Nơi đâu cũng chẳng bằng nhà mình - Truyện Ngắn - thichdoctruyen.yn.lt
Pair of Vintage Old School Fru

Nơi đâu cũng chẳng bằng nhà mình (xem 70)

Nơi đâu cũng chẳng bằng nhà mình

(ThichDocTruuen.Yn.Lt) – Ôm nay, bữa ăn có vẻ tươm tất hơn mọi khi rất nhiều. Không khí gia đình cũng trở nên đầm ấm và vui vẻ hơn. Vừa ăn, mọi người lại kể cho nhau nghe đủ chuyện từ nhà ra phố. Thỉnh thoảng, ông bà Phong lại quay sang nháy mắt nhau cười thủ thỉ đầy vẻ bí mật. Trong nhà ngập tràn tiếng cười nói rộn ràng chẳng khác gì ngày Tết.




Nơi đâu cũng chẳng bằng nhà mình
TẢI ẢNH VỀ MÁY


Ảnh minh họa



Ánh nắng cuối cùng cũng đã khuất đi để nhường chỗ cho bóng đêm đang dần lui tới. Người ta vẫn thường gắn hoàng hôn với nỗi buồn nhưng ít ai biết rằng khi hoàng hôn không còn mới là lúc khung cảnh trở nên buồn vắng, hắt hiu nhất. Như để trốn chạy nỗi buồn, ai nấy đều mau chóng trở về quây quần bên tổ ấm và quên hết mọi bộn bề, lo toan của cuộc sống.


Ở vùng thôn quê, ta lại càng dễ dàng bắt gặp cảnh đoàn tụ của các gia đình, nhất là vào bảy giờ tối. Họ ăn cơm cùng nhau trong không khí đầm ấm, yên vui và kể cho nhau nghe về những câu chuyện gần xa, thỉnh thoảng lại rộ lên một tràng cười sảng khoái làm nhộn nhịp khắp ngõ xóm. Nhưng không phải gia đình nào cũng may mắn có được niềm hạnh phúc nhỏ nhoi ấy.


Phía cuối con đường, nơi cách biệt nhất làng là một ngôi nhà cấp bốn có sân trước khá rộng rãi luôn được quét tước sạch sẽ, xung quanh bao bọc bởi những hàng cây ăn quả, cây cảnh thẳng tắp được tỉa tót cẩn thận. Chủ nhân của căn nhà là ông Phong – một người nông dân rất chăm chỉ, cần mẫn. Trải qua bao nhọc nhằn, vất vả, trên gương mặt ông đầy những nếp nhăn nheo của một con người khắc khổ, rạn dày mưa gió. Ông sống ở đây từ khi lấy vợ, một người hiền lành, hay nói cười vui vẻ và rất mực thương yêu chồng con. Họ có với nhau một cậu con trai và sống vô cùng hạnh phúc suốt hai mươi mấy năm trời. Trong căn nhà nhỏ chỉ có một số đồ dùng cần thiết được sắp xếp gọn gàng, trên tường treo đầy giấy khen các loại. Phía trong góc nhà có một đồ vật đã được ông bà Phong mua cách đây mấy tháng nhưng vẫn chưa ai dám dùng tới mà được bao phủ cẩn thận bằng một tấm vải sạch. Đó là chiếc xe máy ông bà mua để thưởng cho cậu con trai của mình. Chỉ có điều chủ nhân của nó mãi vẫn chưa thấy trở về. Căn nhà lặng thinh, lạnh lẽo, chiếc ti vi chẳng mấy khi được bật lên, bóng đèn cũng mờ dần đi, chỉ còn chiếc đồng hồ cũ kĩ là chạy miết suốt ngày đêm phát ra tiếng kêu tích tắc, tích tắc như phụ họa thêm cho sự vắng vẻ.


– Bà dọn cơm đi. Tôi tưới nốt đám cây này rồi vào.


Người vợ bê mâm cơm đặt lên tấm chiếu đã trải sẵn dưới nền gạch cũ phai màu. Mâm cơm của hai vợ chồng già khá đạm bạc chỉ với vài món ăn đơn giản. Không phải vì họ quá khó khăn mà bởi “nấu ra cũng chẳng ai ăn” đúng như lời bà Phong vẫn thường than thở với hàng xóm.


Bỗng chuông điện thoại reo lên phá tan sự im lặng của căn nhà.

– Thằng Đức gọi. Bà ơi!

Giọng ông chồng phấn chấn hẳn lên, khác xa với vẻ ngoài trầm tư như mọi khi.

– Đâu? Đưa tôi nào!

Người vợ mau chóng cầm lấy điện thoại, áp vội vào tai.

– Đức à con. Mẹ đây.

Đầu dây bên kia nói gì đó khiến mắt người mẹ sáng lên lấp lánh. Như để chắc chắn hơn, bà chuyển điện thoại từ tai này sang tai kia thật nhanh và hỏi lại:

– Mai mấy giờ con về? Lần này về thật chứ con?….Ừ… ừ ..

