Thầy, chỉ gặp nói chuyện… Quản Hào nói là nói vậy nhưng cũng để Mun đi, vì thầy quá hiểu, người anh hùng một khi nhớ gái thì không tài gì ép hắn làm “quốc gia đại sự” được. Hơn nữa, thầy đang muốn đi gặp Hai Cang, có Mun bên cạnh, không tiện. Hai Cang không có ngoài đình, ở nhà cũng không có. Chỉ có cô Chín đang mệt, nằm nghỉ trên võng. Thấy Quản Hào, cô Chín lồm cồm ngồi dậy. – Thầy tìm thằng Mun? Nó đi với Thầy mà Quản Hào đỡ cô nằm lại, rồi ngồi xuống bên cạnh – Tui tới thăm cô, nghe cô bịnh? – Già rồi, trời nóng nực, hôm rồi trúng cây mưa sớm, người khó chịu quá! – Có Hai Cang ở nhà không cô? – Nó mới về là ra ngoài Đình suốt, dọn lễ ở ngoải. Vậy là Hai Cang đi đâu, cô Chín cũng không biết. – Thằng Cang hồi đó học võ với Thầy Hai Bằng phải không cô? – Ừ! Cũng lâu lắm rồi. – Thầy Hai Bằng giờ ở đâu cô? – Ai mà biết được. Thẩy bị vu oan, bị tróc nã, phải bỏ xứ mà đi. – Nghe nói vợ thầy sau cũng bị chết thảm? Cô Chín thẫn thờ, nước mắt rưng rưng. – Cô Tám Như cũng bị chết treo như con Thoa bây giờ vậy. Thầy tìm ra ai giết con Thoa chưa? Quản Hào khẽ thở dài. Chỉ có một con ma, hay là có loài ma truyền kiếp? – Vợ chồng họ có một đứa con trai, nó bây giờ ở đâu? – Thầy Hai trốn đi được mấy tháng thì cô Tám ẳm con lên Sài gòn, người ta đồn là đi gặp Thẩy. Có người gặp cổ ở trển, nói cổ có sanh thêm một đứa con gái nữa. Rồi tự dưng một hôm, người ta thấy cổ… thấy cổ bị treo ngoài bụi tre. Tội nghiệp! Mấy đứa nhỏ chẳng biết lưu lạc về đâu, còn sống hay đã chết? – Cô lượm được thằng Mun ở đâu vậy? Cô Chín nhìn Quản Hào e dè. – Tui đi cấy mướn bên Yên Phước, gặp nó đói run trong chòi vịt, thấy thương quá, đem về nuôi. Thầy hỏi chi vậy? – Lúc đó nó mấy tuổi? – Mới chừng mười mấy tháng chứ gì. – Vậy là nó bị bỏ rơi ở đó? – Lúc tui gặp nó đói khóc không ra tiếng. Thiệt sao có loài cha mẹ gì mà ác đức! Câu chuyện này, Quản Hào biết lâu rồi, nhưng hôm nay tự dưng Thầy muốn hỏi lại cô Chín cho chắc bụng. Bấm đốt ngón tay, Thầy thấy rõ, nếu con trai Hai Bằng còn sống thì cũng cỡ Mun bây giờ. Rất có thể vợ chồng họ đã nhờ Hai Cang dưỡng nuôi dùm, nhưng đặt chuyện nói thác ra như thế. Chuyện đã xảy ra nhiều năm, trước khi thầy về làng này sanh sống. Dân làng gặp thầy thường e ngại, giấu diếm không muốn nhắc đến, nhưng Thầy vẫn biết, người có đủ thế lực để giá họa cho Hai Bằng chính là Tổng Bá. – Tui về cô Chín. Quản Hào quay ra gặp ngay Hai Cang đứng yên ở cửa, có lẽ hắn đã đứng lặng yên ở đó lâu rồi. Một người có thể lặng lẽ đến sau lưng mà Quản Hào không hay, người đó không thể xem thường. – Chào thầy Hương Quản. – Chào chú Hai, mới về hả? – Dạ, thầy Quản ngồi chơi, uống nước… – Chú Hai đi đâu, tui kiếm quá trời không gặp? – Tui ngoài đình chớ đâu… – Sao tui không thấy cà? – À! Chắc lúc đó… tui ra sông gánh nước… Thằng này nói dóc, cái giếng ngay đình sao không gánh? Nhưng thầy biết, có hỏi nữa thì hắn nói dóc nữa, gánh dùm ai đó, vậy hỏi chi cho thất công. Thầy đi, không ngoái lại, nhưng biết Hai Cang lom lom nhìn theo cho tới khi khuất bóng. Mặc kệ! Thầy đã đạt được mục đích, tằng hắng cho hắn biết đừng có mà làm chuyện bậy bạ ở cái làng này. Quản Hào đến viếng con Thoa. Trời cũng tối rồi mà đám ma thiệt vắng vẻ, buồn thảm, chỉ có mấy chị em bà con với má con Thoa ngồi khóc ri rỉ ở xó nhà. Mọi người ra Đình xem lễ hay họ sợ tai ương? Vậy mà đám ma đó có vinh dự tiếp đón cả hai cha con Tổng Bá. Lúc Quản Hào đến, cậu Ba Kim say