Tiệc chính sẽ bắt đầu canh ba giờ Thân (3-5 giờ chiều), phụ nhân trong thôn lại bưng cái bát riêng của mình đến, Tử Tình thấy mỗi nhà đều tặng lễ, Điền thị ở cửa thu lễ, Tử Phúc thì ghi chép ở bên cạnh.
Tử Tình vụng trộm hỏi Thẩm thị, sao nhà mình làm tiệc rượu lại không có ai tặng lễ? Thì ra là phong tục, đón dâu phải có lễ, nhưng người dân tặng lễ rất mỏng, đơn giản là hai cái khăn lông, hoặc là một cái chậu gỗ, thân thiết hơn thì mộ xấp vải, đa số là khăn mặt, Tử Tình đếm, có tầm một trăm tám mươi cái, đủ Hạ Ngọc dùng nhiều năm.
Thẩm thị vừa nghe, liền nở nụ cười, nói: “Khăn mặt này nhị cô ngươi không mang đi hết đâu, bà ngươi còn muốn dùng nó để làm quà đáp lễ, chắc khăn mặt chuyển một vòng rồi vẫn đến trong tay người đó thôi.”
Tử Tình đến trong phòng Hạ Ngọc nhìn đồ cưới, cũng không biết Điền thị đặt đồ khi nào, hai thùng sơn đỏ, một tủ quần áo, trên tủ quần áo có chạm trổ cải trắng, sơn màu xanh, Tử Tình biết đây là biểu hiện mong muốn giàu có. Có hai chậu gỗ, một bồn cầu nhỏ, một cái gương, đều là màu đỏ, giường bốn chân, chăn màu đỏ.
Hạ Ngọc mặc áo bông mới màu đỏ thẫm, ra tiếp nữ khách, nam khách đều ở phòng phía sau. Thu Ngọc cầm cái tấm đệm đi theo, đều phải quỳ lạy những thân thích lớn hơn nàng, đường tẩu cùng con dâu cũng thế, ngoại trừ người trong thôn. Xuân Ngọc bưng một cái khay, những người được quỳ lạy đều cho một cái hồng bao, mặt trên còn có tên, xem ra là sớm chuẩn bị. Tử Tình phát hiện áo bông màu đỏ của nhị thêu rất nhiều tiền đồng và chữ ‘phúc’, hơn nữa ở ở trước ngực và giữa lưng còn khâu một đồng tiền thật vào, giày màu đỏ được thêu hoa sen nở rực.
Sau khi ăn xong, thân thích trong nhà cùng nữ quyến gần gũi đều ở lại, nói muốn khóc gả, mời tam bà bà đến làm chủ khóc, Tử Tình buồn bực, khóc gả phải gần đến lúc lên kiệu hoa mới khóc sao? Sao lại khóc trước một ngày?
Lúc này tất cả các nữ tử chưa gả đều ở trong phòng cùng Hạ Ngọc, trưởng bối thì cùng Điền thị ở trong phòng bà, một lát, liền nghe thấy tiếng nức nở truyền đến, đó là giọng của Điền thị, lập tức nghe tam bà bà hát: “Nữ nhi phải xuất giá, nương chỉ dặn dò mấy câu: một là hiếu thuận cha mẹ chồng; hai là kính trọng trượng phu; ba là hòa thuận với chị em dâu; bốn là chịu thương chịu khó, làm cơm nước, cẩn thận vật dễ cháy; năm là thức dậy sớm, quét dọn nhà cửa, khách quý đến nhà phải ân cần chào đón; sáu là biết may vá, đỡ phải nhờ vả người khác, không ham chơi nhiều.” Lời ca là lời dặn dò của mẫu thân trước khi nữ nhi gả đi.
Tam bà bà hát một câu, Hạ Ngọc tiếp một câu “Đã biết.” Tam bà bà hát xong, lại hát tiếp những lời ca về ơn nuôi dưỡng bao năm qua, hát một câu, Hạ Ngọc tiếp một câu, cái gì mà “mười tháng mang nặng đẻ đau”, cái gì mà “Đừng cố quá mà lỡ việc, uổng sự khổ tâm của cha mẹ”, Tử Tình cũng không biết hát bao lâu, không biết tam bà bà có uống nước không? Đang nghĩ tới thì bên này có người hát lại, là Xuân Ngọc thay Hạ Ngọc mở miệng : “Cha nương, một trái cam mười hai múi, nữ nhi của cha mẹ phải gả đi; một cây trúc mười hai đốt, ngày lễ ngày tết nên nhớ nhung; một quả trứng gà có lòng đỏ lòng trắng, nữ nhi sẽ nhớ ơn tình này; một giọt nước trong ao là giọt trong ao, huynh đệ tỷ muội đừng xa lạ nhau.” Tử Tình chỉ thấy đại cô vừa khóc vừa nước mũi tung tóe, cả phòng nức nở, thật đúng là bị lây nhiễm nổi buồn, cười cũng cười không nổi. (AAAAA… ta muốn die, dịch muốn điên luôn, các nàng thông cảm nhé nhé, ta đã cố gắng hết sức TT^TT)
Cũng không biết đến mấy giờ, rốt cục kết thúc , cả nhà nhanh về nhà ngủ, mai phải qua đó sớm. Tử Tình không bao giờ muốn nghe khóc gả nữa, rất ức chế.
