ị đâu vào đấy. Tôi nạp bài thơ “Biết đến bao giờ” vào nòng đại bác và sắp sửa giật cò.
Hôm khẩu đại bác của tôi khai hỏa, tôi không dám đến lớp sớm. Tôi không đủ can đảm chứng kiến cảnh Gia Khanh đứng trước tờ báo tường và run rẩy đọc từng dòng thơ của tôi. Gia Khanh xúc động một, tôi sẽ xúc động mười. Và bao giờ cũng vậy, h xúc động quá mức, tôi không làm sao ngăn được những cú nhảy mũi quái ác, tôi sẽ “hắt xì hơi” thật to và những tấm cửa kính trên tường sẽ rung lên loảng xoảng. Mà một nhà thơ có giọng điệu trữ tình nhỏ nhẹ như nhà thơ K.K. thì không được phép “hắt xì hơi” sấm sét như thế, nhất là vào thời điểm tôi đang cố tỏ ra đáng yêu nhất trong những người đàn ông đáng yêu.
Tôi chỉ ôm cặp vào lớp sau khi tiếng trống vào học đã vang lên được năm phút. Chào cô xong, tôi lò dò đi về chỗ ngồi, đầu cúi xuống nhưng mắc thì liếc về phía Gia Khanh. Tôi ngạc nhiên khi thấy nó tỉnh bơ, chẳng tỏ vẻ gì là một người con gái vừa nhận được “thông điệp” của “người yêu”. Cặp mắt nó vẫn đẹp như thường lệ, nhưng ráo hoảnh. Hay là nó chưa đọc bài thơ của mình! Tôi thấp thỏm nhủ bụng.
Suốt buổi sáng hôm đó, tôi hồi hộp chờ xem Gia Khanh có hỏi mượn tôi một món đồ gì không. Nếu nó quay xuống, tôi sẽ tìm cách dò xem thái độ của nó. Trước đây, chuyện thằng Ngữ tôi còn hỏi được. Chuyện tôi, chẳng lẽ tôi làm thinh. Nhưng mặc cho tôi nghển cổ chờ thời, gần hai tiếng đồng hồ đằng đẵng, Gia Khanh tuyệt nhiên không ngoảnh mặt lại đằng sau lấy một cái. Nó cứ cắm cúi chép bài, ra vẻ ta đây ham học lắm. Thật dòm bắt ngứa con mắt!
Cuối cùng không kiên trì hơn được nữa, vả lại đã sắp đến giờ ra chơi, tôi đành chồm lên bàn trên, gọi khẽ:
– Gia Khanh!
– Gì vậy Khoa?
Gia Khanh nhìn tôi bằng đôi mắt mở to.
Tôi ấp úng:
– Gia Khanh cho Khoa mượn… cây thước đi!
– Chứ cây thước của Khoa đâu?
Tôi liếm môi:
– Bữa nay Khoa để quên ở nhà.
Nói xong, tôi bỗng tái mặt khi nhác thấy cây thước “để quên ở nhà” của tôi đang nằm sờ sờ trên bàn. Tôi định lấy cuốn tập che lại nhưng lại sợ Gia Khanh phát hiện ra hành động đáng ngờ của tôi. Chẳng biết làm sao, tôi đành dán người xuống mặt bàn, lấy ngực đè lên cây thước. Cây thước cấn vào xương sườn đau nhói nhưng tôi chỉ biết cắn răng chịu trận.
– Khoa làm gì vậy? – Gia Khanh ngơ ngác hỏi.
– Khoa có làm gì đâu! – Tôi cười gượng gạo.
Gia Khanh vẫn nhìn tôi chăm chăm:
– Sao Khoa lại nằm trên bàn?
– €, à… tại Khoa sợ cô giáo trông thấy.
Vừa đáp, tôi vừa giật vội cây thước trên tay Gia Khanh. Khi nãy tôi mong nó quay xuống bao nhiêu thì bây giờ tôi lại mong nó quay lên bấy nhiêu. Nhưng Gia Khanh chẳng bao giờ thèm làm ý muốn của tôi. Nó thích làm theo ý muốn của nó hơn. Nó lại tiếp tục “trò chuyện”:
– Khoa kẻ đi!
