không thể nhầm được nữa rồi. “Well, he’s off today, m’dam” (Hôm nay anh ấy nghỉ rồi!).
Phần 8
Mệt nhoài, 12 giờ trưa, anh chủ bảo tạm nghỉ đã, rồi rủ tôi đi ăn. Tôi và anh ta đi vào một quán ăn Ý ngay gần tiệm để về cho nhanh. Chả hiểu sao cả buổi cứ ngồi nhìn tôi ăn, làm tôi ngại quá cứ cúi xuống cười một mình.
Có duyên ở chân trời cũng sẽ gặp,
Vô duyên ngay trước mặt cũng như không…
“Cô có thể để lại tên của mình ở đây và tôi sẽ báo cho anh ấy gọi điện lại cho cô. “(í, nói nhỏ, tự nhiên giọng cô trợ lý lạnh tanh tỏ vẻ khó chịu, ha ha).
“Tôi có thể xin số của anh ấy được không? Tôi là bạn của anh ấy”.
“Ôi, tôi xin lỗi, chúng tôi không thể làm thế được. Cô có thể để thông tin của mình ở lại đây và chúng tôi sẽ báo cho anh ấy biết!”
Oải, thấy hơi nản! Không sao, để lại địa chỉ thì để, dù sao tôi đã tìm ra chốn này, Ryan off hôm nay thì tôi sẽ on vào ngày anh on. Nhưng quả thật lúc đấy thấy bất an lắm, vì nét mặt của cô trợ lý rất cau có, bố tôi cũng chả biết là do cô ta đang bực tức vì cái “tội” hỏi thăm anh Ryan đẹp trai hay là do tôi không tới chữa răng mà lại đi hỏi lung tung làm mất công mất việc của cô ta.
Tôi xin một mảnh giấy nhỏ và cái bút nhưng cô ta có một hành động rất bất lịch sự. Lúc đó, có một cái bút ngay trước mặt tự nhiên cô ta giật lấy và giả vờ ngồi… viết gì đó (tôi nghĩ thê), còn đưa cho tôi một cái bút khác trên bàn có cái dây (mà chống ăn cắp hay là cầm đi lung tung ấy). Eo ôi cái dây vừa ngắn vừa cứng, viết xiên xiên xẹo xẹo, xấu tính thế là cùng?
Chả sao, làm thế cũng chẳng được tích sự gì. Tôi vẫn ghi được tên, số điện thoại và email của mình vào tờ giấy, không quên ghi chữ “đôi mắt làm đau” mở ngoặc bên cạnh chữ Hà Kin để anh ta nhận ra tôi? Đưa tờ giấy, nàng nhận cho vào trong ngăn kéo, rồi nở một nụ cười nhìn thấy nham hiểm và mẹ mìn: “Tôi sẽ đưa cho anh ấy”. Tôi cảm ơn và đi ra. Quay lưng về phía cô ta cái mắt tôi nhíu lại. Hừm, để xem anh ấy có nhận được không!
Lúc đó, tôi rất phấn khích và sung sướng. Đúng là có mất mát một cái gì, lúc tìm lại được sao mà sung sướng đến thế. Thực lòng mà nói, không phải tôi đang rất vui vì tôi có hy vọng gặp được anh, mà do tôi thích cảm giác tôi đã kiên trì làm được một việc gì đó thành công, cho dù đôi khi có những việc rất vô nghĩa. Tôi là người rất sợ thất bại mà?
Lên làu, tôi rất vui nhưng rất buồn ngủ. Trong lúc tàu vắng, tôi cho cả hai chân lên hàng ghế vừa đung đưa hai bàn chân vừa lắc lắc đầu, dù sao cũng sắp về đến nhà. Tôi đoán chắc lúc đó trông lôi cũng đáng yêu lắm?
Nơi tôi sống là một đảo rất nhỏ nằm giữa hai quận Manhattan và Queens. Nơi phần lớn lập trung dân trí thức trung lưu và một… bệnh viện tâm thần lớn. Tôi rất hay gặp họ đi lại trên đảo bằng xe lăn. Có những người cũng không hẳn là tâm thần nhưng đã già, khuyết tật và không người thân thích.
