để cảm hóa thím, được thím nghe lời, tìm đến am Huệ Tịnh làm kẻ trợ tu cho sư cô Diệu Trí. Cô Ba Hưởng từ khi lấy chồng khách trú thì được chồng cưng lắm. Cô sanh cho chồng hai trai ba gái. Còn thằng con đầu lòng của cô, cũng là con cậu Hai Luyện, vẫn được tía ghẻ nó coi như trưởng nam. Anh chàng khách trú về sau thấy cậu Hai thành tâm cải hối nên cho đứa nhỏ tới lui với cậu, làm cho cậu được an ủi nhiều. Thịnh, tên đứa nhỏ, tỏ ra hiếu hạnh với cha ruột lẫn cha nuôi, nên lối xóm khen ngợi lắm. Hai đứa con ông Mười Hai là cậu Hai Thanh và cô Ba Hồng về sau ăn nên làm ra, có gia đình hạnh phúc. Cả hai vâng lời mẹ, tìm kiếm những cô gái trước kia bị bà Mười Hai dụ dỗ làm nghề buôn hương bán phấn, giúp họ làm lại cuộc đời. Đó cũng là cách báo hiếu để ác nghiệp của đấng sinh thành ra họ mỗi ngày một mỏng, và phúc quả của họ càng lúc càng tròn đầy. Cai tuần Xướng, thằng Yêm, thằng Xiêm, thằng Đực, con Lý, con Lài vẫn ở với cậu Hai, được cậu trả công xứng đáng. Vợ Cai tuần Xướng qua đời, anh xin cưới con Lài. Thằng Đực thì cưới con Lý. Thằng Yêm và thằng Xiêm vì mê cậu Hai thuyết pháp nên xin cùng tu với cậu, không chịu cưới vợ để bận bịu tấm thân. Ông bà Năm Đặng từ khi thấy cậu Hai bị tai nạn thì lòng tràn ngập thương xót. Rồi khi thấy cậu Hai tu hành tinh tấn, họ noi gương thằng Xiêm, thằng Đực, sanh lòng mộ đạo nên không chịu nuôi thứ cá bằng máu kinh nguyệt cho hai cô Cẩm nữa. Họ cũng không ăn cắp tiền bạc của cháu mình mà còn để dành, giúp đỡ người cùng khó. Còn hai chị em cô Bảy Cẩm Thạch thì sao? Dù có thương cậu Hai Luyện cách mấy, cô Bảy vẫn không thể vì đó mà hy sinh làm vợ hay làm người tình cậu được. Cho nên năm sau cô kết hôn với thầy thông ngôn Lương Phùng Xuân hóa vợ mà không con. Cô sanh cho thầy một con trai kháu khỉnh. Niềm vui duyên mới cùng tấm tình chơn thật của chồng đã giúp cô bứng hết gốc rể kỷ niệm những ngày tò tí với cậu Hai. Còn cô Tám Cẩm Vân thì làm bé ông Quận Dần. Ngồi ôn qua bao nhiêu chuyện của những người trong tỉnh lỵ nầy, cậu Hai nhớ lại thầy kiện Trần Hảo Hiệp. Thầy ta đã tái hôn với cô Hai Tú Trinh, đã cho hai cô gái lớn xuất dương du học bên Pháp, nhưng cô Hai cứ son sẻ hoài, không chịu đẻ cho thầy một cậu con trai để nối dõi tôn đường. Nghe nói cô Hai hiền quá hóa ra trơ, không biết thủ đoạn nào để nịch ái chồng nên thầy mèo mỡ tùm lum. Riêng vợ chồng Cai tuần Hạp đi tha phương cầu thực ở Bạc Liêu vậy mà nhờ đất lạ đãi người dưng, họ thoát khỏi cảnh eo nghèo ót ngọt, lìa phận tá điền tá thổ để làm chủ tám chục mẫu đất. Cai tuần Hạp dùng tiền mua chức gương thân. Chị vợ khéo tay làm thêm đủ thứ mắm, thứ khô để đếm cho các ghe thương hồ nên kiếm được khá tiền. Họ vẫn còn nhớ ơn cô Thiệt Nguyện nên thường viết thơ hỏi thăm cô. Hôm được tin cô sanh con trai, họ lặn lội về Vĩnh Long để dự tiệc ăn mừng. Họ còn mừng ẹ con cô Thiệt Nguyện chiếc khánh vàng và cho riêng đứa nhỏ chiếc lắc vàng cỡ nửa lượng để khi lớn sẽ đeo. Cái thành tâm tu hành của cậu Hai Luyện lẩm rẩm vậy mà chinh phục được nhiều người. Cô Bảy Cẩm Thạch và cô Tám Cẩm Vân thường đến thăm cậu, hỏi ý kiến cậu lúc hai cô gặp chuyện trặc trẹo nan giải. Cô Thiệt Nguyện cũng thường đàm đạo với cậu trong những công việc trùng tu chùa am trong vùng hay đúc chuông, tạc tượng, in kinh. x x x Sư Thiệt Tánh có đưa ký giả Paul Carlson lại thăm anh mình. Anh ta độ bốn mươi ngoài, mặt mũi khôi ngô hiền hậu, thái độ điềm đạm, cử chỉ thong dong. Paul nói được tiếng Pháp nên có thể đàm đạo với cậu Hai Luyện về Phật pháp, về đất nước Hậu Giang, về vùng Năm Non Bảy Núi, và nhứt là