**Lưu Chu Vũ là Định Dương khả hãn của Đông Đột Quyết nổi dậy năm 616. Sau trận này, cha của Lý Thế dân mới khởi binh lập ra đời Đường, và lập anh trai của Lý Thế Dân là Lý Kiến Thành làm thái tử. Ý Yến Tuân là giết mối hại từ trong trứng nước.
Đứa bé gái thoáng sửng sốt rồi giơ ngón tay cái lên nói: “Huynh lợi hại.”
Ký ức cứ thế dần chìm vào trong màn đêm thăm thẳm, tất cả cảm xúc và tình cảm còn sót lại cũng vô thanh vô thức bị cuốn theo…
Sang ngày thứ hai, một người bí mật rồi khỏi Bạch Chỉ Quan, thúc ngựa đi thẳng đến Hàm Chỉ Quan, nơi hiện giờ có mười vạn tinh binh Bắc Yến đóng giữ, một là để trợ giúp Tĩnh An vương phi, hai cũng là phòng ngừa, bảo vệ đường lui cho quân chủ lực.
Cùng một ngày, Sở Kiều tụ hợp với Tú lệ quân và Sói binh bên ngoài quận Nam Ly. Bốn vạn người cùng giơ cao chiến đao nhìn như rừng gươm sắc.
“Hàm Thủy Quan cắt ngang thông lộ duy nhất dẫn đến tây bắc, chúng ta không công phá được Hàm Thủy thì sẽ không cách nào đến Đường Kinh chi viện cho hoàng thượng.” Sở Kiều chỉ vào địa đồ, khoanh một vòng tròn quanh Hàm Thủy Quan, trầm giọng nói: “Đây chính là trận đánh sinh tử quyết định thế cục.”
……………
Lời của người dịch và beta: truyện cứ như play tag, yêu nhau vòng vòng
Chương 190: Trùng phùng
Bầu trời u ám, mưa không ngừng trút xuống.
Lân cận Hàm Thủy Quan có một đồng cỏ cao hơn đầu người, vô số tiếng sấm *đì đùng* lướt qua mặt sông, rồi đột ngột giáng sét *ầm ầm*, đốn gãy gốc cây du hơn trăm tuổi, khiến, làm bị thương hai binh sĩ Bắc Yến trong phiên gác. Một hộ dân ở phía đông thành bị sét đánh gãy xà ngang, bảy nhân khẩu trong nhà đều bị trần nhà sập xuống đè chết, thi thể nát như tương.
Đó chính là sự kiện đổ máu đầu tiên trong cuộc chiến ở Hàm Thủy Quan, không có chém giết nhưng lại đủ khiến bầu không khí vốn đã căng thẳng càng thêm khó thở. Dân chúng Hàm Thủy trốn rịt trong nhà, cho dù là ban ngày cũng không ai dám ra khỏi cửa. Mưa to đổ xuống con đường trống trải không một bóng người, chỉ có ít cỏ vàng bay *lạo xạo* trên mặt đất. Cỏ bị nước mưa làm ướt nên cũng bay không xa, vừa mới nương theo gió ngóc đầu lên đã bị hạt mưa đè xuống.
Trời đã mưa to liên tiếp mười một ngày, mực nước sông ở Hàm Thủy dâng cao, thời tiết dị thường, chim chóc cuống cuồng bay về phương bắc, mỗi đêm trên hoang nguyên đều văng vẳng nghe được tiếng sói hoang tru dài, thê lương tựa tiếng chuông tang. Người có tuổi trong thành nói rằng một mùa hè thời Hiếu Tông hoàng đế cũng xảy ra mưa to sấm sét không ngừng như bây giờ. Năm đó đại tướng quân Tiết Lệ của Biện Đường dẫn bốn mươi vạn quân tấn công Đại Hạ, vượt qua Hàm Thủy Quan trong thời tiết dị thường như thế rồi thẳng hướng bắc, bằng khí thế như chẻ tre công phá Bạch Chỉ Quan, đánh sâu vào nội cảnh Đại Hạ. Nhưng trong lúc Biện Đường háo hức chờ đợi chiến thắng, rửa sạch nỗi nhục bị Đại Hạ chiếm đoạt lãnh thổ thì vua sư tử Bắc Yến lại đột ngột xuất binh đập tan quân Đường, đích thân giết chết tướng quân Tiết Lệ vốn có danh bách chiến bách thắng, lại một lần nữa phá hủy hùng tâm xưng bá của Biện Đường.
Năm đó sông Xích Thủy nhuộm đỏ máu tươi, mặt sông ở Hàm Thủy lềnh bềnh thi thể kéo dài đến vài chục dặm. Sói hoang thi nhau nhảy xuống chỗ nước cạn kéo xác người lên bờ, đánh chén đến no say.
