õ ràng và bay bướm của một người đàn bà: Nguyễn Thùy Mai,đường Södertälje, Thụy Điển. Vinh nhìn Toàn dò xét: – Thật không hay địa chỉ cô nào trước đây? Toàn sực nhớ ra, hớn hở: – Còn đây hãy xem. Chính Mai đã cắn vào vai tôi mấy lần, nàng nói để sẹo bắt tôi phải nhớ nàng suốt đời. Vừa nói Toàn vừa mở nút áo chemise xuống, rút cánh tay phải ra ngoài đưa ra trước mặt vợ chồng Vinh. Đúng là những vết răng đều đặn và nhỏ nhắn của một người đàn bà đã cắn vào vai, còn lộ nguyên hình các dấu răng ứ máu bầm. Vợ Vinh bắt đầu mất bình tĩnh, vì Toàn đã ngủ say một tuần, vợ chồng bà theo sát một bên làm sao những vết cắn có thể xuất hiện trên thân thể của Toàn. Đến chừng bà Vinh phát hiện ra những vết son môi còn dính trên cổ, ngay dưới hai trái tai của Toàn, thì hai tay bắt đầu run bà chỉ ngay cho chồng: – Anh xem nầy. Vinh đã nhìn tận mắt dấu răng và các vết son còn tươi, chưa xác định được sự việc thì Toàn tiếp: – Nàng khóc suốt đêm qua, hôn và cắn tôi nhiều lần trước khi chia tay. Toàn rút trong túi ra chiếc khăn tay còn ẩm và tiếp tục: – Nước mắt nàng ướt cả chiếc khăn, anh chị xem đây ! Hai vợ chồng Vinh không còn gì để hỏi thêm, tin chuyện hoang đường thì chưa chắc nhưng nghi ngờ những lời Toàn thì không thể được. Chính hai vợ chồng là người ở sát bên cạnh Toàn từ ba ngày nay sau khi Toàn trở về từ bệnh viện. Chỉ một mình Kha là người đàn ông duy nhất đến chăm sóc. Vết cắn, môi son và nước mắt trong khăn tay là những chứng thật không thể giải thích. Vinh đặt câu hỏi: – Anh định đi tìm nàng? – Vâng, tôi sẽ lấy thêm ngày nghỉ để qua Thụy Điển một tuần lễ. Södertälje là một thành phố nhỏ nằm về phía namStockholmchừng hơn một giờ xe hơi. Toàn đưa tấm giấy ghi địa chỉ Mai cho người tài xế taxi xong, Toàn dựa đầu vào nệm sau nhắm mắt ngủ vì quá mệt sau mười bốn giờ bay. Toàn không báo tin trước mục đích dành cho Mai một ngạc nhiên lớn. Đang dật dờ ngủ thì taxi dừng ngay trước một chiếc cổng lớn, Toàn vừa bước xuống lại vội mở cửa lên trở lại và hỏi người tài xế: – Sao ông đưa tôi đến nghĩa trang? – Thì đúng theo địa chỉ trong giấy. Người tài xế đưa tờ giấy lại cho Toàn, chàng giật mình so lại địa chỉ tại chỗ thì đây đúng là địa chỉ của nghĩa trang thành phố. Thân mình tay chân chàng tự nhiên đồng loạt nổi da gà, nhưng chính tình yêu đã biến đổi sự sợ hải thành một động lực giúp chàng bình tĩnh và can đảm, mạnh dạn tiến vào bên trong tìm mộ Mai, vì nghĩ rằng nàng đã chết và xác thân đang an giấc tại nơi đây. Người quản lý nghĩa trang đưa Toàn qua nhiều lối đi cuối cùng đến trước một ngôi mộ. Bức ảnh in trên bia đá rất rõ nét, hình một người con gái chừng ba mươi tuổi, khuôn mặt trong sáng, mái tóc dài với nụ cười hồn nhiên của tuổi thanh xuân. Bên dưới bức ảnh hai hàng chữ khắc sâu trong bia đá, Cô Nguyễn Thùy Mai, sinh ngày 21 tháng 5 năm 1954 tại Pleiku Việt Nam, tử ngày 19 tháng sáu năm 1982 tại Södertälje Thụy Điển. Ngồi bất động trước mộ Mai, một người đàn ông dù bản lãnh nhưng Toàn không thể cầm được những giọt nước mắt đang chảy dài xuống má. Những hình ảnh ngây thơ trong sáng ngày đầu gặp gở tại Pleiku, kế đến, gương mặt phiền muộn ưu tư trên đất Mã lai cũng như cảnh âu yếm mặn nồng của Mai đã mang lại cho Toàn trong ngày tái ngộ tại Mỹ đều lần lượt hiện về trước mắt Toàn. Mai vẫn là người con gái ngày xưa, nàng đã giữ nguyên vẹn mối tình đầu và tuyết trinh của thân xác để hiến dâng cho chàng dù âm dương cách biệt. Thân xác nàng nằm đây, nhưng có lẽ hai mươi ba năm qua linh hồn nàng đã dài công tu luyện, mong hoàn tục một thời gian, để được