Nếu như bình thường, sự quan tâm của Gia Khanh sẽ khiến tôi cảm động đến ứa nước mắt. Nhưng bây giờ tôi đang ứa nước mắt vì… đau. Tôi có cảm giác cây thước khốn nạn kia đang ngọ nguậy dưới ngực tôi một cách thích thú và lúc nào cũng lăm le chĩa các mũi nhọn vào xương sườn tôi. Vì cái lý do chết tiệt đó mà dù yêu Gia Khanh không để đâu cho hết, tôi vẫn phải tiếc nuối từ chối cái cơ hội mà tôi hằng mong đợi. Tôi thở dài đáp:
– Ừ, lát nữa Khoa kẻ! – Và cố không lộ vẻ đau đớn, tôi nhìn lên bảng, phịa – Chết! Cô ngó xuống kìa!
Đòn của tôi quả là đòn độc. Gia Khanh hốt hoảng quay phắt lên. Hên cho tôi, ngay lúc đó cô Vĩnh Yên nhìn xuống, vì vậy Gia Khanh chẳng mảy may nghi ngờ. Nó tưởng tôi báo động thật.
Cô Vĩnh Yên dạy môn sử lớp tôi. Cô không xinh đẹp bằng cô Tần chủ nhiệm, nhưng cô dịu dàng hơn. Có lẽ nhờ cô có một đôi mắt rất to, lúc nào cũng ánh lên vẻ hiền hậu. Đôi mắt đó lúc này càng mở to hơn nữa khi cô kinh ngạc thấy tôi thò tay rút từ dưới ngực ra một cây thước trong khi tay kia đang vung vẩy một cây thước khác. Bộ tịch kỳ quái của tôi hẳn không khác lắm những viên đại tướng trong môn sử cô dạy. Ngày xưa ra trận, người ta sử dụng song đao chắc cũng na ná như tôi sử dụng thước bây giờ.
Nhưng cô Vĩnh Yên không “hỏi thăm sức khỏe” tôi. Cô chỉ chớp chớp mắt rồi nhìn lướt qua chỗ khác. Tôi đã bảo rồi, cô hiền nhất thế giới. Nếu cô chơi ác bắt tôi đứng dậy, chắc mọi chuyện đổ bể tùm lum. Gia Khanh sẽ bảo tôi là… thằng Cuội. Nó sẽ thẳng tay gạch tên tôi khỏi danh sách hội viện hội những người yêu nó. Tôi sẽ nối bước theo nhà thơ Ngu Kha, yêu hoài hoài một người yêu tưởng tượng. Tôi sẽ đứng chầu rìa bên vệ đường, đau khổ theo dõi cuộc chạy đua còn lại giữa thỏ và rùa. Thằng Hòa bộp chộp đóng vai con thỏ, thằng Nghị lầm lì đội lốt con rùa. Chạy riết một hồi, đằng nào cũng có đứa tới đích. Đằng nào cũng có đứa được Gia Khanh choàng lên cổ vòng hoa chiến thắng. Khi đó, lòng tôi hẳn sẽ tan ra trăm nghìn mảnh. Tôi cũng được Gia Khanh choàng hoa lên người, nhưng không phải vòng hoa chiến thắng mà là vòng hoa… tưởng niệm, với hàng chữ “Vô cùng thương tiếc nhà thơ K.K., kẻ nói dối như Cuội”.
Nhưng nỗi lo của tôi đã không xảy ra. Cô Vĩnh Yên biết tôi ngoan ngoãn nổi tiếng, cô không nỡ làm tình làm tội tôi. Còn tôi thì đợi cho cô vừa quay mặt đi, tôi liền thở ra một hơi dài nhẹ nhõm và vội vàng giấu biến cây thước của tôi vào ngăn bàn.
