ng làm gì sất! Cứ tới chơi và trò chuyện bình thường với nhỏ Hồng và Gia Khanh! Mày là lửa, Gia Khanh là rơm, xáp lại gần nhau trước sau gì cũng xảy ra “hỏa hoạn”, mày đừng lo!
Bá nói có sách, mách có chứng. Chiến thuật của nó, binh pháp cổ gọi là “bất chiến tự nhiên thành”. Nhưng tôi chẳng muốn thực hiện kế hoạch “không chiến” đó. Tôi muốn “tử chiến” kia. Luồn lách cực khổ bao tháng ngày, nay mới có dịp tiếp cận với đối phương mà “không chiến” thì uổng quá!
Trong khi tôi đang lưỡng lự không biết có nên làm theo lời Bá hay không thì một hôm, nhân lúc nhỏ Hồng đi vắng, Gia Khanh đột ngột hỏi tôi:
– Nghe nói hôm trước Khoa làm thơ tặng Gia Khanh phải không?
Tôi không bao giờ chờ đợi một câu hỏi gây cấn như thế. Vì vậy khi Gia Khanh tung câu hỏi ra như tung một cú đấm quyền Anh, tôi lặng người mất mấy phút. Mãi một hồi lâu, tôi mới mở miệng lí nhí đáp:
– Phải.
– Rồi Khoa lại vẽ hình tặng Gia Khanh nữa phải không? – Gia Khanh tiếp tục gặng hỏi.
Tôi gật đầu một cách khó khăn, bụng hoang mang vô kể. Tôi không hiểu Gia Khanh sẽ dẫn tôi đến đâu với những câu hỏi cắc cớ của nó. Hay nó định nhắc lại râu ria hôm nọ?
Dường như Gia Khanh đọc được nỗi lo âu trong mắt tôi nên nó mỉm cười trấn an:
– Gia Khanh chỉ hỏi vậy thôi, chẳng có gì quan trọng đâu! Nhưng từ nay về sau, Khoa đừng làm thơ hay vẽ tranh cho Gia Khanh nữa! Đừng làm gì hết. Khoa đến đây chơi là được rồi!
Cho tới lúc đó, tôi mới bần thần hiểu ra Gia Khanh là một đứa cực kỳ bản lĩnh. Nó chẳng ngây ngô như tôi hằng tưởng. Nó chẳng phải là “con nai vàng ngơ ngác đạp trên lá vàng khô” ở trong thơ Lưu Trọng Lư. Dám ở chung với cọp, bét nhất nó cũng là… tê giác. Nhưng dù bây giờ Gia Khanh có là gì đi nữa, tôi cũng đã “lỡ yêu rồi, làm sao quên được em ơi…”.
Khi tôi thuật lại chuyện này với Bá, nó phấn khởi bình luận:
– Vậy là ngon lành rồi!
– Ngon lành cái khỉ mốc! – Tôi nhăn mặt – Nó chẳng thèm màng đến thơ và tranh của tao mà mày bảo là ngon lành!
Bá bĩu môi:
– Mày ngốc quá! Thơ văn nhạc họa chỉ là phương tiện bày tỏ tình cảm. Khi em bảo như vậy, ý em muốn nói là mục đích đã đạt được rồi, đâu cần phương tiện nữa làm chi!
Phân tích của Bá khiến tôi ngẩn ngơ. Tôi bâng khuâng hỏi:
– Vậy tao khỏi cần làm thơ nữa?
– Khỏi.
– Khỏi cần vẽ tranh?
– Khỏi luôn.
– Khỏi làm gì hết?
– Đúng. Khỏi làm gì hết. Mày cứ nghe lời em. Chỉ đến chơi thôi.
Tôi chớp mắt:
– Thế còn tụi kia?
– Tụi nào?
– Tụi thằng Ngữ, thằng Hòa.
Bá nhún vai:
– Tụi nó bây giờ chỉ có nước đi theo xách dép cho mày và Gia Khanh.
– Thế còn thằng Nghị tẩm ngẩm tầm ngầm?