Bố tôi rất hay đi lang thang và nói chuyện với một ông da đen già tên là Washington, là cựu chiến binh từ thời chiến tranh Việt Nam. Tôi rất quý mến những con người này, vì họ rất dễ mến, rất hiểu biết, thậm chí có một số người từng là nhà văn và chính trị gia. Và họ rất đáng thương.
Ven sông lúc nào cũng có một ông già ngồi xe lăn, đầu nghẹo một bên, hàng ngày ngồi viết truyện hay nhật ký gì đó rất chăm chỉ, trừ những lúc quá bão bùng là không thấy. Tôi chưa bao giờ nói chuyện với ông nhưng tôi hay đi ven sông và hay gặp ông ngồi ở một góc nào đó.
Lúc nào tôi cũng nhìn ông rồi nở một nụ cười rất to “Hi”, và ông lắc lắc tay chào lại. Hôm nay trời tuy lạnh lẽo nhưng không có tuyết rơi, tôi lại đi ven sông mặc dù gió rất buốt. Trời vắng lạnh nhưng cảm thấy tâm hồn ấm áp. Qua cái góc của ông già, tôi theo bản năng quay lại nhìn. Hôm nay tôi dự định sẽ cười to hơn, hét “Hi” to hơn, vì tôi vui mà.
Bất ngờ thấy ông già ngồi góc, giấy rơi mấy tờ tung tóe, cái mũ cũng rơi dưới đất. Ông đang cố với đôi tay của mình để lấy những thứ đó một cách rất khó khăn, mà cứ lấy được một tờ thì cái bút lại rơi, lấy được cái bút thì cái mũ rơi. Tôi chạy ngay ra và nhặt chúng lại. Hôm nay, tôi quyết định sẽ nói chuyện với ông:
“Ông đang viết gì thế? Tại sao ông không dùng sổ thay vì giấy, giấy sẽ bị gió thổi bay?”.
“Ôi, cảm ơn cô bé. Tôi đang viết một cuốn tiểu thuyết. Hôm nay nay hết sổ, nên dùng tạm giấy, chốc nữa tôi sẽ kẹp chúng lại”.
“Một cuốn tiểu thuyết ư? Wow! Cho cháu biết ông đang viết gì thế”.
“À chỉ là về cuộc sống của một cậu trai thời kỳ chiến tranh thế giới”.
“Thú vị quá, sau này ông sẽ xuất bản và cho cháu đọc chứ?” (He he, thú thực ra thì đề tài nghe chả thú vị tẹo nào cả)
“Chắc chắn rồi, nhưng để xem họ có chịu cho tôi xuất bản hay không đã chứ, ha ha…”
Tôi hỏi ông tại sao giá rét thế mà ông vẫn viết. Và ông viết được bao nhiêu rồi? Ông nói rằng ông rất thích viết hơn nữa bây giờ cuộc sống ngoài viết và tivi ra, ông còn biết làm gì. Nhưng bù lại, viết khiến ông cảm thấy mình có ích, và là niềm vui, thú vui chẳng khác gì một người lành lặn. “Niềm vui hay hạnh phúc là ở trong mỗi chúng ta cô bé ạ!” Tôi không bao giờ quên câu này. Bạn đẹp thì sao, giàu thì sao, nghèo thì sao, què cụt hay lành lặn?
Chỉ cần trong lòng mình bạn tự khiến mình hạnh phúc thì mọi thứ phân biệt trên sẽ trở nên vô nghĩa? Ông nói rằng thực ra, ông rất hay để ý mỗi lần tôi đi qua chào ông vì mấy lẽ, vì chúng tôi rất hay chạm mặt nhau, vì ông chả thấy có ai cũng thích ven sông và giá lạnh như ông cả và vì lúc nào tôi cũng cười rất to để chào ông.
