Hoa Hồng Xứ Khác - Truyện Teen - thichdoctruyen.yn.lt
Polly po-cket

Hoa Hồng Xứ Khác (xem 1548)

Hoa Hồng Xứ Khác

thơ đó do Bá “sáng tác”. Nó cứ đinh ninh tôi chuyên nghề photocopie thơ của thiên hạ. Ánh mắt chế nhạo của nó khiến tôi nhột quá chừng.
Nhưng những lời đàm tiếu xung quanh bài thơ tôi không dừng lại ở đó. Ngữ nói:
– Dù sao, chuyện tao mỏi cổ vì đọc thơ mày cũng không phải là chuyện quan trọng. Tao đã gặp cả khối đứa làm thơ kiểu đó. Chuyện quan trọng nằm ở chỗ khác!
– Chỗ khác là chỗ nào? – Tôi hỏi, giọng hoang mang.
– Ở chỗ… – Ngữ kéo dài giọng với vẻ tinh quái – ở chỗ qua bài thơ này, tao phát hiện ra mày đang… yêu say đắm.
Tôi giật mình:
– Say đắm đâu mà say đắm! Tao chỉ yêu chơi thôi! Yêu để làm thơ!
Bài học trên lớp tôi tụng hoài không thuộc mà chẳng hiểu sao những gì Ngữ dạy tôi đều nhớ như in. Tôi trả lời đúng bài bản. Nhưng Ngữ chẳng màng nghe tôi. Nó cười khảy:
– Mày đừng có bịp tao! Tao là người sáng tác ra cái mốt “yêu chơi”, chẳng lẽ tao không phân biệt được thế nào là yêu chơi, thế nào là yêu thật sao? Không những tao biết mày đang yêu thật mà tao còn biết mày yêu ai nữa kìa!
Tôi hỏi và nghe tim mình thót lại:
– Yêu ai?
Ngữ dang rộng hai tay:
– Thì còn ai ngoài nhỏ Gia Khanh! Cái bút hiệu K.K. của mày được cấu tạo theo phương pháp “ghép mô” của tao, lẽ nào tao không biết! – Rồi Ngữ hắng giọng nói thêm – Nhưng thằng Nghị, thằng Hòa mê em Gia Khanh, tao không thắc mắc, còn mày đi đứng loạng quạng thế nào mà lại sa chân vào đường tính ái, tao lấy làm lạ lắm Khoa ơi!
Thấy Ngữ ngân nga châm chọc, tôi tìm cách chống chế:
– Thì tao giống như mày thôi. Thoạt đầu là yêu chơi, rồi dần dần chuyển qua… yêu thiệt.
Ngữ hừ giọng:
– Mày giống tao sao được mà giống! Tao mắc bệnh yêu mãn tính, mày mang tư chất thầy chùa, đứa thăng niết bàn, đứa sa địa ngục, khác nhau xa! Tự dưng mày ăn phải bùa mê thuốc lú của ai, bỗng đâm đầu chạy theo con gái. Nội công thâm hậu như tao, nhào vô em còn trầy vi tróc vảy, cỡ thầy tu mới hoàn tục như mày sức đâu mà đòi “cho tôi theo với, kéo tôi nhiều”. Nếu chẳng may nó nể lời mày, nó thẳng tay “kéo” mày một phát, chắc mày sẽ té đập đầu xuống đất, chảy máu mồm máu mũi lênh láng chứ chẳng chơi!
Ngữ vẽ lên trước mắt tôi một bức tranh toàn màu xám. Chắc nó muốn tôi chết khiếp bỏ cuộc nửa chừng để nó rộng đường săn đón Gia Khanh. Tôi liền ấm ức nói:
– Mày “hù” tao để tao rút lui chứ gì?
Ngữ cười ha hả:
– Trời đất! Thằng Nghị, thằng Hòa tao còn không sợ, không lẽ tao sợ mày! Nhà thơ thiệt đi sợ nhà thơ dỏm? Mày có điên không hả Khoa?
Trong khi tôi đứng chết trân thì Ngữ vỗ ngực, hùng hồn nói tiếp:
– Để mày khỏi nghi kỵ, tao sẽ đăng bài thơ của mày, mặc dù vị trí của nó lẽ ra nằm ở sọt rác. Còn tao và mày, từ nay mỗi đứa phải tự lo lấy “mạng sống” của mình. Mỗi đứa chiến đấu trên một trận tuyến, khỏi cần ai giúp ai!
Sau khi tuyên bố một câu “đứt bóng”, Ngữ nhét bài thơ của tôi vào túi áo và khệnh khạng bỏ đi, không kịp để tôi nói một lời từ giã.
Tôi đứng ngẩn ngơ nhìn theo nhà thơ đàn anh. Ngữ không cáu chuyện tôi thương Gia Khanh. Nó chỉ điên tiết chuyện tôi dám coi tôi là đối thủ ngang tầm với nó. Nó giận tên đồ đệ hỗn hào, chuyên đi ăn cắp thơ người khác, trong khi đó lại sợ sư phụ “ăn cắp” tình yêu của mình.
