ó những âm thanh của mùa thu.
Tiếng của sâu bướm, tiếng thì thào của hoa cỏ đung đưa trong gió.
“Công chúa Kaguya” trổ những bông hoa vàng duyên dáng, tỏa hương thơm ngọt ngào.
“Đây là mẹ”, Yuji nói. “Mùi hương này là của mẹ mà”.
“Ừ nhỉ”.
Nàng luôn ở bên chúng tôi, bất kể lúc nào.
Chương 27
Hai bố con đạp xe đến ga tàu điện, trên đầu là bầu trời thu trong xanh vời vợi. Từ đó, chúng tôi sẽ lên tàu đi thăm thầy Nombre hiện đang ở thị trấn sát bờ biển cách đây hai tiếng đi tàu.
Đó cũng là ước nguyện của Mio. Nàng lúc nào cũng lo cho thầy Nombre.
Ở một mình thầy có buồn không?
Có gì bất tiện không?
Nàng từng bảo muốn một mình đi thăm thầy nhưng sức khỏe của thầy không tốt nên kế hoạch đã đổ bể.
Trước khi ra đi, nàng dặn tôi “Chồng thăm thầy giúp em nhé”. Bản thân tôi cũng muốn gặp thầy. Có bao nhiêu chuyện tôi muốn kể với thầy, về Mio, về con Pooh, về cuốn tiểu thuyết tôi đang viết.
Tôi quyết định sẽ đi thăm. Tuy nhiên, vừa quyết định xong thì mạch của tôi tăng thêm hai mươi.
Thật hết sảy!
Sự bồn chồn, đứng ngồi không yên của phi hành gia trước chuyến bay đến sao Diêm Vương là tâm trạng của tôi lúc này.
Đến ga tàu điện, điều đầu tiên khiến tôi sửng sốt là cái máy bán vé tự động. Cái máy này đã tiến hóa vượt bậc trong suốt mười năm qua. Số lượng nút bấm tăng lên gấp đôi. Có một màn hình tinh thể lỏng, nếu không làm đúng theo trình tự có phần hơi phức tạp thì khó lòng mua nổi vé cho trẻ con. Cái máy nhả ra cái vé tàu mỏng dẹt như đồ chơi. Hình như tôi sẽ phải nhét vé này vào khe ở cửa soát vé tự động.
Tôi đã biết đến sự tồn tại của cửa soát vé tự động qua tivi. Tuy nhiên, lúc đến đứng trước cái cửa này, tôi trở nên căng thẳng quá mức cần thiết. Sau lần đối mặt với cái cửa xoay của khách sạn, đây là lần đầu tiên tôi bị căng thẳng đến vậy.
Cuối cùng tôi cũng vượt được qua cửa soát vé. Tôi phải tiêu tốn khá nhiều năng lượng cho vụ này.
Tôi nói với Yuji.
“Bố con mình sẽ đi tàu thường”.
“Đi tàu nhanh sẽ nhanh hơn chứ”.
“Không, tàu nhanh không ổn. Rất lâu tàu mới dừng ở một ga”.
“Lâu thì sao ạ?”
“Chẳng sao cả. Nhưng nhỡ bị làm sao thì rất nguy hiểm”.
“Thế hả?”
“Ừ”.
Tàu thường dừng lại ở hơn bốn mươi ga.
Chạy, dừng…phù… con tàu phát ra âm thanh như tiếng thở dài rồi lại xình xịch đi tiếp. Chu trình này lặp lại bốn mươi lần.
Như cuộc đời một con người.
Phù…
Tàu đến, chúng tôi lên tàu.
Đúng như đã lường trước, hai chân tôi run lẩy bẩy. Tôi nắm chặt tay Yuji.
“Takkun ơi!” Yuji gọi.
“Gì thế?”
“Tay Takkun đầy mồ hôi”.
Chẳng cần nói tôi cũng biết đấy là mồ hôi lạnh.
Cửa đóng, đoàn tàu chuyển bánh là lập tức tôi nghe thấy tiếng “cạch”. Thứ âm thanh quen thuộc. Phát ra ở giữa ngực và dạ dày.
Tôi vội lấy lọ tinh dầu đàn hương, nhỏ một giọt vào khăn mùi xoa. Tôi dưa khăn lên bịt miệng. Mùi đàn hương ngọt ngào lan tỏa trong khoang mũi. Van đã mở nhưng chất hóa học tiết ra vẫn giữ ở mức tối thiểu.
