Đọc truyện ma- Chiếc áo diệu kì - Truyện Ma - thichdoctruyen.yn.lt
XtGem Forum catalog

Đọc truyện ma- Chiếc áo diệu kì (xem 1094)

Đọc truyện ma- Chiếc áo diệu kì

i tôi cũng sợ điếng hồn, nhưng rồi ngoại nhanh chóng lấy lại bình tĩnh. Những hình ảnh này đốI với ngoại không quá xa lạ, chỉ có điều hơi cảm thấy bất ngờ… – Chú ơi! – ngoại lên tiếng – Chú sống khôn thác thiêng, anh linh của chú ở lại đây hưởng khói hương phù hộ bà con. Đừng nhát người ta tội nghiệp.

Cái bóng cụt đầu khẽ lay động như muốn nói điều gì. Nhưng rồi sau đó cái bóng mờ dần và biến mất hẳn. Lúc bấy giờ ngoại cũng không hiểu nguyện vọng của bóng ma. Nhưng đúng lời hứa, mỗi ngày đi chợ ngoại đều ghé ngang gò mối thắp cây nhang, cúng hai cái bánh.

– Từ đó đến giờ còn thấy nữa hôn ngoại? – Tôi sốt ruột ngắt lời.

– Không. Kể từ dạo đó đến giờ không chỉ ngoại mà những người khác cũng không còn thấy nữa. Chắc là họ đi rồi…

Sau này nhớ lại, tôi không tin những anh linh đó đã đi mất, chỉ có điều không hiện hình đấy thôi. Họ vẫn còn ở đó bên những cánh rừng, nơi chôn vùi thân xác họ. Thể xác không nguyên vẹn thì linh hồn làm sao an được. Giá mà có ai tìm được hài cốt của họ qui tập trở về hoặc có người lập trai đàn chẩn tế thì tốt biết bao…

Phần 5: Chuyện của tôi

Sinh ra và lớn lên ở một nơi đầy rẫy huyền thoại như cái xóm Chuồng Trâu, người ta không tin ma, không sợ ma mới là chuyện lạ. Trước nhà tôi có trồng một cây dừa bị. Cây dừa không ngọt nước bằng dừa xiêm nhưng trái to, có quanh năm. Ngọn dừa cao quá nóc nhà. Lũ nhóc trong xóm thường kháo nhau cây dừa có ma. Chúng nó kể bà Tư quán ở xóm trong có việc đi về khuya, ngang qua cây dừa, bà thấy có một quả cầu lửa cháy nhờ nhờ như lửa ma trơi. Cầu lửa bay qua bay lại như múa, đáp từ tàu dừa này qua tàu dừa khác rồi sau đó vót qua đậu trên ngọn tre của nhà chú Năm Bừa đốI diện. Sợ đến ríu chân, bà ngồi thụp xuống mà niệm Phật. Giây lâu mở mắt nhìn lên, không thấy gì nữa bà mới bươn bả về nhà…

Không biết câu chuyện có bao nhiêu phần trăm sự thật, nhưng gia đình tôi ở đó lâu rồi không hề thấy có con ma nào hết trơn. Cho đến năm 1979, ba tôi bán nhà cho bà Hai Nhà in và dọn nhà đi chỗ khác ở mới có sự lạ xảy ra.

Một buổi trưa tháng Hai, bầu trời đang nắng gắt. Mây đen bỗng kéo tới đầy trời. Ai nấy còn đương ngạc nhiên vì cơn mưa trái mùa thì … RẦM… một tiếng nổ long trời lở đất, cây dừa bị trời đánh tét ngọn ra thành ba miếng, khói bốc mù mịt. Cả xóm thất kinh hồn vía, bà Hai Hụi ở sát nhà tôi lật đật lấy nhang ra đốt, sì sụp vái lạy. Nghe mọi người kể, tôi cũng tức tốc trở về nhà cũ để xem, cây dừa cháy đen cả ngọn. Phần trên bị tét loe ra trông thê thảm làm tôi bần thần cả người. Hổng lẽ cây dừa này có quỷ thật. Nếu không thì làm sao bị trời đánh chứ… cho đến giờ câu hỏi của tôi vẫn chưa có lời giải đáp thích đáng. Ba tháng sau sự việc sét đánh, bà Hai nhà in đột ngột phát bệnh. Căn bệnh kéo dài hai năm rồi bà Hai qua đời. Bác sĩ nói bà bị bệnh ung thư, bà con trong xóm lại đồn đãi vì mua nhà tôi nên bị xui xẻo…

Trở lại chuyện tôi, càng nghe kể nhiều chuyện ma thì tôi lại càng … sợ ma kinh khủng. Đã vậy, tôi còn mê đọc truyện tranh “Con quỷ truyền kiếp” nên óc tưởng tượng của tôi lại càng phong phú hơn. Mỗi tối, sau khi cắp rỗ bánh qui, bánh ít đi bán dạo về, tôi thường ngồi lì ngoài đầu hẻm. Nhìn vô con hẻm tối thui sâu hun hút hai bên tre mọc uốn oằn xuống như hang động, tôi sợ teo cả người. Khi nào có một người lớn đi vào, tôi mới thừa cơ hội đi theo. Những hôm xui xẻo chờ cả tiếng đồng hồ không có ai vô, tôi đành liều vô đại. Cắp chặt rỗ bánh trong tay, lần từng bước chậm chạp vào hẻm, tôi có cảm giác con hẻm giống như cái miệng của con quỷ truyền kiếp khổng lồ đang há to nuốt tôi vào dần. Vừa khuất chỗ đèn sáng, tôi cắm đầu chạy một mạch bất kể trời đất, vừa chạy vừa niệm Phật vang trời. Vô được trong nhà rồi, tôi thở ào ào như trâu, tưởng chừng như mới vượt qua thử thách gì ghê gớm lắm.

