lượt anh. Hình như, anh đang biến mình thành mẫu người đàn ông lý tưởng trong mắt người khác phái. Còn Kiều Thanh, cô không có việc gì làm ngoài uống rượu, không có ý định làm gì để kiếm tiền ngoài mong muốn đón được bé Nguyên Thảo về nhà để chăm sóc.
Chương 24
Thật ngu ngốc vì đến tận lúc này, Bình Nguyên mới phát hiện ra chiếc nhẫn nơi ngón áp út của Tâm Lan.
Trưa tan học, ba sẽ tới rước bé Thảo đi chơi. Bé Thảo phải ngoan, không được làm ba mệt, nghe không?
- Dạ. Nhưng mẹ không đi chơi cùng ba và con ạ?
Tâm Lan lúng túng, cô không biết phải trả lời như thế nào. Nhìn ánh mắt tròn xoe đầy chờ đợi của Nguyên Thảo khiến cô ngần ngại không dám từ chối. Nhưng cô không muốn gặp anh, chính xác là cô không thể gặp. Trong giây lát, Tâm Lan lắc đầu, và cười với con:
- Không! Mẹ xin lỗi, chiều nay mẹ có cuộc họp quan trọng lắm. Mẹ xin lỗi bé Thảo nha. Ngày mai là chủ nhật, mẹ đưa bé Thảo tới sở thú, ở đó có con hổ già nè, có cả con công với bộ cánh sặc sỡ sắc màu nữa nè. Bé Thảo chịu không?
- Dạ, chịu.
Nguyên Thảo khoanh tay chào ngoại, chào mẹ rồi leo lên xe của cậu Lộc để cùng thằng Khánh đi học. Tâm Lan đứng ngoài cổng. Cô dựa cả người vào thanh sắt. Cánh tay cô đưa cao vẫy vẫy chào mặc dù bóng dáng của chiếc xe đã khuất xa từ lâu lắm rồi. Điều đó khiến bà Xuân chợt thêm lo lắng. Từ vườn, bà hắng giọng:
- Tâm Lan, vào nhà ăn sáng rồi chuẩn bị đi làm đi con. Mẹ nấu bún mọc, ngon lắm.
- Hôm nay, con mang tài liệu về nhà làm mẹ ạ. Có gì bất ổn, người ta sẽ điện thoại cho con.
- Thế chiều nay, con cũng không phải qua phòng thu sao?
- Dạ. Không.
- Ừ. Lâu lắm mới được nghỉ thì vào nhà mà nghỉ ngơi, không thì đi dạo hay mua sắm cho thoải mái. Mẹ thấy da dẻ con xanh xao lắm. Có thèm ăn gì thì nói, lát đi chợ, mẹ mua cho.
- Con thấy khỏe mà mẹ. Con được ăn món gì do tự tay mẹ nấu cũng bổ và khỏe hết đó. – Tâm Lan mỉm cười. – Mà ba đi đâu rồi mẹ?
- Ông ấy lên phố hoa để mua ít cây cảnh về vườn trồng. Tiện thể qua phòng khám cậu Hùng, ông ấy xin nghỉ việc luôn. Già cả rồi, đi đi lại lại không tiện con à.
- Dạ.
Nghe giọng nói yếu ớt của Tâm Lan, bà Xuân lắc đầu nhìn khuôn mặt hốc hác của đứa con gái mà tội nghiệp. Giọng bà trầm hẳn:
- Tâm Lan, nghe lời mẹ, trưa con điện thoại cho thằng Minh, hai đứa nên đi cùng nhau tới đón bé Nguyên Thảo. Con bận công việc nên không chăm nom con bé thường xuyên được, chứ dạo này mẹ thấy con bé khác lắm. Nó ít nói, ít cười hơn trước. Nó đi học về là ngồi thu lu trong góc phòng, không có nói chuyện hay chơi cùng tụi trẻ hàng xóm như trước kia. Chuyện người lớn thì người lớn chịu, không có thể để ảnh hưởng tới sự phát triển của con bé được đâu, con à.
- Dạ. Con biết rồi mẹ. Để con thu xếp công việc rồi về nhà sớm hơn mọi khi. Con là bác sỹ tâm lý mà mẹ, nhất định bé Thảo sẽ không sao đâu.