Tôi đứng ở ngay cạnh cửa lên xuống, cố gắng tập trung nhìn cảnh vật bên ngoài.
“Ngồi thôi, Takkun. Tàu vắng tanh à”.
“Không, đứng tốt hơn”.
“Thế hả?”
“Ừ. Đứng thế này thoải mái hơn”.
“Thế thì mệt lắm”.
“Ừ, mệt lắm”.
Tôi quyết định đếm số xe ô tô chạy dọc con đường men theo đường ray. Trước mắt, tôi phải làm gì đó để quên việc đang ở trên tàu.
“Một, hai, ba, bốn…”
“Gì thế ạ?”
“Bố đang đếm ô tô”.
“Hay đấy. Con sẽ đếm cùng”.
“Được thôi”.
Phải rồi, đây sẽ là một trò chơi. Tôi sẽ coi đây là một trò chơi chứ không phải cách để tôi quên việc mình đang đi tàu. Thế là trong đầu tôi cứ hiện ra câu “đây sẽ là một trò chơi.” Dù trò này chẳng có gì là vui,
Lát sau, những chiếc xe bị ngắt quãng bởi cảnh đồng ruộng bát ngàn. Tỉ lệ nghịch với số lượng xe ô tô là lượng chất hóa học tiết ra bắt đầu tăng lên. Tôi hít vào thật sâu rồi từ từ thở ra.
Tôi tru miệng kêu “pụ pụ pụ”.
Pụ, pụ, pụ, pụ, pụ.
“Cái gì thế ạ?”
Pụ!
“Đấy là cái gì?”
“Kêu pụ pụ thế này sẽ giữ được bình tĩnh”.
“Thế hả?”
“Con làm thử đi”.
Pụ, pụ, pụ, pụ, pụ.
Pụ, pụ, pụ, pụ, pụ.
“Con bảo!” Yuji nói. “Mọi người đang nhìn đấy”.
“Tại con đáng yêu quá”.
“Đâu có”.
“Thế à”.
“Mình hát đi”.
“Hát?”
“Bài hát của mẹ. Bài mẹ dạy ý”.
“Đúng rồi! Bài mẹ dạy”.
“Cả hai cùng hát nhé?”
“Ừ. Cùng hát nào.”
“Hát bé thôi. Giọng Takkun to lắm”.
“Được rồi”.
Một chú voi
Chơi đùa trên mạng nhện
Vui quá bèn
Gọi thêm chú nữa đến
Cứ như vậy tôi vượt qua được cả chặng đường dài. Tôi ngửi mùi dầu đàn hương, đếm số xe ô tô, kêu pụ pụ và hát cùng Yuji. tôi phải xuống tàu ba lần để lấy lại bình tĩnh. Yuji không phàn nàn gì, chỉ im lặng đi theo tôi.
Sao Diêm Vương ở xa hơn tôi tưởng.
Phù…
Bệnh viện nằm lưng chừng một quả núi, hướng mặt ra phía biển. Đó là một tòa nhà sáu tầng, nom có vẻ giản dị và sạch sẽ.
Tôi hỏi lễ tân số phòng của thầy Nombre. Phòng ở cuối hành làng tầng ba. Chúng tôi đi cầu thang bộ lên tầng ba.
“Có thang máy mà”.
“Ừ. Nhưng bố thích đi thang bộ hơn”.
“Tại sao?”
“Vì không biết thang máy đưa mình đi đâu”.
“Thế hả?”
“Thang máy không có cửa sổ, cửa ra vào lại đóng kín nên chẳng biết thang máy đưa mình đi đâu. Nhỡ bị đưa lên tận Sao Hỏa thì sao”.
“Ồ?”
“Thang máy là phương tiện tệ nhất đấy”.
“Buồn cười thật”.
Thầy Nombre đang ở trong phòng. Thầy ngồi đọc sách trên chiếc giường cạnh cửa sổ trong căn phòng dành cho bốn người. Không thấy bóng dáng của ba người còn lại đâu.
“Chào thầy”.
Nghe thấy tiếng tôi, thầy liền rời mắt khỏi quyển sách.
Thầy khẽ rên “ồ, ồ” rồi gật đầu thật mạnh.
“Hai bố con đến đấy à”.
“Vâng, cháu đến đây ạ”.
Yuji nói.
Thầy Nombre đặt quyển sách xuống chiếc bàn cạnh giường rồi xoay người để hạ chân xuống sàn.
