Đọc truyện ma- Ma câm - Ma khóc dưới Hồ Tiên Đôn Full - Truyện Ma - thichdoctruyen.yn.lt

Đọc truyện ma- Ma câm - Ma khóc dưới Hồ Tiên Đôn Full (xem 4528)

Đọc truyện ma- Ma câm - Ma khóc dưới Hồ Tiên Đôn Full

át.

Trương Cự Oa trước đó bị nuốt vào trong bức tranh, được tôi và Sách Ni Nhi lôi ra nhưng cũng đã bị bọn rắn tỳ bà cắn nát phần trên, be bét máu nằm dưới đất, khi chúng tôi định tháo chạy thì nghe thấy cậu ta rên “ư” lên một tiếng, chứng tỏ vẫn chưa chết, tôi không nỡ để cậu ta lại trong hầm mộ làm mồi cho bọn rắn, bèn cùng với Sách Ni Nhi mỗi người một tay lôi cậu ta ra cùng, chiếc túi đựng vàng bạc châu báu rơi trên đất cũng chẳng còn tâm trí đâu mà nhặt.

Tôi đạp đổ đèn bão, dầu chảy loang lổ trên mặt đất, ngọn lửa bùng cháy, chúng tôi nhân cơ hội lôi Trương Cự Oa rồi chạy ra phía đường hầm, lũ rắn tỳ bà vẫn không ngừng chui ra từ trong bức bích họa. Ngôi mộ cổ Khiết Đan nằm giữa thung lũng trong lòng núi, bên trên là đầm cỏ quanh năm ngập nước, bên dưới là đồi đất, huyệt mộ được đào phía dưới đồi đất, xung quanh dựng cột để chống đỡ hầm mộ, bọn rắn tỳ bà chui ra từ trong tường mộ khiến bức tường lộ ra những lỗ hổng lớn nhỏ, nước từ bên ngoài tràn vào, ngôi mộ cổ lập tức chìm xuống đầm lầy.

Tôi và Sách Ni Nhi nhìn nhau, mặt biến sắc, không ngờ hôm nay bọn tôi lại bị chôn sống ở đây cùng với thi thể cô gái Khiết Đan này, chỉ sợ một nghìn năm sau cũng chẳng còn cơ hội được thấy lại ánh sáng mặt trời.

3

Nước không ngừng chảy vảo trong hầm mộ, toàn bộ ngôi mộ đang chìm dần, chúng tôi chạy thục mạng ra ngoài, chỉ cố lôi cho được Trương Cự Oa, còn mọi thứ khác đều vứt lại phía sau lưng.

Bên ngoài, Nhị lão đạo đợi lâu sốt ruột cũng mò vào đường hầm tìm chúng tôi, thấy chúng tôi lôi xềnh xệch Trương Cự Oa be bét máu chạy ra thì hiểu ngay cơ sự, nhưng vì không thắng nổi lòng tham, lão nhổ một bãi nước bọt vào lòng bàn tay hạ quyết tâm, rồi đốt đuốc lên phăm phăm đi vào phía trong ngôi mộ mà không rõ chuyện gì vừa xảy ra, lão cứ cho rằng thứ gì cũng sợ lửa, chỉ cần có lửa thì đuổi được hết lũ rắn rết bọ cạp, và kiểu gì cũng phải lấy cho được vài món bảo vật, chứ không cam tâm về tay không. Trong đầu chỉ nghĩ có vậy nên lão quên béng lời sư tổ của mình đã dặn, đi được một đoạn chợt thấy tình hình bất ổn, lão dừng lại do dự.

Tôi và Sách Ni Nhi lôi Trương Cự Oa tháo chạy ra ngoài, mệt thở không ra hơi, hồn xiêu phách lạc, không nói nên lời, cũng không kịp ngăn cản Nhị lão đạo, đúng lúc này phần ngoài của đường hầm bỗng sập xuống, bịt kín lối ra, Nhị lão đạo đang rướn cổ nhìn vào bên trong, khi phát hiện ra đường hầm bị sập thì đã quá muộn, tôi chỉ còn biết đứng nhìn lão bị nhấn chìm cùng ngôi mộ cổ, nói theo cách của dân đổ đấu thì “đã độn thổ rồi”.

Tôi và Sách Ni Nhi lôi được Trương Cự Oa ra ngoài, quay lại nhìn thấy Nhị lão đạo bị chôn sống trong đường hầm mà đau lòng, nhưng chỗ chúng tôi đứng, bùn cũng bắt đầu ngập tới đầu gối, đành phải mau chóng bò ra ngoài, bên tai nghe thấy tiếng gió thổi, đồng cỏ vàng đã hiện ra trước mắt. Bên ngoài, trời cao mây trắng, cứ như những chuyện kinh hoàng trong hầm mộ chưa từng xảy ra, chỉ thấy mặt trên đám sình lầy sủi tăm không ngớt, điều này chứng tỏ ngôi mộ cổ đang chìm xuống, một lúc sau thì không thấy gì nữa, chỉ còn dấu tích một phần con đường hầm bị sập, ngập đầy bùn đất.