Bá cười khảy:
– Thằng Nghị cũng vậy. Trước đây, tao còn “ngán” nó, nhưng kể từ khi em Gia Khanh ngầm tuyên bố yêu mày, thằng Nghị trở thành đồ bỏ. Bây giờ mày là Sơn Tinh, ba đứa kia là Thủy Tinh.
Thấy Bá bốc tôi lên tận mây xanh, bụng tôi sướng rơn. Nhưng tôi vẫn dè dặt hỏi lại:
– Làm gì có chuyện Gia Khanh tuyên bố yêu tao?
Bá hừ giọng:
– Mày biết tỏng bụng dạ của em rồi mà còn làm bộ! Không yêu mày, sức mấy em chịu để mày đến nhà chơi. Hoặc giả mẹ nhỏ Hồng có mời mày đến, em cũng tìm cách lỉnh đi chỗ khác chứ đời nào ngồi trò chuyện với mày!
Bá lý luận chặt chẽ và hùng hồn đến mức tôi không thể không tin nó. Thế là tôi gục gặc đầu, mặt mày sáng rỡ:
– ž hén! Em yêu tao mà tao đâu có biết! Tao khờ ghê!
Kể từ hôm đó, tôi tự coi mình là Sơn Tinh. Tôi không sợ các đối thủ của tôi phỗng tay trên nữa. Tôi ăn nói dạn dĩ hơn. Và đi dứng cũng khệnh khạng hơn.
Ngược lại, các đối thủ của tôi ngán tôi thấy rõ. Ông ngoại của tụi nó đâu có làm nghề thuốc như ông ngoại của tôi. Tụi nó chẳng có lý do gì để bén mảng đến nhà nhỏ Hồng. Thấy tôi ngày nào cũng tới thủ thỉ tâm tình với Gia Khanh, khối đứa thèm nhỏ dãi, tức anh ách mà chẳng biết làm sao.
Rốt cuộc, nhà thơ Ngu Kha đành tiếp tục cặm cụi… làm thơ. Ca sĩ Hòa lé tiếp tục… ca. Nghị chẳng có năng khiếu gì. Vũ khí của nó là chiếc honda. Nó xách xe lượn vòng vèo suốt ngày ngoài phố. Một hôm, Ngữ chìa một tờ giấy ra trước mặt tôi:
– Cho mày xem nè!
Tôi tò mò:
– Gì vậy?
– Thì mày đọc đi! Thơ!
Tôi vừa cầm tờ giấy vừa hững hờ hỏi:
– Thơ của mày hả?
Ngữ nháy mắt:
– Thơ của tao thì nói làm gì! Đây là thơ của em Gia Khanh gửi cho tao!
Tôi giật thót:
– Thơ Gia Khanh gửi cho mày?
– Chứ sao!
Tôi bán tín bán nghi, cúi đầu dòm vô tờ giấy. Đó là một bài thơ bốn câu, được viết bởi một nét chữ nguệch ngoạc, xiêu vẹo. Tôi bất giác buột miệng:
– Đâu phải nét chữ Gia Khanh!
Ngữ ỡm ờ:
– Thì đâu phải chữ nó. Ngu gì nó viết cho lộ bí mật. Nó nhờ người khác.
Ngữ nói kiểu đó, tôi hết đường bắt bẻ. Tôi nhẩm đọc bài thơ xem thử nó nói gì. Bài thơ viết:
Những bài thơ anh viết
Em đọc đã thuộc lòng
Dẫu là chim xứ lạ
Vẫn biết tình anh mong!
Bài thơ có bốn câu nhưng tình ý dạt dào. Và rõ ràng là nói đến Ngữ. Lần trước Ngữ làm thơ “phỏng vấn”: “Em là chim xứ lạ, có hiểu tình anh không?” Bây giờ người đẹp trả lời nó. Mà trả lời như vậy có khác nào đáp lại tình yêu của nó. Tôi xoay ngang xoay dọc tờ giấy trên tay, mắt hoa lên, đầu óc lơ lơ lửng lửng. Cho đến khi Ngữ đòi lại bài thơ tôi mới hoàn hồn. Tôi đưa tờ giấy cho nó, giọng ngờ vực:
– Tao không tin bài thơ này là của Gia Khanh.