“Lên tầng thượng nói chuyện đi”. Thầy bảo. “ Chỗ đấy là tuyệt nhất. Ngắm cảnh rất đẹp”.
Thầy thận trọng đứng dậy, với tay lấy cây ba- toong dựng cạnh giường.
“Đi thôi”.
Thầy hơi kéo lê bàn trên trái, đi trước dẫn đường cho hai bố con.
Thầy ngoảnh lại:
“Nhờ luyện tập phục hồi chức năng đấy”.
Thầy bảo:
“Giờ thì tôi đi được bằng chính đôi chân của mình rồi”.
Sắc mặt thầy rất tốt, giọng nói cũng sang sảng.
“Có vẻ thầy đã khỏe hơn”.
“Ừ. Hồi xưa tệ hơn bây giờ nhiều. Giờ thì khỏe như vâm”.
“Vâng”.
Thầy Nombre và Yuji đi thang máy, còn tôi vẫn nhất quyết đi thang bộ. Vừa mở cánh cửa thông ra sân thượng, cả một khoảng không xanh bao la đập vào mắt tôi. Thầy Nombre và Yuji nhìn tôi cười.
“Chậm quá”.
“Tại bố không muốn bị lên sao Hỏa”.
“Buồn cười thật”.
Toàn bộ mặt sân thượng được lót cỏ nhân tạo cùng rất nhiều ghế băng. Cụ ông, cụ bà và những người có vẻ là người thân của các cụ đang ngồi ngắm biển và chuyện trò rầm rì.
“Cảnh đẹp quá”.
“Đẹp không!”
“Mấy năm rồi em mới nhìn thấy biển. Còn Yuji chắc là lần đầu tiên?”
“Biển thật thì mới lần đầu ạ”.
“Ừ, đây là biển thật đấy”.
“Con thấy hơi sợ”.
“Ừ. Tại đây là biển thật mà”.
Trên nền trời xanh hiện lên những vầng mây ti tích. Mây trôi về phía trời trông như bầy chim đang đổ về phương Nam. Gió biển se lạnh khiến mái tóc màu mật ong của Yuji bay bay.
“Mio đi rồi hả?”
Tôi gật đầu trước câu hỏi của thầy Nombre. Chắc Mio đã viết điều đó trong bức thư gửi cho thầy.
“Em cả thấy mọi chuyện
Tiếng của sâu bướm, tiếng thì thào của hoa cỏ đung đưa trong gió.
“Công chúa Kaguya” trổ những bông hoa vàng duyên dáng, tỏa hương thơm ngọt ngào.
“Đây là mẹ”, Yuji nói. “Mùi hương này là của mẹ mà”.
“Ừ nhỉ”.
Nàng luôn ở bên chúng tôi, bất kể lúc nào.
Chương 27
Hai bố con đạp xe đến ga tàu điện, trên đầu là bầu trời thu trong xanh vời vợi. Từ đó, chúng tôi sẽ lên tàu đi thăm thầy Nombre hiện đang ở thị trấn sát bờ biển cách đây hai tiếng đi tàu.
Đó cũng là ước nguyện của Mio. Nàng lúc nào cũng lo cho thầy Nombre.
Ở một mình thầy có buồn không?
Có gì bất tiện không?
Nàng từng bảo muốn một mình đi thăm thầy nhưng sức khỏe của thầy không tốt nên kế hoạch đã đổ bể.
Trước khi ra đi, nàng dặn tôi “Chồng thăm thầy giúp em nhé”. Bản thân tôi cũng muốn gặp thầy. Có bao nhiêu chuyện tôi muốn kể với thầy, về Mio, về con Pooh, về cuốn tiểu thuyết tôi đang viết.
Tôi quyết định sẽ đi thăm. Tuy nhiên, vừa quyết định xong thì mạch của tôi tăng thêm hai mươi.
Thật hết sảy!
Sự bồn chồn, đứng ngồi không yên của phi hành gia trước chuyến bay đến sao Diêm Vương là tâm trạng của tôi lúc này.
Đến ga tàu điện, điều đầu tiên khiến tôi sửng sốt là cái máy bán vé tự động. Cái máy này đã tiến hóa vượt bậc trong suốt mười năm qua. Số lượng nút bấm tăng lên gấp đôi. Có một màn hình tinh thể lỏng, nếu không làm đúng theo trình tự có phần hơi phức tạp thì khó lòng mua nổi vé cho trẻ con. Cái máy nhả ra cái vé tàu mỏng dẹt như đồ chơi. Hình như tôi sẽ phải nhét vé này vào khe ở cửa soát vé tự động.