Tôi nói rằng hôm nay tôi rất vui vì vừa được làm một việc rất thú vị ông bảo tôi thích lắm hả, vậy thì hãy đứng ở bờ sông hét to lên một cái đi, thử xem sao. Ông vừa nói xong, tôi cười ngặt nghẽo. “Hét lên! Nào! Làm đi!” Tôi hét thật, hét thật to, rồi lắc đầu thật mạnh, tóc rũ cả ra, rồi lại cười, cảm thấy cuộc đời sao thú vị. Ông giơ ngón cái gật gù:
“Tuyệt vời, đáng lắm!”. Có lẽ tôi sẽ nói chuyện với ông già này nhiều hơn?
Về nhà, đi qua lobby, thấy ông da đen trực cửa to uỵch nhìn tôi cười nháy mắt “Này, cô gái vui tươi, điều gì làm cho cô vui thế?” Tôi nhận thấy bạn bè mình nói đúng, mỗi lần tôi vui, cứ tự nhiên người khác nhận thấy và vui “lây” theo!
Ngủ đã, tối đấy tôi nấu cơm rất ngon và rửa bát, không đùn đẩy cho thằng em trai nữa. Chắc nó đặc biệt lúc nào cũng thích tôi vui như vậy!
Buổi sáng, đến tiệm nail. Tôi không nói gì, chỉ nói chuyện linh tinh, thế rồi…
“Em tìm được anh chàng đấy chưa”
Hix, tôi không biết nói dối, nên ngập ngừng và nói:
“Dạ, hôm qua em tìm được địa chỉ, có thể là nơi làm việc, nhưng không chắc có gập được không?”.
“Em đuổi anh về để tự đi tìm một mình nhé?”.
“Không, trên đường về, tình cờ em nhớ ra thôi?”.
Anh chủ cười:
“Các cô gái bây giờ ghê gớm lắm ha”.
“Ha ha, cũng thường thôi?”.
“Em thích đi học trang điểm không? Có bà bạn làm ở spa, anh dẫn em tới em nhé?”.
Mắt tôi sáng rực:
“Dạ vâng!”.
“Chiều nay nhé”.
“Vâng”.
Anh chủ thật là tốt!
Buổi chiều, anh lái ô tô đưa tôi đi xuống tận chợ Tàu, rẽ vào một góc phố nhỏ có một tiệm spa
Phần 8
Mệt nhoài, 12 giờ trưa, anh chủ bảo tạm nghỉ đã, rồi rủ tôi đi ăn. Tôi và anh ta đi vào một quán ăn Ý ngay gần tiệm để về cho nhanh. Chả hiểu sao cả buổi cứ ngồi nhìn tôi ăn, làm tôi ngại quá cứ cúi xuống cười một mình.
Có duyên ở chân trời cũng sẽ gặp,
Vô duyên ngay trước mặt cũng như không…
“Cô có thể để lại tên của mình ở đây và tôi sẽ báo cho anh ấy gọi điện lại cho cô. “(í, nói nhỏ, tự nhiên giọng cô trợ lý lạnh tanh tỏ vẻ khó chịu, ha ha).
“Tôi có thể xin số của anh ấy được không? Tôi là bạn của anh ấy”.
“Ôi, tôi xin lỗi, chúng tôi không thể làm thế được. Cô có thể để thông tin của mình ở lại đây và chúng tôi sẽ báo cho anh ấy biết!”
Oải, thấy hơi nản! Không sao, để lại địa chỉ thì để, dù sao tôi đã tìm ra chốn này, Ryan off hôm nay thì tôi sẽ on vào ngày anh on. Nhưng quả thật lúc đấy thấy bất an lắm, vì nét mặt của cô trợ lý rất cau có, bố tôi cũng chả biết là do cô ta đang bực tức vì cái “tội” hỏi thăm anh Ryan đẹp trai hay là do tôi không tới chữa răng mà lại đi hỏi lung tung làm mất công mất việc của cô ta.
Tôi xin một mảnh giấy nhỏ và cái bút nhưng cô ta có một hành động rất bất lịch sự. Lúc đó, có một cái bút ngay trước mặt tự nhiên cô ta giật lấy và giả vờ ngồi… viết gì đó (tôi nghĩ thê), còn đưa cho tôi một cái bút khác trên bàn có cái dây (mà chống ăn cắp hay là cầm đi lung tung ấy). Eo ôi cái dây vừa ngắn vừa cứng, viết xiên xiên xẹo xẹo, xấu tính thế là cùng?