- Ừ. Mà chừng nào con qua lại phòng khám? Phải tự chăm sóc cho bản thân đấy, cũng là chăm sóc cho đứa bé trong bụng con à.
- Vâng. Chắc khoảng vài hôm nữa thôi ạ. Con về phòng của mình đây.
Rất nhanh, Tâm Lan lẩn vào phòng mình. Tiếng khóc thút thít bị đứt đoạn bắt đầu vang lên. Bà Xuân nóng lòng bèn chạy tới gọi cửa. Căn phòng bỗng trở lên im bặt. Rồi tiếp đó bà nghe thấy tiếng nước xối xả phát ra từ căn phòng tắm. Bà thở dài và tức tưởi đi xuống nhà.
Tâm Lan bế con mèo trắng lên để nó ngồi trên đùi mình. Bàn tay cô khẽ vuốt ve lớp lông trắng muốt của nó.
Hơn hai mươi năm qua, cô đã căm ghét và sợ hãi loài mèo. Bây giờ thì khác hẳn, cô nâng niu, chăm bẵm, tắm rửa và đưa nó cùng đi dạo phố trước sự khó hiểu của bà Xuân. Nó chỉ kêu meo meo như ngáp ngủ rồi vịn đầu vào bụng cô, nằm ngoan ngoãn.
Tâm Lan ngồi trong phòng thêm một lúc nữa và quyết định sẽ ra khỏi nhà. Cô nghĩ tới việc sẽ ghé thăm gia đình Hoàng Ngân và tự đi mua sắm đồ sơ sinh cho đứa bé còn đang trong bụng. Nghĩ đến đây, cô đặt con mèo trắng lên tấm nệm và đi thay đồ.
Tâm Lan bận chiếc quần màu sẫm, ống quần ôm sát lấy đôi chân thon dài. Chiếc áo sơ mi màu trắng trẻ trung và năng động. Phần cổ áo được thiết kế cẩn thận từ họa tiết cho đến đường may cùng những đường sọc tinh tế không làm lộ rõ vòng bụng bầu. Tâm Lan ngồi trước bàn trang điểm. Cô tỉ mẩn kẻ cho đuôi lông mày hơi cong và đậm lên một chút, đôi môi bóng và hồng hơn thường ngày…. Khuôn mặt cô có phần hốc hác và nhợt nhạt sau bao đêm mất ngủ và chìm mình trong nước mắt nhưng sau khi trang điểm, trông cô lại tươi tắn và cuốn hút như mọi khi. Mọi người vẫn từng khen Tâm Lan rằng: “Gái một con trông mòn con mắt”, quả là đâu có sai!
Tâm Lan nheo mắt khi bước ra phía hiên nhà. Những tia nắng của ngày mới xộc thẳng vào khuôn mặt cô. Tâm Lan đưa tay hứng lấy nó, bật cười: “Nắng tinh khôi nhưng sao nắng buồn đến lạ?”
Đã có lúc, Tâm Lan mê mải đi tìm thứ ánh sáng nhỏ nhoi giữa ban ngày. Nhưng rồi cô lại tuyệt vọng bởi với cô, ban ngày là khúc dạo đầu của đêm tối. Nên dù đi đâu, tìm kiếm ở chỗ nào thì cũng sẽ chẳng bao giờ tìm ra ánh sáng – thứ ánh sáng theo định nghĩa của riêng mình.
Giàn hoa thiên lý tỏa mùi hương nhưng sao chẳng thấy thơm ngát? Bông bằng lăng tím dường như đã héo và gần rơi rụng cuống. Tâm Lan đưa tay, bứt lấy nhành hoa và ngắm nghía một hồi lâu.
Một lần, Kiều Thanh ngồi kể lể, chị ví mình như bông bằng lăng tím, sắp héo rủ nhưng thật may là có Hoàng Minh đã kịp đưa tay bứt xuống và cắm vào bình hoa. Còn bây giờ, Tâm Lan phải tự tay bứt lấy cuộc đời mình trước khi nó lìa ra khỏi cành. Cô cần thẳng người đứng vững và sưởi ấm lấy thân mình khi hơi lạnh của những ngày Tết đang cận kề trước mắt.
- Mẹ ơi, con ra ngoài một chút nhé! Hôm nay, con thấy trời rất đẹp.