Ngữ nhếch mép:
– Tin hay không mày hỏi em là biết liền!
Vẻ thản nhiên của Ngữ làm tôi đâm hoảng. Tôi liền chạy đi tìm sư phụ vấn kế. Nghe tôi kể xong, Bá hừ mũi:
– Thằng Ngữ xạo! Chính nó là tác giả bài thơ đó!
Tôi nhẹ nhõm:
– Thơ của nó?
– Chứ ai vô đây!
Tôi nhíu mày:
– Vậy sao nó dám thách tao đi hỏi Gia Khanh?
Bá hắng giọng:
– Đó là mưu độc của nó. Khi đưa bài thơ ra, trước hết nó muốn thăm dò chuyện tình cảm của mày. Thời gian gần đây, thấy mày thường lui tới chỗ Gia Khanh, nó lo lắng không biết mày đã “làm ăn” tới đâu rồi. Vì vậy nó tung bài thơ ra để làm một phép thử. Nếu mày khẳng định ngay bài thơ đó là “hàng giả”, tức là tình cảm giữa mày và Gia Khanh tiến triển rất xa rồi. Còn nếu mày lộ vẻ bán tín bán nghi có nghĩa là giữa mày với
Gia Khanh vẫn chưa có gì đáng kể. Rồi mày mà nghe lời nó xúi dại, lật đật đi hỏi Gia Khanh về chuyện bài thơ, mọi chuyện sẽ hỏng bét. Gia Khanh sẽ đánh giá mày là một đứa hời hợt, không tin vào tình yêu của nó mà đi tin những điều vớ vẩn. Em sẽ tống cổ mày ra đường cho mày đi lượm… bao ny lông.
Bá nói đến đâu, mồ hôi tôi chảy ra đến đó. Hóa ra thằng Ngữ này mưu sâu kế hiểm quá chừng. Nếu tôi không có một sư phụ tài ba như Bá, hẳn tôi đã mắc bẫy nó. Thật hú vía!
Tôi xúc
Bá nói có sách, mách có chứng. Chiến thuật của nó, binh pháp cổ gọi là “bất chiến tự nhiên thành”. Nhưng tôi chẳng muốn thực hiện kế hoạch “không chiến” đó. Tôi muốn “tử chiến” kia. Luồn lách cực khổ bao tháng ngày, nay mới có dịp tiếp cận với đối phương mà “không chiến” thì uổng quá!
Trong khi tôi đang lưỡng lự không biết có nên làm theo lời Bá hay không thì một hôm, nhân lúc nhỏ Hồng đi vắng, Gia Khanh đột ngột hỏi tôi:
– Nghe nói hôm trước Khoa làm thơ tặng Gia Khanh phải không?
Tôi không bao giờ chờ đợi một câu hỏi gây cấn như thế. Vì vậy khi Gia Khanh tung câu hỏi ra như tung một cú đấm quyền Anh, tôi lặng người mất mấy phút. Mãi một hồi lâu, tôi mới mở miệng lí nhí đáp:
– Phải.
– Rồi Khoa lại vẽ hình tặng Gia Khanh nữa phải không? – Gia Khanh tiếp tục gặng hỏi.
Tôi gật đầu một cách khó khăn, bụng hoang mang vô kể. Tôi không hiểu Gia Khanh sẽ dẫn tôi đến đâu với những câu hỏi cắc cớ của nó. Hay nó định nhắc lại râu ria hôm nọ?
Dường như Gia Khanh đọc được nỗi lo âu trong mắt tôi nên nó mỉm cười trấn an:
– Gia Khanh chỉ hỏi vậy thôi, chẳng có gì quan trọng đâu! Nhưng từ nay về sau, Khoa đừng làm thơ hay vẽ tranh cho Gia Khanh nữa! Đừng làm gì hết. Khoa đến đây chơi là được rồi!