Chả sao, làm thế cũng chẳng được tích sự gì. Tôi vẫn ghi được tên, số điện thoại và email của mình vào tờ giấy, không quên ghi chữ “đôi mắt làm đau” mở ngoặc bên cạnh chữ Hà Kin để anh ta nhận ra tôi? Đưa tờ giấy, nàng nhận cho vào trong ngăn kéo, rồi nở một nụ cười nhìn thấy nham hiểm và mẹ mìn: “Tôi sẽ đưa cho anh ấy”. Tôi cảm ơn và đi ra. Quay lưng về phía cô ta cái mắt tôi nhíu lại. Hừm, để xem anh ấy có nhận được không!
Lúc đó, tôi rất phấn khích và sung sướng. Đúng là có mất mát một cái gì, lúc tìm lại được sao mà sung sướng đến thế. Thực lòng mà nói, không phải tôi đang rất vui vì tôi có hy vọng gặp được anh, mà do tôi thích cảm giác tôi đã kiên trì làm được một việc gì đó thành công, cho dù đôi khi có những việc rất vô nghĩa. Tôi là người rất sợ thất bại mà?
Lên làu, tôi rất vui nhưng rất buồn ngủ. Trong lúc tàu vắng, tôi cho cả hai chân lên hàng ghế vừa đung đưa hai bàn chân vừa lắc lắc đầu, dù sao cũng sắp về đến nhà. Tôi đoán chắc lúc đó trông lôi cũng đáng yêu lắm?
Nơi tôi sống là một đảo rất nhỏ nằm giữa hai quận Manhattan và Queens. Nơi phần lớn lập trung dân trí thức trung lưu và một… bệnh viện tâm thần lớn. Tôi rất hay gặp họ đi lại trên đảo bằng xe lăn. Có những người cũng không hẳn là tâm thần nhưng đã già, khuyết tật và không người thân thích.
Bố tôi rất hay đi lang thang và nói chuyện với một ông da đen già tên là Washington, là cựu chiến binh từ thời chiến tranh Việt Nam. Tôi rất quý mến những con người này, vì họ rất dễ mến, rất hiểu biết, thậm chí có một số người từng là nhà văn và chính trị gia. Và họ rất đáng thương.
Ven sông lúc nào cũng có một ông già ngồi xe lăn, đầu nghẹo một bên, hàng ngày ngồi viết truyện hay nhật ký gì đó rất chăm chỉ, trừ những lúc quá bão bùng là không thấy. Tôi chưa bao giờ nói chuyện với ông nhưng tôi hay đi ven sông và hay gặp ông ngồi ở một góc nào đó.
Lúc nào tôi cũng nhìn ông rồi nở một nụ cười rất to “Hi”, và ông lắc lắc tay chào lại. Hôm nay trời tuy lạnh lẽo nhưng không có tuyết rơi, tôi lại đi ven sông mặc dù gió rất buốt. Trời vắng lạnh nhưng cảm thấy tâm hồn ấm áp. Qua cái góc của ông già, tôi theo bản năng quay lại nhìn. Hôm nay tôi dự định sẽ cười to hơn, hét “Hi” to hơn, vì tôi vui mà.
Bất ngờ thấy ông già ngồi góc, giấy rơi mấy tờ tung tóe, cái mũ cũng rơi dưới đất. Ông đang cố với đôi tay của mình để lấy những thứ đó một cách rất khó khăn, mà cứ lấy được một tờ thì cái bút lại rơi, lấy được cái bút thì cái mũ rơi. Tôi chạy ngay ra và nhặt chúng lại. Hôm nay, tôi quyết định sẽ nói chuyện với ông:
“Ông đang viết gì thế? Tại sao ông không dùng sổ thay vì giấy, giấy sẽ bị gió thổi bay?”.
“Ôi, cảm ơn cô bé. Tôi đang viết một cuốn tiểu thuyết. Hôm nay nay hết sổ, nên dùng tạm giấy, chốc nữa tôi sẽ kẹp chúng lại”.