Đã mấy chục năm nhưng trận thảm chiến kia vẫn còn in rõ trong đầu những người có tuổi. Hiện tại, vua sư tử Bắc Yến đã chết từ lâu, mộ tướng quân Tiết Lệ đã sớm xanh cỏ, Biện Đường dần xuống dốc, nội bộ Đại Hạ phân tranh không ngừng, cảnh còn người mất, nhưng ưng kỳ Bắc Yến lại một lẫn nữa tung bay trên bầu trời Bạch Chỉ Quan, trải dài một đường quanh co, bay phần phật trên đầu thành Hàm Thủy.
Đầu tháng 5, Yến Tuân đáp ứng thỉnh cầu của Tĩnh An vương phi, tự mình dẫn binh đến Hàm Thủy đối kháng với số ít Tú lệ quân vẫn còn kiên cường trấn giữ ở đây, giành thấy ưu thế cho phản quân ở phía đông Biện Đường. Nhưng một ngày sau, Tú lệ quân do Sở Kiều chỉ huy đã xuất hiện ở quận Ngụy Liêu nằm ở phía tây Hàm Thủy, khiến thành trì nhỏ bé vốn không ai chú ý này chợt trở thành điểm nóng, thu hút ánh mắt của cả Biện Đường và toàn bộ đại lục Tây Mông. Chiến kỳ trắng hình mây đỏ bay phấp phới trên cổng thành thấp bé, Sở Kiều khoác giáp tự mình duyệt binh. Binh sĩ Biện Đường từng bị đánh bại ở Hàm Thủy được tin liền rối rít chạy tới Ngụy Liêu, chư hầu trung thành với hoàng thất ở nơi khác cũng nhanh chóng áp tải lương thảo đến chi viện. Chưa đến ba ngày mà binh số của Tú lệ quân đã lên đến chín vạn, và vẫn tiếp tục tăng không ngừng.
Sau khi Tĩnh An vương phi đột ngột dấy binh làm phản, đây là lần đầu tiên hoàng gia Biện Đường chính thức giương cao chiến kỳ chinh phạt phản đồ, cũng như tỏ rõ thái độ quyết liệt với đồng minh hùng mạnh của Tĩnh An vương phi là Bắc Yến.
Trước cục diện đối đầu căng thẳng đó, tất cả mọi người như ngừng thở, im lặng chờ đợi cơn bão chiến tranh tanh mùi máu kéo đến.
Ngày 14 tháng 5, mưa dầm đột nhiên ngừng lại nhưng mực nước sông Hàm Thủy vẫn còn cao đến kinh người và giữ nguyên như vậy suốt sáu ngày sau đó, khiến cho sự nhẫn nại của hai phe dần bị đẩy đến giới hạn cuối cùng. Tuy thống soái hai bên đều rõ không thể tránh khỏi việc đối đầu, nhưng vẫn một mực án binh bất động. Kiềm giữ mấy chục vạn quân trong khoảng cách gần như vậy, bọn họ hiểu đó là hành vi nguy hiểm đến cỡ nào. Bầu không khí căng thẳng cực độ bao phủ khắp địa phận Hàm Thủy, chỉ một sơ sẩy cũng có thể khiến người ta trở tay không kịp.
Bất kể Sở Kiều và Yến Tuân cẩn thận canh phòng đến đâu thì vẫn bị thám báo của đối phương thăm dò được, vì vậy mà phương pháp tác chiến cũng bị chỉnh sửa liên tục. Cuối cùng, bọn họ lại không hẹn mà cùng quyết định phương hướng và thời điểm hành động. Nhưng chẳng ai ngờ, lần đụng độ đầu tiên lại xảy ra vì một nguyên nhân khiến cả hai người bối rối không kịp trở tay.
Trưa mười bốn ngày sau, thái thú Mạc Húc của quận Võ Lăng vượt núi băng đèo, thận trọng tránh thoát tầng tầng chốt canh phòng của địch, áp tải năm vạn đấu lương thảo xuyên qua bình nguyên Hà Nguyên tìm đến đại bản doanh của Sở Kiều ở Ngụy Liêu.
Thái thú Mạc Húc sinh ra và lớn lên ở Biện Đường, tổ tiên từng theo Đường hoàng đời đầu chinh chiến khắp nơi, đời trước cũng có nhiều người được phong hầu bái tướng, có điều truyền qua nhiều đời, Mạc gia hiện giờ đã không còn phong quang như xưa. Nhưng nhìn thấy cảnh tượng nước nhà lâm nguy, vị thái thú tuổi đã hơn thất tuần