Rồi tôi thẫn thờ cầm cây thước của Gia Khanh trên tay. Tôi chẳng biết làm gì với nó. Tôi chỉ biết ngồi đợi. Cơ hội ngàn vàng vừa mới sà đến bên tôi, thậm chí nó còn nhe răng cười với tôi, nhưng tôi đã đểnh đoảng để vuột mất. Tôi phải bắt đầu lại từ… phía sau lưng.
Do dự một hồi, tôi lại chồm lên phía trước, gọi khẽ:
– Gia Khanh!
Gia Khanh liếc vội về phía cô Vĩnh Yên rồi ngập ngừng quay xuống.
– Trả cây thước cho Gia Khanh nè!
Vừa nói tôi vừa chìa cây thước ra.
Gia Khanh vừa cầm lấy cây thước, tôi đã hấp tấp hỏi ngay, sợ nó thình lình quay lên:
– Sáng nay Gia Khanh có đọc tờ báo tường chưa?
Tôi lặp lại đúng kịch bản lần trước. Và tôi mừng rơn khi thấy Gia Khanh gật đầu.
Tôi liền lấn tới:
– Vậy chắc Gia Khanh đọc bài thơ “Biết đến bao giờ” rồi chứ gì?
Hỏi xong, tôi nhìn Gia Khanh lom lom, chờ nó gật đầu. Nếu nó tiếp tục gật đầu, tôi sẽ tiếp tục hỏi “Vậy Gia Khanh có biết thi sĩ K.K. là ai không?”. Hẳn Gia Khanh sẽ đáp “Làm sao Gia Khanh biết được! Nhưng K.K. là ai, điều đó đâu có dính dáng gì đến Gia Khanh!”. Tôi sẽ cười chúm chím “Có đấy! Tại Gia Khanh không biết đó thôi!”. Tới đây mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng hơn. Và như không thể khác được, cuộc đối thoại mỗi lúc một tình tứ: “Một trong hai chữ K. là tên Khanh đấy!” – “Tên của Gia Khanh hở?” – “Ừ, tên Khanh viết tắt.” – “Thế còn chữ K. kia?” – “Gia Khanh thử đoán xem!” – “Gia Khanh chịu.” – “Gia Khanh biết mà Gia Khanh làm bộ đó thô
Hôm khẩu đại bác của tôi khai hỏa, tôi không dám đến lớp sớm. Tôi không đủ can đảm chứng kiến cảnh Gia Khanh đứng trước tờ báo tường và run rẩy đọc từng dòng thơ của tôi. Gia Khanh xúc động một, tôi sẽ xúc động mười. Và bao giờ cũng vậy, h xúc động quá mức, tôi không làm sao ngăn được những cú nhảy mũi quái ác, tôi sẽ “hắt xì hơi” thật to và những tấm cửa kính trên tường sẽ rung lên loảng xoảng. Mà một nhà thơ có giọng điệu trữ tình nhỏ nhẹ như nhà thơ K.K. thì không được phép “hắt xì hơi” sấm sét như thế, nhất là vào thời điểm tôi đang cố tỏ ra đáng yêu nhất trong những người đàn ông đáng yêu.
Tôi chỉ ôm cặp vào lớp sau khi tiếng trống vào học đã vang lên được năm phút. Chào cô xong, tôi lò dò đi về chỗ ngồi, đầu cúi xuống nhưng mắc thì liếc về phía Gia Khanh. Tôi ngạc nhiên khi thấy nó tỉnh bơ, chẳng tỏ vẻ gì là một người con gái vừa nhận được “thông điệp” của “người yêu”. Cặp mắt nó vẫn đẹp như thường lệ, nhưng ráo hoảnh. Hay là nó chưa đọc bài thơ của mình! Tôi thấp thỏm nhủ bụng.
Suốt buổi sáng hôm đó, tôi hồi hộp chờ xem Gia Khanh có hỏi mượn tôi một món đồ gì không. Nếu nó quay xuống, tôi sẽ tìm cách dò xem thái độ của nó. Trước đây, chuyện thằng Ngữ tôi còn hỏi được. Chuyện tôi, chẳng lẽ tôi làm thinh. Nhưng mặc cho tôi nghển cổ chờ thời, gần hai tiếng đồng hồ đằng đẵng, Gia Khanh tuyệt nhiên không ngoảnh mặt lại đằng sau lấy một cái. Nó cứ cắm cúi chép bài, ra vẻ ta đây ham học lắm. Thật dòm bắt ngứa con mắt!
