iếng hai đứa trẻ trêu đùa cắt đứt dòng suy nghĩ của Linh An. Nhật Minh gọi chúng lại, đưa cho chiếc túi lớn rồi ra hiệu cho chúng im lặng. Anh quay đầu xe, rời khỏi đó.
Chiếc xe hòa vào dòng xe cộ với vận tốc bình thường. Nhật Minh và Linh An như đều đang suy nghĩ điều gì đó.
Âm thanh ồn ã của thành phố đã trở lại.
Chương 24: giúp đỡ
Thứ hai – Tháng 4: Chuyển mùa. Mưa lạnh xen kẽ những đợt nắng nóng.
Vị đạo diễn dẫn dắt Diệp Anh vào nghề từng nói với cô: “Công việc viết lách chính là kết hôn với cảm xúc của bản thân. Thuận vợ thuận chồng, mọi chuyện đều xuôi chèo mát mái. Nhưng đôi khi không tránh khỏi mâu thuẫn. Cố mặt đối mặt trong lúc tức giận chỉ càng làm tổn thương nhau. Tốt nhất hãy ra ngoài, tụ tập bạn bè, làm một chén. Bình tĩnh rồi, mọi bế tắc đều có thể giải quyết.”
Nghĩ tới đây, ánh mắt Diệp Anh dần dịu lại. Cô rời khỏi chiếc ghế dài ngoài ban công, quyết định ra ngoài hít thở không khí trong lành thay vì cố nài ép bản thân nảy sinh cảm hứng cho phần tiếp theo của kịch bản.
Nhờ chạy bộ hằng ngày, đôi chân Diệp Anh trở nên dẻo dai. Cô có thể đi bộ hàng giờ trên những con phố dài nối tiếp nhau. Suy nghĩ miên man trôi theo dòng xe cộ. Đường phố chính là kho báu của cảm xúc. Một âm thanh, một giọng nói, một hình ảnh, đôi khi vô nghĩa với tất cả mọi người, nhưng lại giúp cô có được những ý tưởng tuyệt vời.
Bụng cô đột nhiên sôi lên. Khứu giác bị đánh thức bởi mùi thịt nướng phảng phất trong không khí. Cô nhìn quanh, phát hiện mình đã đứng trước cửa quán ăn của bố Khải Hưng từ bao giờ. Lưỡng lự, cô không biết nên chiều chuộng bản thân mình hay lánh qua quán ăn bên đường để gọi bữa trưa. Đang chần chừ, một giọng nói bất ngờ cất lên khiến cô giật bắn người, quay đầu lại.
– Cô không có tiền à?
– Dạ?
– Chỉ có những người không có tiền mới đứng trước quán ăn thất thần như vậy thôi.
– Dạ không…
Diệp Anh lùi lại sau. Người đàn ông đó tiến lại gần, vỗ mạnh vào vai Diệp Anh.
– Vậy thì vào đi! Quán của tôi không chê khách.
– Cháu…
– Cô ngửi thấy chứ. Mùi vịt nướng mật ong đấy. Tôi không cần nói nhiều chắc cô cũng đoán được nó tuyệt thế nào.
Diệp Anh mím môi lại, im lặng. Dịch vị tiết ra ngày càng nhiều. Cuối cùng, lí trí không thắng nổi cảm xúc, cô theo ông ta, bước vào quán.
Sâu trong quán có một nơi kín đáo nhìn ra vườn sau, duy chỉ có một thân cây lớn làm bàn và bốn tảng đá mài nhẵn làm ghế. Vịt được bày ra, Diệp Anh lưỡng lự nhìn người đàn ông đó ý như muốn hỏi tại sao ông ta còn chưa ngồi xuống.
– Tôi từng nhìn thấy tốc độ ăn của cô. Tôi vào bếp một lát, quay ra, chắc chúng ta có thể nói chuyện rồi.
