Nhìn khung cảnh này liền biết ba tỷ đệ thường ngày ầm ĩ đã quen.
Về phần Tiểu Thất đã sớm trốn đến sau lưng Liên Thủ Tín, còn lớn tiếng gào trở lại chuyện không liên quan đến đệ. Dù Trương Thải Vân đáo để cũng không tiện lướt qua Liên Thủ Tín bắt Tiểu Thất lại. Kết quả tiểu gia hỏa giảo hoạt này ngoại trừ bị Liên Thủ Tín cười răn dạy hai câu, căn bản lông tóc không hề tổn hại, đợi Trương Thải Vân rút khỏi, lại chơi cùng Tiểu Long, Tiểu Hổ.
Mấy đứa trẻ chơi đùa không hề ảnh hưởng tới người lớn tán gẫu. Trương thị vừa nói chuyện vừa mặt mày rạng rỡ nhìn mấy đứa trẻ. Tiểu Thất không cần phải nói, đó là bảo bối của bà, hai đứa cháu trai Tiểu Long và Tiểu Hổ bà lại càng thêm yêu thích. Bà thích nhìn mấy đứa trẻ chơi đùa cùng một chỗ.
Bây giờ Liên Chi Nhi xuất giá rồi. Ngũ Lang cứ như ông cụ non. Liên Mạn Nhi và Tiểu Thất từ tiểu cô nương, tiểu tiểu tử theo thời gian dần qua đã biến thành tiểu thiếu nữ, tiểu thiếu niên. Nếu như lại có thêm mấy đứa bé ngày ngày nũng nịu, cười giỡn nhốn nháo trước mặt bà như vậy thì tốt biết bao.
Nghĩ tới đây, vui sướng căng đầy trong lòng Trương thị không khỏi nảy sinh chút chua xót. Bà vốn cho rằng bà còn trẻ, thân thể khỏe mạnh, sự kiện kia qua đi sẽ không sao nữa, về sau bà nên như thế nào thì sẽ thế ấy. Nhưng không ngờ sự tình lại tàn khốc như vậy. Trương thị vô ý thức đưa tay sờ lên bụng mình, sau đó vội vàng rụt tay dời đi chỗ khác, dường như sợ ai đó sẽ bắt gặp động tác của bà, rồi cười tiếp lời như vẫn luôn nghe mọi người nói chuyện.
Dường như một khắc chua xót kia chỉ là ảo giác.
Người cả nhà nói chút chuyện vặt vãnh thấy được ở mười dặm tám thôn, rồi lại đàm luận chút chuyện nhà, những dự tính sang năm sẽ làm, thẳng đến khi Trương Vương thị trông thấy Tiểu Long và Tiểu Hổ bắt đầu ngủ gà ngủ gật liền vội vàng kéo Hồ thị đến cởi quần áo cho hai tên tiểu tử, nhét chúng vào chăn, lúc này mọi người mới dừng câu chuyện lại.
“Các con đều đi ngủ cả đi!” Lý thị nói: “Có lời gì sau này lại nói. Cả ngày dài hôm nay sợ ai cũng mệt muốn chết rồi.”
Làm khách thì không sao, nhưng thân là chủ nhà, Liên Thủ Tín, Trương thị và Liên Mạn Nhi quả thực đã bận rộn cả ngày hôm nay. Trương Thanh Sơn nghe Lý thị nói như vậy cũng gật đầu tán thành.
“Đều đi nghỉ ngơi sớm đi.” Trương Thanh Sơn cũng nói.
Liên Mạn Nhi, Trương Thải Vân, Trương Vương thị và Hồ thị lúc này mới chịu rời khỏi đông phòng trở về tây phòng an giấc.
Hôm sau, mấy người Trương gia nếm qua điểm tâm xong liền lên xe về nhà. Vốn Liên Mạn Nhi còn muốn giữ Trương Thải Vân ở lại vài ngày, nhưng hôn kỳ của Trương Thải Vân vào ngay tháng hai, sau khi về nhà còn rất nhiều chuyện phải chuẩn bị, lúc này thật sự không tiện ở bên ngoài nữa, nên đành thôi.
Mấy ngày kế tiếp, phần lớn thời gian người một nhà Liên Mạn Nhi đều phải đi dự tiệc, nhất là Liên Thủ Tín và Ngũ Lang mỗi ngày xã giao không ngừng, đôi khi một ngày phải dự ba bốn bữa tiệc. Đợi đến lúc ra khỏi mùng mười tháng giêng, tình cảnh này mới dần dần khá hơn một chút. Người một nhà lại chuẩn bị thu xếp hành lý đi phủ thành.
Cả nhà đã sớm thương lượng kỹ càng mười lăm tháng giêng, qua khỏi tết Nguyên Tiêu, muốn đi phủ thành ở mấy ngày. Chuyện này không đơn giản chỉ vì muốn xem hội hoa đăng ở phủ thành, mà còn vì một số mối quan hệ xã giao ở phủ thành không thể lạnh nhạt. Nếu đến trễ qua khỏi tháng giêng thì chẳng còn ý nghĩa như vậy nữa.