Tôi đã biết đến sự tồn tại của cửa soát vé tự động qua tivi. Tuy nhiên, lúc đến đứng trước cái cửa này, tôi trở nên căng thẳng quá mức cần thiết. Sau lần đối mặt với cái cửa xoay của khách sạn, đây là lần đầu tiên tôi bị căng thẳng đến vậy.
Cuối cùng tôi cũng vượt được qua cửa soát vé. Tôi phải tiêu tốn khá nhiều năng lượng cho vụ này.
Tôi nói với Yuji.
“Bố con mình sẽ đi tàu thường”.
“Đi tàu nhanh sẽ nhanh hơn chứ”.
“Không, tàu nhanh không ổn. Rất lâu tàu mới dừng ở một ga”.
“Lâu thì sao ạ?”
“Chẳng sao cả. Nhưng nhỡ bị làm sao thì rất nguy hiểm”.
“Thế hả?”
“Ừ”.
Tàu thường dừng lại ở hơn bốn mươi ga.
Chạy, dừng…phù… con tàu phát ra âm thanh như tiếng thở dài rồi lại xình xịch đi tiếp. Chu trình này lặp lại bốn mươi lần.
Như cuộc đời một con người.
Phù…
Tàu đến, chúng tôi lên tàu.
Đúng như đã lường trước, hai chân tôi run lẩy bẩy. Tôi nắm chặt tay Yuji.
“Takkun ơi!” Yuji gọi.
“Gì thế?”
“Tay Takkun đầy mồ hôi”.
Chẳng cần nói tôi cũng biết đấy là mồ hôi lạnh.
Cửa đóng, đoàn tàu chuyển bánh là lập tức tôi nghe thấy tiếng “cạch”. Thứ âm thanh quen thuộc. Phát ra ở giữa ngực và dạ dày.
Tôi vội lấy lọ tinh dầu đàn hương, nhỏ một giọt vào khăn mùi xoa. Tôi dưa khăn lên bịt miệng. Mùi đàn hương ngọt ngào lan tỏa trong khoang mũi. Van đã mở nhưng chất hóa học tiết ra vẫn giữ ở mức tối thiểu.
Tôi đứng ở ngay cạnh cửa lên xuống, cố gắng tập trung nhìn cảnh vật bên ngoài.
“Ngồi thôi, Takkun. Tàu vắng tanh à”.
“Không, đứng tốt hơn”.
“Thế hả?”
“Ừ. Đứng thế này thoải mái hơn”.
“Thế thì mệt lắm”.
“Ừ, mệt lắm”.
Tôi quyết định đếm số xe ô tô chạy dọc con đường men theo đường ray. Trước mắt, tôi phải làm gì đó để quên việc đang ở trên tàu.
“Một, hai, ba, bốn…”
“Gì thế ạ?”
“Bố đang đếm ô tô”.
“Hay đấy. Con sẽ đếm cùng”.
“Được thôi”.
Phải rồi, đây sẽ là một trò chơi. Tôi sẽ coi đây là một trò chơi chứ không phải cách để tôi quên việc mình đang đi tàu. Thế là trong đầu tôi cứ hiện ra câu “đây sẽ là một trò chơi.” Dù trò này chẳng có gì là vui,
Lát sau, những chiếc xe bị ngắt quãng bởi cảnh đồng ruộng bát ngàn. Tỉ lệ nghịch với số lượng xe ô tô là lượng chất hóa học tiết ra bắt đầu tăng lên. Tôi hít vào thật sâu rồi từ từ thở ra.
Tôi tru miệng kêu “pụ pụ pụ”.
Pụ, pụ, pụ, pụ, pụ.
“Cái gì thế ạ?”
Pụ!
“Đấy là cái gì?”
“Kêu pụ pụ thế này sẽ giữ được bình tĩnh”.
“Thế hả?”
“Con làm thử đi”.
Pụ, pụ, pụ, pụ, pụ.
Pụ, pụ, pụ, pụ, pụ.
“Con bảo!” Yuji nói. “Mọi người đang nhìn đấy”.
“Tại con đáng yêu quá”.
“Đâu có”.
“Thế à”.
“Mình hát đi”.
“Hát?”
“Bài hát của mẹ. Bài mẹ dạy ý”.
“Đúng rồi! Bài mẹ dạy”.
“Cả hai cùng hát nhé?”
“Ừ. Cùng hát nào.”
“Hát bé thôi. Giọng Takkun to lắm”.