Bà Xuân vừa nghe thấy tiếng Tâm Lan là dừng ngay công việc lại. “Hôm nay, nhìn nó lạ thật đấy?”. Bà nghĩ bụng rồi gật đầu:
- Ừ! Đi ra ngoài cho thoải mái. Mà nhớ lời mẹ nói lúc sáng chưa?
- Dạ, rồi ạ!
Tâm Lan mỉm cười với bà rồi bước ra khỏi cổng nhưng trong đầu lại chẳng biết sẽ đi đâu đầu tiên. Cô lẩm bẩm: “Vậy hôm nay mình sẽ đi ngược hướng với đường đến công ty”.
Tâm Lan đi rồi. Cô để lại sau lưng sự mừng thầm nhưng cũng đầy khắc khoải trong lòng của một người mẹ già.
Tâm Lan rẽ vào cửa hàng tạp hóa theo thói quen mỗi ngày. Khuôn mặt lấm tấm mồ hôi xen lẫn nụ cười chào mời quý khách của bà chủ quán vội chau mày lại khi nhìn thấy cô. Tâm Lan hơi chột dạ và sững sờ một chút. Cô vội vàng biết ý:
- Cô tính tiền cho cháu cuốn này, cuốn này và cả hai chai nước lọc nữa ạ!
Bà chủ quán cũng tỏ vẻ ngạc nhiên sau khi đã nhận đủ số tiền từ phía Tâm Lan. Do dự vài giây, bà chủ quán quyết định gọi với, giọng bà khá ngọt ngào:
- Lần sau lại ghé quán nghe con gái!
- Dạ.
Tâm Lan cười lễ phép rồi bước ra bến xe buýt gần đó. Trong đầu rộ lên những ý nghĩ tinh nghịch: “Lần sau tới, mình đứng ì ở đó xem báo, liệu bà ấy còn dặn dò mình như thế không nhỉ?”
Và theo sau Tâm Lan là một chàng trai lịch lãm, đầy cuốn hút. Anh ta cùng lên chung chuyến xe buýt với cô.
Mùi xe buýt khá khó chịu, ở phía cuối xe còn chất đống khá nhiều bao tải và thùng đựng đồ. Tâm Lan nghe rõ cả tiếng gà hay vịt kêu oang oác ở phía sau ghế cô đang ngồi. Trên xe khá đông người, ai cũng dùng khẩu trang che hết quá nửa khuôn mặt. N
Chương 24
Thật ngu ngốc vì đến tận lúc này, Bình Nguyên mới phát hiện ra chiếc nhẫn nơi ngón áp út của Tâm Lan.
Trưa tan học, ba sẽ tới rước bé Thảo đi chơi. Bé Thảo phải ngoan, không được làm ba mệt, nghe không?
- Dạ. Nhưng mẹ không đi chơi cùng ba và con ạ?
Tâm Lan lúng túng, cô không biết phải trả lời như thế nào. Nhìn ánh mắt tròn xoe đầy chờ đợi của Nguyên Thảo khiến cô ngần ngại không dám từ chối. Nhưng cô không muốn gặp anh, chính xác là cô không thể gặp. Trong giây lát, Tâm Lan lắc đầu, và cười với con:
- Không! Mẹ xin lỗi, chiều nay mẹ có cuộc họp quan trọng lắm. Mẹ xin lỗi bé Thảo nha. Ngày mai là chủ nhật, mẹ đưa bé Thảo tới sở thú, ở đó có con hổ già nè, có cả con công với bộ cánh sặc sỡ sắc màu nữa nè. Bé Thảo chịu không?
- Dạ, chịu.
Nguyên Thảo khoanh tay chào ngoại, chào mẹ rồi leo lên xe của cậu Lộc để cùng thằng Khánh đi học. Tâm Lan đứng ngoài cổng. Cô dựa cả người vào thanh sắt. Cánh tay cô đưa cao vẫy vẫy chào mặc dù bóng dáng của chiếc xe đã khuất xa từ lâu lắm rồi. Điều đó khiến bà Xuân chợt thêm lo lắng. Từ vườn, bà hắng giọng:
- Tâm Lan, vào nhà ăn sáng rồi chuẩn bị đi làm đi con. Mẹ nấu bún mọc, ngon lắm.
- Hôm nay, con mang tài liệu về nhà làm mẹ ạ. Có gì bất ổn, người ta sẽ điện thoại cho con.
