Khanh Khanh bắt đầu viết nhật ký, từ lúc tốt nghiệp ba năm trước cô đã ghi chép lại những chi tiết nhỏ nhặt, niềm vui hay khoảnh khắc thương cảm trong cuộc sống, công việc, giống như đang viết một cuốn hồi ký, có trẻ con, giáo viên, trợ giảng, Shawn nhưng không có Phí Duật Minh. Có người đã từng nói, khi người ta bắt đầu nếm trải hồi ức thì chứng tỏ trái tim đã già đi, còn hồi ức của Khanh Khanh, mỗi khi viết đến buổi sáng lần đầu tiên gặp Phí Duật Minh ở hành lang cô lại đột ngột dừng lại. Cô vẫn chưa có đủ dũng khí để tìm về với quá khứ có hình bóng của anh.
Bởi vì cô cho rằng họ vẫn chưa kết thúc.
Lễ Giáng sinh đã qua đi trong khoảng thời gian thầm lặng ấy. Vì không phải là kỳ nghỉ của Trung Quốc, du khách ở Tam Á không nhiều. Trên bãi biển đêm vắng vẻ, trong những con phố không ồn ào, Khanh Khanh một mình tận hưởng nỗi cô đơn xa xỉ. Sau khi ông bà nội yên tâm để cô bắt xe đi ra ngoài, Khanh Khanh thuê một chiếc xe ba bánh nhỏ, lên xe là đi cả ngày. Sáng sớm bắt xe đi, chưa chắc buổi tối đã quay lại. Cô bảo người kéo xe đưa cô đi dọc qua những con phố xa lạ, những tấm biển xa lạ, những cửa hàng xa lạ, những con người xa lạ và thành phố xa lạ. Nỗi đau giằng xé con tim nhạt dần, cùng với cô hòa vào một góc phố nào đó trong thành phố.
Người kéo xe là một phụ nữ Hải Nam bình thường, dựa vào nghề kéo xe kiếm tiền nuôi gia đình, chồng ở nhà chăm sóc con cái lo liệu việc nhà. Đó là một người phụ nữ rất tháo vát, chân tay đều có vết tích của gió biển, mỗi khi cười trên má lại hằn lên những nếp nhăn, thực ra cô ấy vẫn chưa đến bốn mươi tuổi.
thực ra cô ấy vẫn chưa đến bốn mươi tuổi.
Cô ấy đưa Khanh Khanh đến những nơi không có du khách theo yêu cầu của cô, có lúc dừng lại ở một con phố, giới thiệu với Khanh Khanh mấy cửa hàng rất hay để cô đi dạo, thưởng thức. Còn cô ấy thì ngồi trong xe chờ mấy chục phút, uống trà mát trong bình nhựa. Ngày nào Khanh Khanh cũng mang cho cô ấy một cốc nước dừa. Cô ấy là người rất thật thà, lần nào cũng ngoài cảm ơn là lại tìm cách từ chối.
Hai hôm sau, Khanh Khanh bắt đầu học những chủ quán nhỏ gọi cô ấy là chị A Nghĩa, ngồi trong xe nghe chị ấy nói chuyện.
Lúc đạp xe chị A Nghĩa thích nói chuyện, cũng thích đội một chiếc khăn màu sắc lòe loẹt. Chiếc khăn ấy khiến Khanh Khanh nhớ đến chiếc váy boheimieng theo phong cách Gypsy của mình. Sau khi đến Hải Nam, cô thay đổi mặc quần, quần dài, quần ngố dài, quần ngố ngắn, quần bò, quần kaki, nhưng không mặc váy. Khanh Khanh mua một chiếc khăn hoa trên hàng rong bên bờ biển, học cách của chị A Nghĩa quàng lên đầu, buộc vào dưới bím tóc. Thậm chí cô còn muốn cắt bím tóc dài mà mình đã nuôi suốt mấy năm, cầm kéo lên nhưng không nỡ cắt, lại đặt xuống.
Tiếng phổ thông của chị A Nghĩa không tốt nhưng chị rất nhiệt tình. Chị đạp xe nói với Khanh Khanh rất nhiều chuyện gia đình, Khanh Khanh chỉ có thể hiểu được một nửa nhưng vẫn thích nghe chị nói, đặc biệt là chị nói về A Nghĩa và con gái mình, nói đến họ hàng thân thích ở dưới quê. Chị A Nghĩa thường gọi A Nghĩa là “gã người chết của tôi”, nhưng mỗi tối sau khi đi làm về lại mua cho A Nghĩa chút đồ nhắm rượu, mua ít hoa quả tươi về nhà.
Khanh Khanh đứng trước cửa khách sạn, nhìn chị A Nghĩa và chiếc xe ba bánh chở đầy hàng hóa của chịbiến mất trên con đường.
