(ThichDocTruuen.Yn.Lt) – Viết cho cô bé tuổi trăng tròn đứng trước thềm nắng ngày xưa…
***
Cô bé ấy thường sang nhà tôi vào mỗi buổi sáng sớm, khi những giọt nắng vàng non bắt đầu buông trên bậc thềm nhỏ. Ngấp nghé bên chậu hoa quỳnh cô bé gọi tôi bằng giọng tinh nghịch:
– Thầy, thầy ơi, muộn giờ đi học rồi thầy ơi!
– Còn sớm mà muộn học gì cái con bé này, sao hôm nào cũng thích đi học sớm thế hả em!
Tôi đáp rồi dắt xe ra đèo em vào thị trấn, kẻ đi dạy người đi học.
Khi ấy tôi vừa tốt nghiệp sư phạm văn ở đại học sư phạm Huế và được phân công về trường cấp 3 ở quê công tác. Trường ở thị trấn cách nhà tôi khoảng 7 cây số. Nhà khá xa trường nên mẹ em nhờ tôi chở em đi học mỗi buổi sáng.
Từ ngày về quê dạy học, tôi chỉ có mỗi cô bé bên nhà làm bạn. Xóm xưa vắng giờ càng buồn hơn, bạn bè ngày xưa mỗi người một ngả, người đi lính, kẻ đi làm xa tận đẩu tận đâu hết cả rồi. Người ta vì mưu sinh, vì không chấp nhận cuộc sống khốn khó nơi quê nghèo nên cứ phải mải miết tha hương cầu thực nơi xứ người, bỏ lại nơi xóm nhỏ bao nhiêu là nỗi nhớ, nỗi mong chờ. Ai cũng ra đi, chỉ có mỗi tôi là quay về. Tôi đã chọn nghề giáo để được nâng cánh ước mơ cho bao thế hệ tương lại, được góp phần xây dựng quê hương, được bên cạnh những người tôi yêu thương. Và cũng một phần vì tôi muốn tìm về cuộc sống yên bình, an nhiên nơi quê nhà.
***
Ảnh minh họa
Làm giáo viên công việc cũng nhàn rỗi vậy nên ngoài thời gian dạy học ở trường, tối đến tôi còn dạy kèm thêm cho cô em bên nhà. Tuy là giáo viên ngữ văn, nhưng nhờ ngày xưa học lực của tôi cũng khá nên còn có thể giúp em học những môn toán lý hóa và anh văn. Em là một cô gái thông minh, sáng dạ nên việc dạy học cho em cũng không mấy khó khăn. Cứ vậy, ngày qua ngày 2 đứa tôi càng thân nhau hơn, em quý tôi và tôi cũng rất mến em.
Theo đánh giá của tôi em là một cô bé khá dễ thương. À không! rất dễ thương. Tôi thích nhất là đôi mắt biết cười của em. Đôi mắt ấy đen huyền và long lanh như 2 giọt nước lại thêm hàng mi dài và cong vút với cái nhìn sâu vời vợi càng làm cho nó thêm mĩ miều. Tất cả những gì thuộc về đôi mắt đó cứ như một tuyệt tác của tạo hóa. Nhiều lúc đang say sưa giảng bài cho em tôi lại bắt gặp đôi mắt ấy âu yếm nhìn tôi, lúc đó tự nhiên lòng tôi có một cảm giác nôn nao và trìu mến đến lạ. Sự nôn nao và trìu mến lạ lùng đó làm cho tôi có cảm tưởng như 2 người đang yêu nhìn vào mắt nhau, đang cố gắng thể hiện cho đối phương những cảm xúc yêu thương mãnh liệt mà người này đang dành cho người kia. Có những lúc bất chợt tôi lại muốn được là cái gì đó của em, cái gì đó chưa định hình vượt quá giới hạn hiện tại, nhưng nó đã nhanh chóng được tôi dập tắt đi.
Có một dạo tôi và em thường ngồi bên nhau dưới giàn mướp trước nhà, bà tôi trồng ngày xưa – được mẹ tôi chăm rất kỹ. Giàn mướp cứ cần cù nở quanh năm. Đôi lúc ngắm những bông mướp vàng, tôi lại ngỡ như mình là thầy giáo Ngạn trong truyện Mắt biếc của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, một câu chuyện tình buồn. Ngạn về làng dạy học trò rồi yêu Trà Long để quên đi tình yêu đơn phương mà mình đã dành cho Hà Lan – mẹ của Trà Long, người anh yêu từ thuở bé. Nhưng bỗng một ngày kia Ngạn nhận ra tình yêu anh dành cho Hà Lan vẫn nguyên vẹn, rốt cuộc rồi Hà Lan vẫn là Hà Lan và Trà Long vẫn là Trà Long, Trà Long chẳng thể nào thay thế được mẹ nó trong trái tim Anh. Ngạn đã chọn cách bỏ đi, chọn cách cô đơn một mình mặc cho tình yêu mà Trà Long dành cho anh có sâu đậm đến đâu. Những lúc nhớ về câu chuyện đó lòng tôi lại buồn man mác, đã có lúc tôi tự hỏi mình: “Tôi là Ngạn vậy còn em là ai? Trà Long hay Hà Lan, người làm tôi hạnh phúc hay là kẻ bóp nát trái tim tôi?”.