Sau này lớn lên, tôi phải thật lòng cảm ơn cái xóm Chuồng Trâu cùng mấy con ma trong những câu chuyện phiếm của bà con. Nhờ sợ ma mà tôi tin Phật, tin vào đạo thuật – một niềm tin chắc chắn và dai dẳng không có gì lay chuyển được.

Tôi nhớ, có dạo bà dì của tôi đi núi mang về ba bức tượng Phật dùng để đeo. Tôi nằng nặc xin cho bằng được một bức rồi dùng chỉ đỏ xỏ qua đeo vào. Pho tượng nhỏ xíu bằng nhựa đem lại cho tôi sự tự tin ghê gớm. Tôi đi ra đi vào con hẻm không phải chạy ào ào nữa. Từng bước vững vàng, tay nắm chặt lấy tượng Phật, miệng không ngừng niệm Phật. Sau này, coi tuồng Na Tra đại náo Thuỷ Cung, thấy mấy ông tiên cầm cây phất trần “Hô biến, Hô thâu”, thích quá tôi liền kiếm dây nilon tước ra cột vào đầu đũa làm thành cây phất trần mini làm pháp bảo hộ mạng. Từ đó, cây phất trần và bức tượng nhỏ trở thành vật bất ly thân của tôi, lúc đi học, đi bán, đi ngủ cho đến cả lúc đi… nhà xí (!).

Phần 6: Gặp Ma!!!

1. CHIẾC TÀU KÌ LẠ

Ở dưới quê thường có tục tống ôn tống quái. Năm nào trong vùng xảy ra dịch bệnh hoặc có nhiều hiện tượng bất thường xảy ra thì y như rằng năm đó có thầy pháp về chạy đàn làm lễ tống ôn tống quái. Đàn tống ôn thường tổ chức ở một khoảng đất rộng cạnh bờ sông. Thầy pháp cùng các đệ tử bố đàn, trấn tứ phương rồi bắt đầu gõ trống khua chiêng thỉnh âm binh thần tướng . Trong vùng cử ra mấy ông chức sắc lo chuyện thù tiếp lễ lộc cho mấy thầy làm phép.

Sau khi cúng xong, “cái nào ăn thì ăn, cái nào cúng thì cúng”, đồ cúng riêng cho ôn thần được dọn hết để lên một chiếc tàu hoặc bè kết bằng bẹ chuối. Thầy đi trước dẫn đường, bốn người đàn ông khoẻ mạnh khiêng bè theo sau bà con nốI đuôi nhau tống tiễn ra đến tận bờ sông. Trên bè chuốI chất đầy đủ nhang đèn bánh trái, giấy vàng bạc, có cả con heo quay đỏ hoét, cờ xí cắt hình tam giác đủ màu sắc làm bằng giấy cắm um tùm xung quanh. Sau khi thắp tuần hương cuối cùng, thầy cho bè hạ thuỷ. Theo con nước, chiếc bè chuốI cứ thế mà xuôi dòng cho đến khi tan rã.

Bà con ở quê thấy bè tống ôn họ sợ như thấy ôn dịch vậy. Bè tắp vào nới nào, họ báo động cho nhau rồi chạy ra khấn khứa, lấy sào dài đẩy ra giữa dòng cho trôi đi tiếp. Chỉ có mấy đứa chăn trâu là không biết sợ là gì.

 

Tôi nghe người lớn kể lại, mục đồng nào chăn trâu trên mườI hai năm, chẳng có ôn dịch nào dám vật cả. Thậm chí, bè chuối đang trôi, chúng lấy tay ngoắc bảo vô là chiếc bè như có người lái phải tắp vào ngay. Sau khi lựa hết mấy món có thể nhấm nháp được, chúng lại đẩy bè cho trôi tiếp. Không biết có phải vậy không, nhưng rõ ràng trong thời gian ở quê tôi thấy chỉ có người lớn sợ ôn dịch thôi, chứ bọn chăn trâu thì … chỉ sợ cây roi vóc của ông chủ ruộng.

Hôm nào thấy bè tống ôn trôi ngang là chúng mừng như mở hội. Lập tức trong nhóm có thằng lội ra kéo bè vào. Thức ăn dành cho ôn binh thần tướng bị trẻ chăn trâu ăn mất cả. Và có đứa nào bị bịnh hoạn gì đâu, vẫn mạnh cùi cụi giống như mấy con trâu mà hằng ngày bọn chúng phải chăn…

Một buổi chiều tháng Năm. Lúc đó tôi đã được mười hai tuổi. Sau khi xay xong mớ bột cho ngoại làm bánh, tôi lững thững lội bộ ra bờ sông chơi. Từ nhà ngoại, muốn ra sông phải vượt qua một cái vườn mía và hai đám ruộng nhà ông Năm Giàu. Mặt trời

Chia sẻ để wap ngày càng phát triển bạn nhé :)
1 Chuyên mục chính
Truyện Đề Xuất
Ba câu chuyện phải đọc trước khi kết hôn

Vợ cấm vận 2 tháng, vẫn chưa muốn dừng lại

Lớp Học Đặc Biệt

Hoàng Tử Online

Chủ Nhân Của Thần Chết Thì Đã Sao Yin Vẫn Yêu Vil Đấy