- Thế chiều nay, con cũng không phải qua phòng thu sao?
- Dạ. Không.
- Ừ. Lâu lắm mới được nghỉ thì vào nhà mà nghỉ ngơi, không thì đi dạo hay mua sắm cho thoải mái. Mẹ thấy da dẻ con xanh xao lắm. Có thèm ăn gì thì nói, lát đi chợ, mẹ mua cho.
- Con thấy khỏe mà mẹ. Con được ăn món gì do tự tay mẹ nấu cũng bổ và khỏe hết đó. – Tâm Lan mỉm cười. – Mà ba đi đâu rồi mẹ?
- Ông ấy lên phố hoa để mua ít cây cảnh về vườn trồng. Tiện thể qua phòng khám cậu Hùng, ông ấy xin nghỉ việc luôn. Già cả rồi, đi đi lại lại không tiện con à.
- Dạ.
Nghe giọng nói yếu ớt của Tâm Lan, bà Xuân lắc đầu nhìn khuôn mặt hốc hác của đứa con gái mà tội nghiệp. Giọng bà trầm hẳn:
- Tâm Lan, nghe lời mẹ, trưa con điện thoại cho thằng Minh, hai đứa nên đi cùng nhau tới đón bé Nguyên Thảo. Con bận công việc nên không chăm nom con bé thường xuyên được, chứ dạo này mẹ thấy con bé khác lắm. Nó ít nói, ít cười hơn trước. Nó đi học về là ngồi thu lu trong góc phòng, không có nói chuyện hay chơi cùng tụi trẻ hàng xóm như trước kia. Chuyện người lớn thì người lớn chịu, không có thể để ảnh hưởng tới sự phát triển của con bé được đâu, con à.
- Dạ. Con biết rồi mẹ. Để con thu xếp công việc rồi về nhà sớm hơn mọi khi. Con là bác sỹ tâm lý mà mẹ, nhất định bé Thảo sẽ không sao đâu.
- Ừ. Mà chừng nào con qua lại phòng khám? Phải tự chăm sóc cho bản thân đấy, cũng là chăm sóc cho đứa bé trong bụng con à.
- Vâng. Chắc khoảng vài hôm nữa thôi ạ. Con về phòng của mình đây.
Rất nhanh, Tâm Lan lẩn vào phòng mình. Tiếng khóc thút thít bị đứt đoạn bắt đầu vang lên. Bà Xuân nóng lòng bèn chạy tới gọi cửa. Căn phòng bỗng trở lên im bặt. Rồi tiếp đó bà nghe thấy tiếng nước xối xả phát ra từ căn phòng tắm. Bà thở dài và tức tưởi đi xuống nhà.
Tâm Lan bế con mèo trắng lên để nó ngồi trên đùi mình. Bàn tay cô khẽ vuốt ve lớp lông trắng muốt của nó.
Hơn hai mươi năm qua, cô đã căm ghét và sợ hãi loài mèo. Bây giờ thì khác hẳn, cô nâng niu, chăm bẵm, tắm rửa và đưa nó cùng đi dạo phố trước sự khó hiểu của bà Xuân. Nó chỉ kêu meo meo như ngáp ngủ rồi vịn đầu vào bụng cô, nằm ngoan ngoãn.
Tâm Lan ngồi trong phòng thêm một lúc nữa và quyết định sẽ ra khỏi nhà. Cô nghĩ tới việc sẽ ghé thăm gia đình Hoàng Ngân và tự đi mua sắm đồ sơ sinh cho đứa bé còn đang trong bụng. Nghĩ đến đây, cô đặt con mèo trắng lên tấm nệm và đi thay đồ.
Tâm Lan bận chiếc quần màu sẫm, ống quần ôm sát lấy đôi chân thon dài. Chiếc áo sơ mi màu trắng trẻ trung và năng động. Phần cổ áo được thiết kế cẩn thận từ họa tiết cho đến đường may cùng những đường sọc tinh tế không làm lộ rõ vòng bụng bầu. Tâm Lan ngồi trước bàn trang điểm. Cô tỉ mẩn kẻ cho đuôi lông mày hơi cong và đậm lên một chút, đôi môi bóng và hồng hơn thường ngày…. Khuôn mặt cô có phần hốc hác và nhợt nhạt sau bao đêm mất ngủ và chìm mình trong nước mắt nhưng sau khi trang điểm, trông cô lại tươi tắn và cuốn hút như mọi khi. Mọi người vẫn từng khen Tâm Lan rằng: “Gái một con trông mòn con mắt”, quả là đâu có sai!