Cuối cùng không kiên trì hơn được nữa, vả lại đã sắp đến giờ ra chơi, tôi đành chồm lên bàn trên, gọi khẽ:
– Gia Khanh!
– Gì vậy Khoa?
Gia Khanh nhìn tôi bằng đôi mắt mở to.
Tôi ấp úng:
– Gia Khanh cho Khoa mượn… cây thước đi!
– Chứ cây thước của Khoa đâu?
Tôi liếm môi:
– Bữa nay Khoa để quên ở nhà.
Nói xong, tôi bỗng tái mặt khi nhác thấy cây thước “để quên ở nhà” của tôi đang nằm sờ sờ trên bàn. Tôi định lấy cuốn tập che lại nhưng lại sợ Gia Khanh phát hiện ra hành động đáng ngờ của tôi. Chẳng biết làm sao, tôi đành dán người xuống mặt bàn, lấy ngực đè lên cây thước. Cây thước cấn vào xương sườn đau nhói nhưng tôi chỉ biết cắn răng chịu trận.
– Khoa làm gì vậy? – Gia Khanh ngơ ngác hỏi.
– Khoa có làm gì đâu! – Tôi cười gượng gạo.
Gia Khanh vẫn nhìn tôi chăm chăm:
– Sao Khoa lại nằm trên bàn?
– €, à… tại Khoa sợ cô giáo trông thấy.
Vừa đáp, tôi vừa giật vội cây thước trên tay Gia Khanh. Khi nãy tôi mong nó quay xuống bao nhiêu thì bây giờ tôi lại mong nó quay lên bấy nhiêu. Nhưng Gia Khanh chẳng bao giờ thèm làm ý muốn của tôi. Nó thích làm theo ý muốn của nó hơn. Nó lại tiếp tục “trò chuyện”:
– Khoa kẻ đi!
Nếu như bình thường, sự quan tâm của Gia Khanh sẽ khiến tôi cảm động đến ứa nước mắt. Nhưng bây giờ tôi đang ứa nước mắt vì… đau. Tôi có cảm giác cây thước khốn nạn kia đang ngọ nguậy dưới ngực tôi một cách thích thú và lúc nào cũng lăm le chĩa các mũi nhọn vào xương sườn tôi. Vì cái lý do chết tiệt đó mà dù yêu Gia Khanh không để đâu cho hết, tôi vẫn phải tiếc nuối từ chối cái cơ hội mà tôi hằng mong đợi. Tôi thở dài đáp:
– Ừ, lát nữa Khoa kẻ! – Và cố không lộ vẻ đau đớn, tôi nhìn lên bảng, phịa – Chết! Cô ngó xuống kìa!
Đòn của tôi quả là đòn độc. Gia Khanh hốt hoảng quay phắt lên. Hên cho tôi, ngay lúc đó cô Vĩnh Yên nhìn xuống, vì vậy Gia Khanh chẳng mảy may nghi ngờ. Nó tưởng tôi báo động thật.
Cô Vĩnh Yên dạy môn sử lớp tôi. Cô không xinh đẹp bằng cô Tần chủ nhiệm, nhưng cô dịu dàng hơn. Có lẽ nhờ cô có một đôi mắt rất to, lúc nào cũng ánh lên vẻ hiền hậu. Đôi mắt đó lúc này càng mở to hơn nữa khi cô kinh ngạc thấy tôi thò tay rút từ dưới ngực ra một cây thước trong khi tay kia đang vung vẩy một cây thước khác. Bộ tịch kỳ quái của tôi hẳn không khác lắm những viên đại tướng trong môn sử cô dạy. Ngày xưa ra trận, người ta sử dụng song đao chắc cũng na ná như tôi sử dụng thước bây giờ.