Nhưng Ngữ có giận tôi hay không, đối với tôi điều đó chẳng quan trọng gì. Tôi chỉ lo một điều, không biết cuối cùng Ngữ có chịu đăng bài thơ “tổng hợp” của tôi như nó đã hứa hay không. Tôi hy vọng nếu không nể tôi thì ít ra Ngữ cũng nể mặt ba nhà thơ tiền chiến đang “tạm trú” trong thơ tôi. Nếu Ngữ là sư phụ tôi thì ba ông kia là sư phụ nó. Sư phụ của nhà thơ Ngu Kha tức là sư tổ của nhà thơ K.K.. Thằng Bá không biết điều đó nên khi chạy lại gần tôi, thấy tôi đang lim dim mắt, lẩm nhẩm cầu nguyện: “Sư tổ ơi, phù hộ con với!”, nó hoảng hốt sờ tay lên trán tôi, lắp bắp:
– Mày bị chó dại cắn hả Khoa?
Ba tổ sư Xuân Diệu, Huy Cận và Hồ Dzếnh hẳn đã nghe thấy lời khẩn cầu tha thiết của tôi nên vào ngày tờ báo tường sắp lên khuôn, tôi tìm thấy trong xấp bản thảo Ngữ đưa bài thơ “Biết đến bao giờ” của tôi.
Tôi mừng như mở cờ trong bụng và kể từ giây phút đó, tôi chúi mũi vào chăm chút minh họa bài thơ của mình.
Trình bày và trang trí tờ báo, ngoài tôi ra, còn có thằng Vinh rỗ. Nhưng Vinh rỗ chỉ là “thợ phụ”. Nó là lính của tôi. Trước nay, bài vở mười phần, tôi giành vẽ hết bảy phần. Vinh minh họa ba phần ít ỏi còn lại. Nhưng lần này, do tôi đầu tư hết thời gian và công sức vào bài thơ của tôi nên Vinh tha hồ múa cọ. Nó khoái lắm. Vừa khoái, nó vừa thắc mắc:
– Bài thơ của ai mà mày vẽ kỹ vậy?
Tôi vờ vịt:
– Nó ký tên tắt làm sao tao biết được!
Vinh tò mò cầm bài thơ lên xem. Xem xong, nó bĩu môi:
– Thơ dở ẹc!
Giọng lưỡi của thằng Vinh làm tôi giận muốn ứa gan. Nếu nó là em tôi thì tôi đã đá đít nó rồi. Kẹt một nỗi, nó là bạn của tôi và mặc dù mặt nó rỗ hoa, tay chân nó lại to như cẳng voi. Tôi đành tự an ủi: nó đâu có biết K.K. là tôi, nếu biết hẳn nó đã bốc “sếp” của nó lên tận mây xanh rồi. Nghĩ vậy, tôi chỉ mím môi, hậm hực:
– Nhưng mà tao thích bài thơ này!
Thấy tôi đột ngột nổi quạu, Vinh không dám bình luận thêm nữa. Nó cúi xuống hí hoáy làm phận sự.
Trong những bài thơ Vinh minh họa, có cả bài thơ của Ngu Kha. Dạo này, Ngu Kha vẫn tiếp tục làm thơ tình cho Gia Khanh. Nó vẫn ra rả cái điệp khúc “Em là chim xứ lạ, có hiểu tình anh không?”. Nhưng con chim quỷ quái kia dường như nhất định không chịu hiểu nên trong bài thơ nào Ngữ cũng nhắc tới nhắc lui cái ý đó, hệt như thông báo “coi chừng mất cắp” mà người ta vẫn lặp đi lặp lại trên loa phóng thanh ở các bến xe liên tỉnh.
Tụi bạn trong lớp lúc này cũng thôi chọc Ngu Kha. Chọc hoài, thằng Ngữ cứ giở đòn lì, ai nấy đâm chán. Hơn nữa, đòn thằng Ngữ như gió vào nhà trống nên cũng chẳng ai buồn quan tâm. Nó tung thơ ào ào như Tôn Ngộ Không tung thiết bảng. Gia Khanh vẫn một mực trơ trơ.
Cho đến nay, chỉ có tôi, Bá và có lẽ cả Gia Khanh biết Ngu Kha là ai. Nhưng cả ba đều ngậm tăm. Gia Khanh thì vậy, như chiếc lá khoai, bao nhiêu thơ đổ ra ngoài bấy nhiêu. Bá thì nhìn Ngữ bằng nửa con mắt. Nó bảo tôi: Ngu Kha là tên vô hại. Bá chỉ đề phòng Nghị.
Tôi không coi thường Ngữ. Nhưng tôi không tin nó sẽ nắm được đuôi sao chổi. Thơ ca dù sao cũng là vũ khí tầm xa. Trong khi đó, để giải quyết chiến trường, người ta không những cần đại pháo mà còn cần cả súng trường và lưỡi lê cho những màn đánh xáp lá cà.
Tôi khác Ngữ. Ngữ ngồi xa lắc xa lơ, trong khi tôi ngồi sát ngay sau lưng Gia Khanh. Tôi từng trò chuyện với nó. Tôi cho nó mượn thước, mượn gôm, mượn viết. Nó cười với tôi. Tôi cười với nó. Nụ cười ngớ ngẩn của tôi là lưỡi lê, là súng ngắn. Tôi chỉ thiếu đại pháo.
Nhưng hôm nay tôi đã chuẩn b

Chia sẻ để wap ngày càng phát triển bạn nhé :)
1 Chuyên mục chính
Truyện Đề Xuất
Ông xã thật cool

Biết tôi vô sinh bạn trai vẫn nhất quyết đòi cưới, ai ngờ khi biết sự thật tôi chỉ muốn giết luôn anh ta

Thú nhân chi long Trạch

Đọc Truyện Du Học Liên Xô Voz Full

Choáng Váng Phát Hiện Ra “Bộ Mặt Thật” Của Bạn Gái Hotgirl Nhờ… Một Cơn Mưa Rào