về các ông đạo gốc giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương hay gốc Hòa Hảo tu theo Mật Tông. Paul Carlson bảo: – Con sông Vàm Cỏ ở miền đông và con sông Cửu Long chảy qua miền tây xứ Nam kỳ là hai con sông thiêng. Nhánh Vòm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây chảy tới đâu thì đạo Cao Đài lưu hành tơi đó. Rất đỗi một con kinh ráp vào nhánh Vàm Cỏ Tây là kinh Bà Bèo khi đâm qua vùng Cai Lậy thuộc tỉnh Mỹ Tho mà cũng có giáo dân Cao Đài cư ngụ. Còn sông Cửu Long bắt nguồn từ dãy Tuyết Sơn thuộc Tây Tạng nên hai bên lưu vực nó có biết bao tu sĩ tu theo Mật Tông. Khi sông chảy qua Miến Điện, Lào Cao Miên, khí thiêng mang từ nguồn không phát tác, không hiện hành. Phải đợi khi nó chảy qua vùng Năm Non Bảy Núi, khí thiêng nó mới hiện hành bành trướng. Tôi tu ở Tây Tạng bốn năm, thầy tôi là một vị lạt ma áo đỏ. Khi ông viên tịch có dặn tôi đi hành đạo theo sông Cửu Long về vùng Thất Sơn và sẽ gặp người điểm đạo cho tôi. Từ nguồn men theo sông ra cửa biển, tôi tốn mất mười năm để rồi sau hết gặp pháp sư Chơn Huệ. Ông là vị thầy thứ hai của tôi, truyền ấn chứng và pháp môn cho tôi. Tôi có pháp danh là Thiệt pháp. Sư Thiệt Tánh nói với cậu Hai Luyện: – Gần ngày rằm tháng bảy, em sẽ cho lập đàn tràng ở Tịnh Liên Am để cầu siêu cho người chết và cầu an cho người sống. Xin anh Hai hiệp cùng cô Thiệt Nguyện lo giùm cho. Sư đi viếng mộ cô Hai Kim. Trước đây bốn năm. cậu Hai Luyện đã bốc mộ và cải táng cô trong cuộc đất của dòng họ cậu. Sư thắp nhang ộ mẹ, mộ cha và mộ bà đích mẫu, nước mắt đoanh tròng, nhớ lại tuổi thơ mà nếu chép lại chắc phải dùng nước mắt pha mực mới nói hết tinh ý. Sư cũng đi viếng bà con họ hàng, dùng chánh pháp để khuyên họ ăn hiền ở lành. Sau đó sư cùng ký giả Paul Carlson đi Sài gòn lo giấy tờ. Khi trở về Vĩnh Long, sư Thiệt Tánh bảo anh mình lập một bàn hương án chưng ngũ hoa ngũ quả và thắp đèn bảy ngọn. Sư cũng bảo hai cô Cẩm tắm rửa sạch sẽ, tụng cho xong hai bộ kinh Lương Hoàng Sám và Từ Bi Thủy Sám cùng chú tâm phát nguyện. Cô Ba Cẩm Tú khấn vái: – Lạy thập phương chư Phật. Xin phù hộ cho con thành tâm mến đạo, chí thành tìm về ánh đạo vàng. Con sẽ đem tiền của giúp đỡ kẻ cô thế, lo làm Phật sự, săn sóc anh con cho tới ngày anh nhắm mắt từ biệt cõi đời. Cô Tư Cẩm Lệ cũng nguyện: – Lạy thập phương chư Phật, lạy chư Bồ tát, lạy chư hiền thánh tăng, cho con đủ sức kham nhẫn trả ác quả. Xin Đức Quan Thế Âm Bồ tát ban cho con tấm lòng vô úy, con sẽ tu tại gia. Hôm sau nữa, sư Thiệt Tánh đặt lên hương án tấm kiếng mà sư đã chú nguyện 108 biến Chuẩn Đề Phật Mẫu Đà La Ni bên cạnh hai chén nước mưa. Sư thắp nhang rồi bảo hai chị em mình quì trước bàn thờ. Sư đọc thần chú Mật Tông một hồi rồi bảo mỗi người bưng một chén nước uống cạn. Cô Ba Cẩm Tú sau đó cảm thấy ruột gan mình như được gọt rửa Những tham dục trong cuộc sống dật lạc như lắng xuống dần. Cùng với ý hướng hoàn lương đang manh nha, chén nước như giúp có thần lực làm lại cuộc đới sau mọi đổ vỡ. Ngày xưa khi còn học ở trường Áo Tím, cô cũng đã từng suy nghĩ về huyền hoại một con phụng hoàng tái sanh từ tro than của hài cốt nó. bây giờ, nhờ tha lực của thần chú Mật Tông, cô cảm thấy mình sẵn sàng làm theo thiên lương với niềm phấn khởi kỳ diệu. Thì đó, hai hôm sau, cò mi Maurice Carrière cho cô biết hắn sẽ đổi lên Hà Tiên. Vậy mà cô vẫn dửng dưng khi thấy hắn không rủ cô theo, không cảm thấy hờn giận tủi thân trước thói ăn ở bạc bẽo của hắn. Cô Tư Cẩm Lệ cũng vậy. Chén nước đã làm ngọn lửa thân xác cô tắt rụi. Cô chợt thấy hơn lúc nào hết. cuộc sống thế tục