Cho tới lúc đó, tôi mới bần thần hiểu ra Gia Khanh là một đứa cực kỳ bản lĩnh. Nó chẳng ngây ngô như tôi hằng tưởng. Nó chẳng phải là “con nai vàng ngơ ngác đạp trên lá vàng khô” ở trong thơ Lưu Trọng Lư. Dám ở chung với cọp, bét nhất nó cũng là… tê giác. Nhưng dù bây giờ Gia Khanh có là gì đi nữa, tôi cũng đã “lỡ yêu rồi, làm sao quên được em ơi…”.
Khi tôi thuật lại chuyện này với Bá, nó phấn khởi bình luận:
– Vậy là ngon lành rồi!
– Ngon lành cái khỉ mốc! – Tôi nhăn mặt – Nó chẳng thèm màng đến thơ và tranh của tao mà mày bảo là ngon lành!
Bá bĩu môi:
– Mày ngốc quá! Thơ văn nhạc họa chỉ là phương tiện bày tỏ tình cảm. Khi em bảo như vậy, ý em muốn nói là mục đích đã đạt được rồi, đâu cần phương tiện nữa làm chi!
Phân tích của Bá khiến tôi ngẩn ngơ. Tôi bâng khuâng hỏi:
– Vậy tao khỏi cần làm thơ nữa?
– Khỏi.
– Khỏi cần vẽ tranh?
– Khỏi luôn.
– Khỏi làm gì hết?
– Đúng. Khỏi làm gì hết. Mày cứ nghe lời em. Chỉ đến chơi thôi.
Tôi chớp mắt:
– Thế còn tụi kia?
– Tụi nào?
– Tụi thằng Ngữ, thằng Hòa.
Bá nhún vai:
– Tụi nó bây giờ chỉ có nước đi theo xách dép cho mày và Gia Khanh.
– Thế còn thằng Nghị tẩm ngẩm tầm ngầm?
Bá cười khảy:
– Thằng Nghị cũng vậy. Trước đây, tao còn “ngán” nó, nhưng kể từ khi em Gia Khanh ngầm tuyên bố yêu mày, thằng Nghị trở thành đồ bỏ. Bây giờ mày là Sơn Tinh, ba đứa kia là Thủy Tinh.
Thấy Bá bốc tôi lên tận mây xanh, bụng tôi sướng rơn. Nhưng tôi vẫn dè dặt hỏi lại:
– Làm gì có chuyện Gia Khanh tuyên bố yêu tao?
Bá hừ giọng:
– Mày biết tỏng bụng dạ của em rồi mà còn làm bộ! Không yêu mày, sức mấy em chịu để mày đến nhà chơi. Hoặc giả mẹ nhỏ Hồng có mời mày đến, em cũng tìm cách lỉnh đi chỗ khác chứ đời nào ngồi trò chuyện với mày!
Bá lý luận chặt chẽ và hùng hồn đến mức tôi không thể không tin nó. Thế là tôi gục gặc đầu, mặt mày sáng rỡ:
– ž hén! Em yêu tao mà tao đâu có biết! Tao khờ ghê!
Kể từ hôm đó, tôi tự coi mình là Sơn Tinh. Tôi không sợ các đối thủ của tôi phỗng tay trên nữa. Tôi ăn nói dạn dĩ hơn. Và đi dứng cũng khệnh khạng hơn.
Ngược lại, các đối thủ của tôi ngán tôi thấy rõ. Ông ngoại của tụi nó đâu có làm nghề thuốc như ông ngoại của tôi. Tụi nó chẳng có lý do gì để bén mảng đến nhà nhỏ Hồng. Thấy tôi ngày nào cũng tới thủ thỉ tâm tình với Gia Khanh, khối đứa thèm nhỏ dãi, tức anh ách mà chẳng biết làm sao.
Rốt cuộc, nhà thơ Ngu Kha đành tiếp tục cặm cụi… làm thơ. Ca sĩ Hòa lé tiếp tục… ca. Nghị chẳng có năng khiếu gì. Vũ khí của nó là chiếc honda. Nó xách xe lượn vòng vèo suốt ngày ngoài phố. Một hôm, Ngữ chìa một tờ giấy ra trước mặt tôi:
– Cho mày xem nè!
