Đọc truyện ma- Chiếc áo diệu kì - Truyện Ma - thichdoctruyen.yn.lt

Đọc truyện ma- Chiếc áo diệu kì (xem 1091)

Đọc truyện ma- Chiếc áo diệu kì

xe ghì mạnh lại, miệng hô to : “Họ…họ…ọ…” Chiếc xe còn trớn lăn thêm hai vòng nữa rồi dừng hẳn. Ông Tư giơ tay áo quẹt mồ hôi trán đẫm ướt tự bao giờ, thở hào hển. Trên xe trống rỗng. Ngẩn ngơ một chút, ông Tư tiếp tục lên xe, ra roi cho cho ngựa lên đường.

Mặc dù tim còn đập thình thình, mệt thở hào hển, ông Tư vẫn không quên làm một điếu thuốc rê. Quái, bọc thuốc rê đâu rồi? Có lẽ nó bị rơi trong lúc xe chạy giằng xóc. Ông chép miệng như tiếc nuốI “ Thôi. Đến chợ rồi xin ai đó một điếu hút bậy cũng được”. Con đường độc đạo đến chợ Bình Trị Đông phải qua một dãy ao sen và cánh đồng mã lạng. Xa hơn, phía bên trong là vành đai ấp chiến lược những năm trước Mậu Thân. Rải rác mới có một căn nhà trơ trọi giữa khoảng không bao la. Xe gần tới chợ, ông Tư nhìn lên bầu trời. Trăng gần xế. Hơn ba giờ rưỡi rồi, chắc giờ này bạn hàng cũng đang gánh ra chợ. Chép miệng, ông Tư lại thèm thuốc.

Có tiếng nói cười vang lên. Phía trước ông, ngay khoảng trống vào gò mã lạng, hai người đang ngồi nói chuyện. “Chắc là dân đi soi ếch ban đêm” – Ông Tư nghĩ thầm. Thấy một trong hai người đang hút thuốc, ông Tư gò cương ngựa cho xe dừng lại, nhảy xuống đi chậm rãi lại chỗ hai người đang ngồi.

– Anh em có thuốc rê cho tui xin một điếu!

Hai người vẫn ngồi thu lu như có vẻ lạnh. Tỏ thái độ tự nhiên, ông Tư ngồi xuống bên cạnh, mở lời xuề xoà:

– Mấy anh em đi soi ếch hả?

– Ừm…ừm…m – Người hút thuốc trả lờI ậm ừ trong cổ họng.

– Đi đêm đi hôm nhiều khi gặp phải mấy thứ gì không hà – vừa đón lấy bọc thuốc rê từ tay người đàn ông hút thuốc, ông Tư vừa nói – hồi nãy tui bị một vố suýt chết vì sợ luôn.

– Vố gì mà sợ dữ vậy? – Hai người đàn ông có vẻ chú ý.

– Tui tin mấy chú mà gặp cũng sợ chết đứng như tui thôi – tay vân vê cục thuốc, ông Tư trả lời- hồi nãy chạy trên đường, tui gặp ma…

– Ma hả? nó ra làm sao vậy?

– Lúc đầu nó hiện thành đứa con gái mặc áo dài trắng, lát nữa nó biến thành mái tóc dài thòn vắt vẻo trên thành xe ngựa thấy phát ớn.

– Vậy mái tóc nó dài cỡ nào?

Ông Tư bực mình:

– Hỏi chi kỹ vậy? Lúc đó sợ gần chết làm sao tui nhớ nổi chứ.

– Vậy, nó có dài bằng cỡ này không? – Nói xong hai người cùng đứng dậy. Người đàn ông hút thuốc chụp lấy đầu người kế bên vặn ngược ra sau, rồi… nắm lấy đầu tóc của ông ta kéo ra. Nắm tóc cứ dài dần, dài dần theo bàn tay kéo của người kia.

Ông Tư há hốc mồm, thả rơi cục thuốc rê. Ngực ông nặng ì như bị đá đè, hai lỗ tai kêu vo vo, thân hình cứng đơ như khúc củi. Trong giây lát, mái tóc của người đàn ông kia bị kéo dài xoả thành một đống dưới đất. Trong bầu trời khuya mờ mờ ảo ảo, hai con người cùng với nắm tóc đổ dài khiến cho ông Tư muốn ngất xỉu… Giây lâu sau, như kịp định thần, ông Tư chỏi hai chân đạp đạp về phía trước lết người lùi lại, rồi ông chụp dây cột cương con ngựa kéo chạy bán sống bán chết, lần này ông không la được một tiếng nào… Bà Tư Cầu thở dài kết thúc câu chuyện:

– Mô Phật. Buổi sáng hôm đó, mới dọn cháo ra bán thì một chú tiểu ở chùa Vạn Phước tìm đến hỏi. Nghe kể lại thì nhà chùa thức dậy tụng kinh thời khuya, thấy ngoài cửa có chiếc xe ngựa mới chạy ra dòm. Mấy thầy nhìn thấy ông nhà tui nằm sấp bất động bên chiếc xe mới đưa vào trong cứu tỉnh. Phải để ổng ở lại chùa cho mấy thầy dọng Đại Hồng chung ba ngày ổng mới tỉnh táo hoàn toàn.

