Mỵ bước ra đứng cạnh tôi, tựa lưng vào tường:
– Để anh “tẩm bổ” một chút cho có sức.
Tôi phì cười. Cô bé có ý định đó trước đêm qua hay sau đêm qua?
Tôi đi vào. Mỵ lại theo sau lưng. Câu chuyện cũ lại đựơc Mỵ gợi tiếp:
– Nếu lỡ có bầu thì sao, anh?
– Chả sao cả.
– Không phải. Mỵ muốn hỏi anh thích trai hay gái?
– Em hỏi nhiều lần rồi.
– Trai?
– Ừ.
– Lý do?
– Con trai đầu lòng sẽ dạy dỗ trông nom các em nó chu đáo hơn.
Mỵ bĩu môi, cong cớn:
– Anh ích kỷ, anh không chiều em gì cả.
Tôi ngẩn người:
– Chứ em muốn thế nào?
– Con gái.
– Tại sao?
– Con gái để em may quần áo đẹp cho nó mặc, dắt nó đi chơi cho thiên hạ tưởng hai chị em. Con gái có đủ kiểu ăn mặc đẹp hơn con trai.
Tôi mỉm cười nhìn Mỵ. Ừ, dám thiên hạ tưởng hai mẹ con là hai chị em thật.. Mỵ hai mươi hai tuổi rưỡi mà trông chẳng khác hồi tôi mới quen bao nhiêu. Chỉ cao hơn một tí, người lớn hơn một tí. Mỵ mặc bộ đồ ngủ mầu hồng may theo kiểu áo bà bầu, tóc buộc thành hai cái đuôi ở phía sau, đường ngôi rẽ giữa thật thẳng trông như sợi dây trắng nối liền với chiếc gáy nõn nà.
Theo tôi, cái gáy của người con gái hấp dẫn nhất, khi nhìn từ phía sau. Một chiếc cổ thon, dài và trắng muốt mịn màng, lất phất những mái tóc mơn mởn bay theo gió để làm người nhìn xúc động. Chiếc gáy cứu vãn rất nhiều cho cái cổ không đựơc thon lắm, cho cái lưng không được thẳng mấy của người phụ nữ, xóa mờ những quan sát khắt khe người người nhìn.
Mỵ đang đứng nhìn ra cửa sổ và tôi thấy nàng gần như ở phía sau lưng. Tấm thân mảnh mai nhưng đầy đặn, cổ khá cao, chân dài. Mỵ tượng trưng cho mẫu người mà nam giới thường ao ước.
Tôi nói:
– Dám lắm.
Mỵ cười:
– Vậy bằng lòng con gái chưa?
– trai gái gì cũng tốt.
Mỵ nêu ra một tiết mục mới:
– Anh tính đặt tên con chưa?
– trai hay gái?
– Cả hai, lúc cần là có liền.
– Rồi.
Mỵ ngồi sát cạnh tôi, bẻ lại cổ áo ngủ của tôi:
– tên gì?
– Con trai thì tên phải hùng mạnh, nói lên được ý chí cao cả và tấm lòng bao la của nó mà mình mong ước. Chẳng hạn đặt là… Trường Sơn, Trường Bách..
Mỵ ngẫm nghĩ:
– Cũng hay haỵ Còn con gái?
– Con gái phải dịu dàng, yểu điệu một tí.
– Chẳng hạn.
– Thị Mẹt, Thị Hĩm đựơc không?
– Em không đùa đâu.
– Anh chưa tìm được chữ nào vừ âhy vừa ý nghĩa.
Mỵ nói:
– Để em đặt cho.
Tôi ngó Mỵ đăm đăm:
– Có chưa?
– Rồi.
– Nói anh nghe đi.
– Thục Vy!
Tôi kêu lên:
– Tên bạn em mà.
Mỵ thản nhiên:
– Ừ, cũng được chứ sao. Nó là con bạn thân nhất của em. Nó xinh đẹp, hiền ngoan. Tên nó đẹp. Nó lại đánh dấu ngày chúng mình quen nhau nữa… Em hỏi nó rồi.
– Cô ấy bảo sao?
– Thích mê đi ấy chứ lỵ.
Mỵ vậy mà lãng mạn gớm. Việc làm ấy chứa đựng đầy ý nghĩa đáng yêu, khiến tôi cảm động.
– Được lắm. Vậy mình sẽ chọn hai tên Trường Sơn và Thục Vy nhé
Mỵ gật đầu. Nàng chợt kêu lên:
– Phải đặt cho chúng một cái tên để gọi ở nhà nữa chứ?
– Có cần thiết không Mỵ?
– Cần. Cần lắm. Phải thế mới dễ thương.
Tôi đùa:
– Bê bi, mi nhon, được không?
Mỵ nhăn mặt:
– Bỏ đi, nghe chướng lắm. Mình dân Mít, đặt tên Mít dễ nghe hơn.
Tôi gật gù:
– Vợ tôi được quá. Anh cũng ghét cái trò đó. Việt Nam trăm phần trăm mà gọi con cứ vang cả xóm làng bằng những cái tên Bê bi, Ni Na, Ni Nô… không lọt tai chút nào.
