hật của Trương Cầm nữa, nên đi đường khá thuận lơi. Tôi và Giản Tự Viễn là lính mới tập trượt tuyết một hai hôm, lần này coi như được tập huấn trượt tuyết vượt dã. Lần đầu lên dốc thấy chật vật, nhưng sau vài lần chúng tôi đã nắm được cách thức, đi nhanh hơn hẳn chân xỏ “giày tự tạo” ì ạch đi từng bước. Đi được một quãng không xa, tôi hỏi Cốc Y Dương (anh nắm vững bản đồ và phương hướng.): “Liệu ta đi hướng này có đi qua khu vực Lê Vận Chi biến mất tối qua không?” Cốc Y Dương nghĩ ngợi rồi nói: “Đi qua gần đó, hơi vòng một chút.” Giọng anh rất bình tĩnh, không chút ảo não của người vừa mất người yêu, tôi càng cảm thấy phán đoán của mình là đúng, anh và Lê Vận Chi không phải cặp tình nhân, nhưng cũng không đơn giản là thế vì anh chưa cho tôi câu trả lời thỏa đáng. Đã biết Lê Vận Chi mắc chứng hoang tưởng được yêu, một bệnh nhân tâm thần, tại sao anh lại cho cô ta tham gia chuyến “nghỉ dưỡng” nguy hiểm này, để cô ta cặp kè bên mình khiến sự việc càng trở nên phức tạp, thậm chí rất có thể sẽ mất mạng? Hình như đoán ra tâm tư của tôi, Cốc Y Dương nói: “Có lẽ em không tin… giữa anh và Lê Vận Chi là một đôi tình nhân thật sự.” Đúng thế, tôi không tin. “Cô ấy là một trong các hộ lý chăm sóc An Hiểu, sau khi An Hiểu ra việc, cô ấy chủ động tiếp cận anh. Thoạt đầu anh không nghĩ gì, tạm không nói về An Hiểu cần bình phục, thực lòng anh vẫn luôn nghĩ đến em, anh không thể tiếp nhận bất cứ ai khác. Nhưng Lê Vận Chi không ngừng đeo bám anh, thậm chí về tận Bắc Kinh tìm anh, anh chỉ đối xử lịch sự, nói khéo để từ chối, cho đến khi An Hiểu qua đời.” Tôi giật mình: “Anh nghi cô ta ư?” “Đương nhiên không phải Vận Chi, vì khi An Hiểu “cứa cổ tay tự sát” thì cô ta đang ở Bắc Kinh tìm người giúp đỡ để chuyển về Bắc Kinh công tác. Không thể là cô ta.” “Em vẫn không hiểu.” Cốc Y Dương nói: “Anh không nghi ngờ cô ấy là hung thủ, nhưng cái chết của An Hiểu khiến anh nghi ngờ tất cả mọi người. Vận Chi rất tình cảm, an ủi anh, anh bỗng nhớ ra rằng, khi An Hiểu bắt đầu vào nằm viện số 2 Đại học Y Thẩm Dương thì cũng là lúc Vận Chi vừa được điều đến buồng bệnh An Hiểu làm hộ lý; sao lại trùng hợp như thế?” “Điều động chuyển đổi nhân sự lúc nào chả có, nên không thể nói là trùng hợp. Anh nghi ngờ rằng Vận Chi xuất hiện, rồi si mê anh, có liên quan đến An Hiểu chứ gì?” “Anh bèn rà soát lại, đúng là anh không nhớ nhầm, khi An Hiểu bắt đầu thoát khỏi tình trạng người thực vật, vào nằm việc thì Vận Chi được điều từ bệnh viện Nhân Dân số 5 Giang Kinh đến.” Cốc Y Dương ngoảnh nhìn, biết chắc Giản Tự Viễn và Hân Nghi không thể nghe thấy. “Giang Kinh.” Tôi kinh ngạc. Các chuyện tiếp theo, không cần Cốc Y Dương nói nữa, tôi cơ bản đã đoán ra. Cốc Y Dương nghi ngờ lai lịch của Lê Vận Chi không rõ rằng, nên anh mới “yêu” cô ta nhằm phát hiện xem cô ta có liên quan đến cái chết của An Hiểu không. “Vậy là đến giờ anh vẫn chưa phát hiện ra những “sơ hở” của Lê Vận Chi? Và cũng không rõ cô ta có yêu anh thật không hay có ý đồ gì khác?” Cốc Y Dương lắc đầu: “Hoặc là anh đã đoán nhầm hoàn toàn, hoặc là cô ấy giấu mình quá khéo. Anh đã tìm hiểu rất nhiều về cô ấy, thậm chí đã đi tận Hồ Nam gặp cha mẹ cô ấy. Cô ấy chỉ là cô gái bình thường, tốt nghiệp trường y tế, làm hộ lý ở Giang Kinh bốn năm; chuyển đến Thẩm Dương là vì bà ngoại đang ở Thẩm Dương, tuổi ngày càng cao, cô ấy có thể chăm sóc bà. Anh cũng đã gặp bà cụ, một người rất hiền từ.” Anh chỉ tay về phía trước: “Chỉ ở quanh đây.” Tôi ngoảnh lại nói với Giản Tự Viễn và Hân Nghi. “Quãng này chúng ta trượt chậm thôi, để quan