“Một cuốn tiểu thuyết ư? Wow! Cho cháu biết ông đang viết gì thế”.
“À chỉ là về cuộc sống của một cậu trai thời kỳ chiến tranh thế giới”.
“Thú vị quá, sau này ông sẽ xuất bản và cho cháu đọc chứ?” (He he, thú thực ra thì đề tài nghe chả thú vị tẹo nào cả)
“Chắc chắn rồi, nhưng để xem họ có chịu cho tôi xuất bản hay không đã chứ, ha ha…”
Tôi hỏi ông tại sao giá rét thế mà ông vẫn viết. Và ông viết được bao nhiêu rồi? Ông nói rằng ông rất thích viết hơn nữa bây giờ cuộc sống ngoài viết và tivi ra, ông còn biết làm gì. Nhưng bù lại, viết khiến ông cảm thấy mình có ích, và là niềm vui, thú vui chẳng khác gì một người lành lặn. “Niềm vui hay hạnh phúc là ở trong mỗi chúng ta cô bé ạ!” Tôi không bao giờ quên câu này. Bạn đẹp thì sao, giàu thì sao, nghèo thì sao, què cụt hay lành lặn?
Chỉ cần trong lòng mình bạn tự khiến mình hạnh phúc thì mọi thứ phân biệt trên sẽ trở nên vô nghĩa? Ông nói rằng thực ra, ông rất hay để ý mỗi lần tôi đi qua chào ông vì mấy lẽ, vì chúng tôi rất hay chạm mặt nhau, vì ông chả thấy có ai cũng thích ven sông và giá lạnh như ông cả và vì lúc nào tôi cũng cười rất to để chào ông.
Tôi nói rằng hôm nay tôi rất vui vì vừa được làm một việc rất thú vị ông bảo tôi thích lắm hả, vậy thì hãy đứng ở bờ sông hét to lên một cái đi, thử xem sao. Ông vừa nói xong, tôi cười ngặt nghẽo. “Hét lên! Nào! Làm đi!” Tôi hét thật, hét thật to, rồi lắc đầu thật mạnh, tóc rũ cả ra, rồi lại cười, cảm thấy cuộc đời sao thú vị. Ông giơ ngón cái gật gù:
“Tuyệt vời, đáng lắm!”. Có lẽ tôi sẽ nói chuyện với ông già này nhiều hơn?
Về nhà, đi qua lobby, thấy ông da đen trực cửa to uỵch nhìn tôi cười nháy mắt “Này, cô gái vui tươi, điều gì làm cho cô vui thế?” Tôi nhận thấy bạn bè mình nói đúng, mỗi lần tôi vui, cứ tự nhiên người khác nhận thấy và vui “lây” theo!
Ngủ đã, tối đấy tôi nấu cơm rất ngon và rửa bát, không đùn đẩy cho thằng em trai nữa. Chắc nó đặc biệt lúc nào cũng thích tôi vui như vậy!
Buổi sáng, đến tiệm nail. Tôi không nói gì, chỉ nói chuyện linh tinh, thế rồi…
“Em tìm được anh chàng đấy chưa”
Hix, tôi không biết nói dối, nên ngập ngừng và nói:
“Dạ, hôm qua em tìm được địa chỉ, có thể là nơi làm việc, nhưng không chắc có gập được không?”.
“Em đuổi anh về để tự đi tìm một mình nhé?”.
“Không, trên đường về, tình cờ em nhớ ra thôi?”.
Anh chủ cười:
“Các cô gái bây giờ ghê gớm lắm ha”.
“Ha ha, cũng thường thôi?”.
“Em thích đi học trang điểm không? Có bà bạn làm ở spa, anh dẫn em tới em nhé?”.
Mắt tôi sáng rực:
“Dạ vâng!”.
“Chiều nay nhé”.
“Vâng”.
Anh chủ thật là tốt!
Buổi chiều, anh lái ô tô đưa tôi đi xuống tận chợ Tàu, rẽ vào một góc phố nhỏ có một tiệm spa