“Được rồi”.
Một chú voi
Chơi đùa trên mạng nhện
Vui quá bèn
Gọi thêm chú nữa đến
Cứ như vậy tôi vượt qua được cả chặng đường dài. Tôi ngửi mùi dầu đàn hương, đếm số xe ô tô, kêu pụ pụ và hát cùng Yuji. tôi phải xuống tàu ba lần để lấy lại bình tĩnh. Yuji không phàn nàn gì, chỉ im lặng đi theo tôi.
Sao Diêm Vương ở xa hơn tôi tưởng.
Phù…
Bệnh viện nằm lưng chừng một quả núi, hướng mặt ra phía biển. Đó là một tòa nhà sáu tầng, nom có vẻ giản dị và sạch sẽ.
Tôi hỏi lễ tân số phòng của thầy Nombre. Phòng ở cuối hành làng tầng ba. Chúng tôi đi cầu thang bộ lên tầng ba.
“Có thang máy mà”.
“Ừ. Nhưng bố thích đi thang bộ hơn”.
“Tại sao?”
“Vì không biết thang máy đưa mình đi đâu”.
“Thế hả?”
“Thang máy không có cửa sổ, cửa ra vào lại đóng kín nên chẳng biết thang máy đưa mình đi đâu. Nhỡ bị đưa lên tận Sao Hỏa thì sao”.
“Ồ?”
“Thang máy là phương tiện tệ nhất đấy”.
“Buồn cười thật”.
Thầy Nombre đang ở trong phòng. Thầy ngồi đọc sách trên chiếc giường cạnh cửa sổ trong căn phòng dành cho bốn người. Không thấy bóng dáng của ba người còn lại đâu.
“Chào thầy”.
Nghe thấy tiếng tôi, thầy liền rời mắt khỏi quyển sách.
Thầy khẽ rên “ồ, ồ” rồi gật đầu thật mạnh.
“Hai bố con đến đấy à”.
“Vâng, cháu đến đây ạ”.
Yuji nói.
Thầy Nombre đặt quyển sách xuống chiếc bàn cạnh giường rồi xoay người để hạ chân xuống sàn.
“Lên tầng thượng nói chuyện đi”. Thầy bảo. “ Chỗ đấy là tuyệt nhất. Ngắm cảnh rất đẹp”.
Thầy thận trọng đứng dậy, với tay lấy cây ba- toong dựng cạnh giường.
“Đi thôi”.
Thầy hơi kéo lê bàn trên trái, đi trước dẫn đường cho hai bố con.
Thầy ngoảnh lại:
“Nhờ luyện tập phục hồi chức năng đấy”.
Thầy bảo:
“Giờ thì tôi đi được bằng chính đôi chân của mình rồi”.
Sắc mặt thầy rất tốt, giọng nói cũng sang sảng.
“Có vẻ thầy đã khỏe hơn”.
“Ừ. Hồi xưa tệ hơn bây giờ nhiều. Giờ thì khỏe như vâm”.
“Vâng”.
Thầy Nombre và Yuji đi thang máy, còn tôi vẫn nhất quyết đi thang bộ. Vừa mở cánh cửa thông ra sân thượng, cả một khoảng không xanh bao la đập vào mắt tôi. Thầy Nombre và Yuji nhìn tôi cười.
“Chậm quá”.
“Tại bố không muốn bị lên sao Hỏa”.
“Buồn cười thật”.
Toàn bộ mặt sân thượng được lót cỏ nhân tạo cùng rất nhiều ghế băng. Cụ ông, cụ bà và những người có vẻ là người thân của các cụ đang ngồi ngắm biển và chuyện trò rầm rì.
“Cảnh đẹp quá”.
“Đẹp không!”
“Mấy năm rồi em mới nhìn thấy biển. Còn Yuji chắc là lần đầu tiên?”
“Biển thật thì mới lần đầu ạ”.
“Ừ, đây là biển thật đấy”.
“Con thấy hơi sợ”.
“Ừ. Tại đây là biển thật mà”.
Trên nền trời xanh hiện lên những vầng mây ti tích. Mây trôi về phía trời trông như bầy chim đang đổ về phương Nam. Gió biển se lạnh khiến mái tóc màu mật ong của Yuji bay bay.
“Mio đi rồi hả?”
Tôi gật đầu trước câu hỏi của thầy Nombre. Chắc Mio đã viết điều đó trong bức thư gửi cho thầy.
“Em cả thấy mọi chuyện