mèm, gục đầu trên bàn nghêu ngao mấy câu vọng cổ, khóc than người vắn số. Tổng Bá thắp mấy cây nhang, cho gia đình ít tiền, rồi lôi cổ cậu Ba về. Tuy không tin lắm, Thầy vẫn khấn con Thoa sống khôn, thác thiêng về phù trợ Thầy tìm cho ra hung thủ. Lúc sớm, thấy xác con Thoa, má nó cứ ngất lên, ngất xuống chẳng hỏi được gì. Bây giờ, nó đã được liệm rồi, má nó cũng bình tâm lại phần nào. – Con Thoa nó quen biết với cậu Ba Kim hả? – Có quen đâu, nhưng cậu Ba cứ tới lui hoài. Hồi hôm trước, cậu Ba cũng có tới, kêu nó ra hè nói chuyện. Tối đó, nó khóc miết. Tui gặng hỏi mấy lần, nó cứ giấu giếm. Rồi hôm sau, nó đi biệt. Tới sáng thì người ta thấy nó… thấy nó…. Truyện “Bóng ma đầu làng ” được copy từ diễn đàn Lương Sơn Bạc (LuongSonBac.com) Quản Hào ra về, lòng nặng trĩu. Làm con Thoa có bầu thì cậu Ba dám, chớ giết người, diệt khẩu thì không đời nào. Cậu Ba trác táng nhưng thuần lương đâu có mà tàn nhẫn dữ vậy! Hay là có một kẻ nào đó, thù sâu như bể, muốn nhà Tổng Bá tuyệt tự, tuyệt tôn? Thầy có cảm giác trong ngôi làng nhỏ bé này, có một lực lượng hùng mạnh, đang ngấm ngầm hoạt động mà mục tiêu chính là nhà Tổng Bá Sáng sớm, Quản Hào bị dựng dậy vì có người phát hiện Cặp rằng Hưng dưới con mương ngoài xẻo. Thằng Hưng bị đâm chết bằng một con dao ngắn, ngay giữa tim, đâm từ phía trước. Xác nó nằm sấp, nửa chìm, nửa nổi. Cặp rằng Hưng là tay chân đắc lực của Tổng Bá, võ nghệ thuộc loại có hạng, vậy mà bị đâm chết bởi một con dao ngắn, một nhát duy nhất. Giết xong còn lạnh lùng vứt xác xuống mương, chứng tỏ tên hung thủ xem thằng Hưng không hơn một con chó. Mọi khi trong làng có biến, lúc nào Thầy cũng thấy máu nóng dâng trào, hùng hổ xốc tới, nhưng hôm nay Thầy lại hết sức bình tịnh vì Thầy biết, sắp đến phải đối phó với một tuyệt đỉnh cao thủ, lạnh lùng, tàn bạo. Kẻ đó là ai? – Mun, đem con dao này tới nhà Cai Tổng. – Chi Thầy? – Thẩy sẽ cho người tra xét ai thường dùng loại dao này. Thẩy sẽ biết, ai là chủ nhơn của nó. – Còn Thầy đi đâu? – Cái thằng này lạ! Bữa nay sao vậy? Có đi liền hay không? Mun hoảng sợ, co cẳng chạy biến. Thầy cũng đi luôn, việc gấp lắm rồi. Thầy biết, ở làng này hiện có một người đủ bản lãnh để giết thằng Hưng dễ dàng như vậy, mà không cần phải đâm. Sân đình xơ xác, đầy rác rưởi, không náo nhiệt, rực rỡ như trong đêm. Tư Mễn đang xắc rau cho bữa cháo sáng. Quản Hào chăm chăm nhìn con dao, chăm chăm nhìn bàn tay cầm con dao đó, đôi tay ấy còn có thể làm được những gì? Một người luyện dao từ nhỏ, ắt phải trân trọng dao, xem như là sinh mệnh, đâu thể đem xắc hành, xắc tỏi. – Ngoài phóng dao ra, chú còn dùng được loại võ khí nào? – Tui chỉ biết phóng dao, Thầy nghĩ dùm coi, tui còn dùng được cái gì nữa? – Dùng gậy. Chỉ hai chữ nhưng lại như tiếng sấm nổ, ngân dài trong người Tư Mễn. Ánh mắt vẫn cúi thấp, tóc vẫn lòa xòa, nhưng giọng nói Tư Mễn đã khác hẳn – Phải, gậy tầm vông, một đầu vạt thiệt nhọn. Quản Hào rất muốn biết cây gậy đó đang ở đâu, nhưng Thầy không hỏi, một cảm giác lành lạnh chạy khắp châu thân, cái cảm giác khi gặp phải đại địch. Một con người, nhẫn nhục suốt mười mấy năm dài thì con người đó có thể làm được bất cứ chuyện gì… – Chú về đây báo thù chính Tổng Bá, chớ không hề làm hại người khác? – Phải. Quản Hào bỏ đi. Không hiểu sao, chỉ một câu nói, câu nói có một chữ, mà thầy tin ngay. Quản Hào tin tưởng Tư Mễn như tin một bậc tri kỷ. Truyện “Bóng ma đầu làng ” được copy từ diễn đàn Lương