Ngoài ra, còn một đại sự khác phải đến phủ thành giải quyết, đó là chuyện tìm tiên sinh cho học đường.
Thư hồi âm của Lỗ tiên sinh đã đưa đến rồi, Lỗ tiên sinh tỏ rõ vô cùng ủng hộ chuyện nhà Liên Mạn Nhi muốn xây dựng học đường. Mà kế hoạch giảm miễn học phí, trừ dạy Tứ thư Ngũ kinh, còn có ý định dạy mấy môn tính toán thiết thực, Lỗ tiên sinh khen ngợi mọi người rất nhiều.
Lỗ tiên sinh đặt tên cho học đường là “Khai Minh” (nghĩa: khai sáng) học đường. Trong thư, Lỗ tiên sinh còn trích dẫn kinh điển giải thích hàm nghĩa của Khai Minh. (1)《Pháp Ngôn vấn đạo》Dương Hùng đời Hán: “Ta khai minh thế nào ư? Chỉ riêng thánh nhân mới có thể khai minh, việc ấy hậu nhân làm theo.”, lại có Uông Quang Vinh Bảo giải nghĩa sơ lược: ” ‘Khai minh’ tức là không rõ nghĩa nào đó, nói lời cơ bản đơn giản để làm sáng tỏ.” Trong thư Lỗ tiên sinh còn nói: “Khai Minh” còn là mở đầu khơi dòng, ý chỉ trí tuệ sáng suốt.
(1)Nguyên văn : “Ngô yên khai minh tai? Duy thánh nhân vi khả dĩ khai minh, tha tắc linh.”, Uông Vinh Bảo nghĩa sơ: “‘Khai minh’ tức phát mông chi ý, ngôn khai mông dĩ vi minh dã.” (Ta chỉ dịch theo nghĩa ta hiểu, có ai tìm được tư liệu nào chính thống đã được dịch ở Việt Nam thì vui lòng góp ý với ta.)
Liên Mạn Nhi được thư âm thầm gật đầu. Lỗ tiên sinh nói như vậy rất hợp tâm ý nàng. Tên học đường này đặt rất hay, phản ánh được rõ ràng kỳ vọng và ước nguyện ban đầu các nàng xây dựng học đường.
Lỗ tiên sinh còn tự tay viết hai chữ “Khai Minh” vào quyển trục gửi đến chung với bức thư. Quyển trục này Liên Mạn Nhi định cầm đến phủ thành mời chỗ có thợ thủ công tay nghề cao siêu nhất chế tác thành bảng hiệu.
Ngoài ra, Lỗ tiên sinh còn đề cử nhân tuyển đến học đường làm tiên sinh, đó là lão nho họ Khúc. Theo lời Lỗ tiên sinh nói, vị Khúc tiên sinh này vô cùng tài hoa, tính cách đoan chính, không màng danh lợi, bởi vậy đã ẩn cư ở nông thôn. Vị Khúc tiên sinh này đang ở trong một thôn làng gần phủ thành. Lỗ tiên sinh đã cho người đưa tin đến thỉnh Khúc tiên sinh làm thầy dạy cho học đường Khai Minh.
Đối với cuộc đời một con người, việc từ bé được học vỡ lòng không chỉ đơn thuần là học chữ, mà thậm chí còn quan trọng hơn là được học làm người. Lỗ tiên sinh đề cử một vị Đại Nho như vậy tới đảm nhiệm chức vụ thầy giáo dạy vỡ lòng cho học đường có thể nói là đã rất dụng tâm lương khổ.
Cũng chính vì có một tấm lòng son như vậy nên lúc trước Lỗ tiên sinh mới có thể làm lão sư của Ngũ Lang, Liên Mạn Nhi và Tiểu Thất.
Công việc truyền đạo là giảng giải làm sáng tỏ u mê. Nghề dạy học này không hề giống với các ngành sản xuất khác, không phải dùng tiền thuê là có thể được. Vì biểu đạt thành ý và sự tôn kính, Ngũ Lang định cùng Liên Thủ Tín tự mình đến thăm, thỉnh vị Khúc tiên sinh này rời núi.
Mà một học đường, dù đã có Khúc tiên sinh tọa trấn, còn phải thuê những tiên sinh khác. Ngũ Lang dự không ít giờ giảng dạy, trong lòng đã chọn được người, lần này đi phủ thành định mời hết những tiên sinh cần thiết cho học đường.
Hôm nay, Liên Thủ Tín đi ra ngoài dự tiệc, xế chiều đã sớm dẫn Tiểu Thất về đến rồi, vừa vào phòng liền trông thấy Trương thị và Liên Mạn Nhi đang thu xếp các loại vật dụng người một nhà muốn mang đến phủ thành.
“Sao hôm nay chàng về sớm vậy?” Trương thị thấy Liên Thủ Tín vội hỏi: “Ngũ Lang đâu, nó chưa về sao?”
“Ca ca con chưa về đâu mẹ, cha cố ý dẫn con về trước mà.” Tiểu Thất nhanh miệng nói trước.
“Ngày mai chúng ta đi phủ thành rồi, ta định giành chút thời gian qua nhà cũ một c