Tôi tò mò:
– Gì vậy?
– Thì mày đọc đi! Thơ!
Tôi vừa cầm tờ giấy vừa hững hờ hỏi:
– Thơ của mày hả?
Ngữ nháy mắt:
– Thơ của tao thì nói làm gì! Đây là thơ của em Gia Khanh gửi cho tao!
Tôi giật thót:
– Thơ Gia Khanh gửi cho mày?
– Chứ sao!
Tôi bán tín bán nghi, cúi đầu dòm vô tờ giấy. Đó là một bài thơ bốn câu, được viết bởi một nét chữ nguệch ngoạc, xiêu vẹo. Tôi bất giác buột miệng:
– Đâu phải nét chữ Gia Khanh!
Ngữ ỡm ờ:
– Thì đâu phải chữ nó. Ngu gì nó viết cho lộ bí mật. Nó nhờ người khác.
Ngữ nói kiểu đó, tôi hết đường bắt bẻ. Tôi nhẩm đọc bài thơ xem thử nó nói gì. Bài thơ viết:
Những bài thơ anh viết
Em đọc đã thuộc lòng
Dẫu là chim xứ lạ
Vẫn biết tình anh mong!
Bài thơ có bốn câu nhưng tình ý dạt dào. Và rõ ràng là nói đến Ngữ. Lần trước Ngữ làm thơ “phỏng vấn”: “Em là chim xứ lạ, có hiểu tình anh không?” Bây giờ người đẹp trả lời nó. Mà trả lời như vậy có khác nào đáp lại tình yêu của nó. Tôi xoay ngang xoay dọc tờ giấy trên tay, mắt hoa lên, đầu óc lơ lơ lửng lửng. Cho đến khi Ngữ đòi lại bài thơ tôi mới hoàn hồn. Tôi đưa tờ giấy cho nó, giọng ngờ vực:
– Tao không tin bài thơ này là của Gia Khanh.
Ngữ nhếch mép:
– Tin hay không mày hỏi em là biết liền!
Vẻ thản nhiên của Ngữ làm tôi đâm hoảng. Tôi liền chạy đi tìm sư phụ vấn kế. Nghe tôi kể xong, Bá hừ mũi:
– Thằng Ngữ xạo! Chính nó là tác giả bài thơ đó!
Tôi nhẹ nhõm:
– Thơ của nó?
– Chứ ai vô đây!
Tôi nhíu mày:
– Vậy sao nó dám thách tao đi hỏi Gia Khanh?
Bá hắng giọng:
– Đó là mưu độc của nó. Khi đưa bài thơ ra, trước hết nó muốn thăm dò chuyện tình cảm của mày. Thời gian gần đây, thấy mày thường lui tới chỗ Gia Khanh, nó lo lắng không biết mày đã “làm ăn” tới đâu rồi. Vì vậy nó tung bài thơ ra để làm một phép thử. Nếu mày khẳng định ngay bài thơ đó là “hàng giả”, tức là tình cảm giữa mày và Gia Khanh tiến triển rất xa rồi. Còn nếu mày lộ vẻ bán tín bán nghi có nghĩa là giữa mày với
Gia Khanh vẫn chưa có gì đáng kể. Rồi mày mà nghe lời nó xúi dại, lật đật đi hỏi Gia Khanh về chuyện bài thơ, mọi chuyện sẽ hỏng bét. Gia Khanh sẽ đánh giá mày là một đứa hời hợt, không tin vào tình yêu của nó mà đi tin những điều vớ vẩn. Em sẽ tống cổ mày ra đường cho mày đi lượm… bao ny lông.
Bá nói đến đâu, mồ hôi tôi chảy ra đến đó. Hóa ra thằng Ngữ này mưu sâu kế hiểm quá chừng. Nếu tôi không có một sư phụ tài ba như Bá, hẳn tôi đã mắc bẫy nó. Thật hú vía!
Tôi xúc