– Dạ…vâng…
Mới gặp 3 lần nhưng lần nào Diệp Anh cũng cảm thấy người đàn ông này có rất nhiều chuyện muốn nói với cô. Nhưng những lời ông ta nói thường đi đường vòng, cuối cùng kết thúc ở ngõ cụt. Là không muốn nói hết hay còn nhiêu ẩn ý mà Diệp Anh chưa hiểu. Cô vừa ăn vừa suy nghĩ.
Trà vừa mang ra, ông ta đã xuất hiện, ra hiệu cho Diệp Anh cầm lấy tách, tiến về phía sân sau.
– Nếu tôi nói không đồng ý chuyện giữa cô và con trai tôi, cô nghĩ thế nào?
Lông mày Diệp Anh nhướn lên. Trà trong tách khẽ sánh.
– Cháu thấy ngạc nhiên và chạnh lòng.
– Ngắn gọn thế thôi sao? Nghe nói cô viết kịch bản phim. Tôi thấy trên phim mỗi khi bị phản đối, phụ nữ nào cũng cố gắng thuyết phục nhà chồng. Xem ra vì tôi không thể khiến con trai tôn trọng nên cũng không thể yêu cầu điều đó ở người khác.
– Vì cháu không có gì để thuyết phục bác. Cháu không phải người có gia thế, địa vị. Những nét hấp dẫn ở phụ nữ như dịu dàng, nữ tính, tề gia nội trợ cháu cũng không thể đáp ứng.
– Thay đổi thì sao?
– 27 năm, cháu chỉ mới thay đổi chút ít. Cháu nghĩ một lời nói không thể biến cháu thành con người hoàn toàn khác.
Người đàn ông đó thở dài.
– Quá cố chấp. Mỗi lần gặp cô lại làm tôi nhớ lại quãng thời gian trước đây.
Ông ta nhấp một ngụm trà.
– Khi đó nơi này chỉ là một quán ăn nhỏ nhưng rất đông khách. Tôi là nhà văn, ngày cũng như đêm, không xuống khỏi gác xép. Cô ấy là một trong những người mẹ tôi thuê về phụ việc. Sau khi phát hiện, tôi và cô ấy có tình cảm với nhau, mẹ tôi lập tức đuổi cô ấy đi.
Ánh mắt ông ta đột nhiên trùng xuống.
– Tôi lúc đó, nhất quyết bỏ nhà đi. Nhưng ra ngoài mới biết, ngoài viết văn làm thơ, tôi chẳng có cách gì nuôi sống bản thân mình. Cô ấy cũng không thể tìm ra. Tôi quay về nhà với bộ dạng nhếch nhác và bị ép kết hôn với một phụ nữ khác, chính là mẹ của Khải Hưng.
Giọng ông ta có chút thay đổi.
– Tôi học nghề đầu bếp và nhận lấy quán ăn từ bố mẹ. Bề ngoài, tôi thay đổi nhưng bên trong vẫn rất cố chấp. Tôi muốn dùng cuộc hôn nhân của mình để chứng minh cho bố mẹ tôi thấy, họ đã sai. Tôi là một người chồng nhưng không bao giờ là bạn tâm giao của vợ tôi. Giữa hai chúng tôi luôn có khoảng cách. Trong khi đó, tôi lặng lẽ tiếp tục tìm kiếm cô ấy. Chúng tôi gặp nhau và sinh ra một đứa con. Không may, nó mắc chứng tự kỉ. Cô ấy can ngăn nhưng tôi vẫn nhất quyết li dị để đường hoàng đón mẹ con cô ấy về. Không ngờ, vợ tôi tìm đến nhà cô ấy. Hai người lời qua tiếng lại. Vợ tôi xảy thai sau đó gặp tai nạn rồi qua đời. Tôi day dứt nhưng tôi nghĩ người chết đã chết, người sống vẫn phải sống, không thể để cô ấy cả đời chịu tiếng vợ hờ. Tôi nhanh chóng tái hôn rồi đón cô ấy và đứa con về nhà. Tôi vốn định chờ khi Khải Hưng lớn, hiểu chuyện, sẽ nói rõ tất cả. Nhưng khi nó lớn, nó thậm chí không nghe tôi nói một lời. Cho tới khi, tôi cũng không còn muốn nói. Vì xét cho cùng, mọi ý nghĩ của nó đều là sự thật. Ngoại tình, có con riêng, chỉ chờ hết giỗ đầu của vợ để lập tức tái hôn.
