trí quan trọng. Còn rút cuộc giấc mơ này là gì, tôi nghĩ có lẽ có thể tìm ra đáp án từ trong những đồ ngọc. Trước khi phát hiện ra kí hiệu , nhân viên khảo cổ còn phát hiện thấy một dãy dài các ký hiệu khắc họa kỳ dị: Đến nay vẫn chưa có người nào có thể đọc hiểu chính xác được ý nghĩa của đoạn ký hiệu này, nhưng kí hiệu giống như vậy xuất hiện sau cùng, tôi cho rằng đây rất có thể là ghi chép giải mộng của văn minh Lương Chử thần bí, hoặc có thể nói là một kiểu diễn dịch vu thuật nào đó liên quan tới giấc mơ. Trời ơi, đọc tới đây tôi không sao kìm chế được nữa, “ập” một tiếng gấp sách lại, kích động đứng bật dậy, đi đi lại lại vài vòng. Kí hiệu xuất hiện trong sách ban nãy không phải là “địa chỉ” trên tấm thẻ biên nhận bưu kiện bí ẩn của người mê sách sao? May mà bức thư đó đang ở trong cặp tôi, tôi vội vàng lấy nó ra, vuốt ve tấm thẻ lạnh toát, dường như đang quay lại đêm trở về, trong quán ăn “Trà mã cổ đạo” ở Hậu Hải Bắc Kinh. Trên tấm thẻ biên nhận bưu kiện không rõ lai lịch này, trong ô họ tên điền , ô địa chỉ chính là những kí hiệu này: Nếu căn cứ theo cuốn “Hủy diệt mộng cảnh” này nói rằng: tượng trưng cho mộng cảnh của chủ nhân ngôi mộ cổ quốc Lương Chử, vậy thì người gửi tấm thẻ này cho tôi chính là “mộng