, anh phải ở lại đây vài ngày. Nghĩa dành làm bếp để vợ nói chuyện với Toàn. Trao cho Toàn cuốn album hình xong Trang bắt đầu vào chuyện kể: – Chị Thùy Mai đã phải lòng anh trong những lần đầu gặp gỡ tại nhà cô giáo Yến. Hồi đó mặc dù em còn nhỏ nhưng cũng nhận biết anh cũng yêu chị em, nhưng tại sao không chịu tỏ tình và giữ im lặng để chị em phải đau khổ với mối tình câm. Em còn thuộc bốn câu thơ chị thường đọc cho em nghe: Chỉ cần một tiếng Yêu Ngày xưa em vẫn đợi Tiếc gì anh không nói Để mất nhau suốt đời Uống xong hớp trà, Trang tiếp: – Rồi quả đất tròn, chị Mai gặp lại anh trong trại tị nạn. Đây là thời gian thuận lợi nhất để hai người kết hợp nhưng chị em đã đau khổ chạy trốn mối tình tha thiết của anh. Sau khi anh lên đường định cư, Chị Mai ốm nặng nằm bất động một chỗ cả tuần lễ. Thế rồi một buổi tối trước khi ngủ, chị Mai cho em xem một tập thơ, trước khi đốt thành tro và rải xuống biển, gồm nhiều bài thơ tình chị viết riêng cho anh và cho mối tình câm của chị. Toàn xin phép hỏi: – Anh không hiểu chuyện gì xảy ra nhưng trong thời gian còn ở trong trại tị nạn, anh đã nhiều lần tỏ tình và ước ao kết hôn với chị em trước ngày lên đường đến nước thứ ba. Em có biết lý do tại sao chị em vẫn một mực từ chối không? Trang kể tiếp qua nước mắt: – Bây giờ em mới có dịp trình bày với anh. Sau khi thi xong phần hai tú tài, chị Mai tự nhiên bị bệnh nhức đầu kinh niên. Cha mẹ em đã chạy chữa khắp nơi nhưng các bác sĩ không kiếm ra bệnh chứng. Cuối cùng phải vào tận Sàigòn nhờ các bác sĩ nước ngoài chữa trị, ở đây khám phá ra chị Mai bị chứng ung thư hệ thần kinh nảo bộ. Dù với các phương tiện tối tân nhưng các bác sĩ phải đành khoanh tay, không thể giải phẫu để lấy cục bứu ra. Họ cho hay việc giải phẫu chưa biết kết quả đi đến đâu nhưng trước mắt, may mắn lắm thì nạn nhân sẽ sống sót nhưng toàn thân bất toại, nếu rủi ro thì không cứu được mạng người. Lúc đầu gia đình dấu kín chuyện nầy nhưng cuối cùng chị Mai cũng biết. Từ đó chị ít trò chuyện và không tiếp xúc với bất cứ ai
Cho đến một ngày gặp lại anh trong trại tị nạn. Điều nầy cũng đủ để giải thích thái độ chị Mai đối với anh trong thời gian nầy. Ba tháng sau ngày anh lên đường qua Mỹ, phái đoàn Thụy Điển đến Mãlai và chỉ nhận người tị nạn thuộc diện nhân đạo, nghĩa là họ chỉ nhận những gia đình có người đang mang trong người chứng bệnh nan y để đưa về Thụy Điển chữa trị. Gia đình em quá mừng, hy vọng cơ hội duy nhất để dành lại mạng sống của chị Mai đang tàn dần theo thời gian. Nhưng số trời đã định, ở đây cho biết ngày ra đi của chị Mai gần kề, họ khuyên gia đình nên làm những gì vui lòng cho người xấu số trong những ngày còn lại. Chị ra đi một cách nhẹ nhàng không đau đớn, trước khi nhắm mắt chị Mai còn tỉnh táo nói nhỏ với vợ chồng em, hãy cố gắng tìm và chuyển lại anh thông điệp cuối cùng của chị: Mai vẫn một đời yêu anh. Nghĩa muốn tạm ngưng câu chuyện tại đây, xen vào hỏi Toàn: – Xin lỗi, chưa hỏi gì về anh. Gia đình, công việc ra sao? – Anh đã li dị, không con cái và còn tiếp tục đi làm. Thế còn hai bác? Trang cho biết: – Cha mẹ em đã qua đời, hiện giờ chỉ còn vợ chồng em và hai đứa con. Chúng nó đã lớn và có gia đình. Suy nghĩ một hồi, Toàn đề nghị: – Anh đề nghị hai em việc nầy, xem có tiện không? – Anh cứ nói. – Anh muốn xin phép hai em cho anh được đưa hài cốt chị Mai về Mỹ. Một đề nghị ngoài dự đoán, vợ chồng Nghĩa nhìn nhau không ai lên tiếng trước. Toàn giải thích thêm: – Anh cũng độc thân không còn ai ràng buộc trong cuộc sống cũng như tình cảm. Anh muốn mang đưa Mai về