Ông ta nhìn Diệp Anh, dáng vẻ tò mò.
– Cô ngạc nhiên đúng không? Chuyện không tự hào gì mà tôi lại kể rất rành mạch, rõ ràng.
– Bác kể như vậy, xem ra lời bác nói phản đối cháu và Khải Hưng là đùa.
Ông ta tiến lại gần, vỗ mạnh vào vai Diệp Anh.
– Tôi kể như vậy là để nhắc nhở cô. Kìm chân đàn ông, sớm muộn gì họ cũng chạy tới nơi sai trái. Thả cho họ chạy, họ nhất định tìm được đường về.
Ông ta nhanh chóng bỏ đi. Diệp Anh còn đứng lại, uống hết tách trà. Một câu chuyện nhiều mắt xích, không biết đã sai từ đâu, chỉ biết đến cuối cùng, tất cả đều phải chịu tổn thương.
Sau khi rời khỏi quán ăn, Diệp Anh bắt taxi đến bệnh viện nơi Khải Hưng làm việc. Khải Hưng nhìn thấy cô ngồi ở dãy ghế chờ, sửng sốt, tiến lại gần.
– Em làm gì ở đây?
– Em chờ anh.
– Hôm nay em lại có hứng hẹn hò sao?
– Hẹn hò thì không. Em đến để khám bệnh. Lúc trước chẳng phải anh nói nếu em không thể tự giúp mình thì phải để người khác giúp sao?
– Nhưng phòng anh chuyển qua bên kia rồi. Em ngồi đây, tức là sẽ khám bác sĩ khác.
– Vậy sao? Không vấn đề. Bác sĩ là được rồi. Nhưng anh chuyển qua phòng bên kia rồi sao lại đi ra từ phòng này?
Đúng lúc này, vang lên tiếng phụ nữ cười nói. Diệp Anh liếc nhìn Khải Hưng, nhướn mày.
&
Chiếc xe hòa vào dòng xe cộ với vận tốc bình thường. Nhật Minh và Linh An như đều đang suy nghĩ điều gì đó.
Âm thanh ồn ã của thành phố đã trở lại.
Chương 24: giúp đỡ
Thứ hai – Tháng 4: Chuyển mùa. Mưa lạnh xen kẽ những đợt nắng nóng.
Vị đạo diễn dẫn dắt Diệp Anh vào nghề từng nói với cô: “Công việc viết lách chính là kết hôn với cảm xúc của bản thân. Thuận vợ thuận chồng, mọi chuyện đều xuôi chèo mát mái. Nhưng đôi khi không tránh khỏi mâu thuẫn. Cố mặt đối mặt trong lúc tức giận chỉ càng làm tổn thương nhau. Tốt nhất hãy ra ngoài, tụ tập bạn bè, làm một chén. Bình tĩnh rồi, mọi bế tắc đều có thể giải quyết.”
Nghĩ tới đây, ánh mắt Diệp Anh dần dịu lại. Cô rời khỏi chiếc ghế dài ngoài ban công, quyết định ra ngoài hít thở không khí trong lành thay vì cố nài ép bản thân nảy sinh cảm hứng cho phần tiếp theo của kịch bản.
Nhờ chạy bộ hằng ngày, đôi chân Diệp Anh trở nên dẻo dai. Cô có thể đi bộ hàng giờ trên những con phố dài nối tiếp nhau. Suy nghĩ miên man trôi theo dòng xe cộ. Đường phố chính là kho báu của cảm xúc. Một âm thanh, một giọng nói, một hình ảnh, đôi khi vô nghĩa với tất cả mọi người, nhưng lại giúp cô có được những ý tưởng tuyệt vời.