Tâm Lan nheo mắt khi bước ra phía hiên nhà. Những tia nắng của ngày mới xộc thẳng vào khuôn mặt cô. Tâm Lan đưa tay hứng lấy nó, bật cười: “Nắng tinh khôi nhưng sao nắng buồn đến lạ?”
Đã có lúc, Tâm Lan mê mải đi tìm thứ ánh sáng nhỏ nhoi giữa ban ngày. Nhưng rồi cô lại tuyệt vọng bởi với cô, ban ngày là khúc dạo đầu của đêm tối. Nên dù đi đâu, tìm kiếm ở chỗ nào thì cũng sẽ chẳng bao giờ tìm ra ánh sáng – thứ ánh sáng theo định nghĩa của riêng mình.
Giàn hoa thiên lý tỏa mùi hương nhưng sao chẳng thấy thơm ngát? Bông bằng lăng tím dường như đã héo và gần rơi rụng cuống. Tâm Lan đưa tay, bứt lấy nhành hoa và ngắm nghía một hồi lâu.
Một lần, Kiều Thanh ngồi kể lể, chị ví mình như bông bằng lăng tím, sắp héo rủ nhưng thật may là có Hoàng Minh đã kịp đưa tay bứt xuống và cắm vào bình hoa. Còn bây giờ, Tâm Lan phải tự tay bứt lấy cuộc đời mình trước khi nó lìa ra khỏi cành. Cô cần thẳng người đứng vững và sưởi ấm lấy thân mình khi hơi lạnh của những ngày Tết đang cận kề trước mắt.
- Mẹ ơi, con ra ngoài một chút nhé! Hôm nay, con thấy trời rất đẹp.
Bà Xuân vừa nghe thấy tiếng Tâm Lan là dừng ngay công việc lại. “Hôm nay, nhìn nó lạ thật đấy?”. Bà nghĩ bụng rồi gật đầu:
- Ừ! Đi ra ngoài cho thoải mái. Mà nhớ lời mẹ nói lúc sáng chưa?
- Dạ, rồi ạ!
Tâm Lan mỉm cười với bà rồi bước ra khỏi cổng nhưng trong đầu lại chẳng biết sẽ đi đâu đầu tiên. Cô lẩm bẩm: “Vậy hôm nay mình sẽ đi ngược hướng với đường đến công ty”.
Tâm Lan đi rồi. Cô để lại sau lưng sự mừng thầm nhưng cũng đầy khắc khoải trong lòng của một người mẹ già.
Tâm Lan rẽ vào cửa hàng tạp hóa theo thói quen mỗi ngày. Khuôn mặt lấm tấm mồ hôi xen lẫn nụ cười chào mời quý khách của bà chủ quán vội chau mày lại khi nhìn thấy cô. Tâm Lan hơi chột dạ và sững sờ một chút. Cô vội vàng biết ý:
- Cô tính tiền cho cháu cuốn này, cuốn này và cả hai chai nước lọc nữa ạ!
Bà chủ quán cũng tỏ vẻ ngạc nhiên sau khi đã nhận đủ số tiền từ phía Tâm Lan. Do dự vài giây, bà chủ quán quyết định gọi với, giọng bà khá ngọt ngào:
- Lần sau lại ghé quán nghe con gái!
- Dạ.
Tâm Lan cười lễ phép rồi bước ra bến xe buýt gần đó. Trong đầu rộ lên những ý nghĩ tinh nghịch: “Lần sau tới, mình đứng ì ở đó xem báo, liệu bà ấy còn dặn dò mình như thế không nhỉ?”
Và theo sau Tâm Lan là một chàng trai lịch lãm, đầy cuốn hút. Anh ta cùng lên chung chuyến xe buýt với cô.
Mùi xe buýt khá khó chịu, ở phía cuối xe còn chất đống khá nhiều bao tải và thùng đựng đồ. Tâm Lan nghe rõ cả tiếng gà hay vịt kêu oang oác ở phía sau ghế cô đang ngồi. Trên xe khá đông người, ai cũng dùng khẩu trang che hết quá nửa khuôn mặt. N