Chương 59: Đưa Thân
(Đưa thân = đưa gả, ý là dẫn cô dâu về nhà chồng)
Ngày kế, sáng sớm tỉnh dậy, Thẩm thị mang bộ đồ màu đỏ lúc tết cho cả nhà mặc, còn lấy đôi khuyên tai mà Chu chưởng quầy tặng, định đeo cho Tử Tình.
Tử Tình vội nói: “Nương, con muốn đưa nó cho nhị cô, tân nương man mới hấp dẫn.” Thẩm thị dùng ngón tay búng trán Tử Tình hai cái, xoay người đi.
Tử Tình mới biết được, hôm nay đại ca sẽ dẫn nhị ca cùng nàng đi đưa gả, chắc đêm nay phải ở lại nhà nhị dượng, đường sá xa xôi, không về kịp. Thẩm thị dặn dò Tử Phúc nhất định phải trông coi đệ đệ muội muội.
Chờ cả nhà Tử Tình đến, tam bà bà đang chuẩn bị làm tục chải tóc cho Hạ Ngọc, lấy một cái trứng gà nấu chín, vẫn còn nóng lăn qua lăn lại trên mặt Hạ Ngọc, sau khó lấy một sợi chỉ nhỏ xe lông mặt (tương tự như cạo lông mặt, nhưng ở đây dùng sợi chỉ, ta thử rồi, cái này phải gọi là nhổ, đau bỏ mạng TT^TT), đau đến nỗi nhị cô cắn răng, làm xong thì trời đã sáng, nên trang điểm, người trang điểm là ai thì Tử Tình không biết, sau này mới nghe nói là con dâu của dì út lão gia tử, đầu tiên là uốn mi, không biết là dùng thứ gì, đang cầm trong tay, lại vẽ mi, dùng là dùng cây củi đốt cháy thành than vẽ lên, son môi thì dùng giấy son, phấn hơi hồng hồng, tô chút lên mặt, nhẹ nhàng, may là tốt hơn trong tưởng tượng chút, vẫn tương đối thanh tú. Tử Tình cứ nghĩ tân nương cũng giống trong tiểu thuyết miêu, dùng son quệt lên mặt, đỏ như mông khỉ.
Trang điểm xong, bắt đầu chải đầu, Tử Tình liền đôi khuyên tai lấy ra, Thu Ngọc đoạt lấy, hỏi mau đôi khuyên tai đẹp này mua ở đâu, Tử Tình đập: “Người khác mua ở kinh thành, nhị cô, ngươi phải nhớ kỹ, đây là quà Tử Tình tặng cho ngươi.”
Đồ từ kinh thành đến quả nhiên là khác, hình thức đẹp mắt, công phu tinh xảo, vật liệu tốt, đương nhiên hiệu quả sẽ khác nhau. Dưới sự yêu thích và ngưỡng mộ, Hạ Ngọc bắt đầu thay quần áo, mặc bộ áo bông màu đỏ hôm qua, bên ngoài mặc bộ váy cưới đỏ thẫm, thêu rồng phượng, xong thì kiệu đón dâu đã đến cửa.
Hạ Ngọc ngồi ngay ngắn trên giường, Tăng Thụy Khánh đốt pháo đi vào, mời khách đón dâu vào cửa, uống nước trà trước, tiểu hài tử đón dâu đều được cho bao lì xì. Lúc này, khách trong thôn cũng tới cửa, bắt đầu ăn cơm trưa, cơm trưa không nhiều món thịt như tiệc tối hôm qua, chất lượng đồ ăn chất cũng kém hơn.
Sau khi ăn xong, lão gia tử cùng Điền thị ngồi ở nhà chính, ánh mắt Điền thị lại đỏ, nghẹn ngào , Hạ Ngọc cũng thế, chú rể tân nương cúi chào cha mẹ, dập đầu lạy ba cái, Điền thị cho chú rể một hồng bao. Tăng Thụy Khánh cõng Hạ Ngọc ra cửa, Hạ Ngọc đã đội khăn voan đỏ, khăn voan thêu là uyên ương nghịch nước.
Tăng Thụy Tường ở cửa đốt pháo kép, lão gia tử cùng Điền thị tiễn khách, tiệc rượu kết thúc, trừ bỏ lão gia tử cùng Điền thị, những người khác đều đi theo vào thôn , thì ra là phải vào từ đường, lúc này nữ khách vẫn không được vào, tân nương bái tế xong, vẫn được đại ca cõng lên kiệu hoa, Tăng Thụy Tường lại đốt một quả pháo, nhóm nhạc bắt đầu diễn tấu, đưa thân đều là những người chưa gả. Thẩm thị có chút lo lắng Tử Tình, nhưng Tử Tình muốn đi, Thẩm thị đành phải dặn dò hết câu này đến câu khác.
Đưa thân là Thu Ngọc, Tử Bình, bà người Tử Tình,