sát kỹ xem có dấu vết của Lê Vận Chi không.” Giản Tự Viễn vẫn với tinh thần “hợp tác” như trước. “Dấu vết? Tuyết rơi suốt đê và cả buổi sáng nữa, dù đào hố thì hố cũng bị tuyết lấp đầy rồi, anh còn đòi tìm thấy dấu vết sao?” Hân Nghi nói: “Ta cứ chú ý thì cũng tốt chứ sao? Còn hơn là chỉ hay nói bừa.” Tôi không chấp Giản Tự Viễn làm gì, chỉ nhìn khắp bốn phía. Cốc Y Dương và Hân Nghi cũng không ngớt ré sang trái rẽ sang phải, xem xét từng gốc cây tảng đá. Hân Nghi trượt lên phía trước một quãng bỗng dừng lại, ngoái đầu hỏi Cốc Y Dương: “Anh cho rằng chỉ ở quanh đây à?” Cốc Y Dương đáp: “Gần như là thế.” Hân Nghi thở ra một hơi dài, nói: “Mong sao cô ta không sảy chân ở đây.” Tôi đến bên Hân Nghi, giật mình. Dưới chân chúng tôi là một cái dốc dựng đứng, bị tuyết phủ ngập, không rõ sâu chừng nào; tuy trên dốc có vài cây thông nhưng nếu bị ngã xuống dốc thì vẫn là lành ít dữ nhiều. Giản Tự Viễn nói: “Cô ấy không gặp xui xẻo ở đây đâu. Cô ấy vẫ bám sau chúng ta mà. Chúng ta vẫn đi một lèo rất suôn sẻ. Nếu cô ta ngã thì chắc chắn phải kêu cứu chứ.” Nhiều lúc tôi nghĩ Giản Tự Viễn ăn nói nhăng nhít chỉ là cố ý giả vờ ngô nghê, nên chẳng thiết bắt bẻ làm gì. Hân Nghi cười nhạt: “Chắc anh còn nhớ đêm qua anh đội mũ bịt khăn thật chặt, gió thì mạnh như thế, nếu có ai kêu cứu thì anh có nghe thấy không?” Giản Tự Viễn cứng lưỡi. “Nhìn xem, cái gì kia?” Cốc Y Dương chỉ xuống dưới dốc. “Cái gì là cái gì?” Giản Tự Viễn hỏi. “Trên ngọn cây.” Tôi nheo mắt cố nhìn, rồi cũng nhận ra Cốc Y Dương chỉ cái gì. Cách chỗ chúng tôi đứng khoảng chục mét, trên ngọn câu thông mụ có treo một vật gì đó màu nâu nhạt. Tuy bị tuyết phủ nhưng tôi vẫn nhận ra đó là cái ví đầm, tôi có thể khẳng định là của Lê Vận Chi. Có lẽ phụ nữ thường nhạy cảm với cái ví nên ngay lần đầu gặp Lê Vận Chi tôi đã chú ý đến cái ví của cô ấy – ví LV thường rất ấn tượng. Tôi kinh ngạc kêu lên: “Là ví của Lê Vận Chi.” Lòng tôi thắt lại: điều tôi lo lắng hình như đã xảy ra. Hân Nghi cũng nhận ra: “Đúng, đúng là ví của cô ấy. Chắc chắn cô ấy biến mất ở chỗ này, có lẽ cô ấy chỉ ở cách đây không xa.” Giản Tự Viễn cười nhạt: “Nên nói là xác cô ấy cách đây không xa mới đúng.” Tôi nói: “Đừng nên kết luận quá sớm. Dù lỡ trượt chân ngã xuống thật, tuyết dày thế này chưa chắc đã bị thương nặng.” “Chính vì tuyết dày, lại ở bên cây cối, có thể cô ấy bị lún rất sâu trong tuyết, không kịp kêu cứu.” Vẻ mặt Cốc Y Dương thật nặng nề. Hân Nghi nói: “Đó chỉ là có thể như vậy. Có lẽ chúng ta nên xuống đó tìm.” “Nếu chúng ta muốn lại hy sinh vô ích thì có thể xuống tìm. Nếu không, thì nên đi khỏi đây.” Giọng Cốc Y Dương gần như vô cảm, có chăng chỉ là bản năng sinh tồn. Khi mọi người đều xoay người lại. tôi nói: “Tôi muốn mượn cuộn dây thép của anh Tự Viễn.” Giản Tự Viễn ngạc nhiên, rồi cũng hiểu ra: “Cô thích cái ví à?” Tôi nói: “Lãng phí cái ví LV thì thật đáng tiếc.” Giản Tự Viễn nhìn tôi đầy ngụ ý, tủm tỉm cười: “Tôi có thể lấy giúp cô, sau đó nên chia nhau như thế nào, ta sẽ bàn sau.” Anh ta lục ba-lô lấy ra cuộn dây thép, nắn thử, nói: “Dùng để câu cái ví thì hơi mềm.” Anh ta gập đoạn đầu dây thép làm ba lần, sai đó uốn thành cái móc. “Trừ phi cái ví đựng xi-măng, nếu không, nhất định sẽ ăn chắc.” Rồi anh ta duỗi thẳng toàn bộ, ướm thử thấy đầu móc còn cách ví một quãng, bèn lấy ra cuộn thừng nilon, đánh đai quanh bụng hai vòng, thít cho chặt, sau đó đưa đầu dây thừng còn lại cho tôi, nói: “Mọi người kéo tôi lại. Tôi ngã xuống là chuyện vặt, nếu không lấy được cái ví LV thì tổn thất sẽ cực lớn.” Hân Nghi