ở gần anh. Mỗi năm hai em có dịp qua thăm như vậy cũng tiện. Nghĩa nhường lời cho Trang: – Em nghĩ thế nào? Trang đáp trong do dự: – Nằm ở đây có cha có mẹ đường nào cũng ấm cúng hơn. Toàn thuyết phục: – Dù chưa giao ước cưới hỏi, nhưng ý nguyện của Mai muốn được sống bên anh. Kiếp nầy đã dở dang, âm dương có cách trở nhưng tình yêu không ai có thể ngăn cản một người sống yêu thương một người chết bên kia thế giới. Sự cách biệt thể xác đâu ảnh hưởng đến tình yêu trong tâm hồn. Anh muốn cùng Mai ngày đêm có nhau, như tình cảm của một người chồng trung thành vĩnh viễn với vợ mặc dù nàng đã chết. Trang yên lặng, một lúc sau nàng đáp: – Nếu anh đã nặng tình với chị Mai thì em đành nghe theo. Ngày mai chúng ta nghiên cứu việc bốc mộ. Dù hơn hai mươi ba năm, em nghĩ xương cốt vẫn còn nguyên. Vậy anh muốn hỏa thiêu một lần nữa để anh đưa về dễ dàng không? – Được vậy rất tốt cho việc di chuyển và vấn đề vệ sinh cũng như kiểm soát hải quan. Trước khi chia tay về phòng, Trang trao cho Toàn một hộp giấy: – Chiếp hộp nầy chị Mai dặn em, một ngày nào tìm được anh thì trao tận tay. Em chưa bao giờ mở ra xem. – Toàn cám ơn đem hộp giấy vào phòng ngủ. Một ngày sau khi trở lại Mỹ, Toàn tìm đến một nhà điêu khắc và nắn tượng nổi tiếng tạiLos Angelesđể đặt làm một pho tượng bán thân bằng thạch cao. Chàng đưa bức ảnh bán thân của Thùy Mai và đề nghị nhà nghệ sĩ cố gắng làm thế nào để khuôn mặt phải có hồn và giống y theo bức ảnh, kích thước đúng với vóc dáng thật của một người con gái Á Châu. Toàn còn đề nghị khoét một lỗ ở phần sau lưng pho tượng để có thể đặt vào đó chiếc bình nhỏ đựng tro của người quá cố. Chừng mười ngày sau Toàn đem bình đựng tro đến yêu cầu để vào sau lưng và niêm kín pho tượng. Toàn sửa sang phòng làm việc của chàng thành phòng riêng dành cho Mai thật đầy đủ tiện nghi. Pho tượng thạch cao được trang trọng để trên một bệ cao đối diện với bàn làm việc. Phía dưới chân tượng chưng bức ảnh bán thân, tập nhật ký và cuốn băng nhựa do chính Mai tự thu tiếng nói và hai bài hát: Còn một chút gì để nhớ để quên và Kiếp nào có yêu nhau. Hằng ngày sau giờ tan sở về đến nhà, việc trước tiên Toàn vào phòng trò chuyện với Mai, nghe lại giọng nói và hai bài hát. Mỗi lần trò chuyện Toàn đều thấy Mai hiện về với mình. Mặt pho tượng đổi sắc, sống động như Mai đang gồi trước mặt, hai má ửng hồng, ánh mắt linh động, miệng mĩm cười chia xẻ buồn vui với chàng. Từ đó Toàn không còn tha thiết với bạn bè, ít lui tới với ai và từ chối luôn những viếng thăm của khách dù quen hay lạ. Xong công việc ở sở vội quay về nhà và suốt ngày sống âm thầm với nguồn hạnh phúc riêng tư. Cuộc đời của Toàn bây giờ chỉ sống với hình bóng mờ ảo của Mai và hai bài hát phát ra từ cuốn băng nhựa. Vào một buổi tối mùa thu, trên đường về chàng ghé qua siêu thị mua chai champagne và ổ bánh để kỷ niệm một năm chung sống với Mai. Nhưng về đến nhà, mở cửa vào chàng không còn nghe tiếng hát quen thuộc đón chàng như thường lệ. Toàn chạy ngay vào phòng Mai, nhìn pho tượng, chàng thấy Mai bây giờ chỉ là một khối thạch cao vô tri giác, khuôn mặt không còn sống động, ánh mắt hết long lanh và nụ cười đã cũng tắt hẳn. Chàng với tay lấy cuốn băng nhựa để vào máy, không còn nghe tiếng nói Mai cũng như tiếng hát thường lệ. Lấy cuốn băng nhựa ra, hàng chữ của Mai ghi trên đó vẫn còn, Toàn thử lại một lần nữa bằng dàn máy ngoài phòng khách nhưng không còn một âm thanh nào khác, cuốn băng nhựa đã hoàn toàn bị xóa bỏ. Toàn quay trở lại phòng Mai, lên tiếng hỏi nhiều lần nhưng chung quanh chàng không một