Nhưng cô Vĩnh Yên không “hỏi thăm sức khỏe” tôi. Cô chỉ chớp chớp mắt rồi nhìn lướt qua chỗ khác. Tôi đã bảo rồi, cô hiền nhất thế giới. Nếu cô chơi ác bắt tôi đứng dậy, chắc mọi chuyện đổ bể tùm lum. Gia Khanh sẽ bảo tôi là… thằng Cuội. Nó sẽ thẳng tay gạch tên tôi khỏi danh sách hội viện hội những người yêu nó. Tôi sẽ nối bước theo nhà thơ Ngu Kha, yêu hoài hoài một người yêu tưởng tượng. Tôi sẽ đứng chầu rìa bên vệ đường, đau khổ theo dõi cuộc chạy đua còn lại giữa thỏ và rùa. Thằng Hòa bộp chộp đóng vai con thỏ, thằng Nghị lầm lì đội lốt con rùa. Chạy riết một hồi, đằng nào cũng có đứa tới đích. Đằng nào cũng có đứa được Gia Khanh choàng lên cổ vòng hoa chiến thắng. Khi đó, lòng tôi hẳn sẽ tan ra trăm nghìn mảnh. Tôi cũng được Gia Khanh choàng hoa lên người, nhưng không phải vòng hoa chiến thắng mà là vòng hoa… tưởng niệm, với hàng chữ “Vô cùng thương tiếc nhà thơ K.K., kẻ nói dối như Cuội”.
Nhưng nỗi lo của tôi đã không xảy ra. Cô Vĩnh Yên biết tôi ngoan ngoãn nổi tiếng, cô không nỡ làm tình làm tội tôi. Còn tôi thì đợi cho cô vừa quay mặt đi, tôi liền thở ra một hơi dài nhẹ nhõm và vội vàng giấu biến cây thước của tôi vào ngăn bàn.
Rồi tôi thẫn thờ cầm cây thước của Gia Khanh trên tay. Tôi chẳng biết làm gì với nó. Tôi chỉ biết ngồi đợi. Cơ hội ngàn vàng vừa mới sà đến bên tôi, thậm chí nó còn nhe răng cười với tôi, nhưng tôi đã đểnh đoảng để vuột mất. Tôi phải bắt đầu lại từ… phía sau lưng.
Do dự một hồi, tôi lại chồm lên phía trước, gọi khẽ:
– Gia Khanh!
Gia Khanh liếc vội về phía cô Vĩnh Yên rồi ngập ngừng quay xuống.
– Trả cây thước cho Gia Khanh nè!
Vừa nói tôi vừa chìa cây thước ra.
Gia Khanh vừa cầm lấy cây thước, tôi đã hấp tấp hỏi ngay, sợ nó thình lình quay lên:
– Sáng nay Gia Khanh có đọc tờ báo tường chưa?
Tôi lặp lại đúng kịch bản lần trước. Và tôi mừng rơn khi thấy Gia Khanh gật đầu.
Tôi liền lấn tới:
– Vậy chắc Gia Khanh đọc bài thơ “Biết đến bao giờ” rồi chứ gì?
Hỏi xong, tôi nhìn Gia Khanh lom lom, chờ nó gật đầu. Nếu nó tiếp tục gật đầu, tôi sẽ tiếp tục hỏi “Vậy Gia Khanh có biết thi sĩ K.K. là ai không?”. Hẳn Gia Khanh sẽ đáp “Làm sao Gia Khanh biết được! Nhưng K.K. là ai, điều đó đâu có dính dáng gì đến Gia Khanh!”. Tôi sẽ cười chúm chím “Có đấy! Tại Gia Khanh không biết đó thôi!”. Tới đây mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng hơn. Và như không thể khác được, cuộc đối thoại mỗi lúc một tình tứ: “Một trong hai chữ K. là tên Khanh đấy!” – “Tên của Gia Khanh hở?” – “Ừ, tên Khanh viết tắt.” – “Thế còn chữ K. kia?” – “Gia Khanh thử đoán xem!” – “Gia Khanh chịu.” – “Gia Khanh biết mà Gia Khanh làm bộ đó thô