Làm việc vất vả cũng là sống, nhẹ nhàng thoải mái
cũng là sống, mỗi người có hạnh phúc riêng của mình. Chị A Nghĩa thường vừa đạp xe vừa dùng tiếng dân tộc đọc những bài ca dao của vùng đất mà chị đang sống. Khanh Khanh ngồi sau im lặng lắng nghe, cảm thấy bờ vai đẫm mồ hôi và chiếc áo ướt đầm của chị thấm đầy hạnh phúc, niềm hạnh phúc rất chân thực – ở nhà có một người đàn ông chuẩn bị cơm canh chờ chị về nhà, về đến cửa con gái lại mang cho mẹ một cốc nước mát, cho dù mép chiếc cốc sứ đã sứt sẹo.
“Người thành phố các cô không giống chúng tôi. Ở chỗ chúng tôi phụ nữ tất bật vất vả, đàn ông đánh bài uống trà, gã người chết của tôi thì đỡ hơn, chăm con nấu cơm, tôi ra ngoài cũng có thể yên tâm. Các cô ở đây mấy ngày nữa? Nhìn cô cũng không giống như đến đây chơi, không thích những chỗ ồn ào”. Hoàng hôn, chị A Nghĩa đưa Khanh Khanh về khách sạn, lúc tạm biệt lấy trong thùng gỗ nhỏ trên chiếc xe ba bánh mấy gói dứa khô nhét vào tay cô, “Cái này cho cô, cô bao xe của tôi hơn một tuần, tôi cũng không có thứ gì ngon tặng cô”.
Những nếp nhăn sương gió trên mặt chị A Nghĩa ẩn chứa chút mãn nguyện chân thực, khiến Khanh Khanhcó chút lưu luyến.
“Qua tết Dương lịch, tuần sau là về rồi, cảm ơn chị”.
“Khách sáo gì chứ, đợi đến tết Dương lịch á? Đến bờ biển xem bắn pháo hoa đi. Tết Dương lịch rất náo nhiệt, ngày bình thường không thể sánh được, nhất định phải đi xem, thế mới gọi là đẹp. Hôm ấy tôi không nghỉ, nếu cô muốn gọi xe, có thể gọi điện cho tôi”. Chị A Nghĩa ngồi lên xe, nắm vào ghi đông, bỏ chiếc khăn đội đầu xuống. Chị ấy cũng có bím tóc dày vắt sau lưng, buộc một chiếc chun buộc tóc bằng nhựa. Chị ấy mới có ba mươi tám tuổi nhưng hai bên tai đã lấm tấm rất nhiều tócbạc.
“Nhất định rồi, nếu đi sẽ gọi xe của chị”. Khanh Khanh ôm túi dứa khô, ngoài tiền bao xe, đưa thêm cho
chị A Nghĩa mấy chục tệ.
“Cảm ơn nhé! Khanh Khanh cô cũng đừng làm khổ mình, phải vui tươi lên, người khác nhìn mới thấy thích, ngày tháng mới qua đi vui vẻ. Có rất nhiều chuyện đã qua rồi thì cho qua đi, đừng nghĩ nhiều làm gì. Cô xem tôi đạp xe bảy tám năm nay rồi, trước đây làm việc trong xưởng, gã người chết của tôi chẳng phải vẫn ở nhà hưởng phúc, đều là do tôi nuôi, nếu chán thì tôi đã sớm chán đến chết rồi. Con cái phải đi học, phải xây nhà, có cái gì là không cần tiền đâu? Không phải ngày nào đạp xe cũng vui vẻ! Sống là phải lạc quan lên một chút”.
Chị A Nghĩa đạp được vài bước, ngoảnh đầu lại vẫy tay, chiếc khăn vắt lên vai bị gió thổi tung, bay bay trong gió, trông rất đẹp.
Khanh Khanh tạm biệt chị A Nghĩa, kết thúc những tháng ngày lang thang, quay về khách sạn, ngày nàocũng theo ông bà đi chùa thắp hương, buổi tối xem phim truyền hình của đài trung ương. Tối nào bố mẹ Khanh Khanh cũng gọi điện thoại đường dài, hỏi thăm tâm trạng của con gái. Mẹ Khanh Khanh hơn hai mươi năm không sửa được thói quen nói nhiều nhưng lần này lại trở nên rất thận trọng, nói gì cũng thích thêm một câu “Thất Thất không có gì không vui chứ?”.
Cô có gì không vui sao?
Khanh Khanh tải những bức ảnh chụp phong cảnh bên bờ biển lên Facebook, thay đổi thông tin, viết hai câu liên quan đến chuyến đi. Trong mục trạng thái tình cảm cá nhân, cô vốn định sửa lại là “đang hẹn hò” nhưng nghĩ một lúc lại không sửa, vẫn để là độc thân. Khanh Khanh lướt một lượt danh sách bạn bè, cuộc sống của mỗi người đều thiên biến vạn hóa, trước đây một kiểu, sau này một kiểu khác, rất nhiều bạn thay avatar, rất nhiều người khóa thông tin của mình.
Trong đầu Khanh Khanh lóe lên một ý nghĩ, cô nhập tên Phí