Từ hai tháng qua, cậu Hai Luyện thường nằm chiêm bao thấy thần Hắc Giao đại vương hiện hồn về đòi mạng nên c ậu ăn ngủ không ngon, tâm thần hoảng hốt. Đêm đêm cậu không dám tắt đèn. Riết rồi cậu xuống tinh thần thê thảm, phải xin tạm nghỉ việc về Cầu Đào dưỡng bệnh. Suốt một tuần bị hành nhức vì vết đâm của đinh nhọn, bà Bang biện Hưỡn càng tỏ ra bực bội nóng nảy, chửi rủa tôi tớ ra rả suốt ngày. Bà bắt Cai tuần Xướng, thằng Xiêm, thằng Đực, thằng Yêm đi dọ tung tích của Bửu để bắt cậu đem về cho bà trị tội. Họ còn phải đi đòi nợ giùm bà, nếu được thì bà chẳng thèm thưởng công, bằng nếu không được còn bị bà nhiếc móc, óc eo, chửi bới. Rồi một sáng hôm nọ, ngủ dậy bà cảm thấy xương sống mình cứng đơ không thể chổi dậy nổi. Bà cứ nằm lì trên giường, bảo con Lý mời bà Năm Đặng tới. Bà cầm tay em, dặn: – Dì coi sóc việc nhà giùm tui. Hôm nay tui đau đớn khắp mình mẩy, đầu nhức như búa bổ. Dì mời ông Năm Tảo tới chẩn mạch hốt thuốc cho tui. Nhưng hôm đó ông Năm Tảo đi Vũng Liêm thăm người bạn thân. Ông Bang biện Hưỡn không nói được, lấy giấy viết: “Bà lôi thôi quá, kêu thằng rể đốc – tờ tới điều trị cho bà có hơn không!”. Nghiệt thay, hôm đó bác sĩ Lê Thạng Mậu cũng đã đi An Hương thăm tía má mình. Tới trưa thì bà Bang biện đái ra máu, bất tỉnh nhơn sự. Mỗi lúc lên cơn, lưng bà ểnh lên, răng cắn chặt vào nhau, miệng méo xẹo, tay chơn co giật. Cô Ba Cẳm Tú từ Câu Lâu qua thăm, thấy vậy biết mẹ mình bị phong đòn gánh nên vội hối thằng Xiêm, thằng Đực võng bà ra đường lộ đá, kêu xe lôi đưa bà đi nhà thương. Suốt bảy tiếng đồng hồ, bà Bang biện vật vã với con bịnh. Trong hôn mê, bà thấy mình đứng giữa căn hầm chứa nước đá. Từng khối băng dài cỡ sải tay và lớn cỡ vòng ôm tiết ra hơi lạnh nghi ngút. Bà cố sức bình sanh tìm cách thoát khỏi căn hầm kia để tới chỗ ấm áp. Chung quanh bà lởn vởn những hình ma bóng quế. Tiếng than van nổi lên từng chặp. Bỗng một kẻ hơ hải chạy đến báo tin: “Mấy người hãy theo tui tới đàng kia, chẳng những có nắng ấm mà còn có cơm canh sốt dẻo nữa”. Theo sóng người lôi cuốn, bà Bang biện Hưỡn chạy tới một tòa nhà thắp đèn sáng trưng. Nhưng khi cả bọn vừa bước vào nhà thì cánh cửa bằng sắt khép chặt lại. Một cảnh tựng khủng khiếp bày ra. Lửa cháy khắp nơi. Lửa đốt cột đồng, lửa nung giường sắt, lửa hầm trong lò gạch… Mỗi nơi đều có tội nhân chịu hành hình bởi lũ quỉ đầu trâu mặt ngựa. Kẻ bị leo cột đồng cháy đỏ, người nằm dài triên giường sắt nung lửa, kẻ khác bị hầm trong lò, kẻ khác nửa bị nuốt than nóng…, mùi thịt da bị cháy bốc lên khét nghẹt. Hôm an táng bà Bang biện Hưỡn, bác sĩ Lê Thạnh Mậu bảo luật sư Trần Hảo Hiệp: – Bà nhạc tụi mình đạp đinh, vậy mà con vợ tui không nói gì với tui để tui khuyên bả chích ngừa phong đòn gánh. Thứ đinh rỉ sét là ổ vi trùng của căn bịnh tán mạng kia! Mặt luật sư Trần Hảo Hiệp lạnh tanh như cái cối đá, không nói không rằng. Bà Bang biện Hưỡn chết đi, cảnh nhà trở nên rối loạn. Tôi tớ không có người điều khiển sanh ra biếng nhác. Cậu Hai Luyện liền mới ông bà Năm Đặng về ở chung. Ý là hai ông bà không con nhưng vẫn âm mưu ăn chặn ăn xén, ăn cắp ăn trộm của anh rể mình làm của riêng. Cậu Hai Luyện tuy tham lam của người, lại không quen thói bòn tro đãi trấu nhưng lòng dạ thưa thớt, không làm sao bắt được việc làm tác tệ của dì dựng mình. Còn cô Ba Cẩm Tú thì say mê chuyện tò tí với tên Pháp kiều nên ít khi về thăm nhà. Cô Tư Cẩm Lệ sau khi dự lễ an táng mẹ xong, cùng chồng trở về Sài gòn. Chị vú báo tin: – Hôm qua em nhỏ ấm đầu, ho khóc suốt đêm. Bà Phán (chỉ má chồng cô) có đứa em bÿc sĩ. Em được chích thuốc nên bây giờ mới ngủ được. Cô Tư vội vào buồng thăm con. Đứa bé say ngủ, nét mặt thanh thản. Cô đặt tay vào trán con thấy mát rượi, yên lòng đi tắm gội.. Nhưng sao đứa nhỏ ngủ say quá, tới chiều tối vẫn chưa thức. Cô vào buồng thăm con lần nữa, rờ tay vào trán con thì thấy lạnh ngắt. Cô đặt tay lên ngực nó thì không thấy phập phồng. Thánh thần thiên địa ơi, đứa hài nhi tắt thở tự bao giờ! Sau cái chết của con, cô Tư Cẩm Lệ như kẻ mất hồn. Cậu Hai Luyện thương tình xin phép thầy kiện Trần Hảo Hiệp đưa em gái mình về Cầu Đào dưỡng sức. Cô Tư lúc đó không còn thiết gì nữa. Trong căn nhà của chồng, giữa lúc tình chăn gối lạt lẽo, còn có kỷ niệm và bóng ma đứa nhỏ lảng vảng nên cô muốn đi xa, về nhà cha mẹ để lấy lại sự thăng bằng của não cân, để cứu vãn tinh thần đang độ xuống dốc. Bởi đó cô nghe lời anh, đáp tàu thủy về Vĩnh Long. Tuy nhiên khi về Cầu Đào được một tuần lễ, cô bỗng linh cảm rằng lần ra khỏi nhà chồng đó cũng là lần cô bước ra khỏi cuộc đời luật sư Tràn Hảo Hiệp. Và càng nghĩ sâu cô càng nhận ra rằng cô đã ra khỏi cuộc đời chồng trước khi sanh con, từ khi có sự hi