phép trở về dương thế cho trọn tình với Toàn. Nhìn gương mặt, nụ cười trên bức hình, Toàn nghĩ rằng giờ đây chắc nàng đã toại nguyện. Quay ra ngoài mua bó hồng thật lớn, trở lại đặt ngay ngắn, cúi xuống hôn trên phần mộ và bức ảnh: – Anh sẽ trở lại với em. – o O o - Người quản lý nghĩa trang cho Toàn danh tánh và địa chỉ thân nhân của Mai. Nhìn thấy tên của một người đàn ông, Toàn khựng lại giây lát, nhưng đã quyết tâm tìm hiểu Mai, chàng nhất quyết đi taxi đến. Vừa bấm chuông xong, một người đàn bà còn trung niên ra mở cửa e ngại hỏi bằng tiếng Thụy Điển: – Thưa ông ông kiếm ai? Toàn không hiểu gì, chàng nói ngay tiếng Việt: – Thưa bà, bà là người Việt nam? Hai mắt người đàn bà sáng lên, vồn vã hỏi ngay: – Thưa, ông cần gì? Tôi là người Việt. – Tôi tên Toàn từ xa đến, xin lỗi bà tên Nghĩa? – Nghĩa là tên chồng tôi. Toàn ấp úng: – Xin lỗi bà, bà có một thân nhân tên Thùy Mai an táng trong nghĩa địa thành phố Bà Nghĩa nhìn Toàn, dè dặt trả lời: – Đó là chị tôi nhưng liên hệ gì với ông. Toàn mừng ra mặt, một lần nữa chàng lặp lại: – Tôi tên Toàn, quen với Thùy Mai cách đây trên ba chục năm tại Pleiku. Bà Nghĩa mừng rở reo lên: – A tôi nhớ ra rồi. Mời ông vào nhà. Vừa dẫn khách vào vừa nói: – Tôi tên Trang, em gái của Thùy Mai. Lúc chị tôi còn sống lúc nào cũng nhắc đến ông. Nghe mãi tên nên đã nhập tâm, tôi làm sao quên được nhưng lâu quá thú thực không nhìn ra người. Vừa ngồi xuống ghế, Toàn vội vào đề: – Xin bà vui lòng cho tôi biết rõ về Mai. – Dĩ nhiên, tôi sẽ kể rõ cuộc đời của chị tôi vì đây cũng là ý nguyện của người quá cố. Đã từ lâu tôi ao ước gặp ông nhưng chim trời cá biển biết đâu mà tìm. Nay có lẽ duyên số của chị tôi vẫn còn nên đã đẫy đưa ông từ xa đến. Chuyện còn dài, ông ở lại đây với vợ chồng tôi vài bữa. Bây giờ dùng café cho ấm lòng, chồng tôi cũng sắp về đến. – Cám ơn bà cứ để tôi tự nhiên. Bà Nghĩa cười: – Ông là người tình muôn thuở của chị tôi, xem như trong nhà, xin gọi nhau bằng anh em có lẽ thân mật hơn và chắc chắn chị tôi sẽ vui lòng. – Vâng, nếu ông bà cho phép. Trang ngồi xuống đối diện với Toàn: – Anh từ đâu đến và tại sao kiếm ra chúng em dễ dàng vậy? – Chính Thùy Mai cho anh địa chỉ, nhưng địa chỉ của nghĩa trang chứ không phải ở đây. Đến lượt Trang ngạc nhiên tột độ. Hai mắt mở lớn, miệng ấp úng: – Không thể, không thể
chị em chết đã hai mươi ba năm. Ngoài vợ chồng và hai đứa con em không còn một ai quen thân với Mai cũng như biết được phần mộ của chị em. Trước khi đến Thụy Điển anh đã liên lạc thăm dò đường sá? – Không, anh tưởng Thùy Mai còn sống, căn cứ theo địa chỉ đã cho, anh đếnStockholmvà dùng taxi đến thành phố nầy. – Taxi đưa anh đến ngay nghĩa trang? – Đúng như vậy, anh ngập ngừng vài giây nhưng sau đó anh tin là sự thật. – Anh cho biết rõ thêm. – Anh đã gặp Mai, sống hạnh phúc với nhau gần một năm trời tại Mỹ, nhưng bạn bè cho biết thì thời gian khoảng chừng một tuần. – Em chưa hiểu ! – Trong một cơn ngủ say kéo dài một tuần, Thùy Mai đã về chung sống với anh. Trước khi chia tay nàng đã ghi lại địa chỉ trong cuốn sổ tay của anh. Trang với giọng run run: – Anh cho em xem cuốn sổ. Nhìn vào, sắc mặt Trang biến đổi, Trang đứng dậy lấy tập thơ biên tay đưa cho Toàn xem, đúng một tuồng chữ không sai một nét nhỏ nào. Ông Nghĩa mở cửa bước vào, sau lời giới thiệu, ông mở lời trước: – Anh đã đến đúng theo ước nguyện của người quá cố. Mai đã trối với vợ chồng em trước khi nhắm mắt. – Qua đây hoàn toàn do sự hướng dẫn của Thùy Mai, có lẽ còn những bí ẫn nào đó Mai đã nhắn lại với anh? – Chuyện còn dài