Sau này nhớ lại, tôi không biết lần gặp ma ấy của ông Tư là tốt hay xấu nữa. Bởi vì từ đó về sau, ông ăn chay, hay đi chùa. Con người thay đổi hẳn. Lúc bà cố ( má của ông Tư ) bệnh gần mất, ông cùng ban hộ niệm quây quần quanh giường niệm Phật cả tuần cho đến lúc bà đi xuôi luôn. Nghe mấy người tẩn liệm nói lúc đưa vào hòm, đỉnh đầu của bà vẫn còn nóng hổi.

Phần 4: Những chuyện của má

Nhà tôi cũng làm nghề gói bánh tét. Tính đến tôi tổng cộng là bốn đời. Cái gánh bánh tét ấy đã đưa gia đình tôi qua những chặng đường gian khổ nhất, nuôi ba tôi vào trường Petrus Ký rồi đi du học nước ngoài (xin nói thêm, ngày xưa được du học là hoàn toàn miễn phí, lại còn được cấp học bổng nữa). Cũng nhờ cái gánh bánh tét này mà chúng tôi được trưởng thành. Nhiệm vụ của mấy anh em tôi là mỗi sáng thức dậy lúc 5 giờ để phụ cột bánh, xâu bánh lại theo chục và chất bánh vào nồi để nấu. Trẻ con thức dậy sớm thường hay buồn ngủ. Thằng em tôi ngồi cột bánh mà nó mổ như gà. Còn tôi, bà nội kêu châm nước thêm vào thùng nấu bánh, tôi bưng luôn nguyên thùng trấu đổ vô nồi… báo hại bữa đó bị mấy roi cháy đít..

Những lúc biết tụi tôi quá buồn ngủ, nội tôi thường kể chuyện đời xưa. Có những câu chuyện nghe đi nghe lại mãi mà không biết chán: chuyện Thạch Sanh chém Chằn, chuyện Chàng nhái Kiểng Tiên, chuyện Đứa con trời đánh… Cho đến giờ, tôi vẫn nhớ in những câu thơ nội đọc: “Đờn kêu trách bấy Lý Thông Nỡ quên hiền đệ đem lòng bạc phai Đờn kêu ai bắn chim bay Đại bàng gãy cánh chạy dài xuống hang Đờn kêu tích tịch tình tang Ai đem công chúa lên thang mà về…”

Có khi nội mệt, tôi xung phong kể chuyện cho nội nghe. Quẩn quanh vẫn là các chuyện tiếu lâm, chuyện xe cán chó … mà tôi nhặt nhạnh được trong những lúc lê la trong xóm. Đặc biệt, mấy câu chuyện ma tôi kể tạo cảm hứng cho mọi người. Chỉ có cô Ba tôi bị lãng tai không nghe, còn lại đều im lặng một cách tôn trọng làm tôi rất cao hứng. Các câu chuyện ma tôi kể làm má tôi nhớ về những năm tháng còn ở với ngoại. Và đây, hồi ức và những câu chuyện ma của má tôi… Quê ngoại của tôi ở Củ Chi, quê hương của địa đạo, nơi từng được khen tặng danh hiệu “Đất thép thành đồng”. Suốt hai trào Pháp Mỹ, gần phân nửa số dân ở đây đã về với đất. Từ những người dân thường vô tội cho đến những người cầm súng… đạn bom không chừa một ai. Hồi chín năm (bà con có thói quen gọi thời kì chống Pháp giai đoạn 1945 – 1954 như thế), vùng quê ngoại tôi nằm giữa hai chiến tuyến – một bên là quân đội giáo phái Cao Đài thân Pháp và một bên là Việt Minh. Người dân vì không nỡ rời bỏ mảnh đất tổ tiên, nên trở thành nạn nhân của cả hai phía. Ban ngày, lính Cao Đài vào nhà yêu cầu gia đình phải dán cờ đạo để được bảo hộ. Ban đêm, Việt Minh đến gõ cửa những căn nhà có dán cờ, đưa chủ nhà đi biệt tích. Người dân luôn sống trong cảm giác thấp thỏm lo âu, sợ hãi không biết khi nào sẽ tới mình…. Vậy là, bà con phải sống theo “con nước”. Lính đến, cờ dán lên. Lính đi, cờ hạ xuống… Chỉ một giai đoạn chín năm, không biết bao nhiêu người đã trở thành cô hồn dã quỉ theo cách như thế.

 

Má tôi kể, Ở phía trên làng, gần bìa rừng có một mội nước rất ngọt (mội: hố nước tự nhiên, sâu chỉ khoảng tới ngực người lớn, nơi mạch nước ngầm chảy vào, rất trong, không bao giờ cạn), bà con trong xóm thường lấy nước này về xài. Những năm gần giải phóng, không hiểu vì sao đất lở lấp mội nước gần hết, bà con liền ra tay nạo vét và xây ximăng bao quanh. Trong quá trình làm, người ta phát hiện ngay cạnh mội nước là một cái hố chôn gần 300 cái đầu lâu đủ cỡ, không biết ở đó tự bao giờ. Bà con đào lên rửa sạch từng cái rồi làm lễ an táng chung trong một cái mã lớn gọi là mã đầu lâu. Từ đó khô

Chia sẻ để wap ngày càng phát triển bạn nhé :)
1 Chuyên mục chính
Truyện Đề Xuất
Ngay đêm đầu tiên làm vợ đã thành thảm kịch

Mở cửa phòng, chết lặng khi thấy bộ dạng thằng bé còn tấm chăn thì run lên bần bật…

Một Lít Nước Mắt

Truyện Nhật ký lấy chồng

Sếp nữ muốn quan hệ đồng tính với tôi