Mỵ pha trò:
– Hay là mình bắt chước họ đặt tên Tô Tô, Ki Ki, Ka ka nhé anh?
– Đừng đem con anh ra sỉ nhục như vậy.
Chúng tôi cùng cười, tôi tiếp:
– Khi chúng nó đến tuổi đi học anh đề nghị chọn cho con một cái vườn trẻ ngon lành.
– Nhưng phải là vườn trẻ không dậy con nít bằng những cái “Phè rơ giắc cờ đinh “thằng” đông” mà là những bài như:
Công cha như núi Thái Sơn
nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
một lòng thờ mẹ kính cha
cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
hay
Trông kìa con voi nó đứn grung rinh
Nghiêng mình trong đám nhìn trăng vò tơ
Anh chàng voi ta thích chí mê tơi
Liền vời anh khác đằng xa lại chơi
Nhiều dân tộc tính và đầy ý nghĩa, nhỉ anh?
– Đúng thế. Nhưng này, chúng mình vẫn chưa nghĩ ra được cái tên riêng nào để đặt cho con cả mà?
Mỵ cười vui:
– Em đã nghĩ rồi. Con trai thì gọi thằng Cu Tý con gái thì gọi con Tý con. Được không?
– Dễ thương lắm. Em luôn luôn tuyệt diệu.
– Và những cái tên đó sẽ được truyền lại cho những đứa tiếp theo.
– Đồng ý. Bẩy tám đứa chia nhau hai cái tên đó đủ rồi.
Mỵ kêu lên:
– Không. Nhiều quá. Tối đa bốn đứa thôi. Anh muốn em thành bà già xác xơ hay sao đây?
Tôi ôm choàng lấy cổ vợ, nói nhẹ vào tai nàng:
– Nào bây giờ mình đi ăn phở. Và anh đề nghị thêm một tiết mục nữa.
– Gì?
– Xi nê, mi ni Rex Ạ Phim hay lắm.
– Sang nhỉ?
– Buổi sáng giá vé không đến nỗi cắt cổ, vả lại để mừng cho chúng mình có thêm những tương đồng về con cái cũng nên “phây phả” một chút.
– Chấp thuận đề nghị của ông bạn.
Nói xong, Mỵ tìm môi tôi. Bao giờ cũng vậy, Mỵ vẫn là người bầy tỏ những nồng nàn trong những dịp mà người nhận là tôi không thể nào từ chối được.
Chương 6
Tú là cô em nhỏ của Mỵ. Hiện đang ở cái tuổi của Mỵ vào lúc tôi mới gặp nàng. Chị em giống nhau thế không biết. Tú cũng xinh đẹp, hao hao dáng dấp của chị. Con bé này còn theo thời trang hơn cả chị nữa.
Tôi thương Tú và hay rủ Tú đi chơi với vợ chồng tôi. tuy nhiên Tú lại hay bị tôi cằn nhằn nhất trong lũ em của Mỵ, cái “tội” mà Tú bị tôi mắng thường xuyên nhất là Tú hay trang điểm quá lố, lạm dụng phấn son và mỹ phẩm. Tôi bảo Tú:
– Tú soi gương xem. Da dẻ mịn màng thế mà cứ trát mãi phấn vào hư hết cả da mặt. Son nữa, cái son mầu đỏ ***i ấy.
– Sao cơ?
– Cách đây nhiều năm, ngay hồi anh còn nhỏ người ta đã dùng thứ son ấy rồi.
– Thế ạ?
– Nhưng giới phụ nữ dùng nó lúc đó không phải là các cô tử tế. Mà là giới me Tây, gái bán phấn buôn hương hay me Mỹ sau này… Bây giờ nhìn thấy các cô tô son ấy, tôi em rằng nhiều người sẽ khó chịu vì bị ám ảnh…
Tú nhún vai thật điệu:
– Đời mới mà anh. Phải quên dĩ vãng đi chứ.
– Nhưng trông ***i chang khó chịu lắm.
– Anh thấy mấy cô kiểu mẫu quảng cáo đồng hồ trên xi nê không? Họ tô son đỏ ***t mà đẹp ghê.
– Họ là những người ngoại quốc. Khác nhau ở sự hợp lý đối với mỗi thành phần xử dụng.
– tụi trẻ bây giờ đều giống nhau. Em nghĩ là anh sẽ quen mắt.
Tôi cũng dần dần quen mắt thật, và cũng bắt đầu thấy hay haỵ Nhưng đồng thời, dù vẫn còn dùng mầu son đó, Tú đã tô nhạt hơn, như ý tôi muốn. Và thật bất ngờ, một hôm tôi đã thấy trên bàn phấn của Mỵ có thỏi son mầu đỏ. Mỵ hỏi:
– Anh ghét lắm phải không?
tôi thản nhiên:
– Không. Anh quen mắt rồi.
Tuy nhiên, có một thứ mà tôi không quen mắt, dù nhìn thấy từ lâu. Đó là loại túi vải có tua mà mấy anh “Tây” Hippy đeo lủng lẳng bên vai, trông hết sức bụi đời. Cái túi ấy bây giờ xuất hiện nhan nhản trên vai các cô trong đ