Bụng cô đột nhiên sôi lên. Khứu giác bị đánh thức bởi mùi thịt nướng phảng phất trong không khí. Cô nhìn quanh, phát hiện mình đã đứng trước cửa quán ăn của bố Khải Hưng từ bao giờ. Lưỡng lự, cô không biết nên chiều chuộng bản thân mình hay lánh qua quán ăn bên đường để gọi bữa trưa. Đang chần chừ, một giọng nói bất ngờ cất lên khiến cô giật bắn người, quay đầu lại.
– Cô không có tiền à?
– Dạ?
– Chỉ có những người không có tiền mới đứng trước quán ăn thất thần như vậy thôi.
– Dạ không…
Diệp Anh lùi lại sau. Người đàn ông đó tiến lại gần, vỗ mạnh vào vai Diệp Anh.
– Vậy thì vào đi! Quán của tôi không chê khách.
– Cháu…
– Cô ngửi thấy chứ. Mùi vịt nướng mật ong đấy. Tôi không cần nói nhiều chắc cô cũng đoán được nó tuyệt thế nào.
Diệp Anh mím môi lại, im lặng. Dịch vị tiết ra ngày càng nhiều. Cuối cùng, lí trí không thắng nổi cảm xúc, cô theo ông ta, bước vào quán.
Sâu trong quán có một nơi kín đáo nhìn ra vườn sau, duy chỉ có một thân cây lớn làm bàn và bốn tảng đá mài nhẵn làm ghế. Vịt được bày ra, Diệp Anh lưỡng lự nhìn người đàn ông đó ý như muốn hỏi tại sao ông ta còn chưa ngồi xuống.
– Tôi từng nhìn thấy tốc độ ăn của cô. Tôi vào bếp một lát, quay ra, chắc chúng ta có thể nói chuyện rồi.
– Dạ…vâng…
Mới gặp 3 lần nhưng lần nào Diệp Anh cũng cảm thấy người đàn ông này có rất nhiều chuyện muốn nói với cô. Nhưng những lời ông ta nói thường đi đường vòng, cuối cùng kết thúc ở ngõ cụt. Là không muốn nói hết hay còn nhiêu ẩn ý mà Diệp Anh chưa hiểu. Cô vừa ăn vừa suy nghĩ.
Trà vừa mang ra, ông ta đã xuất hiện, ra hiệu cho Diệp Anh cầm lấy tách, tiến về phía sân sau.
– Nếu tôi nói không đồng ý chuyện giữa cô và con trai tôi, cô nghĩ thế nào?
Lông mày Diệp Anh nhướn lên. Trà trong tách khẽ sánh.
– Cháu thấy ngạc nhiên và chạnh lòng.
– Ngắn gọn thế thôi sao? Nghe nói cô viết kịch bản phim. Tôi thấy trên phim mỗi khi bị phản đối, phụ nữ nào cũng cố gắng thuyết phục nhà chồng. Xem ra vì tôi không thể khiến con trai tôn trọng nên cũng không thể yêu cầu điều đó ở người khác.
– Vì cháu không có gì để thuyết phục bác. Cháu không phải người có gia thế, địa vị. Những nét hấp dẫn ở phụ nữ như dịu dàng, nữ tính, tề gia nội trợ cháu cũng không thể đáp ứng.
– Thay đổi thì sao?
– 27 năm, cháu chỉ mới thay đổi chút ít. Cháu nghĩ một lời nói không thể biến cháu thành con người hoàn toàn khác.
Người đàn ông đó thở dài.
– Quá cố chấp. Mỗi lần gặp cô lại làm tôi nhớ lại quãng thời gian trước đây.
Ông ta nhấp một ngụm trà.
– Khi đó nơi này chỉ là một quán ăn nhỏ nhưng rất đông khách. Tôi là nhà văn, ngày cũng như đêm, không xuống khỏi gác xép. Cô ấy là một trong những người mẹ tôi thuê về phụ việc. Sau khi phát hiện, tôi và cô ấy có tình cảm với nhau, mẹ tôi lập tức đuổi cô ấy đi.
Ánh mắt ông ta đột nhiên trùng xuống.