Trải qua việc này, tôi đã tin vào những gì lão Nghĩa mù nói, quật táng lấy bảo vật thì không được nổi lòng tham, Nhị lão đạo có thể coi là người có am hiểu về thuật trộm mộ, nhưng chỉ vì một ý tà niệm mà hối hận không kịp, chúng tôi suýt nữa cũng mất mạng, Trương Cự Oa da mặt đã bị lột hết, mê man bất tỉnh, may mà Sách Ni Nhi kiếm được một ít cỏ ba lá, băng bó viết thương, vắt nước cho cậu ta uống, nên chưa đến nỗi bị chết. Tôi và Sách Ni Nhi xốc nách vác cậu ta quay trở ra. Mới đi được nửa đường bỗng tuyết rơi đầy trời, phút chốc mặt đầm đã trắng xóa, chúng tôi chẳng mang áo rét, chỉ còn cách cố gắng đi càng nhanh càng tốt, cuối cùng cũng thoát ra được vùng đồng cỏ ăn thịt người không nhả xương này trước khi thời tiết trở nên khắc nghiệt hơn. Chúng tôi đưa cậu Trương vào làng để dưỡng thương, số tiền Nhị lão đạo đưa cho chúng tôi và một ít vàng cạy được trên cửa mộ, tôi đều để lại cho cậu ta và mua một ít tiền giấy đốt cho Nhị lão đạo, cầu mong cho lão mau được siêu thoát.

Quay trở về lâm trường, Sách Ni Nhi không dám dấu ông nội, cô kể lại đầu đuôi chuyến đi vào Lão Câu cho Thổ địa gia nghe, ông trợn mắt mắng cô cháu gái một trân tơi bời, vơ lấy cây gậy còn định đánh cô, tôi đành phải nhận hết tội lỗi về mình, nhưng cũng sợ cái tính ngang tàng của Thổ địa gia, nhân tiện viện cớ về nhà một thời gian, chờ cơn lôi đình của ông qua rồi tính tiếp. Tôi lên tàu ở một ga nhỏ gần lâm trường, sau khi cáo biệt Sách Ni Nhi, tôi về chỗ ngồi, trong lòng bỗng thấy như mất đi một thứ gì đó, cảm thấy hết sức chán nản, lật đi lật lại cuốn sách cũ trong tay để giết thời gian, đây là cuốn “Âm dương bảo kíp” mà sư tổ Nhị lão đạo truyền lại, bên trong không chỉ giới thiệu về sơn hình, thủy thế, âm phần, dương trạch, còn có nhập địa tầm long, bói toán, giải mộng v.v… Nhị lão đạo bị chôn sống trong hầm mộ nhưng cuốn “Âm dương bảo kíp” của lão thì vẫn ở bên ngoài, tôi nhìn thấy khi mở tay nải của lão để tìm diêm, tôi định bụng cầm về cho lão Nghĩa mù. Trước đó chưa có thời gian xem, giờ ngồi tàu mới có cơ hội đọc, tôi đọc phần phong thủy hình thế trước, thấy cũng không khác với những gì lão Nghĩa mù nói là mấy, chỉ thêm phần chú thích bằng hình ảnh, xem ra sẽ dễ hiểu hơn, lúc giở tới phần giải mộng, bất chợt tôi nhớ đến bức bích họa trong mộ cổ.

Suốt thời gian ngồi tàu, tôi xem đi xem lại mấy lần bí kíp giải mộng của đạo giáo, nhưng cơn ác mộng của tôi lúc trong hầm mộ thì không thể giải mã nổi. Lần này nghe lời Nhị lão đạo đi đào mộ cổ trong Lão Câu đúng là xui tận mạng, giờ nghĩ lại cũng phải trách mình lỗ mãng, nhưng dám làm thì dám chịu, chẳng có gì phải oán thán cả. Vốn nghĩ sự việc như vậy là đã xong, ai ngờ ác mộng ngàn năm mới chỉ bắt đầu, điều không tưởng tượng được vẫn chờ tôi phía trước. CHƯƠNG 4 – THÔNG THIÊN HOÀNG TUYỀN

1

Trong ký ức của tôi, năm đó khí trời Bắc Kinh nóng nực, ít mưa, bụi tung mù mịt trời đất, trên trời một màu vàng ệch, dưới đất một màu tro tàn, hiếm khi thấy có hôm nào trời cao trong xanh. Tương truyền cuối đời Minh, Lý Sấm Vương vào Bắc Kinh, đã để lại một câu ngạn ngữ: “Trời vàng thì động đao binh, đất bụi thì người lang sói”. Người lang sói ở đây là chỉ những kẻ hung ác mất hết tính người. Ngày nay thời thế thái bình, không có biến cố, nhưng giữa mùa hè mà lại có bão cát thì cũng chẳng phải điềm lành gì.

Trên đường từ ga tàu về nhà, thấy trời đất mù mịt, tôi không khỏi có linh cảm không lành, một nỗi sợ hãi mơ hồ trỗi dậy, cũng không rõ là sợ điều gì, về đến nhà mới biết lão Nghĩa mù đã cưỡi hạc quy tiên, vừa mới đi ngày hôm kia, vậy là tôi không gặp được lão lần cuối. Bình thường lão Nghĩa mù cũng không được khỏe, thị lực kém, nhưng có rất nhiều biệt tài mà người khác không có, ví dụ ai mang đến một chiếc nhẫn ngọc, lão Nghĩa mù cầm lên ngửi trước, lấy tay sờ qua, cùng lắm là liếm thêm

Chia sẻ để wap ngày càng phát triển bạn nhé :)
1 Chuyên mục chính
Truyện Đề Xuất
Truyện Ngôi nhà có cánh cổng cao cao

Sự thật đáng ngại đằng sau người bạn thân giàu sang mà vẫn ế của tôi

Truyện Mối Tình Đầu Voz Full

Đọc Truyện Chuyện Thời Sinh Viên Full Voz

“Gái ngoan” quỵ ngã chứng kiến mẹ làm điều này mỗi tối để chu cấp 5 triệu mỗi tháng, “ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc”…