Một lần nọ, khi tôi đang ngồi dưới giàn hoa mướp nở rộ, mải miết với những dòng suy nghĩ vẩn vơ “Tôi là Ngạn còn em là ai?” của mình, bất chợt em vỗ vai tôi tinh nghịch:
– Thầy đang nghĩ gì vậy?
Tôi nhìn em mỉm cười đáp.
– Nhìn những bông hoa mướp vàng này tự nhiên thầy lại nhớ tới truyện Mắt biếc của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh em à! em đã đọc truyện đó chưa?
– Chưa thầy ạ, chắc hay lắm, thầy kể cho em nghe đi! ( Em nói giọng vòi vĩnh).
Rồi tôi kể em nghe về câu chuyện Mắt biếc . Câu chuyện đó tôi đã đọc đi đọc lại cả chục lần đến thuộc làu làu nên câu chữ cứ thế tụt ra khỏi miệng tôi một cách tự nhiên và trơn tru. Đang say sưa với những câu văn buồn thì từ bao giờ những giọt nước mắt đã lăn dài trên má em.
– Em sao vậy? Câu chuyện buồn quá hả em? (Tôi quay sang em mỉm cười).
Quẹt đi những giọt nước mắt em thút thít.
– Em thấy thương anh Ngạn quá thầy ạ!
Tôi mỉm cười lau đi những giọt nước mắt còn vương trên khóe mi em :
– Vậy nếu cho em được chọn là Hà Lan hay Trà Long em sẽ chọn ai?
Em trầm ngâm một lúc rồi trả lời:
– Trà Long thầy ạ!
– Tại sao? chẳng phải là đến cuối cùng thì Trà Long vẫn bị Ngạn bỏ rơi đó sao? Tôi thắc mắc.
Em mỉm cười đáp:
– Dù có bị bỏ rơi nhưng Trà Long và Ngạn cũng đã từng là của nhau, đã từng dành tất cả tình yêu cho nhau. Trà Long là một cô gái mạnh mẽ em thích điều đó. Còn Hà Lan quá yếu đuối và mù quán, cô ấy cứ mải miết theo đuổi những thứ hư ảo mà không biết trân trọng những gì mình đang có, không biết quý trọng mối chân tình của Ngạn.
– Cảm ơn em!
Tôi đáp, lòng ngập tràn hạnh phúc.
– Cảm ơn gì hả thầy? (em hỏi tôi bằng giọng thắc mắc).
Tôi không trả lời, chỉ mỉm cười rồi đứng dậy, mặc cho dấu chấm hỏi to tướng đang hiện lên trong đầu em. “Cảm ơn em!” chắc có lẽ em không thể nào hiểu ý của tôi. Tôi cảm ơn em vì em đã chọn Trà Long, người làm Ngạn và cũng là tôi lúc này hạnh phúc. Tôi tin vào điều đó, tôi tin em sẽ là cô gái mang lại hạnh phúc cho tôi. Và cũng ngay vào lúc đó, tôi nhận ra rằng mình đã yêu em, yêu em từ rất lâu rồi, cô em gái hàng xóm tuổi trăng tròn của tôi.
***
Thời gian cứ thế trôi qua thật mau. Mùa hạ năm ấy rồi cũng sang, mang tuổi học trò của em đi mất. Mỗi lần hè về, nhìn từng lớp học sinh rời mái trường lòng tôi lại cảm thấy buồn man mác. Tôi bồi hồi nhớ về tuổi học trò, nhớ ngày học cuối cùng của mình, ngày hôm ấy tôi đã khóc, lớp tôi đứa nào cũng khóc. Chúng tôi khóc cho tuổi hồn nhiên, những ngày tháng tươi đẹp yên bình nhất của cuộc đời đã hết, khóc cho cho cái ngày chia tay, chấm hết tuổi học trò, sẽ không bao giờ còn gặp lại nữa. 3 năm cấp 3 quả thực rất nhanh, nó nhanh như một giấc mơ vậy. Cũng như tôi ngày xưa, buồi học cuối cùng ngày hôm ấy của con bé cũng chang chứa nước mắt. Lúc tôi chở em về, ngồi sau lưng tôi mà em cứ rưng rức mãi không thôi. Thời gian thật quá vô tình, dù con người ta có cố gắng trân trọng nhau đến đâu đi nữa cũng không thể tránh khỏi những phút giây đong đầy