– Tôi lúc đó, nhất quyết bỏ nhà đi. Nhưng ra ngoài mới biết, ngoài viết văn làm thơ, tôi chẳng có cách gì nuôi sống bản thân mình. Cô ấy cũng không thể tìm ra. Tôi quay về nhà với bộ dạng nhếch nhác và bị ép kết hôn với một phụ nữ khác, chính là mẹ của Khải Hưng.
Giọng ông ta có chút thay đổi.
– Tôi học nghề đầu bếp và nhận lấy quán ăn từ bố mẹ. Bề ngoài, tôi thay đổi nhưng bên trong vẫn rất cố chấp. Tôi muốn dùng cuộc hôn nhân của mình để chứng minh cho bố mẹ tôi thấy, họ đã sai. Tôi là một người chồng nhưng không bao giờ là bạn tâm giao của vợ tôi. Giữa hai chúng tôi luôn có khoảng cách. Trong khi đó, tôi lặng lẽ tiếp tục tìm kiếm cô ấy. Chúng tôi gặp nhau và sinh ra một đứa con. Không may, nó mắc chứng tự kỉ. Cô ấy can ngăn nhưng tôi vẫn nhất quyết li dị để đường hoàng đón mẹ con cô ấy về. Không ngờ, vợ tôi tìm đến nhà cô ấy. Hai người lời qua tiếng lại. Vợ tôi xảy thai sau đó gặp tai nạn rồi qua đời. Tôi day dứt nhưng tôi nghĩ người chết đã chết, người sống vẫn phải sống, không thể để cô ấy cả đời chịu tiếng vợ hờ. Tôi nhanh chóng tái hôn rồi đón cô ấy và đứa con về nhà. Tôi vốn định chờ khi Khải Hưng lớn, hiểu chuyện, sẽ nói rõ tất cả. Nhưng khi nó lớn, nó thậm chí không nghe tôi nói một lời. Cho tới khi, tôi cũng không còn muốn nói. Vì xét cho cùng, mọi ý nghĩ của nó đều là sự thật. Ngoại tình, có con riêng, chỉ chờ hết giỗ đầu của vợ để lập tức tái hôn.
Ông ta nhìn Diệp Anh, dáng vẻ tò mò.
– Cô ngạc nhiên đúng không? Chuyện không tự hào gì mà tôi lại kể rất rành mạch, rõ ràng.
– Bác kể như vậy, xem ra lời bác nói phản đối cháu và Khải Hưng là đùa.
Ông ta tiến lại gần, vỗ mạnh vào vai Diệp Anh.
– Tôi kể như vậy là để nhắc nhở cô. Kìm chân đàn ông, sớm muộn gì họ cũng chạy tới nơi sai trái. Thả cho họ chạy, họ nhất định tìm được đường về.
Ông ta nhanh chóng bỏ đi. Diệp Anh còn đứng lại, uống hết tách trà. Một câu chuyện nhiều mắt xích, không biết đã sai từ đâu, chỉ biết đến cuối cùng, tất cả đều phải chịu tổn thương.
Sau khi rời khỏi quán ăn, Diệp Anh bắt taxi đến bệnh viện nơi Khải Hưng làm việc. Khải Hưng nhìn thấy cô ngồi ở dãy ghế chờ, sửng sốt, tiến lại gần.
– Em làm gì ở đây?
– Em chờ anh.
– Hôm nay em lại có hứng hẹn hò sao?
– Hẹn hò thì không. Em đến để khám bệnh. Lúc trước chẳng phải anh nói nếu em không thể tự giúp mình thì phải để người khác giúp sao?
– Nhưng phòng anh chuyển qua bên kia rồi. Em ngồi đây, tức là sẽ khám bác sĩ khác.
– Vậy sao? Không vấn đề. Bác sĩ là được rồi. Nhưng anh chuyển qua phòng bên kia rồi sao lại đi ra từ phòng này?
Đúng lúc này, vang lên tiếng phụ nữ cười nói. Diệp Anh liếc nhìn Khải Hưng, nhướn mày.
&