Ông chồng dù không trực tiếp nghe máy nhưng cứ luôn miệng nhắc vợ hỏi han con điều này điều khác. Cuộc gọi chỉ kéo dài chưa đầy một phút nhưng cũng đủ khiến cho không khí ngôi nhà trở nên rộn ràng hơn. Ông bà Phong đã chờ đợi, mong ngóng con từng ngày. Họ đã chuẩn bị một món quà thật bất ngờ cho con. Nếu ước mơ lớn nhất của cha mẹ là giúp con cái thực hiện được ước mơ thì ngày mai đối với ông bà Phong chính là ngày để họ hoàn thành tâm nguyện lớn của đời mình. Hai vợ chồng già lại cầm bát đũa lên giục nhau ăn trong niềm vui, niềm hân hoan khó tả.

Đức – cậu con trai duy nhất của ông bà là một chàng trai hiền lành, khôi ngô và tài giỏi, đặc biệt cậu vô cùng chịu khó y như bố. Anh là niềm hãnh diện lớn của cha mẹ, là sự ghen tị của biết bao gia đình trong xóm. Do ảnh hưởng từ cuộc sống khốn khó của cha mẹ nên Đức vốn là một con người mạnh mẽ, rất tự trọng và sớm tự lập từ khi còn đi học. Đối với Đức, việc dựa dẫm vào cha mẹ giống như một vết nhơ trong cuộc đời. Vì vậy, anh lao đầu vào học hành, vào công việc để mong sớm có sự nghiệp, trở nên thành đạt, giàu có và có thể phụng dưỡng bố mẹ lúc về già. Nhưng cũng vì lẽ đó mà Đức ít về nhà hơn, tính cách của anh trở nên lạnh lùng, ít nói, dù trong lòng rất yêu thương, lo lắng cho cha mẹ nhưng chẳng bao giờ thể hiện bằng lời nói.

Sáng hôm sau, hai vợ chồng già dậy từ rất sớm. Bà vợ sau khi quét dọn chuồng trại, vãi ít cám thóc cho đàn gà sau nhà xong xuôi lại bắt đầu quét tước, dọn dẹp nhà cửa thật kĩ càng. Còn ông chồng thì bỏ hẳn việc tưới đám cây cảnh trước nhà vốn là công việc ông luôn làm đầu tiên mỗi buổi sáng. Nhiệm vụ quan trọng nhất của ông bây giờ là lau rửa lại chiếc xe máy mới tinh trong góc nhà. Dù ngày nào cũng được ông lau đi lau lại rất cẩn thận nhưng hôm nay là một ngày vô cùng đặc biệt bởi chiếc xe sẽ chính thức được trao cho chủ nhân thực sự của nó trong vài giờ đồng hồ tới. Đây chính là món quà bất ngờ mà ông bà muốn thưởng cho cậu con trai ngoan của mình. Chiếc xe máy được mua bằng số tiền ông Phong bán vườn cây ăn quả ở vụ trước cộng với tiền dành dụm suốt mấy năm trời của cả nhà. Biết con luôn ao ước có một chiếc xe máy riêng và thường ngày vẫn phải vất vả đi xe buýt đi làm trên thành phố, ông quyết dành tiền mua bằng được món đồ này cho con. Mặc dù là một người cần mẫn, lao lực kiếm sống quanh năm suốt tháng nhưng ông Phong không hề áp đặt điều gì lên con cái. Dẫu luôn nhắc nhở, dạy dỗ con phải sống cho nên người nhưng ông chỉ mong sao chúng luôn ngoan ngoãn, khỏe mạnh sớm ổn định cuộc sống và yên bề gia thất là được. Ông tự nhủ, hôm nay, sau khi giao chiếc xe này cho con, mình phải hỏi nó về chuyện gia đìn, vợ con mới được. Thằng bé cũng đã gần ba mươi tuổi đời rồi chứ còn trẻ trung gì nữa. Cứ yên tâm lấy vợ rồi sinh con, nếu vợ chồng nó bận thì ông bà nội sẽ trông cháu, nhà có thêm đứa trẻ dù sao cũng vui hơn nhiều. Hai vợ chồng tất bật dọn dẹp luôn chân, luôn tay nhưng chẳng biết mệt là gì, thi thoảng ông chồng còn hí hửng huýt sáo phụ họa theo đôi tay đang lau thật kĩ chiếc xe mới.

– Không biết nó về đến bến chưa? Để tôi đi đón nó.

Ông Phong ngó lên chiếc đồng hồ trên tường và nói.

– Không. Hôm nay con nó không đi xe khách. Nó bảo tự về khoog phải đón ông ạ!

– Không đi xe khách thì đi bằng gì? Ông chồng tỏ vẻ ngạc nhiên.

– Tôi không biết. Con nó chỉ bảo vậy. Chắc nó đi nhờ được ai ông ạ.

– Bà thật là, chẳng hỏi rõ gì cả.


Người chồng vẫn còn cằn nhằn đôi lời. Hẳn là suốt đêm qua, ông mong ngóng chờ đợi trời mau sáng để đi đón con đến nhường nào. Nhưng không sao. Ông tự nhủ. Dù sao ông càng có nhiều thời gian để được ở nhà lau rửa chiếc xe cho cẩn thận, ngôi nhà cũng phải được dọn dẹp sạch sẽ, ngăn nắp hơn thường ngày. Qu

Chia sẻ để wap ngày càng phát triển bạn nhé :)
1 Chuyên mục chính
Truyện Đề Xuất
Chỉ Quan Tâm Đến Em

Bốn năm phấn hồng

Là con gái đừng quên chúng ta là hoa của trời

Truyện Biên Giới...Ngày...Tháng...Năm... Full

Đọc Truyện Mắt Biếc